IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5. Dặn dò, nhắc nhở.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD là một việc làm cần thiết, giáo viên GDCD trước hết phải nghiên cứu lý luận, thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục KNS. Nắm chắc cơ sở lý luận cho việc rèn luyện KNS đối với học sinh THPT về các mặt tâm lý, tình hình xã hội và sự thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đối với học sinh THPT. Bên cạnh đó, giáo viên GDCD cũng phải nghiên cứu cơ sở thực tiễn tình hình địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) việc rèn luyện KNS đã được thực hiện qua dạy học môn GDCD thông qua các hoạt động dạy học của các giáo viên trong tiết học, bài học. Nghiên cứu các hoạt động đã được tổ chức tại trường, địa phương như hoạt động ngoại khóa, đi thực tế, sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các trò chơi dân gian… để tìm ra các giải pháp tác động vào học sinh giúp các em hình thành các nhóm nhận thức. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giúp giáo viên có thể nắm bắt chắc chắn những nội dung liên quan tới rèn luyện KNS cho học sinh, từ đó có thể nâng cao nhận thức cho học sinh về rèn luyện KNS bằng các biện pháp thích hợp.
Đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt sâu rộng chủ trương của Bộ giáo dục - đào tạo về vị trí và tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nói riêng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh nói chung. Trên cơ sở đó, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cán bộ, giáo viên, học sinh đối với nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo cũng như giáo dục KNS thông qua dạy học môn GDCD trong tình hình mới.
Phát huy vai trò của các đoàn thể; ban đại diện cha, mẹ học sinh; hội Khuyến học, hội Cựu giáo chức trong phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về dạy học, học tập, quản lý…
Căn cứ thực tế công tác giáo dục - đào tạo của địa phương, Ban Giám hiệu ở trường THPT trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, đề ra giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt quan tâm chú trọng vấn đề giáo dục KNS thông qua dạy học môn GDCD phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường.
Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các em học sinh trong việc học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa của Nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục KNS; để dần dần tạo chuyển biến sâu sắc về thái độ, hành vi, đạo đức, lối sống trong học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày.