Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ,

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 45)

môn Giáo dục công dân ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị sống với những ước mơ, hoài bão và luôn muốn tìm tòi, khám phá cái mới… nhưng, những hiểu biết về kiến thức xã hội và KNS để vượt qua những thử thách trong cuộc sống lại rất hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay với nhiều thử thách, cám dỗ nếu thiếu hiểu biết và thiếu KNS các em sẽ dễ dàng bị lôi kéo, bị kích động hoặc bị cuốn vào những hành vi tiêu cực đi ngược lại với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà gia đình và nhà trường đang ra sức giáo dục, bồi đắp. Chính vì vậy, việc giáo dục KNS cho các em là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, từ năm học 2008 -

2009 các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ đã đưa giáo dục KNS vào các môn học trong đó có môn GDCD.

Trong thực tế, qua 5 năm thực hiện giáo dục KNS khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp giáo viên GDCD đều xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên GDCD đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên có thể nói rằng, do phải chạy đua với thời gian (môn GDCD mỗi tuần chỉ có 1 tiết), phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên GDCD có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống.

Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS được quan tâm nhiều hơn. Môn GDCD là môn có thể rèn luyện nhiều KNS, với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học nên các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên, các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động học mà người giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện, hướng đến việc rèn luyện cho học sinh tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nên việc rèn luyện KNS cho học sinh được thực hiện có hiệu quả hơn. Những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm… sẽ được rèn luyện thường xuyên thông qua phương pháp dạy học mà giáo viên thực hiện. Hay nói cách khác, giữa phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn với giáo dục KNS cho học sinh có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

Thời gian qua, giáo viên GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ đã quan tâm nhiều đến giáo dục KNS, biết phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động dạy học, tuy nhiên, thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khuyết điểm.

Thực tế cho thấy, thực trạng học sinh thiếu KNS ở cả 3 trường THPT vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho những người khác khi sử dụng điện thoại di động….

Môn GDCD là môn có thời lượng hạn chế trong một tuần, việc truyền tải các nội dung kiến thức cơ bản đã là một khó khăn đối với giáo viên. Trong những năm gần đây, việc giảm tải nội dung trong một số bài giúp ích nhiều cho giáo viên trong việc dành nhiều thời gian hơn để rèn luyện KNS cho học sinh. Chính vì vậy, giáo dục KNS trong môn học này ngày càng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thứ nhất, giáo viên dạy học môn GDCD ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của vấn đề giáo dục KNS cho học sinh thông qua môn học và hoạt động dạy học.

So với thời gian đầu áp dụng giáo dục KNS vào môn GDCD, hiện nay giáo viên đã nhận thức đầy đủ hơn về giáo dục kỹ năng sống, thường xuyên đưa KNS vào trong hoạt động dạy học của mình. Đặc biệt, qua các đợt tập huấn về giáo dục KNS giáo viên đã hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và giáo dục KNS cho học sinh. Giáo viên cũng hiểu được nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho học sinh từ đó mạnh dạn, tự tin hơn trong việc thực hiện một bài dạy.

Thứ hai, đa số các giáo viên GDCD đã kết hợp nhiều PPDH, đặc biệt là vận dụng các PPDH mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nên đã có tác động hiệu quả trong quá trình hình thành các KNS phù hợp với các em.

Giáo viên GDCD đã vận dụng phối hợp linh hoạt các PPDH mới như phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi, phương pháp giải quyết vấn đề… vào các tiết giảng phù hợp với nội dung kiến thức và lứa tuổi học sinh. Những PPDH mới này không chỉ giúp học sinh hứng thú trong học tập môn GDCD mà hơn hết các em tiếp thu rất nhanh kiến thức và biết ứng dụng trong cuộc sống do được trải nghiệm trong hoạt động ở trường, ở địa phương. Thông qua việc thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề đã giúp học sinh phát triển ở nhiều mặt; phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình… Từ đó, học sinh mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Thứ ba, giáo viên GDCD đã chủ động phối hợp với các tổ chức Đoàn - Hội - Câu lạc bộ tổ chức thành công những hoạt động ngoại khóa, các phong trào, cuộc thi trong Nhà trường góp phần giáo dục và rèn luyện các KNS cho học sinh.

Thông qua các cuộc thi: học sinh thanh lịch, rung chuông vàng, tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, viết bài về các danh nhân, thi vẽ tranh, thi kịch, thi ca hát và các hoạt động như: hành trình về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện nhân đạo… giáo viên GDCD và các tổ chức trong Nhà trường đã lồng ghép nội dung giáo dục KNS cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ kinh nghiệm học tập và rèn luyện, kỹ năng cảm thông chia sẻ, kỹ năng cùng tham gia các hoạt động tập thể…

Thứ tư, học sinh ngày càng hứng thú với môn GDCD và hình thành cho bản thân được nhiều KNS.

Để tìm hiểu thực trạng sự hiểu biết của các em học sinh về giáo dục KNS, chúng tôi đã thực hiện khảo sát (bằng hình thức phiếu khảo sát) cho 360 em học sinh cả 3 khối ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ. Bảng số liệu cho thấy nhận thức của học sinh về bộ môn GDCD như sau:

Bảng 1.1. Nhận thức của học sinh về môn GDCD

GDCD là môn học như thế nào? Các mức độ

Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý SL (hs) TL (%) SL (hs) TL (%) SL (hs) TL (%)

Rất cần thiết trong chương trình giáo dục

phổ thông 262 72.8 73 20.3 25 6.9 Giúp học sinh biết cách lý giải các hiện

tượng nảy sinh trong cuộc sống 209 58 100 27.8 51 14.2 Trang bị những kĩ năng sống cần thiết

cho học sinh 309 85.8 41 11.4 10 2.8 Có nội dung gần gũi, phù hợp, thiết thực

với học sinh THPT 224 62.2 90 25 46 12.7 Giúp cho học sinh biết yêu thương, giúp

đỡ mọi người xung quanh 262 72.8 68 18.9 33 8.3 Giúp học sinh nhận biết các quy luật của

tự nhiên, kinh tế, pháp luật và các chuẩn mực khác trong xã hội

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 45)