IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5. Dặn dò, nhắc nhở.
3.2.5. Kết hợp tốt vai trò của Nhà trường, gia đình và địa phương trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường trung học phổ thông
dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường trung học phổ thông
* Đối với nhà trường: cần xác định trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh là trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế, tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Nhà trường nên quan tâm nhiều hơn về vấn đề dạy và học KNS của học sinh, đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học. Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng, hấp dẫn, các hoạt động trải nghiệm góp phần giáo dục KNS cho học sinh. Tổ chức cho các em hoạt động cộng đồng, sinh hoạt và làm việc theo nhóm, đi thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh biết kết hợp làm việc, nhận thức đầy đủ về lao động, yêu quý người lao động. Từ đó có đạo đức tốt trong cộng đồng dân cư. Các em được trực tiếp tham gia các buổi lao động công ích, vệ sinh trường lớp, thấy được ý nghĩa của việc mình làm cho lớp cho khu dân cư từ đó hình thành cho các em các em kỹ năng lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành công việc một cách có trách nhiệm với tập thể, với nhóm. Giúp các em có kỹ năng về làm việc, kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng làm việc nhóm được nâng lên. Việc cho học sinh trải nghiệm cuộc sống về vùng nông thôn, thăm làng nghề đã tạo điều kiện cho các em rèn kỹ năng về mặt xã hội. Nhà trường kiểm tra, rà soạt lại thực trạng của trường mình về việc giáo dục KNS cho học sinh, từ đó đưa ra kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục như: cách xưng hô, chào hỏi, đối xử với nhau, xây dựng hệ thống các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục, thể thao… Bởi vì, khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân các em giữ vai trò chủ đạo, giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo và phát triển được những ý kiến riêng của mình mà các em quan tâm.
Nhà trường nên tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc lấy thông tin nhiều chiều giữa gia đình với nhà trường và giữa nhà trường với gia đình để có thể phối hợp với nhau trong việc giáo dục KNS cho học sinh. Nhà trường và gia đình cùng tạo mối liên lạc với nhau để quản lý học sinh. Nhà trường kịp thời nhắc nhở, góp ý các bậc phụ huynh có suy nghĩ lệch lạc trong cách quan tâm, giáo dục con cái, phản ánh tình trạng học sinh, thái độ, tâm tư nguyện vọng của học sinh tới gia đình và ngược lại. Tuyên truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục, nội dung giáo dục của nhà trường đến phụ huynh
học sinh. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong quá trình giáo dục học sinh.
Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật chất đến tinh thần, không khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nề nếp kỷ luật, học tập quy củ, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm.
Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học bộ môn GDCD, đồng thời chỉ đạo cụ thể, giám sát, kiểm tra quá trình giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD.
* Đối với gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Vai trò đặc biệt của nhà trường là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái theo truyền thống, nề nếp của gia đình; theo định hướng và đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Trẻ vị thành niên là những người đang phát triển rất mạnh mẽ về óc phê phán và nhận xét, do vậy, dưới sự định hướng của gia đình, kết hợp với truyền thống đạo đức của gia đình, sẽ tác động rất tích cực tới đời sống và hành vi đạo đức của các em. Gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp đạo đức, lối sống cho con cái. Vì vậy, vai trò của gia đình là rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành kỹ năng cho các con.
Trong gia đình, người lớn phải nêu gương tốt cho HS về thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng.
Phụ huynh học sinh phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con em mình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên để công tác giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD ngày một tốt hơn.
* Đối với địa phương: Theo C.Mác: hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực nào đó con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh. Trong công tác giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện, hoàn cảnh
xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện KNS cho trẻ với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể như: Công an phường, Hội phụ nữ, Ban thanh niên… để chung tay xây dựng một môi trường văn hóa, giáo dục lành mạnh, hạn chế tối đa các hiểm họa xấu tác động trực tiếp đến việc học tập, sinh hoạt của các em để việc giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Cộng đồng xã hội là nơi các em đang sống, sinh hoạt, học tập, vui chơi… là môi trường gần gũi, quen thuộc của các em. Chính vì thế cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh các trường THPT. Chủ động phối hợp cùng Nhà trường để giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt; giúp Nhà trường và giáo viên giải quyết những khó khăn ngoài thẩm quyền của Nhà trường.