Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== TĂNG THỊ DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo ThS. Nguyễn Thị Việt Nga đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ phƣơng pháp dạy học trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, cùng tập thể các thầy, cô giáo khoa Sinh – KTNN, Ban giám hiệu nhà trƣờng và toàn thể các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Tăng Thị Dung LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những vấn đề em trình bày là của riêng bản thân em dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Việt Nga. Đề tài và nội dung khóa luận không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Tăng Thị Dung BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT KNS : Kĩ năng sống THPT : Trung học phổ thông KTNN : Kĩ thuật nông nghiệp GV : Giáo viên HS : Học sinh DHSH : Dạy học sinh học SGK : Sách giáo khoa ĐVĐ : Đặt vấn đề NST : Nhiễm sắc thể BĐKH : Biến đổi khí hậu ONMT : Ô nhiễm môi trƣờng NL : Năng lƣợng GTVT : Giao thông vận tải BVMT : Bảo vệ môi trƣờng GD- ĐT : Giáo dục – Đào tạo WHO : Tổ chức Y tế Thế giới UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục - khoa học -Văn hoá Liên hợp quốc CLB : Câu lạc bộ Nxb : Nhà xuất bản ThS : Thạc sĩ PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 7. Những đóng góp của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài 5 1.2. Một số vấn đề về KNS 7 1.3. Khái quát về tích hợp và dạy học tích hợp 15 1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích hợp trong dạy học Sinh học 12 17 1.5.Thực trạng và nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống trong dạy học sinh học ở trƣờng THPT 24 Chƣơng 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC KNS TRONG DẠY HỌC 25 SINH HỌC 12 25 2.1. Nguyên tắc tích hợp giáo dục KNS trong DHSH 25 2.2. Quy trình tích hợp 25 2.3. Tích hợp GD KNS trong chƣơng trình Sinh học 12 26 Khát quát nội dung chƣơng trình sinh học 12 26 2.4 . Nội dung tích hợp giáo dục KNS trong chƣơng trình sinh học 12 28 2.5. Một số địa chỉ tích hợp GD KNS cụ thể 35 2.6. Một số giáo án sử dụng tích hợp GD KNS trong dạy học Sinh học 12 65 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật giáo dục năm 2005. Điều 2 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhƣ vậy giáo dục phổ thông đã chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phƣơng pháp giáo dục phổ thông cũng đã đƣợc đổi mới theo hƣớng “phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý thức vƣơn lên” (Luật giáo dục năm 2005- điều 5). Việc giáo dục kĩ năng sống là một việc làm rất cần thiết trang bị thêm cho họ nhiều tri thức kĩ năng để làm việc và thành công trong cuộc sống.Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông đối với môn Sinh Bộ GD- ĐT đã khẳng định một trong các mục tiêu về kiến thức: “hiểu đƣợc những ứng dụng của sinh học và thực tiễn sản xuất đời sống” và thái độ có ý thức kĩ năng học đƣợc vào cuộc sống lao động, học tập. Con ngƣời trong xã hội hiện đại ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng phức tạp mà năng lực xử lí các tình huống trong cuộc sống hàng ngày càng hạn chế. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách giàu ƣớc mơ, ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động, đặc biệt là trong bối cảnh hội 2 nhập quốc tế về văn hóa- kinh tế và cơ chế thị trƣờng hiện nay thế hệ trẻ thƣờng xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu không đƣợc giáo dục KNS thì các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, vào lối sống ích kỉ, lai căng thực dụng, xa vào các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống nhằm phát triển toàn diện về đức trí thể mĩ, lao động nhằm phát triển toàn diện nhân cách. Do vậy việc đƣa kĩ năng sống vào giáo dục là rất cần thiết. Trƣớc những tác động xấu đó thì môn Sinh học ngày càng đóng góp một vài trò đáng kể vào sự hiểu biết tổng hợp và toàn diện những vấn đề bức xúc, xuất phát từ mối quan hệ căng thẳng giữa tự nhiên và cả xã hội. Môn Sinh học cung cấp cho học sinh những phƣơng pháp và cách thức tƣ duy giúp các em có những hiểu biết, nhận thức ngày càng mở rộng về môi trƣờng sống phức tạp, cần hình thành những kĩ năng hành động trong giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Với nội dung và phƣơng pháp đặc trƣng, môn Sinh học nói chung và Sinh học 12 nói riêng hoàn toàn có khả năng tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Sinh học 12” 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu và đề xuất quy trình tích hợp giáo dục KNS trong dạy học sinh học nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. - Góp phần hình thành và nâng cao KNS cho học sinh. - Giúp cho GV nắm đƣợc hình thức tổ chức và phƣơng pháp GD KNS nhằm hình thành cho học sinh có đƣợc tri thức, thái độ, hành vi đúng đắn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Nội dung kiến thức có thể tích hợp giáo dục KNS trong Sinh học 12. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các bài trong chƣơng trình Sinh học 12 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng đƣợc quy trình tích hợp giáo dục KNS trong quá trình dạy học Sinh học 12 sẽ cung cấp những KNS cần thiết cho sự phát triển toàn diện về nhân cách của học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về kĩ năng sống và tích hợp giáo dục KNS. - Tìm hiểu vấn đề tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT. - Phân tích những nội dung cần giáo dục KNS trong các bài của Sinh học 12. - Xác định các địa chỉ có thể tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Sinh học 12 - Chỉ ra một số biện pháp tích hợp giáo dục KNS trong dạy học sinh - Thiết kế một số giáo án minh họa kết hợp với việc giáo dục KNS 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Thu thập các tài liệu liên quan đến các chủ đề nghiên cứu nhƣ các văn bản, nghị quyết, thông tƣ, tài liệu chuyên môn, phần mềm. 6.2. Phương pháp điều tra Nghiên cứu, tìm hiểu chất lƣợng học tập của HS, thăm dò ý kiến của HS về những tiết dạy có tích hợp và không có tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong chƣơng trình Sinh học 12, các biện pháp mà giáo viên đang áp dụng để tích hợp giáo dục KNS cho các em. 4 6.3. Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại, trò truyện - Mục đích: nhằm thu thập các thông tin về thực trạng kĩ năng sống của học sinh, về các biện pháp mà giáo viên đang áp dụng để tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em. - Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp và thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục khác (trong và ngoài giờ lên lớp). 6.4. Phương pháp quan sát - Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về thực trạng kĩ năng sống của học sinh, đồng thời thông qua quan sát để thu đƣợc các biện pháp mà giáo viên đang áp dụng để lồng ghép giáo dục KNS vào môn học. - Cách tiến hành: Quan sát học sinh và giáo viên trong các hoạt động hàng ngày nhƣ hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp. 7. Những đóng góp của đề tài 7.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Sinh học 12. 7.2. Chỉ ra những địa chỉ có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong chƣơng trình Sinh học 12. 7.3. Thiết kế đƣợc một số giáo án có tích hợp giáo dục kĩ năng sống làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Sƣ phạm Sinh học và GV sinh học THPT. [...]... sung ý kiến Bƣớc 6: Giáo viên tổng kết và nhận xét 1.4.2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học sinh học 12 1.4.2.1 Kĩ thuật đặt câu hỏi Trong dạy học theo phƣơng pháp cùng tham gia, giáo viên phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin kiến thức kĩ năng mới để đánh giá kết quả học tập của học sinh, học sinh cũng phải sử dụng... sinh thái, sự chuyển hóa năng lƣợng trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học và việc quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, quan niệm về quản lí nguồn lợi thiên nhiên những biện pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng 2.4 Nội dung tích hợp giáo dục KNS trong chƣơng trình sinh học 12 2.4.1 Những KNS cụ thể được tích hợp trong dạy học Sinh học - Kĩ năng giao tiếp: Biết cách ứng xử phù hợp, bày tỏ sự cảm thông,... phim: Sau khi xem phim, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp và trả lời câu hỏi hoặc tóm tắt các ý chính về nội dung phim đã xem 1.5.Thực trạng và nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống trong dạy học sinh học ở trƣờng THPT Giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học Sinh học rất quan trọng và phù hợp với thực tiễn hiện nay Tuy nhiên, qua đánh giá nhiều tiết dạy và quá trình tìm hiểu tại... nhau, trong đó có 2 kiểu tích hợp phổ biến là tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học 15 Tích hợp kiến thức là sự liên kết, kết hợp, lồng ghép tri thức của các khoa học khác nhau thành một khoa học thống nhất Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó ngƣời học không chỉ lĩnh hội đƣợc tri thức khoa học. .. tiếp cận giáo dục KNS Việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trƣờng đƣợc thực hiện thông qua dạy học các môn học trong đó môn Sinh học và tổ chức các hoạt động giáo dục Đó là sử dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh đƣợc hình thành trải nghiệm KNS trong quá trình học tập Với cách tiếp cận này làm cho giờ học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng thiết... pháp dạy học tích cực, giáo dục KNS cho học sinh trong giảng dạy Sinh học 12 1.4.1.1 Phương pháp vấn đáp, tìm tòi 1.4.1.1.1 Bản chất Thuộc nhóm phƣơng pháp dùng lời Là một trong những phƣơng pháp có nhiều ƣu thế trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến, cả tranh luận giữa thầy và cả lớp, có khi giữa trò với trò về một chủ đề nhất định, thông qua đó học sinh. .. thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài học chƣa sáng tỏ Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh và giáo viên, học sinh và học sinh Kỹ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều, học sinh sẽ học tập tích cực hơn Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Câu hỏi phải liên quan đến những việc thực hiện mục tiêu bài học -... đối với học sinh 1.3 Khái quát về tích hợp và dạy học tích hợp 1.3.1 Tích hợp là gì? Tích hợp là thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một thể thống nhất, có ý nghĩa để các học sinh có thể phối hợp và áp dụng các kinh nghiệm, hình thành từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiểu một sự vật thông qua việc học sinh tham gia tích cực và trực tiếp một cách tự nhiên 1.3.2 Quan điểm tích hợp hiện... đối với bộ môn Sinh học Thông qua việc giáo dục KNS cho học sinh không chỉ giúp các em khám phá khoa học mà còn giáo dục những kĩ năng rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách của các em Giáo dục KNS là đáp ứng chƣơng trình đổi mới giáo dục của đảng và nhà nƣớc ta Đất nƣớc đang trong quá trình phát triển cần những con ngƣời Việt Nam mới năng động, sáng tạo, vì vậy giáo dục KNS cho học sinh là việc làm... Chƣơng 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC KNS TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 12 2.1 Nguyên tắc tích hợp giáo dục KNS trong DHSH 2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng bộ môn Đảm bảo tính đặc trƣng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gƣợng ép 2.1.2 Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục KNS Lựa chọn nội dung phù hợp tránh làm nặng nề các kiến thức sẵn có Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung giáo dục KNS . về tích hợp và dạy học tích hợp 15 1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích hợp trong dạy học Sinh học 12 17 1.5.Thực trạng và nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống trong. trong dạy học sinh học ở trƣờng THPT 24 Chƣơng 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC KNS TRONG DẠY HỌC 25 SINH HỌC 12 25 2.1. Nguyên tắc tích hợp giáo dục KNS trong DHSH 25 2.2. Quy trình tích hợp 25 2.3. Tích. KNS trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT. - Phân tích những nội dung cần giáo dục KNS trong các bài của Sinh học 12. - Xác định các địa chỉ có thể tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Sinh học