Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 86)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

5. Dặn dò, nhắc nhở.

3.1.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội” [22; 4].

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hình thức thường xuyên được tổ chức qua nhiều khâu của giáo viên nhằm đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của người học. Kiểm tra có thể bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm của mình. Hình thức tự luận thiên về chiều sâu trong việc trình

bày một nội dung cụ thể, còn trắc nghiệm sẽ giúp giáo viên đánh giá được học sinh thông qua nhiều tri thức phong phú.

Kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh có thể được thực hiện đặc biệt hơn. KNS được hình thành là cả một quá trình từ nhận thức, tới hình thành thái độ và thay đổi hành vi. Do vậy, kiểm tra, đánh giá KNS được thể hiện ở các mặt kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng. Để đo mức độ đạt được mục tiêu giáo dục KNS cần căn cứ vào những kỹ năng được xác định ở từng bài học. Hình thức kiểm tra, đánh giá qua quan sát của giáo viên với các tiêu chí cụ thể cho từng kỹ năng. Qua việc giải quyết các tình huống, phân tích các tình huống và nêu ý kiến cá nhân bộc lộ quan điểm của mình, giáo viên có thể đánh giá được các em.

Ví dụ: đánh giá kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm: nhóm phải cùng nhau hiểu bài, làm được bài. Đánh giá từng cá nhân sẽ là điểm của cả nhóm chia đều.

Kiểm tra có thể thực hiện qua mỗi tiết học bằng hình thức kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút hay kiểm tra 1 tiết (45 phút). Đánh giá qua mỗi tiết học cần dựa trên thái độ, khả năng tham gia vào bài học, vào quá trình xây dựng bài của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên giúp giáo viên và nhà trường nắm được trình độ và khả năng tiếp thu của mỗi học sinh, từ đó đánh giá tổng thể và đưa ra phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao khả năng lĩnh hội tri thức cho học sinh.

Việc kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện khách quan, công bằng kết quả học tập của học sinh, hệ thống câu hỏi cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn mặt bằng về nội dung và học vấn; 30% câu hỏi, bài tập phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

Nội dung kiểm tra, đánh giá cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ các kỹ năng có thể được hình thành trong quá trình học tập và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng từ

chối và giải quyết các tình huống bất lợi với bản thân… Kết quả kiểm tra, đánh giá cũng giúp học sinh biết được khả năng của mình thông qua số điểm theo từng bài kiểm tra và so với bạn bè, từ đó định hướng được cho mình cách học phù hợp để nâng cao trình độ của bản thân. Tuy nhiên, kiểm tra đánh giá hiện nay không thiên về điểm số, thành tích mà thiên về nhận xét, quan sát mức độ hình thành thái độ, hành vi của các em thông qua biểu hiện cụ thể trong các hoạt động. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá mới, được sự đồng tình, nhất trí cao của các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh và xã hội.

Quy trình xây dựng để kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của học sinh được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra không chỉ là về kiến thức, kỹ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.

Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ môn GDCD và đối chiếu với tài liệu Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT (tài liệu Hướng dẫn giảm tải) của Bộ GDĐT để xác định kiến thức, kỹ năng thái độ của chủ đề.

Bước 3. Xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá và dạy học theo chủ đề bằng cách căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp hoặc kỹ thuật dạy học dự định sẽ tiến hành để xác định.

Bước 4. Xác định hình thức đề kiểm tra. Đề kiểm tra có thể là đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan hoặc đề kiểm tra kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Bước 5. Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Ma trận đề mô tả các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy. Ma trận đề kiểm tra gồm 7 cột với những nội dung lần lượt như sau: tên chủ đề; nội dung các chuẩn; nhận biết; thông hiểu; ví dụ cấp độ thấp; ví dụ cấp độ cao; cộng.

Cách thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau: liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra; mô tả các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; quyết định phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…); quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; tính số điểm với mỗi chủ đề tương ứng tỷ lệ %; tính tỷ lệ % số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; tính tổng số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột; tính tỷ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Bước 6. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực theo ma trận.

Bước 7. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm. Bước 8. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w