Kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 69)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

2. Kiểm tra bài cũ

Hàng năm vào dịp hè, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động “chiến dịch tình nguyện” cho sinh viên các trường đại học đi về vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe và dạy chữ cho nhân dân. Thanh niên tình nguyện đã cùng sống với dân làm việc, khám sức khỏe, dạy chữ…không ngại khó khăn, thiếu thốn “Đi dân nhớ, ở dân thương”.

(?) Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự nào của cá nhân trong cộng đồng? (?) Cho biết ý nghĩa của quy tắc xử sự trên?

3. Học bài mới

Khám phá: Giáo viên giúp học sinh khám phá nội dung bài học bằng việc cho HS xem đoạn Clip của bài hát: “Tổ quốc gọi tên mình” sáng tác của Tạ Đình Cẩn. Và tổ chức đàm thoại bằng một số câu hỏi sau:

(?) Bài hát nói về chủ đề gì ?

(?) Cảm xúc của em khi nghe bài hát này?

Giáo viên dẫn vào bài: Tổ quốc là tên gọi đất nước mình một cách thiêng liêng và trìu mến, chỉ cội nguồn của một dân tộc, quốc gia. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay cần lắm những trái tim, khối óc của những người dân yêu nước nhất là thế hệ trẻ. Là công dân nước CHXHCNVN chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hoạt động 1: ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU VỀ LÒNG YÊU NƯỚC VÀ LÒNG YÊU NƯỚC ĐƯỢC BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU

Mục tiêu:Rèn luyện kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực

Cách thực hiện:

- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đoạn thơ sau bằng các câu hỏi: “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông” (Chế Lan Viên)

(?) Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc qua hai bài thơ trên ?

(?) Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn thơ trên ? (?) Những hình ảnh tác giả sử dụng so sánh có gì đặc biệt ?

(?) Tình cảm yêu nước được thể hiện bằng hành động cụ thể nào? - Học sinh trình bày ý kiến

- Học sinh cả lớp trao đổi - Giáo viên nhận xét, bổ sung (?) Lòng yêu nước là gì?

- Khái niệm: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:

(?) Theo em, lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu? - Giáo viên tổng kết

- Lòng yêu nước được bắt nguồn từ:

+ Tình yêu cha mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh (Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba).

+ Yêu thành quả lao động (Mồ hôi mà đổ xuống đồng, lúa mọc trùng trùng chín cả đồi nương..)

+ Yêu nơi mình sinh ra và lớn lên (Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre, quê hương tuổi thơ, không bao giờ phai)…

Hoạt động 2 : ĐỘNG NÃO KẾT HỢP THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Mục tiêu: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác trong thảo luận; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày; kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.

Cách thực hiện:

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh

Năm Chiến thắng Người lãnh đạo 40 938 1077 1945 1954 1972 1975

- Học sinh làm vào phiếu

- Giáo viên chiếu đáp án, đối chiếu kết quả.

Năm Chiến thắng Người lãnh đạo 40 Sông Hát Hai Bà Trưng 938 S.Bạch Đằng Ngô Quyền 1077 S. Như Nguyệt Lý Thường Kiệt

1945 CMT8 ĐCSVN

1954 Điện Biên Phủ ĐCSVN 1972 ĐBP trên không ĐCSVN 1975 Mùa Xuân năm 1975 ĐCSVN

- Giáo viên nêu câu hỏi:

(?) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam có phải là sản phẩm sẵn có hay không?

(?) Truyền thống đó được hình thành do đâu? (?) Lòng yêu nước có vị trí như thế nào? (?) Vị trí đó có ý nghĩa gì?

- Mỗi câu hỏi gọi 2 học sinh trả lời, giáo viên nhận xét - Kết luận:

- Cơ sở hình thành: Truyền thống yêu nước được hình thành từ quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng Tổ quốc.

- Vị trí: Truyền thống yêu nước là cao quý và thiêng liêng nhất, đó là cội nguồn của mọi giá trị truyền thống khác.

- Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách để đất nước phát triển trường tồn

- Là truyền thống cao quý và thiêng liêng

- Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác

- Được hình thành từ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong lao động sản xuất

Biểu hiện của lòng yêu nước được ghi cụ thể trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh cùng thảo luận nhóm.

Nhóm 1:

“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần máu thịt của em tôi”.

(Giang Nam)

(?) Em hãy cho biết đoạn thơ trên biểu hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước?

(?) Nêu thêm một vài ví dụ khác thể hiện nội dung trên? Nhóm 2:

Mong muốn tột bậc của Chủ tịch HCM là: “đất nước được hoàn toàn độc lập, dân ta ai cũng được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. (Hồ Chí Minh)

(?) Em hãy cho biết mong muốn của Chủ tịch HCM thể hiện nội dung gì của lòng yêu nước?

(?) Nêu thêm một vài ví dụ khác thể hiện nội dung trên? Nhóm 3:

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

(Bình Ngô đại cáo)

(?) Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì của lòng yêu nước? (?) Nêu thêm một vài ví dụ khác?

Nhóm 4:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Hoàng Trung Thông)

(?) Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì của lòng yêu nước? Nêu một số tấm gương tiêu biểu trong lao động?

Nhóm 5:

“Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt”. (Trần Quốc Tuấn)

(?) Câu nói của Trần Quốc Tuấn thể hiện nội dung gì của lòng yêu nước? (?) Lấy thêm một vài ví dụ về nội dung trên?

Nhóm 6:

Trên cơ sở 5 nhóm thảo luận, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh nào?

- Học sinh thảo luận và lên trình bày - Các nhóm bổ sung ý kiến

- Giáo viên nhận xét, kết luận:

- Lòng yêu nước được thể hiện:

+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước

+ Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc + Lòng tự hào dân tộc chính đáng

+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chóng giặc + Cần cù và sáng tạo trong lao động

- Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi:

(?) Vậy thanh niên chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ? - Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân

- Giáo viên nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh - Thanh niên chúng ta góp phần xây dựng đất nước:

+ Xác định mục đích, chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động. + Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống

+ Thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước + Có những việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê hương.

+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc.

4. Củng cố

Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi như thi hát, đọc thơ, kể truyện về tình yêu quê hương đất nước

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w