7. Những đóng góp của đề tài
2.4. Nội dung tích hợp giáo dục KNS trong chƣơng trình sinh học 12
2.4.1. Những KNS cụ thể được tích hợp trong dạy học Sinh học
- Kĩ năng giao tiếp: Biết cách ứng xử phù hợp, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ đối với những đối tƣợng đặc biệt nhƣ phụ nữ có thai, ngƣời già, ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS.
- Kĩ năng nhận thức: Nhận biết sự thay đổi về tâm lí và sinh lí của bản thân ở tuổi vị thành niên để có thái độ đúng đắn có lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần.
- Kĩ năng tự bảo vệ: Biết cách tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng, dinh dƣỡng, phòng bệnh. Tự bảo vệ tránh xâm hại tình dục và đảm bảo sinh hoạt an toàn ở nhà, ở trƣờng, ở nơi công cộng.
- Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trƣờng và nói lời từ chối trƣớc những lời mời mọc sử dụng chất gây nghiện rủ rê, tham gia các hoạt động tiêu cực của ngƣời xấu hoặc sự lôi kéo chơi bời, kiên
29
quyết không tham gia vào việc làm hành vi tiêu cực.
- Kĩ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng: Xác định rõ những mối quan hệ giữa bản thân với các đối tƣợng xung quanh để có thể chia sẻ, giúp đỡ tìm ra các giải pháp tối ƣu khi gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
- Kĩ năng ra quyết định: Có khả năng quyết định đúng nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ của bản thân gia đình và cộng đồng, để bảo vệ môi trƣờng, để phòng tránh bị xâm hại.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Thu thập và sử lí thông tin qua việc quan sát hình ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, đọc SGK,…các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ internet, tivi, sách báo để từ đó có đƣợc các kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng tƣ duy, bình luận phê phán qua việc phân tích, đối chiếu các thông tin. Từ đó phân tích các lựa chọn và trình bày các ý tƣởng qua việc viết báo cáo và trình bày các thông tin Sinh học.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua việc xử lí các tình huống liên quan đến nội dung bài học, thực tế sản xuất và cuộc sống, qua đó có đƣợc những kĩ năng nhận diện vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thực tiễn, áp dụng vào thực tiễn.
- Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trƣờng sống xung quanh các em.
2.4.2. Các chủ đề cần tích hợp giáo dục KNS trong chương trình Sinh học 12
2.4.2.1. Chủ đề môi trường
Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và sinh vật là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con ngƣời
30
và cũng là nơi phân hủy và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hƣởng thụ của con ngƣời. Nói cách khác, không có môi trƣờng sẽ không tồn tại sự sống trên Trái Đất.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã làm cho môi trƣờng bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và đời sống của ngƣời dân, những hiểm họa suy thoái môi trƣờng ngày càng đe dọa cuộc sống của loài ngƣời trên Trái Đất.
Những biểu hiện của sự suy thoái môi trƣờng Việt Nam hiện nay:
Về môi trƣờng đất: Nƣớc ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 331,31 2
km xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 quốc gia. Tuy nhiên vì số dân đông nên diện tích đất bình quân đầu ngƣời thuộc diện thấp đứng thứ 159/200 quốc gia. Thế nhƣng chất lƣợng đất không ngừng bị giảm sút và thoái hoá do xói mòn, chất thải, ô nhiễm, sử dụng phân hoá học,…
Về tài nguyên rừng: Năm 1945 độ che phủ rừng của nƣớc là 43% nhƣng đến năm 2005 chỉ còn lại 37%. Tuy đến thời điểm này diện tích rừng đã đƣợc tăng lên nhƣng chất lƣợng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
Về tài nguyên nƣớc: Tài nguyên nƣớc của nƣớc ta đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm nghiêm trọng. Một số nơi đã diễn hoang mạc hoá.
Về chất thải: Mỗi năm nƣớc ta thải ra ngoài môi trƣờng khoảng 15 triệu chất thải, tăng khoảng 15% gây nguy hại cho sức khoẻ và môi trƣờng.
Môi trƣờng bị ô nhiễm đã gây ra những tác hại nghiêm trọng cụ thể: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con ngƣời. Ô nhiễm tầng ôzon có thể gây bệnh đƣờng hô hấp, bệnh tim mạch bệnh viêm họng, đau ngực, tức thở. Các chất hoá học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nƣớc uống có thể gây ung thƣ. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ,..Theo thống kê Việt Nam có gần 200000 ngƣời mắc bệnh ung thƣ mỗi năm, mà nguyên nhân
31 chủ yếu là do tác nhân môi trƣờng gây nên.
Những biện pháp bảo vệ môi trƣờng:
- Thứ nhất phải có hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh với các cá nhân cơ quan có hành vi phá hoại môi trƣờng. Bên cạnh đó cần giáo dục ý thức cho ngƣời dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động về vấn đề môi trƣờng tại các đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, …không vứt rác bừa bãi, trồng cây xanh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tạo cảnh quan,…
Do đó, ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt, giúp các em có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trƣờng và hậu quả của việc phá hoại môi trƣờng.
Nói về góc độ môn Sinh học, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bƣớc hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập.
2.4.2.2. Chủ đề biến đổi khí hậu (BĐKH)
* Định nghĩa: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo gây ảnh hƣởng đến khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, tác động đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời.
* Nguyên nhân của BĐKH: ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây ra, có thể nói hoạt động của con ngƣời là nguyên nhân chủ yếu gây nên BĐKH hiện nay trên Trái Đất. Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, phá rừng và cháy rừng…đã làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lƣợng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
32
đó là vấn đề trái đất của chúng ta ngày một nóng lên và ngày càng xuất hiện nhiều hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: bão lũ, động đất, sóng thần, sự dâng cao của mực nƣớc biển,…mà nguyên nhân chính của các hiện tƣợng trên là do “biến đổi khí hậu”. Nhận thức đƣợc tác hại của BĐKH gây ra, thế giới đã nhận định rằng chúng ta phải ứng phó với BĐKH. Là giáo viên Sinh học cần triển khai lồng ghép và tích hợp vấn đề BĐKH vào chƣơng trình giảng dạy, tùy từng độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí cho học sinh mà lựa chọn các nội dung thích hợp để các em thấy đƣợc những nguyên nhân, tác hại của BĐKH gây ra, từ đó đề ra những biện pháp chống BĐKH.
2.4.2.3. Chủ đề cải thiện môi trường sinh thái và bảo tồn sự đa dạng sinh học
Ở Việt Nam do phá rừng đã làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng gần 10 triệu hecta đất trống đồi núi trọc hiện nay là mối quan tâm lớn và là vấn đề bức xúc cần đƣợc giải quyết. Mỗi năm nƣớc ta sử dụng khoảng 15000 đến 20000 tấn thuốc trừ sâu. Bình quân lƣợng thuốc sử dụng trên một hecta gieo trồng là 0,4- 0,5 kg.
Sự suy thoái môi trƣờng sinh thái gắn liền với sự suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm tính đa dạng sinh học. Sự tàn phá rừng và gây ONMT đã làm giảm tính đa dạng sinh học là nguyên nhân làm cho các loài và các hệ sinh thái bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Dù biết phá rừng là một thảm họa, là phá nơi sống của họ, săn bắt động vật quý hiếm làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo sách đỏ Việt Nam đã nêu: 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện các hoạt động sản xuất kinh tế, khai thác tài nguyên bất hợp pháp,…
Do nhận thức không đầy đủ về quy luật tự nhiên và ý thức BVMT của ngƣời dân còn hạn chế. Hiện nay còn một số bộ phận không nhỏ nhân dân
33
biết rõ về tai họa môi trƣờng bởi những hành vi của họ gây ra nhƣng vẫn phá rừng bừa bãi buôn bán bất hợp pháp động vật quý hiếm, thải các chất độc hại ra môi trƣờng. Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp các phúc lợi cho xã hội nhƣ: lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lƣợng, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, du lịch,…
Để bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái ở Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau đây: xây dựng các chế tài hữu hiệu thể thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Bảo vệ rừng và các quy định sẵn có của Chính phủ liên quan đến BVMT trong các lĩnh vực, củng cố và nâng cao năng lực, của các cơ quan BVMT, thực hiện đúng chính sách dân số, đánh giá tác động và dự báo biến động môi trƣờng để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp: Tăng cƣờng trồng rừng, trƣớc hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Bảo vệ rừng tự nhiên, ngăn cấm khai thác rừng tự nhiên. Thành lập ngân hàng giống cây trồng, bảo tồn những nguồn gen quý.
2.4.2.4. Chủ đề giáo dục giới tính - sức khỏe sinh sản vị thành niên
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhƣng lại ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi ngƣời. Giai đoạn này đƣợc thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thƣờng về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần.
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trƣớc sự thay đổi của bản thân khi bƣớc vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhƣng lại không đƣợc giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin nhƣ internet, điện thoại di động…đã làm ảnh hƣởng đến những quan điểm, nhận thức về quan
34
hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chƣa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.
- Vấn đề giáo dục giới tính bao gồm rất nhiều nội dung nhƣ sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, sự phát triển giới tính, tình cảm,… Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì sự hiểu biết cơ bản về giới tính của mỗi ngƣời rất quan trọng. Trong chủ đề này các em sẽ đƣợc trang bị những kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng, biết quan hệ ứng xử với ngƣời khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng thời biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy trì nòi giống, phòng chống bệnh xã hội. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những kiến thức đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn.tình yêu
2.4.2.5. Chủ đề sức khỏe và đời sống
Ăn uống thông minh, tăng cƣờng rau, hoa quả: Đây là phƣơng án đƣợc giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhƣng đứng về mặt môi trƣờng lại có ý nghĩa khác. Theo đó, ngƣời ta khuyến khích việc canh tác hữu cơ, trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dƣỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi trƣờng quả là không đơn giản, ngƣời tiêu dùng rất dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho sức khỏe con ngƣời, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại khí gây ONMT.
35
Tủ lạnh: Nếu thay chiếc tủ lạnh cũ đang dùng, model của năm 1970
bằng chiếc tủ lạnh model năm 2000, sẽ giảm đƣợc lƣợng khí thảiCO2 mỗi năm khoảng 500kg.
Máy giặt: Nên giặt quần áo bằng tay, phơi quần áo ngoài trời sẽ tiết
kiệm NL vì nếu dùng máy giặt, sấy khô trong máy sẽ sản sinh thêm ít nhất 650kg khí CO2mỗi năm.
Máy điều hòa: Trong những ngày nóng bức vào mùa hè, nhiều gia
đình đã sử dụng máy điều hòa. Tùy theo nhiệt độ trong ngày và thói quen chịu nóng (lạnh) của mình mà điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nếu tăng thêm 2OC chúng ta sẽ giảm đƣợc 200kg khí CO2mỗi năm.
Máy tính: Theo Cục Bảo vệ môi trƣờng của Mỹ, nếu chúng ta để máy
tính trong khi nghỉ trƣa hoặc làm việc với khách hàng giờ liền, sẽ tốn thêm 80% điện năng và thải ra thêm 650kg CO2mỗi năm.