IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5. Dặn dò, nhắc nhở.
2.3.1. Kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh sau thực nghiệm
Sau mỗi tiết thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh nhằm so sánh mức độ nhận thức của các lớp thực nghiệm so với các lớp đối chứng.
Kiểm tra nhận thức của học sinh được chúng tôi tiến hành thông qua 3 bài kiểm tra 15 phút liên quan tới nội dung bài học theo mục tiêu kiểm tra đánh giá phát huy năng lực của học sinh. Đề kiểm tra được sử dụng chung cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, đánh giá theo thang điểm chuẩn như nhau. Câu hỏi kiểm tra được soạn theo mục tiêu bài dạy. Sau khi cho học sinh tiến hành kiểm tra chúng tôi chấm theo thang điểm 10 - thang điểm dùng chung trong các trường THPT hiện nay. Kết quả thu được sau kiểm tra và xử lý số liệu được thể hiện qua các bảng sau.
Bảng 2.1. Thống kê kết quả điểm bài kiểm tra số 1
Điểm Lớp <5 5 6 7 8 9 10 TN 1 0 8 14 12 6 0 0 TN 2 0 9 13 12 7 0 0 TN 3 0 11 8 10 11 0 0 ĐC 1 0 17 15 6 2 0 0 ĐC 2 0 16 19 4 1 0 0 ĐC 3 0 15 18 5 2 0 0
(Số liệu do tác giả tổng hợp sau khi khảo sát)
Bảng 2.2. Thống kê kết quả điểm bài kiểm tra số 2
Điểm Lớp <5 5 6 7 8 9 10 TN 1 0 7 11 13 8 1 0 TN 2 0 6 12 13 9 0 0 TN 3 0 9 7 13 10 1 0 ĐC 1 0 16 15 8 1 0 0 ĐC 2 0 18 16 5 1 0 0 ĐC 3 6 18 14 7 1 0 0
(Số liệu do tác giả tổng hợp sau khi khảo sát)
Điểm Lớp <5 5 6 7 8 9 10 TN 1 0 5 11 14 9 1 0 TN 2 0 6 11 12 9 2 0 TN 3 0 5 8 13 12 2 0 ĐC 1 0 15 19 4 2 0 0 ĐC 2 0 16 17 6 1 0 0 ĐC 3 0 14 18 7 1 0 0
(Số liệu do tác giả tổng hợp sau khi khảo sát)
Bảng 2.4. Phân phối tần suất điểm qua 3 lần kiểm tra
Xi 5 6 7 8 9 Điểm Tổng HS KT (N) fTN1(i) 20 36 39 23 2 Lớp TN 1 ZTN1(i) 0.1667 0.3 0.325 0.1917 0.0167 120 fTN2(i) 21 36 37 23 2 Lớp TN 2 ZTN2(i) 0.175 0.3 0.3083 0.1917 0.0167 120 fTN3(i) 25 23 36 33 3 Lớp TN 3 ZTN3(i) 0.208 0.191 0.3 0.275 0.025 120 fĐC1(i) 48 49 18 5 0 Lớp ĐC 1 ZĐC1(i) 0.4 0.408 0.15 0.042 0 120 fĐC2(i) 50 52 15 3 0 Lớp ĐC 2 ZĐC2(i) 0.416 0.433 0.125 0.025 0 120 fĐC3(i) 47 50 19 4 0 Lớp ĐC 3 ZĐC3(i) 0.392 0.416 0.158 0.033 0 120
(Số liệu do tác giả tổng hợp sau khi khảo sát)
Trong đó:
- Xi: Điểm kiểm tra học sinh đạt được (từ 5 - 9) qua 3 lần kiểm tra.
- fi: Tần số lặp điểm kiểm tra của học sinh qua 3 lần (fTN1: Tần số lặp lớp thực nghiệm 1; fĐC1: Tần số lặp lớp đối chứng 1; fTN2: Tần số lặp lớp thực nghiệm 2; fĐC2: Tần số lặp lớp đối chứng 2; fTN3: Tần số lặp lớp thực nghiệm 3;
fĐC3: Tần số lặp lớp đối chứng 3)
- N: Tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 3 lần; Zi f1 N
= và Z =∑Zi=1
Qua các bảng thống kê sau 3 lần kiểm tra và bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra ta thấy:
Ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không có điểm dưới 5 và điểm 10. Điểm 5, 6, 7, 8 tất cả các lớp đều có và điểm 9 chỉ có ở lớp thực nghiệm.
Các lớp thực nghiệm và đối chứng có tỷ lệ nhận thức tương đối như nhau, song việc đưa nội dung giáo dục KNS vào các tiết dạy cho thấy có sự phân hóa rõ rệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng về điểm số. Ở lớp thực nghiệm 1 điểm 5 chiếm 16,67% (20 bài) so với 40% (48 bài) ở lớp đối chứng 1. Tỷ lệ tương tự ở lớp thực nghiệm 2 với 17.5% (21 bài) so với lớp đối chứng 2 là 41.6% (50 bài). Điểm 5 ở lớp thực nghiệm 3 chiếm 20.8% (25 bài) so với 39.2% (47 bài) ở lớp đối chứng 3. Qua số liệu thống kê về điểm 5 ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng và có xu hướng giảm dần.
Đối với điểm 6, ở lớp thực nghiệm 1 là 30% (36 bài) so với lớp đối chứng 1 là 40.8% (49 bài). Lớp thực nghiệm 2 có 30% (36 bài) với lớp đối chứng 2 là 43.3% (52 bài). Lớp thực nghiệm 3 có 19.1% (23 bài) so với lớp đối chứng 3 là 41.6% (50 bài). Tỷ lệ điểm số này không có sự cách biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Số lượng điểm 6 ở cả 3 lớp đối chứng gần bằng nhau, cao hơn lớp thực nghiệm, mức dao động thấp.
Điểm 7, lớp thực nghiệm 1 có 32.5% (39 bài) so với lớp đối chứng 15% (18 bài). Lớp thực nghiệm 2 có 30.83% (37 bài) trong khi lớp đối chứng 2 có 12.5% (15 bài). Tỷ lệ này ở lớp thực nghiệm 3 là 30% (36 bài) so với lớp đối chứng 3 là 15.8% (19 bài). Ở điểm số này, tỷ lệ học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng lại có sự phân hóa rõ ràng hơn. Điểm 7 là điểm số khá cao, điều này chứng tỏ ở lớp thực nghiệm được giáo dục KNS đã có bước tiến lớn hơn trong nhận thức về KNS so với lớp đối chứng không được giáo dục KNS.
Đối với điểm 8, lớp thực nghiệm 1 có 19.17% (23 bài), so với lớp đối chứng 1 chỉ có 4.2% (5 bài). Lớp thực nghiệm 2 có 19.17% (23 bài), trong khi đó lớp đối chứng 2 có 2.5% (3 bài). Và lớp thực nghiệm 3 là 27.5% (33 bài) so với lớp đối chứng 3 là 3.3% (4 bài). Trong môn GDCD điểm 8 là điểm số cao, ở
lớp thực nghiệm có nhiều học sinh đạt điểm 8, có xu hướng tăng, còn lớp đối chứng lại ở tỷ lệ thấp, ổn định.
Riêng điểm 9, chỉ xuất hiện ở lớp thực nghiệm, cả 3 lớp đều có xu hướng tăng.
Qua phân tích tần suất điểm kiểm tra cho ta thấy, ở các lớp thực nghiệm số điểm cao 7, 8, 9 tăng dần đều so với lớp đối chứng. Còn điểm thấp 5, 6 xuất hiện ít hơn và giảm dần so với lớp đối chứng. Đặc biệt ở các lớp thực nghiệm có điểm 9, mặc dù còn ở tỷ lệ thấp nhưng điều đó chứng tỏ với việc đưa giáo dục KNS vào bài học giúp các em hứng thú, chú trọng, say mê hơn trong việc tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức.
Như vậy, với phương pháp dạy giáo dục KNS trên cùng một đối tượng có số lượng và chất lượng tương đương, đã cho ta thấy những kết quả học tập của học sinh khác nhau. Chất lượng của lớp thực nghiệm tăng dần.