TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 57)

1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét và trả bài kiểm tra 1 tiết3. Học bài mới 3. Học bài mới

Khám phá: Giáo viên giúp học sinh khám phá nội dung tiết học bằng việc đọc bài thơ sau và tổ chức đàm thoại bằng một số câu hỏi:

Giáo viên dẫn lời: Trong bài thơ “Tiếng ru” nhà thơ Tố Hữu có đoạn viết: “Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời. Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.

Một người, đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!...”.

GV: Qua đoạn thơ, em hiểu nhà thơ Tố Hữu muốn nói lên điều gì? GV: Em và gia đình có quan hệ như thế nào với cộng đồng nơi ở?

GV: Bài thơ này, nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến chúng ta thông điệp: Đã là con người, không ai có thể sống tách rời cộng đồng, xã hội được. Vậy cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người như thế nào? Và chúng ta phải có trách nhiệm ra sao với cộng đồng? Hôm nay cô, trò ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 1, bài 13: “Công dân với cộng đồng”.

Kết nối:

VỀ CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực.

Cách tiến hành:

Giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng các câu hỏi đàm thoại. Để giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng phương pháp đàm thoại giáo viên nên gọi từ 2 đến 3 học sinh khác nhau cho mỗi câu hỏi sau.

(?) Em hãy nhắc lại khái niệm “gia đình”?

(?) Từ khái niệm này, em hãy cho biết các thành viên trong gia đình có những điểm chung nào? Cho một ví dụ tương tự?

(?) Từ những phân tích trên em hiểu cộng đồng là gì? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét

Kết luận: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội

- Giáo viên nêu thêm câu hỏi để làm sáng tỏ về khái niệm “cộng đồng”, với các câu hỏi này, giáo viên có thể khuyến khích các em trả lời nhiều đáp án để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo.

(?) Ngoài cộng đồng gia đình, cộng đồng lớp học, các em còn biết những cộng đồng nào nữa?

(?) Con người có thể tham gia và nhiều cộng đồng hay không? Cho ví dụ? (?) Một nhóm học sinh tụ tập nhau lại thường xuyên bỏ học có phải là “cộng đồng” hay không?

Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh cô bé Rochom Pn’gieng và kể chuyện, yêu cầu học sinh trả lời để học sinh nhận thức được con người không thể sống tách rời với cộng đồng. Giáo viên nêu tình huống để học sinh phân tích. Kể chuyện và tình huống nhằm kích thích sự tập trung chú ý của học sinh, qua

đó có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực của học sinh bằng việc trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra.

“Trong lịch sử người ta đã thống kê có hơn 30 trường hợp trẻ em đi lạc vào rừng và được sói nuôi. Bức tranh nay là hình ảnh cô gái Rochom Pn’gieng mà tháng 1/2007 thời sự đưa tin: Một cô gái người Campuchia đi lạc vào rừng lúc 9 tuổi, bố mẹ cô tưởng cô đã chết, nhưng hiện nay họ phát hiện cô vẫn còn sống khi tình cờ gặp trong rừng. Họ đưa cô trở về nhà, lúc này đã 27 tuổi nhưng không biết gì hết, luôn ngồi một góc phòng đợi bố mẹ cho ăn, cô cảm thấy rất sợ sệt khi thấy người lạ…”

(?) Qua câu chuyện này em có nhận xét gì?

- Giáo viên nêu tình huống: “Gia đình ông A là gia đình khá giả, ông hay tự kiêu và xem thường mọi người xung quanh. Ông nghĩ rằng mình đã đầy đủ thế này thì không cần đến ai nữa, nên ông ít gần gũi với hàng xóm, ít nói chuyện với mọi người. Làng xóm thấy thế cũng ngại tiếp xúc với ông.

Nhưng vào một đêm nọ ông lên cơn sốt nặng cần đi bệnh viện gấp, chỉ có một người con gái ở nhà nên không biết xoay sở ra sao. Cô kêu nhưng nghĩ rằng không ai đến. Khi nghe tiếng kêu của cô gái, mọi người trong xóm nghe tin vội chạy sang đưa ông A đi bệnh viện kịp thời”.

(?) Qua tình huống trên em có nhận xét gì về cách sống của ông A và những người hàng xóm?

(?) Làng xóm nơi các em đang ở có thường hay xảy ra tranh chấp không? Nó thường xoay quanh những vấn đề gì?

(?) Khi tranh chấp xảy ra, ai là người đứng ra giải quyết? Giải quyết tranh chấp nhằm mục đích gì?

(?) Qua phân tích tình huống và các vấn đề trên em hiểu cộng đồng có vai trò như thế nào? Lấy ví dụ?

- Lớp thảo luận, trả lời

- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân. - Đảm bảo cho mọi người có điều kiện để phát triển

- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

Hoạt động 2. THẢO LUẬN NHÓM TÌM HIỂU VỀ NHÂN NGHĨA

Mục tiêu: kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kỹ năng hợp tác; kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày.

Cách tiến hành:

* Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ để tất cả học sinh có thể tham gia vào quá trình thảo luận, phân công vị trí, quy định thời gian, giao câu hỏi cho mỗi nhóm.

* Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày, sau khi nghe bổ sung, giáo viên nhận xét, kết luận

- Nhóm 1:

Em hãy cho biết ý nghĩa của những câu tục ngữ sau: “Thương người như thể thương thân” “Là lành đùm lá rách”

(?) Từ đó em hiểu nhân nghĩa là gì?

- Kết luận: Khái niệm: nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải

- Nhóm 2: Tình huống:

Một người đàn ông đi tù về do lầm lỗi trong quá khứ. Ông muốn quay lại với cộng đồng và muốn nhờ cộng đồng giúp đỡ. Ông muốn làm kinh tế nhưng thiếu vốn.

(?) Cộng đồng có nên giúp đỡ ông ấy không? Vì sao?

(?) Từ đó em hãy cho biết nhân nghĩa có vai trò như thế nào? - Kết luận: Vai trò của nhân nghĩa:

+ Giúp con người thêm yêu cuộc sống, có sức mạnh để vượt qua khó khăn. + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Nhóm 3:

Em hãy kể một số việc làm thể hiện lòng nhân nghĩa? Qua những việc đó em hiểu nhân nghĩa có biểu hiện như thế nào?

- Kết luận: Biểu hiện của nhân nghĩa:

+ Lòng nhân ái, sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. + Nhường nhịn, đùm bọc nhau.

+ Lòng vị tha cao thượng, bao dung, độ lượng. - Nhóm 4:

Hãy cho biết trách nhiệm của người học sinh để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? Cho ví dụ?

- Kết luận: Học sinh cần phải rèn luyện:

+ Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Quan tâm chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh. + Cảm thông và giúp đỡ mọi người khi khó khăn hoạn nạn.

+ Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc và những người có công với đất nước.

4. Củng cố

(?) Tại sao nhân nghĩa là yêu cầu về mặt đạo đức trong mối quan hệ với cộng đồng?

5. Dặn dò, nhắc nhở

Các em về học bài cũ, chuẩn bị trước tiếp bài 13 (tiết 2).

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (TIẾT 2) BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được thế nào là hòa nhập, hợp tác.

- Hiểu được hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.

2. Về kỹ năng

- Học sinh biết sống hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

- Học sinh biết lựa chọn và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể nhằm xây dựng cộng đồng.

3. Về thái độ

Học sinh biết yêu quý, gắn bó, sống có trách nhiệm và hòa đồng với tập thể gia đình, trường học, cộng đồng nơi đang ở.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ NHỮNG KỸ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN1. Tài liệu và phương tiện dạy học 1. Tài liệu và phương tiện dạy học

- SGK, SGV GDCD lớp 10.

- Tranh ảnh, câu chuyện liên quan đến bài học, các tư liệu báo chí, internet. - Giấy khổ lớn, bút dạ, bóng bay.

2. Những kỹ năng cần rèn luyện

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sống hòa nhập, hợp tác. - Kỹ năng lắng nghe tích cực.

- Kỹ năng hợp tác trong thảo luận - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Trò chơi

- Thảo luận nhóm - Động não

- Đàm thoại - Trực quan

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w