Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như ngoại khóa theo hướng

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 91)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.2.2.Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như ngoại khóa theo hướng

5. Dặn dò, nhắc nhở.

3.2.2.Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như ngoại khóa theo hướng

dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cũng như ngoại khóa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Trong quá trình dạy học môn GDCD, các giáo viên cần phải nghiêm túc rà soát lại mục tiêu dạy học môn GDCD để từ đó xác định khả năng giáo dục KNS cho học sinh. Đưa nội dung giáo dục KNS vào mục tiêu của từng bài học nói chung và của từng đơn vị kiến thức cụ thể. Nội dung và chương trình môn GDCD phải thực hiện theo hướng giảm tải nội dung hàn lâm, giảm lý thuyết, tăng cường thực hành, trải nghiệm; cập nhật và học hỏi chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trên thế giới. Từ mục tiêu, nội dung môn học, giáo viên GDCD thực hiện tăng cường đổi mới PPDH theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”.

Muốn thực hiện đổi mới PPDH, trước hết, giáo viên GDCD phải quan tâm đến vấn đề thiết kế giáo án để có một tiết học thành công ở trên lớp. Trong

khâu soạn bài, giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức để không chỉ nâng cao chất lượng truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục được các KNS cần thiết cho học sinh. Khi soạn giáo án theo hướng sử dụng phương pháp tích cực nhằm giáo dục các KNS cho học sinh, giáo viên không chỉ dự kiến những hoạt động của mình mà quan trọng hơn là phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh. Hay nói đúng hơn là những hoạt động nhận thức của học sinh. Do vậy, giáo án phải thể hiện được các hoạt động mà giáo viên dự kiến sẽ tổ chức để học sinh có thể lĩnh hội được các KNS cho bản thân trong quá trình học tập. Đặc biệt, giáo viên phải suy nghĩ một cách công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy” giáo án, qua đó giúp các em lĩnh hội được nhiều KNS phù hợp nhất. Như vậy, giáo án phải được thiết kế theo nhiều phương án, theo kiểu phân nhánh, được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, lôi cuốn sự tham gia tích cực của học sinh, giúp các em phát huy được những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém của mình trong hình thành và phát triển KNS của bản thân.

Giáo viên nên vận dụng một cách linh hoạt cả PPDH hiện đại và PPDH truyền thống trong dạy học môn GDCD. Việc lựa chọn và phối hợp các PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nội dung bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường, sở trường của giáo viên… Giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học như thế nào để người học được hoạt động tích cực về mặt nhận thức cũng như về mặt thực hành để họ tự khám phá ra tri thức mới, tiếp thu nội dung bài dạy một cách tốt nhất qua đó hình thành các KNS cần thiết. Mặt khác, giáo viên GDCD không nên tuyệt đối hoá bất cứ một PPDH nào cả. Không có PPDH nào là vạn năng. Mỗi một phương pháp đều có mặt mạnh, mặt hạn chế và tác dụng của mỗi phương pháp cũng rất khác nhau. Kết hợp các PPDH một cách hợp lý chính là nhằm phát huy điểm mạnh và giảm thiểu những hạn chế của từng phương pháp đồng thời đa dạng hoá được hoạt

động học tập của học sinh. Vì vậy, giờ học sẽ sinh động hơn, cuốn hút được học sinh vào nhiều hoạt động phong phú qua đó hình thành và rèn luyện cho các em những KNS cần thiết.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục KNS không có nghĩa là hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của giáo viên. Muốn vận dụng PPDH tích cực đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ, tình cảm và niềm tin theo yêu cầu của nội dung, chương trình môn GDCD; từ đó, hình thành và phát triển những KNS cần thiết. Vì vậy, giáo viên GDCD phải có chuyên môn, có kinh nghiệm sư phạm, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm để có thể ứng xử trước những diễn biến ngoài tầm dự kiến. Đối với môn GDCD, đó còn là niềm tin, là lòng nhiệt tình. Bởi có niềm tin, có lòng nhiệt tình, giáo viên môn GDCD mới thật sự say mê để sáng tạo và đổi mới không ngừng quá trình dạy học của mình, góp phần vào sự nghiệp giáo dục con người nói chung và giáo dục KNS nói riêng.

Ngoài ra, giáo viên thực hiện đổi mới hình thức dạy học bằng cách thường xuyên tổ chức cho học sinh có điều kiện quan sát thực tế, tham quan tìm hiểu, tạo các tình huống - vấn đề liên quan đến thực tế để học sinh có điều kiện cọ xát cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Vấn đề trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học, đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình, máy chiếu đa phương tiện, máy tính xách tay, thư viện Internet…) phải được chú trọng trang bị đặc biệt, tạo mọi điều kiện cho việc dạy và học bộ môn GDCD đạt chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, giáo viên thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với trắc nghiệm khách quan, thi vấn đáp… đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục trong đó có giáo dục KNS cho các em học sinh

Có thể khẳng định, dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học ở các trường phổ thông, trong đó có môn GDCD. Cũng như các môn học khác, theo chúng tôi, để đổi mới PPDH môn GDCD có hiệu quả phải được đặt trong trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở như vậy, dạy học môn GDCD mới thực sự góp phần đắc lực trong việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh ở bậc THPT.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 91)