IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5. Dặn dò, nhắc nhở.
3.2.4. Giáo viên Giáo dục công dân kết hợp với Đoàn trường, Câu lạc bộ đội, nhóm để tổ chức các phong trào, cuộc thi, các chương trình để nâng cao kỹ
nhóm để tổ chức các phong trào, cuộc thi, các chương trình để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
Những hoạt động ngoại khoá được tổ chức như hội thi vẽ tranh theo chủ đề, thi thể hiện tài năng, đố vui, các trò chơi dân gian, hội trại, các hoạt động dã ngoại, về nguồn… luôn cuốn hút đông đảo học sinh trong nhà trường tham gia. Do đó, giáo viên GDCD phải biết kết hợp với các tổ chức trong nhà trường để góp phần giáo dục KNS cho học sinh.
Với ý nghĩa vừa chơi vừa học, vui nhộn bổ ích, không chỉ tạo cho các em niềm hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu các vấn đề xã hội mà còn rèn luyện sức
khoẻ, phát triển nhân cách, tri thức, năng khiếu một cách toàn diện. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, đặc biệt là lồng ghép thêm những KNS thực tế như đưa dân ca vào trường học, liên hoan tiếng hát tuổi học trò, tìm hiểu biển đảo quê hương, tìm hiểu về Đảng, về đoàn, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục giới tính, ứng xử với văn hoá giao thông…
Ngoài ra, còn tổ chức các chương trình gameshow mang tính trí tuệ; tổ chức các cuộc thi Olympic qua mạng Internet… nhằm tạo sân chơi lành mạnh và tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội phát huy khả năng cá nhân. Tại những buổi sinh hoạt này, học sinh còn được giao lưu, học hỏi, phát huy tính năng động, sáng tạo của mình. Từ đó, tạo không khí sôi nổi, trẻ trung trong trường học, góp phần tích cực vào phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh.
Vấn đề giáo dục KNS cho học sinh được Nhà trường đặc biệt coi trọng, thường xuyên lồng ghép vào các hoạt động chủ điểm. Bên cạnh việc tích hợp vào các tiết dạy, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá về KNS cho học sinh. Theo đó, nhiều học sinh biết được cung cách ứng xử, xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Ví như mỗi dịp Tết Trung Thu hay Tết Nguyên đán… Đoàn trường sẽ họp, vận động các đoàn viên tham gia đóng góp gây quỹ mua bánh, kẹo, lồng đèn… để tặng cho học sinh nghèo, trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật, mồ côi tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn Huyện… Thông qua các hoạt động này, các em sẽ biết yêu thương, chia sẻ, ngày càng ngoan hơn, sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình, với gia đình và xã hội.
Tổ chức các câu lạc bộ KNS trong nhà trường thông qua: diễn đàn thanh niên về kỹ năng sống; các lớp tập huấn nhằm giới thiệu nâng cao nhận thức hiểu biết và ý thức rèn luyện KNS cho học sinh; các buổi nói chuyện chuyên đề - tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tâm lí giáo dục; các buổi sinh hoạt đoàn; tổ
chức các nhóm công tác xã hội; tổ chức các hội thi đóng vai tình huống cụ thể gắn với kỹ năng cần hình thành; thi tiểu phẩm theo chủ đề…
Với phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, các em được tiếp cận phương pháp dạy học mới, cùng các tài liệu học hấp dẫn, chương trình ngoại khoá bổ ích để có những giờ học về an toàn giao thông hấp dẫn, lý thú. Các em được thi vẽ tranh về chủ đề an toàn giao thông, trình bày tiểu phẩm ngắn, vẽ tranh nhanh cá nhân theo nội dung bài hát về giáo dục an toàn giao thông, thi sáng tác, trình bày thơ ca và những bài dân ca đặt lời mới, có nội dung về an toàn giao thông.
Hoạt động ngoại khoá góp phần không nhỏ rèn luyện KNS, nhân cách học sinh, giúp các em tự tin, trưởng thành hơn từng ngày. Đặc biệt, việc hướng các em tham gia hoạt động giáo dục truyền thống giúp các em tự hào hơn về lịch sử dân tộc, về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Các trường trên địa bàn có thể liên kết, phối hợp đảm nhận chăm sóc, tu dưỡng các khu di tích lịch sử, văn hóa, chăm sóc tặng quà những gia đình có công với cách mạng, tham gia các phong trào tình nguyện nhân ái… là những hoạt động giáo dục KNS hiệu quả, thiết thực.