7. Những đóng góp của đề tài
2.3. Tích hợp GD KNS trong chƣơng trình Sinh học 12
Khát quát nội dung chƣơng trình sinh học 12
Gồm 3 phần:
- Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
+ Chƣơng I: Cơ chế di truyền và biến dị
Chƣơng này cho thấy bản chất của cơ chế di truyền là cơ chế truyền đạt thông tin
+ Chƣơng II: Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền
Nhờ những kiến thức ở chƣơng I về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền và biến dị mà ở chƣơng này học sinh có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phối tính quy luật của hiện tƣợng di truyền và biến dị. Chính vì ADN nhân đôi dẫn đến NST nhân đôi. Sự phân li và tổ hợp của các NST theo những cơ chế xác định mà sự di truyền diễn ra theo những quy luật có thể tiên đoán đƣợc.
+ Chƣơng III: Di truyền học quần thể
Bài 16: Giới thiệu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần (cận huyết).
Bài 17: Trình bày cấu trúc của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể (cân bằng Hacđi- Vanbec).
27 + Chƣơng IV: Ứng dụng di truyền học.
Với các bài 18- 20 chƣơng này giới thiệu tóm tắt về các phƣơng pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, tạo nguồn đột biến nhờ công nghệ tế bào và công nghệ gen.
+ Chƣơng V: Di truyền học ngƣời.
Với bài 21 và 22, chƣơng này giới thiệu về di truyền học y học và vấn đề bảo vệ vốn gen của loài ngƣời. Chƣơng này không giới thiệu lại các phƣơng pháp nghiên cứu di truyền ngƣời đã có trong chƣơng trình Sinh học 9 mà giới thiệu một số bệnh di truyền ở ngƣời, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở ngƣời.
- Phần sáu: TIẾN HÓA
+ Chƣơng I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa: Gồm 8 bài, nội dung chính của chƣơng trình bày chủ yếu về thuyết tiến hoá tổng hợp, với quần thể là đơn vị tiến hoá.
+ Chƣơng II: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Toàn bộ chƣơng gồm 3 bài giới thiệu khái quát về quá trình hình thành sự sống trên toàn Trái Đất qua các giai đoạn tiến hoá hoá học tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học song hành cùng với sự biến đổi của Trái Đất qua các đại địa chất. Ngoài ra, chƣơng này cũng đề cập sự tiến hoá hình thành nên loài ngƣời hiện đại.
- Phần bảy: SINH THÁI HỌC
+ Chƣơng I: Cá thể và quần thể sinh vật. Chƣơng này nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái của môi trƣờng lên cơ thể sinh vật với môi trƣờng, sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trƣờng. Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể, cấu trúc dân số của quần thể, kích thƣớc và sự tăng trƣởng số lƣợng cá thể của quần thể. Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể. Sự biến động
28
số lƣợng và cơ chế điều hòa số lƣợng cá thể của quần thể.
+ Chƣơng II: Quần xã sinh vật. Chƣơng này trình bày các vấn đề nhƣ sau: Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tƣơng trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác nhau trong quần xã. Mối quan hệ dinh dƣỡng và những hậu quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - sự phân hóa ở sinh thái, sự diễn thế sinh thái.
+ Chƣơng III: Hệ sinh thái, sinh quyển, bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng này trình bày về khái niệm hệ sinh thái- cấu trúc hệ sinh thái - các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái, sự chuyển hóa năng lƣợng trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học và việc quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, quan niệm về quản lí nguồn lợi thiên nhiên những biện pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng.