Học sinh Trung học phổ thông tự giác, chủ động trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 101)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

5. Dặn dò, nhắc nhở.

3.2.6. Học sinh Trung học phổ thông tự giác, chủ động trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống

luyện kỹ năng sống

Giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh chỉ có thể mang lại hiệu quả khi có sự tham gia đóng góp của gia đình, nhà trường, xã hội và đặc biệt là ở chính sự rèn luyện của bản thân các em học sinh.

Mỗi trường đều xây dựng quy ước về ứng xử văn hóa của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường, ở gia đình và cộng đồng. Có mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, nắm được những diễn biến về tâm lý, tính cách để có biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở chương trình giáo dục KNS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tùy theo cấp học và độ tuổi tổ chức các hoạt động như dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi nấu ăn, cấp cứu… trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tính tích cực, tự chủ tự giác, được phát biểu ý kiến riêng của mình về những vấn đề mà các em quan tâm. Được là chủ thể trong các hoạt động, phải va chạm, xử lý các khó khăn trong cuộc sống, trong hoạt động sẽ nâng cao ý thức của các em về tầm quan

trọng của KNS, từ đó thúc đẩy ý thức tự giác của học sinh trong học tập và rèn luyện KNS.

Những KNS được hình thành một cách tốt nhất thông qua giao tiếp, học tập ở môi trường mới lạ học sinh sẽ đặt ra nhiều vấn đề thắc mắc với giáo viên, vì vậy các thầy cô hướng dẫn cần tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái, tôn trọng và tin tưởng học sinh để các em được phép bày tỏ ý kiến. Giáo viên hỗ trợ tư vấn những vướng mắc sẽ khiến các em tin cậy sẵn sàng chia sẻ cùng giáo viên những khó khăn của mình, nhờ đó giúp các em khẳng định bản thân, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với sai trái của các bạn và các tình huống thực tiễn gặp phải, khi đó mối quan hệ của giáo viên và học sinh trở nên gần gũi thân thiết hơn và các em cũng chủ động hơn trong việc học tập và rèn luyện KNS.

Tạo nhiều điều kiện cho học sinh hợp tác, trong học tập để giúp nâng cao mối quan hệ của các em; các em học cách chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau, phối hợp với nhau theo nhóm. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các học sinh một cách tích cực có nghĩa là thành công của cả nhóm sẽ phụ thuộc vào thành công của mỗi cá nhân. Những đóng góp cá nhân cần được thể hiện rõ, điều này giúp cho mỗi học sinh phải chịu trách nhiệm về đóng góp của mình trong toàn bộ kết quả của cả nhóm. Làm việc cùng nhau sẽ giúp từng cá nhân hoàn thiện hơn, biết tin tưởng, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời các em biết cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Kết luận chương 3

Quy trình thiết kế giáo án giáo dục KNS thông qua dạy học môn giáo dục công dân bao gồm quy trình thiết kế giáo án, quy trình thực hiện bài giảng và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quy trình thiết kế giáo án theo các bước chuẩn giúp giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh theo một quy trình có sẵn, tạo được sự kết nối giữa các đơn vị kiến thức với nhau, từ đó các bước đi trở nên chặt chẽ, khoa học hơn và kết quả đạt được cũng cao hơn. Quy trình thực hiện bài giảng giúp giáo viên thể hiện từng hoạt động dạy học qua từng công đoạn cụ thể, qua đó thể hiện được sự tương tác của giáo viên và học sinh qua hoạt động dạy - học. Quy trình kiểm tra, đánh giá sẽ giúp giáo viên có cách đánh giá học sinh một cách khách quan, công bằng, chính xác năng lực của từng học sinh, từ đó biết cách lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao trình độ của học sinh yếu kếm, cũng như phát huy, cổ vũ học sinh giỏi bằng chương trình nâng cao. Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên nắm được mức độ nhận thức, hình thành và vận dụng KNS của học sinh vào thực tiễn cuộc sống.

Để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong việc đưa nội dung giáo dục KNS vào quá trình dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với sự tham gia của toàn xã hội, nhà trường và gia đình để đạt kết quả cao nhất. Đồng thời cần có sự vào cuộc thực sự của chính bản thân học sinh trong việc nhận thức tầm quan trọng của KNS đối với sự hình thành và phát triển các kỹ năng của bản thân để có thể áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w