IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5. Dặn dò, nhắc nhở.
3.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng
Một bài giảng có tích hợp, lồng ghép giáo dục KNS hay cần được chuẩn bị kỹ càng, người giáo viên trở thành người tổ chức, dẫn dắt người học tiến hành các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động tổ chức của giáo viên. Bài giảng thành công là bài giảng thực hiện đúng quy trình, đúng nội dung kiến thức cần truyền thụ, thu hút được
sự chủ động, sáng tạo, say mê của học sinh, rèn luyện cho học sinh được nhiều KNS thích hợp.
Thực hiện một bài giảng (một giờ dạy) có thể được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức, kỹ năng đã học có liên quan đến bài mới; sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới của học sinh thông qua vở ghi chép (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). Việc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.
Bước 2. Giáo viên cho học sinh khám phá nội dung bài học thông qua giới thiệu bài mới. Giáo viên có thể nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học, tạo động cơ học tập cho học sinh, kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức sẽ được học. Giáo viên cũng có thể thay cách mở bài truyền thống bằng việc cho học sinh thực hiện một trò chơi, nêu câu hỏi khám phá với cách này giáo viên đã tạo cho các em hứng thú học tập ngay từ đầu tiết học. Tinh thần tham gia học tập của các em được nâng cao thì hiệu quả giáo dục KNS cho các em sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Bước này giúp giáo viên đánh giá, xác định được thực trạng (kiến thức, kỹ năng…) của học sinh trước khi dạy bài mới.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới. Giáo viên tổ chức hoạt động kết nối bằng cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 2. Bước này, giáo viên có thể giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới thể hiện bằng PPDH phù hợp, sau đó kiểm tra xem kiếm thức và kỹ năng và kiến thức mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa, cuối cùng giáo viên nêu ví dụ nếu cần thiết.
Bước 4. Luyện tập, củng cố. Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.
Bước 5. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị trước bài mới. Bước này giúp học sinh định hướng nhiệm vụ cần làm và có thể ứng dụng các kiến thức kỹ năng được học để giải quyết, khắc sâu vấn đề vừa học. Đồng thời, học sinh sẽ có sự chuẩn bị trước khi học bài học tiếp theo.
Thực hiện quy trình bài giảng là đảm bảo tổ chức các hoạt động theo nguyên tắc, quy trình chuẩn mực đã thiết kế. Trong đó có việc bố trí thời gian để giải quyết các tình huống sư phạm có thể xảy ra, kể cả những tình huống mà giáo viên chưa lường trướcđược. Tuy nhiên, quy trình bài giảng theo nguyên tắc linh hoạt chứ không rập khuôn, máy móc. Có như vậy bài giảng lồng ghép giáo dục KNS mới có thể đạt kết quả cao.