1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SkKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

19 884 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 800,8 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ---THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Đề Tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN

-THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Đề Tài:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG

THPT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN

Trang 2

Giáo viên thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang

Phú Hòa, Tháng 3 năm 2015

Phụ lục 01/SK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

2

Trang 3

N YÊU C U CÔNG NH N S NG KI N ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN ẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN ẬN SÁNG KIẾN ÁNG KIẾN ẾN

C p T nh ấp Tỉnh ỉnh

Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.

- Hội đồng sáng kiến cấp ngành.

1 Tên sáng kiến:

“Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng

cao chất lượng bộ môn.”

2 Tác giả sáng kiến:

- Họ tên: Tăng Huỳnh Thanh Trang

- Ngày tháng năm sinh: 01/03/1978.

- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm - ngành Ngữ văn.

- Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Trần Quốc Tuấn.

- Địa chỉ: Hòa Định Đông - Phú Hòa - Phú yên.

- Điện thoại: 0918945692

- Fax:……….Email: thttrang.thpt.tqt@phuyen.edu.vn.

3 Đồng tác giả sáng kiến (nếu có):

- Họ tên:………

- Cơ quan, đơn vị:………

- Địa chỉ:………

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến):

- Tên chủ đầu tư:………

- Cơ quan, đơn vị:………

- Địa chỉ:………

5 Các tài liệu kèm theo:

5.1 Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã, thành phố hoặc nhận xét của chuyên gia chuyên môn trong ngành (11 bản phô tô): Phụ lục 06/SK

5.2 Quyết định về việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã, thành phố (11 bản phô tô): Phụ lục 08/SK

Phú Hòa, ng y 22 tháng 3 ày 22 tháng 3

n m 2015 ăm 2015

Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên)

Tăng Huỳnh Thanh Trang Phụ lục 02/SK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUY T MINH MÔ T GI I PH P V ẾN Ả GIẢI PHÁP VÀ Ả GIẢI PHÁP VÀ ÁNG KIẾN À

K T QU TH C HI N S NG KI N ẾN Ả GIẢI PHÁP VÀ ỰC HIỆN SÁNG KIẾN ỆN SÁNG KIẾN ÁNG KIẾN ẾN

1 Tên sáng kiến

“Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.”

Trang 4

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Dạy học môn Ngữ văn ( tích hợp giáo dục các kỹ năng sống trong dạy học các phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn của bộ môn Ngữ văn chương trình THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn)

3 Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được khả năng sáng tạo của người học Đây là yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về mặt phương pháp nhằm khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều đồng thời hình thành và rèn luyện lối tư duy sáng tạo ở học sinh Với các môn học xã hội, nhất là môn Ngữ văn, giáo viên không chỉ truyền thụ cho học sinh những tri thức mà còn đòi hỏi giúp cho học sinh năng lực chủ động lĩnh hội tri thức, niềm say mê và hứng thú đối với môn học Theo điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục 2005) Như vậy, giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngoài trang bị tri thức còn phải hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh

Đặc biệt, năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện theo hình thức THPT quốc gia Trong đó, Toán học, Ngữ văn và Ngoại ngữ là những môn thi bắt buộc Nhưng

thực trạng trong nhà trường hiện nay là phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn Một trong những nguyên nhân cơ bản là do việc dạy môn học này không gây được hứng thú cho học sinh vì chưa cung cấp cho các em những điều các em cần theo nhu cầu cần thiết ứng dụng trong thực tiễn như các kỹ năng: giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân … Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như: nhu cầu xã hội đang đề cao các môn Tin học, Ngoại ngữ …; hay bố mẹ định hướng cho con cái theo học những ngành sẽ có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường Điều này dẫn đến tình trạng học lệch xảy ra rất phổ biến Bởi vậy, chỉ có trang bị cho học sinh những điều các em mong muốn có thể ứng dụng trong thực tiễn, mà

cụ thể là các kỹ năng sống, mới có thể lôi cuốn học sinh vào giờ học, giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn bằng tích hợp giáo dục

kỹ năng sống để nâng cao hiệu quả giờ học và trang bị những kỹ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết

Những hạn chế trong giảng dạy theo phương pháp cũ:

- Những giờ văn nhiều khi là giờ thông tin kiến thức một chiều với nội dung khô cứng, thầy giảng trò ghi

- Ít liên hệ thực tế cuộc sống.

- Ít chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống, vốn là cái mà học sinh rất cần được trang bị theo nhu cầu cần thiết ứng dụng trong thực tiễn

- Chưa có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh

- Học sinh ít tập trung, không muốn học và hay làm việc riêng

4 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến

Với những hạn chế trên, bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học môn Ngữ văn bằng cách tích hợp giáo dục

kỹ năng sống Với đặc thù của một môn học thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn, ngoài chức năng hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực như: sử dụng tiếng Việt, tiếp

Trang 5

nhận các loại văn bản, trước hết là văn bản văn học, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về những lĩnh vực: văn học, văn hoá, xã hội, lịch sử và nhất là đời sống nội tâm của con người Bên cạnh việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, có khả năng giao tiếp, nhận thức cuộc sống, môn học cũng góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách Vì vậy, trong việc tích hợp giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh, Ngữ văn là môn học có khả năng tốt nhất

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh THPTkhông thích thú với các môn học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn, là thấy rõ và đã đến mức cần báo động, dẫn đến chất lượng bộ môn này không cao Điều đó có thể nhận thấy rõ nhất qua kết quả các kì thi tốt nghiệp THPT trong những năm gần đây Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn chương trình Trung học Phổ thông, thấy được tầm quan trọng của bộ môn và thực trạng học văn hiện nay của các em, tôi đã đưa ra

phương pháp dạy học bằng cách tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn thông qua các giờ lên lớp của mình, để học sinh có hứng thú học tập

nhằm nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn Trong phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên cứu chương trình giảng dạy bộ môn này ở học kì I của khối lớp 11

Những năm gần đây tôi đã sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các giờ học bộ môn để tạo hứng thú cho học sinh Với những đề tài và các nguồn tài liệu khác nhau, tôi mới thấy sự hiệu quả độc lập của việc dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn Vì vậy tôi mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu đề tài này cho nhiều bài thuộc các phần Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn để giúp học sinh yêu thích và học tập có hiệu quả hơn trong bộ môn này

5 Mục đích của giải pháp sáng kiến

- Sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống làm tăng hiệu quả dạy và học ở trường trung học phổ thông góp phần nâng cao chất lượng bộ môn

- Tạo sự hứng thú trong giờ học cho học sinh

- Trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh

- Tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh để tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều

- Rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, sáng tạo và tự tin khi trình bày trước đám đông

- Giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cơ bản qua từng bài, có ý thức vận dụng tri thức, những kĩ năng tư duy vào cuộc sống, học tập và lao động

6 Thời gian thực hiện

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu và theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường để đảm bảo tính khách quan Sau bài viết số 01 của lớp 11 đầu năm học 2014 - 2015 tôi tiến hành thực hiện đề tài ngay Cụ thể là:

từ ngày 11/9/2014 đến 30/12/2014

7 Nội dung

7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

7.1.1.Quy trình thực hiện giải pháp

Trang 6

7.1.1.1 Mục tiêu tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học bộ môn Ngữ văn

Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp và khả năng ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống

Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ học bộ môn ngữ văn nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và các giá trị trong cuộc sống, thái độ và kỹ năng phù hợp Trên cơ sở đó, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực và cách ứng xử có văn hóa cho học sinh; góp phần giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ.

Để tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các bài học, giáo viên cần phải xác định đúng mục tiêu của bài, xác định rõ các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài là gì và phần nội dung nào của bài học có thể tích hợp Qua đó, giáo viên có định hướng soạn bài và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện cho học sinh được thực hành kỹ năng sống trong quá trình học tập

7.1.1.2 Các bước thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học bộ môn Ngữ văn.

* Bước 1: Xác định bài học và các kỹ năng sống cần tích hợp giáo dục trong

bài

- Chọn những bài học có khả năng sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng

- Xác định cụ thể các kỹ năng sống có thể tích hợp trong từng bài

- Yêu cầu vận dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống phù hợp, tránh lồng ghép gượng ép, máy móc

Cụ thể một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong chương trình môn Ngữ văn Lớp 11 học kỳ I như sau:

Bài: Tự tình

Các kỹ năng sống (KNS):

- Giao tiếp: bộc lộ được sự sẻ chia, đồng cảm trước khao khát tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ; cảm thông và trân trọng khát vọng của họ.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về cách biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ ca trung đại.

- Ra quyết định: nhận thức và xác định sự thức tỉnh ý thức cá nhân, thức tỉnh về quyền con người qua bài thơ.

Bài: Câu cá mùa thu

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp của cảnh thu đồng bằng bắc bộ qua nghệ thuật miêu tả và dùng từ của tác giả.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cảnh thu, tình thu và nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

- Tự nhận thức, rút ra bài học về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với đất nước.

Trang 7

Bài: Thao tác lập luận phân tích

Các KNS:

- Tư duy sáng tạo: về việc vận dụng thao tác lập luận phân tích để triển khai vấn đề nghị luận xã hội, văn học.

- Giao tiếp: trình bày ý tưởng về các yêu cầu và cách viết đoạn văn phân tích một vấn đề

xã hội, văn học.

Bài: Bài ca ngất ngưởng

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về tâm hồn, thái độ tự tin và ngạo nghễ của tác giả.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ: cách xưng hô, lối nói khẩu ngữ, cách dùng từ ngất ngưởng.

- Tự nhận thức, rút ra bài học về lối sống cho bản thân.

- Ra quyết định: lựa chọn cách sống phù hợp với cuộc sống.

Bài: Trả bài viết số 01- Ra bài viết số 02 (về nhà)

Các KNS:

- Giải quyết vấn đề: xác định đúng vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng, biết cách lập luận logic.

- Tự nhận thức, rút ra các giá trị chân chính trong cuộc sống.

- Ra quyết định: lựa chọn cho bản thân lối sống phù hợp với lứa tuổi

Bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về tiếng khóc đau thương của tác giả trong bài văn tế.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.

- Tự nhận thức: rút ra bài học cho bản thân về tình yêu quê hương đất nước.

Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Các KNS:

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực: tìm hiểu về các thành ngữ, điển cố được vận dụng; nêu ý nghĩa các thành ngữ, điển cố; lĩnh hội phần trình bày của người khác.

- Tự nhận thức: về vốn từ ngữ, thành ngữ, điển cố và khả năng sử dụng chúng trong giao tiếp của bản thân.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, vận dụng các thành ngữ được biết vào trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Bài: Hai đứa trẻ

Các KNS:

- Giao tiếp: bộc lộ sự đồng cảm, xót thương và cảm thông, trân trọng ước mong có một cuộc sống tươi sáng của những kiếp người nghèo khổ.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận vẻ đẹp bình dị, nên thơ của bức tranh phố huyện

và tâm trạng hai đứa trẻ; nghệ thuật miêu tả tinh tế của tác giả.

Trang 8

- Tự nhận thức, rút ra bài học về một cuộc sống có ý nghĩa.

Bài: Ngữ cảnh

Các KNS:

- Giao tiếp: sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, lĩnh hội lời nói phù hợp với bối cảnh và mục đích giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu các yếu tố ngữ cảnh, văn cảnh và hoàn cảnh giao tiếp.

- Ra quyết định: lựa chọn cách nói, viết phù hợp với ngữ cảnh.

Bài: Chữ người tử tù

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục, về phong cách nghệ thuật của tác giả qua tác phẩm

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, về cảnh cho chữ và quan điểm thẩm mỹ của tác giả.

Bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm các văn bản báo chí, về cá vấn đề được nói tới trên báo chí

- Tư duy sáng tạo: tìm và xử lí thông tin khi tìm hiểu các thể loại chủ yếu của vănbản báo chí, đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí.

Bài: Chí Phèo

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách phản ánh hiện thực của tác giả, bi kịch

và khao khát của nhân vật Chí Phèo.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những nhân vật điển hình và phong cách nghệ thuật của tác giả.

Bài: Bản tin

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về: đặc điểm, cách viết bản tin.

- Tư duy sáng tạo: tìm và xử lí thông tin về: nội dung, cấu trúc, tiêu đề bản tin cần trình bày.

Bài: Luyện tập viết bản tin

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về cách viết bản tin.

- Tư duy sáng tạo: tìm và xử lí thông tin về: nội dung, cấu trúc, tiêu đề bản tin cần trình bày.

- Ra quyết định: xác định loại bản tin cần viết phù hợp với mục đích tạo lập.

Bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Các KNS:

Trang 9

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.

- Ra quyết định: xác định đối tượng, nội dung phỏng vấn phù hợp với mục đích.

- Có ý thức trách nhiệm khi thực hành phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.

Bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Các KNS:

- Giao tiếp: sử dụng một số kiểu câu thường dùng trong Tiếng Việt phù hợp mục đích, đạt hiệu quả giao tiếp.

- Ra quyết định: lựa chọn, xác định, sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích giao tiếp.

Bài: Thực hành Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.

- Ra quyết định: xác định đối tượng, nội dung phỏng vấn phù hợp với mục đích, tham gia thực hành đóng vai.

- Có ý thức trách nhiệm khi thực hành phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.

* Bước 2: Lựa chọn phương pháp dạy học và phần nội dung bài học tích

hợp giáo dục kỹ năng sống

+ Chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng vào bài học

để tạo điều kiện cho học sinh được thực hành kỹ năng sống trong quá trình học tập trên lớp

+ Xác định phần nội dung cụ thể của bài học có thể vận dụng giáo dục các

kỹ năng sống

Cụ thể một vài bài:

Tiết

theo

PPCT

Tên bài dạy Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực Phần nội dung bài học tích hợp

05

Tự tình

(các kỹ năng: giao

tiếp, tư duy sáng

tạo, ra quyết định)

- Thảo luận nhóm: suy nghĩ

và trao đổi về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

-Trình bày 1 phút: cảm nhận của cá nhân về nội dung bài thơ

- 2 câu cuối

- Tổng kết bài

06

Câu cá mùa thu

(các kỹ năng: giao

tiếp, tư duy sáng

tạo, tự nhận thức)

- Trình bày 1 phút: cảm nhận của cá nhân về cảnh thu

- Động não, thảo luận nhóm: cách thể hiện cảm xúc của bài thơ và tâm sự của tác giả

- Tiểu kết 6 câu đầu

- Quá trình phân tích cảnh thu, tình thu

08 Thao tác lập luận

phân tích

Viết sáng tạo: vận dụng kiến thức để triển khai 1 vấn đề

- Luyện tập

Trang 10

(các kỹ năng: giao

tiếp, tư duy sáng

tạo)

nghị luận

13,14

Bài ca ngất

ngưởng

(các kỹ năng: giao

tiếp, tư duy sáng

tạo, ra quyết định,

tự nhận thức)

- Thảo luận, tranh luận theo nhóm về lối sống ngất ngưởng của tác giả

- Trình bày 1 phút: suy nghĩ

cá nhân về lối sống phù hợp với cuộc sống hiện tại

- Giai đoạn khi ông đã

từ quan

- Củng cố bài học

* Bước 3: Thiết kế bài học.

- Khi soạn giáo án chuẩn bị cho tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ các kỹ

năng sống cơ bản được giáo dục trong bài để soạn bài cho đúng

- Vận dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong bài cần đúng chỗ, đúng lúc

và chuẩn bị trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra để đảm bảo thực hiện đúng

mục tiêu bài học

Cụ thể, thiết kế bài học “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến

như sau:

Năm học: 2014- 2015

Ngày soạn: 08/9/2014

Ngày dạy: 11/9/2014

Tiết 6 Đọc văn

CÂU CÁ MÙA THU

(Thu điếu)

- Nguyễn Khuyến -

A Mục tiêu bài học.

Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình ở làng quê Việt Nam vùng

đồng bằng Bắc Bộ

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và

tâm trạng thời thế

- Thấy đượcc tài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến: nghệ thuật tả cảnh, tả tình,

gieo vần, …

2 Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm

- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ

3 Thái độ:

- Biết trân trọng tấm lòng yêu nước của thi nhân

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước

B Cách thức tiến hành.

Ngày đăng: 01/07/2017, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w