1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

101 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 649,5 KB

Nội dung

3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn kỹ nănggiao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh...51 3.2.2 Xây dựng nội dung, quy trìn

Trang 5

- Ban giám hiện trường Đại học Vinh và Đại học Sài Gòn,Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh, Khoa Giáo dục tiểu học, cán bộ phòng tổ chức đại học Gài gòn.

- Tất cả các thầy cô đã trực tiếp tham gia quản lý, hướng dẫn và trực tiếp giảng dạy trong suốt khóa học.

- Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.

- Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu khối Tiểu học, tập thể giáo viên, các bạn tổng phụ trách cùng các em học sinh thuộc 4 trường Tiểu học ở Quận 4, đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực, cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Tác giả luận văn

HUỲNH NGỌC HUỆ

Trang 6

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Giao tiếp 9

1.2.2 Kỹ năng giao tiếp 12

1.2.3 Biện pháp, biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 .15

1.3 Một số vấn đề về rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 16

1.3.1 Đặc điểm giao tiếp của học sinh lớp 5 16

1.3.2 Tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 20

1.3.3 Các loại kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh lớp 5 21

1.4 Vấn đề rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh 23

1.4.1 Khái quát về hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh 23

1.4.2 Mục tiêu rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM 24

Trang 7

động Đội TNTP HCM 261.4.5 Phương pháp và hình thức rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5

thông qua hoạt động Đội TNTP HCM 27

* Kết luận chương 1 28

Chương 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH 30

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 302.2 Kết quả khảo sát thực trạng 312.2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và TPT Đội về việc rèn

luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt

động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 312.2.2 Thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh

lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ

Chí Minh 382.3 Đánh giá chung về thực trạng 46

* Kết luận chương 2 48

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO

TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH 50

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 50

Trang 8

3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng

giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên

tiền phong Hồ Chí Minh 51

3.2.2 Xây dựng nội dung, quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 53

3.2.3 Kế hoạch hóa việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 60

3.2.4 Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 63

3.2.5 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc rèn luyện KNGT 64

3.2.6 Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác rèn luyện KNGT cho HS lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 65

3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 67

* Kết luận chương 3 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 10

Bảng 2.3 Hành vi giao tiếp của HS 34Bảng 2.4 Nhận thức của tổng phụ trách về việc rèn luyện KNGT cho

học sinh 37Bảng 2.5: Mức độ tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua các hoạt động

Đội TNTP HCM 38Bảng 2.6: Chất lượng tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua các hoạt

động Đội TNTP HCM 40Bảng 2.7: Những khó khăn khi xây dựng kế hoạch 42Bảng 2.8: Mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch rèn KNGT cho HS thông

qua các hoạt động Đội 44Bảng 2.9: Các hình thức tổ chức rèn KNGT cho học sinh thông qua

hoạt động Đội có khả năng nhất 44Bảng 3.1 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 67

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại ngày nay, giao tiếp là một trong những kỹ năngquan trọng của kỹ năng sống Nó góp phần tạo lập những mối quan hệ tốt đẹptrong cuộc sống, trong học tập, trong kinh doanh, trong mọi lĩnh vực của xãhội Giao tiếp giúp con người có thể tự đánh giá, tự điều khiển, điều chỉnh, tựgiáo dục và tự hoàn thiện bản thân cho phù hợp

Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm lícon người Từ khi lọt lòng tới khi trưởng thành và hoạt động, các mối quan hệ

xã hội luôn góp phần tạo dựng nhân cách của con người Xã hội ngày càngphát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nângcao Tuy nhiên, vấn đề mà toàn xã hội cùng quan tâm trong thời gian qua đó lànhững biếu hiện tâm lý, các ứng xử và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộcsống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ, trong đó có đối tượng làhọc sinh Đối với học sinh tiểu học hình thành giao tiếp một phần thông qua sựtruyền đạt của giáo viên Giáo viên thực hiện được vai trò chủ đạo của mìnhthông qua giao tiếp với học sinh bằng cách truyền thụ tri thức, đề ra nhiệm vụ

và đánh giá kết quả Vì thế, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướngđúng đắn cho học sinh, là nền tảng vững chắc và trang bị cho học sinh kỹ nănggiao tiếp thông qua các hoạt động Đội để trở thành người có ích

Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của mỗi conngười Không phải dĩ nhiên con người sinh ra là sẽ giao tiếp tốt Trong suốtquá trình sống, giao tiếp dần dần được hình thành và rèn luyện để trở thành kỹnăng.Vì thế, Người xưa có câu: “ Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí, sựbang giao cho ta cái nghiệp”

Trang 12

Thực tế cho thấy trong nhà trường học sinh học giao tiếp không chỉthông qua từ sự truyền đạt của giáo viên mà học sinh học phần lớn từ phongtrào Đội Phong trào Đội trong nhà trường rất chú trọng đến các nội dung sinhhoạt Đội, kỹ năng của người đội viên Rèn luyện từng đội viên có được các kỹnăng cơ bản của người học sinh: kỹ năng sống, kỹ năng chỉ huy, kỹ năng tổchức buổi sinh hoạt cách trình bày, thuyết trình trước đám đông một số

kỹ năng trên đều góp một phần không nhỏ cho việc rèn kỹ năng giao tiếp chohọc sinh trong trường tiểu học Giúp học sinh luôn tự tin, năng động, giao tiếpứng xử với mọi người xung quanh có chừng mực hơn

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về nhu cầu rèn kỹ năng giao tiếp củahọc sinh trong trường tiểu học hiện nay, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề

tài: “ Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua

hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” với hy vọng nâng cao

hiệu quả giáo dục rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học trong thành phố

Hồ Chí Minh

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp đểnâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh lớp 5 thông quacác hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thôngqua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Trang 13

4. Giả thuyết khoa học

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 sẽ có hiệu quả hơnnếu đề xuất và thực hiện các biện pháp rèn luyện thông qua hoạt động ĐộiThiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh một cách khoa học và phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lý của học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếpcho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh

5.2 Nghiên cứu thực trạng của vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp chohọc sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh

5.3 Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp

5 thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

6 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ tổ chức khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếpcho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh trên địa bàn quận 4 tại thành phố Hồ Chí Minh Gồm các trường tiểuhọc: Xóm Chiếu, Tăng Bạt Hổ, Bạch Đằng, Bến Cảng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quáthóa những tài liệu lí luận của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 14

7.2.1 Phương pháp quan sát: Tìm hiểu thực trạng công tác rèn luyện

kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niêntiền phong Hồ Chí Minh Đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểmchứng các biện pháp đề xuất

7.2.2 Phương pháp điều tra: Nhằm làm sáng tỏ thực trạng rèn luyện

kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niêntiền phong Hồ Chí Minh

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

7.3 Phương pháp thống kê toán học: để xử lí số liệu thu được

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảothì cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

- Chương 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh lớp 5thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

- Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho hoc sinhlớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một số chương trình hành động, tài liệu công trình nghiên cứu, tìmhiểu,phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau:

- Công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF),trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bảncần giáo dục cho thế hệ trẻ Phần lớn các công trình nghiên cứu quan niện kỹnăng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất với các kỹ năng của xã hội Dự án doUNICEF tiến hành ở các nước Đông Nam Á là những nghiên cứu có tính hệthống

- Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Việnchiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội Kế hoạch hànhđộng Dakar về giáo dục cho mọi người ( Senegan 2000) yêu cầu mỗi quốc giacần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sốngcho phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung quan trọng cấuthành chất lượng giáo dục

- Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu giáo dục KNS trong giáo dục khôngchính qui của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương là: nhằm nâng caotiềm năng của con người có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhucầu, sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống

- Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vềHIV/AIDS (Nguồn: Unicef life skills )

Ở Việt Nam, một trong những cơ sở nghiên cứu đưa GDKNS vào giáodục đào tạo, trước hết là bậc tiểu học là “Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạođức công dân”, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Giáo dục Việt Nam nhữngnăm qua đã đổi mới cả mục tiêu, nội dung, phương pháp gắn với bốn trụ cột

Trang 16

giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết, học để làm, học để khẳng định, học đểcùng chung sống mà thực chất là tiếp cận KNS Bộ giáo dục và đào tạo đã xácđịnh KNS là 1 trong 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 –

2013 [18]

Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy [14], đã nghiên cứu quy trình giáo dụchành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5trường tiểu học Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của họcsinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các KNGT củahọc sinh; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinhlớp 4, lớp 5 trong phạm vi trường học Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bênngoài trường học của học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu Cùng chủ đềnghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em [16]

Năm 2010, tập thể tác giả do ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở

GDĐT Hà Nội [19] đứng đầu đã biên soạn tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho HS Hà Nội và đã thí điểm đối với HS lớp 5 qua thực hiện cácKNGT ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội Đây làmột tài liệu có tính thực tiễn trong giáo dục KNGT cho HS tiểu học tại HàNội

KNS được giới thiệu bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tựnhận thức, kỹ năng tự xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiênđịnh và kỹ năng đạt được mục tiêu, trong đó có kỹ năng giao tiếp Kỹ nănggiao tiếp là yếu tố cần thiết cho những kỹ năng khác

* Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề KNGT cho học sinh tiểu học.

Trang 17

Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki (1592-1670) [3] làngười sáng lập ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giaotiếp rộng mở cho người học.

Tư tưởng GD của J.A Comenxki là kết hợp giữa GD nhà trường vớihoạt động thực hành bên ngoài cuộc sống, nhằm giải phóng hình thức học tập

"giam hãm trong bốn bức tường" của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung

cổ Ông khẳng định "học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở

mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ".

C.Mác và F.Anghen [2] đã xác định mục đích nền GD xã hội chủ nghĩa

là tạo ra "con người phát triển toàn diện" Quan điểm GD của hai ông là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo dục kết hợp

với lao động sản xuất" Chính quan điểm này đã được Lênin kế thừa và phát

triển thành hiện thực nền GD xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của C.Mác vàF.Anghen, kết quả của GD là con người có sức khoẻ, biết làm và có khả năngthích ứng với sự biến đổi của nghề nghiệp Trong những nghiên cứu về GD,Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình hình thành vàphát triển nhân cách con người mà trong đó KNGT chính là phương tiện dẫnđến việc hình thành, phát triển nhân cách con người trong xã hội

Một trong bốn trụ cột của nền GD toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được

UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong những trụ cột quan trọng, then chốt của GD hiện đại Câu hỏi đặt ra 5 là “Kỹ

năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”, một trong những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hoàn

thiện là phải có “kỹ năng giao tiếp” Chương trình GD các giá trị sống của

Unesco [23] được coi là đối tác của các nhà GD trên toàn cầu

Từ những năm đầu của thế kỷ 20, có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xãhội học đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp Nhà triết học và tâm lýhọc người Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện

Trang 18

sinh Nhật Bản Mactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triếthọc người Nga B.M Beccheriev đã có những nghiên cứu trong lĩnh vựcnày Trong đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến nghiên cứu hiệntượng tiếp xúc giữa con người với con người Bắt đầu từ những năm 70 củathế kỷ trước, hàng loạt các nhà tâm lý học hiện đại, với nhiều công trìnhnghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù giao tiếp như là một phạm trù cơ bản.

Nó được thể hiện trong các công trình “ Giao tiếp là vấn đề của tâm lí học đạicương” của B.Ph Lômôv

Các nhà giáo dục, triết học, tâm lý học, xã hội học đã có những quanđiểm cách nhìn về vấn đề giao tiếp và KNGT Những luận điểm quan trọng

đó là một quá trình phát triển và các nhà nghiên cứu trên thế giới luôn tìmtòi để hoàn thiện trong quá trình giáo dục và giáo dục kỹ năng giao tiếp

Trong những năm gần đây, vấn đề kỹ năng giao tiếp có vai trò quantrọng trong cuộc sống cá nhân, kỹ năng giao tiếp phát triển là một trongnhững yếu tố giúp mỗi con người thành đạt và tạo dựng một cuộc sống tốt.Theo TS Nguyễn Văn Đông đã nghiên cứu và phân loại các KNGT, tập trungvào phân tích KNGT ngôn ngữ, KNGT phi ngôn ngữ, KNGT liên nhân cách

Giáo sư Nguyễn Văn Lê, Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh đã đề cập đến:những cơ sở khoa học của giao tiếp, mô hình giao tiếp, chức năng giao tiếp,loại hình giao tiếp Hệ thống các khái niệm, những chỉ dẫn về giao tiếp sưphạm, bài luận nghiên cứu về giao tiếp Cụ thể hóa các quy tắc giao tiếp xãhội, giao tiếp sư phạm, giao tiếp trong cộng đồng và gia đình [6,10,7]

PGS.TS Trần Tuấn Lộ đã tập trung nghiên cứu tính khoa học và nghệthuật giao tiếp

KNGT là một trong những yếu tố cần thiết cho các kỹ năng khác trongcuộc sống KNGT là một yếu tố cốt lõi cho KNS Vấn đề rèn kỹ năng giaotiếp cho học sinh tiểu học đã được nhóm tác giả Hoàng Hòa Bình, Lê MinhChâu, Phan Thanh Hà, Trần Hiền Lương, Bùi Thanh Nga, Trần Thị Tố oanh,

Trang 19

Phạm Thị Thu Phương, Lương Việt Thái, Lưu thu Thủy, Đào văn Vĩ biênsoan, trong việc giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học

- Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh vốn có rất nhiều hoạt động rènluyện và có ưu thế thực hiện rèn KNGT theo mục tiêu giáo dục tiểu học

- Rèn KNGT là việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều lực lượng xã hộibao gồm cả gia đình, nhà trường, và xã hội và bằng nhiều hình thức khácnhau Cần thiết phải khai thác nội lực của chính hoạt động Đội TNTP Hồ ChíMinh nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNGT cho học sinh ởbậc tiểu học

Việc rèn KNGT là việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều lực lượng xãhội bao gồm cả gia đình, nhà trường, và xã hội và bằng nhiều hình thức khácnhau Cần thiết phải khai thác nội lực của chính hoạt động Đội TNTP Hồ ChíMinh nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNGT cho học sinh ởbậc tiểu học

1 2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giao tiếp

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển loài người Nó

thúc đẩy sự phát triển của tư duy, là cơ sở của nhận thức xã hội và là phươngtiện để giao tiếp

Khổng Tử (551-497 TCN) [1] là một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc củaTrung Quốc thời cổ đại đã có tư tưởng gắn GD với thực tiễn để tạo ta lớp

người "trị quốc bình thiên hạ" Ông khẳng định " Đọc thuộc ba trăm 4 thước

kinh thư giỏi, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học kiểu như vậy chẳng có ích gì" Tư tưởng đó của Khổng Tử cho thấy người học ngoài

việc học kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa còn phải học cách giao tiếp

để giao tiếp thành công và hiệu quả trong công việc chuyên môn và lao độngnghề nghiệp

Trang 20

Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học đã quan tâm đến cácvấn đề giao tiếp Các hoạt động giáo dục (GD) lao động, GD sức khoẻ, GDhình thành năng lực thực hành, năng lực hợp tác đã được coi trọng Khái niệmgiao tiếp được các nhà triết học có tên tuổi như Platon (428 – 347 TCN),Socrate ( 460 – 399 TCN) Họ coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của nhữngngười biết suy nghĩ Nhà triết học duy vật cổ điển Đức Phơ bách ( 1804 –1872) cho rằng: “ Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sựthống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tínhhiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn” C Mác và Ph Ăngghen hiểu giaotiếp như là “một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người vàngười”.[8]

Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp Mỗi định nghĩa đều dựatrên một quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu

Giao tiếp thường tham gia các hoạt động thực tiễn của con người (laođộng, học tập, vui chơi tập thể…) đảm bảo việc địng hướng cho sự tác độngtham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người Giaotiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người

- Nhà tâm lí học David K Benlo định nghĩa giao tiếp như sau: “ Giaotiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thứchay không ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trongcác thong điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Giao tiếp của con ngườiđược diễn ra ở các mức độ: trong con người (imtrapersonnal), giữa con ngườivới con người ( interpersonal) và công cộng (public) Giao tiếp của con người

là một quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch, tác động qua lại và cótính chất ngữ cảnh [12]

- Theo Jacobson (1961): nhà ngôn ngữ học, mô hình giao tiếp theo cấutrúc có 6 yếu tố: người truyền tin, người nhận tin, bản thông điệp, bộ mã, sự

Trang 21

tiếp xúc, bối cảnh giao tiếp Từ đó ông đề xuất các chức năng giao tiếp để đạthiệu quả là:

+ Chức năng nhận thức: truyền đạt thông tin phải rõ ràng chính xác.+ Chức năng duy trì sự tiếp xúc:

+ Chức năng cảm xúc: tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp

+ Chức năng siêu ngôn ngữ: Chọn lọc cách nói, các từ ngữ, các ý haynhất

+Chức năng quy chiếu: đánh trùng tâm lí người nghe

+ Chức năng thơ mộng: Sử dụng cách nói mang chất thơ, thú vị…đểtạo ấn tượng khó phai mờ [20]

- A.N Leochiep coi: “ Giao tiếp là một hệ thống những quá trình cómục đích, có động cơ đảm bảo cho sự tương tác giữa người này với ngườikhác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, cácquan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặt thù, mà trước hết là ngôn ngữ ”[20]

- B.Đ.Parưghin – nhà tâm lí học người Nga định nghĩa: “ Giao tiếp làmột quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệgiữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau và trao đổi cảmxúc lẫn nhau.” [20]

-A.Ph.Lomov – nhà tâm lý học người Nga, trong cuốn “ Những vấn đềgiao tiếp trong tâm lý học ” coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý họchiện đại” định nghĩa: Giao tiếp là quan hệ tác động qua lại giữa con người với

Trang 22

như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác vàtìm hiểu người khác

Dưới góc độ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc chorằng; “ Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trongmột cộng đồng xã hội Loài động vật nào cũng có thể làm thành xã hội vìchúng sống có giao tiếp với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”

Tuy nhiên có nhiều cách hiểu khác nhau về giao tiếp nhưng nhìn chung

ta có thể thống nhất giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người và cótính đa chiều trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm giữa người này với ngườikia Có yếu tố đặc trưng tâm lý cá nhân, xảy ra trong điều kiện không gian vàthời gian nhất định, văn hóa, xã hội qui định của cá nhân trong giao tiếp

1.2.2 Kỹ năng giao tiếp

Nghiên cứu về KNGT, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khácnhau với cách nhìn và khai thác khác nhau Mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận,khai thác nó dưới góc độ nghiên cứu của mình Kỹ năng giao tiếp là năng lựctiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độnhằm giúp chủ thể giao trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượnggiao tiếp Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cửchỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cá nhân với cá nhânhay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giaotiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp

KNGT của con người trong xã hội bao gồm kỹ năng lắng nghe, thấuhiểu, chia sẻ, kỹ năng nhận và truyền thông tin, kỹ năng biểu đạt, thái độ và

cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng từchối lời yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tìnhhuống, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năngthiết lập mối quan hệ với đối tượng vv

Trang 23

KNGT là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trìnhgiao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sửdụng có hiệu quả và phối hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phingôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt được mục đích đã định trong giaotiếp [4] KNGT có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cá nhân.KNGT phát triển là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạodựng hạnh phúc Càng ở vị trí cao trong xã hội cá nhân càng cần đến kỹ nănggiao tiếp để điều phối công việc và khích thích lao động sang tạo của nhânviên dưới quyền Trong hệ liên nhân cách, kỹ năng giao tiếp tốt giúp cá nhântạo dựng hình ảnh tốt về bản thân, xây dựng thiện chí và các mối quan hệ hợptác đối tác.

KNGT có thể phân loại thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng giaotiếp phi ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp liên nhân cách

a) KNGT ngôn ngữ: chia thành 2 KNGT nói và KNGT văn bản

- KNGT nói phân thành kỹ năng lắng nghe và kỹ năng diễn đạt

+ Kỹ năng lắng nghe: là kỹ năng nghe thấy và nắm bắt được toàn bộ nộidung thông tin mà người nói phát đi Kỹ năng này thể hiện ở sự chú ý lắngnghe, không suy nghĩ việc riêng khi nói chuyện với người khác

+ Kỹ năng diễn đạt: là kỹ năng phát thông tin sao cho người nghe hiểuđược chính xác nội dung của thông điệp Biểu hiện bên ngoài của kỹ năng này

là nói trôi chảy (không ngắc ngứ, không nói lắp, nói nhịu), diễn đạt dễ hiểu,ngắn gọn, chính xác những vấn đề định nói

- KNGT bằng văn bản: được gọi là kỹ năng viết văn bản, được chiathành 3 kỹ năng cơ bản:

+ KN phân tích tình huống: là kỹ năng cần thiết để viết văn bản phù hợpvới người đọc, tạo tâm thế tích cực cho người đọc và duy trì sự quan tâm củangười đọc đối với văn bản

Trang 24

+ KN tổ chức thông tin của người viết được thể hiện ở việc chọn lựathông tin vào văn bản.

+ KN trình bày văn bản của người viết được thể hiện ở cách hành văn,cách tiếp cận vấn đề

b) KNGT phi ngôn ngữ ít được cá nhân tự ý thức và rèn luyện hơn sovới KNGT nhôn ngữ Có rất nhiều thành phần giao tiếp phi ngôn ngữ mà conngười chỉ kiểm soát được phần nào Những KNGT phi ngôn ngữ có thể kiểmsoát gồm:

+Kĩ năng mặc thể hiện ở việc biết mặc đẹp phù hợp với hoàn cảnh giaotiếp và có kiến thức về thẩm mĩ

+Kĩ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ gồm kĩ năng kiểm soát có ý thức cơthể của mình, không để bản thân có tư thế, cử chỉ vô thức

+ Kĩ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn bao gồm việc kiểmsoát cách biểu lộ cảm xúc và tình cảm trên mặt cũng như che dấu chúng

+ Kĩ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói là kỹ năng kiểmsoát độ to nhỏ, âm hưởng, độ cao thấp của giọng nói

c) KNGT liên nhân cách: Cũng là loại kỹ năng ít được cá nhân tự ýthức và rèn luyện Trong gia đình, con cái thường học hỏi kỹ năng giao tiếpliên nhân cách từ bố mẹ Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng phát triểnđược kỹ năng này Trong xã hội, kỹ năng này được đánh giá cao; nhữngngười có KNGT liên nhân cách tốt thường nắm giữ những vị thế cao Để cóđược KNGT liên nhân cách phát triển ở mức độ cao cần phải có cả tốc chấtbẩm sinh lẫn sự rèn luyện tích cực

KNGT liên nhân cách có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất là những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằngtrong giao tiếp; đó là: Sự nhạy cảm trong giao tiếp; Kỹ năng tạo dựng quanhệ; Kỹ năng cân bằng nhu cầu của bản thân và của đối trượng giao tiếp; Kỹnăng linh hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi

Trang 25

- Nhóm thứ hai là những kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động tronggiao tiếp: Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp; Kỹ năng thuyếtphục đối tượng giao tiếp; Kỹ năng kiềm chế, kiểm tra người khác

Nhóm kỹ năng thứ hai là nhóm kỹ năng cao cấp, đòi hỏi cá nhân khôngchỉ có tố chất bẩm sinh mà còn phải có cả kiến thức tâm lý kết hợp với sự rènluyện công phu

* Một số KNGT cơ bản:

- Kỹ năng làm quen

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng nói trước đám đông

- Kỹ năng giải quyết xung đột

- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp

- KNGT trong nhà trường, gia đình và xã hội

1.2.3 Biện pháp, biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5

* Khái niệm biện pháp:

Đó chính là cách làm cách giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụthể Trong giáo dục biện pháp thường quan niệm là yếu tố hợp thành của cácphương pháp phụ thuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thểphương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau Các biện pháp đượcxây dựng trên cơ sở tính kế thừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn vàtính hiệu quả công tác Đội được thực hiện thông qua các biện pháp của quản

lý, tổng phụ trách đội và giáo viên đối với học sinh sao cho sự tác động đó tạo

ra sự thay đổi của học sinh giúp học sinh tự tin, năng động trong giao tiếp cóchừng mực hơn với mọi người xung quanh

* Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5

Nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như một dạng đặc biệt của hoạtđộng: giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động và có cả thao tác cụ thể, sử

Trang 26

dụng các phương tiện khác nhau, nhằm đạt được những mục đích, thỏa mãncác nhu cầu cụ thể, tức là được thúc đẩy bởi động cơ.

Một số nhà tâm lí học khác cho rằng giao tiếp và hoạt động là hai phạmtrù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau trong cuộc sống (lối sống) của conngười

HSTH là một thực thể đang lớn lên và đang hoàn thiện về cơ thể (sinhlí) và phát triển tâm lí, nhân cách – một số biện pháp rèn luyện cho các emKNGT sau:

- Các hoạt động rèn luyện KNGT cho học sinh thông qua các hoạtđộng Đội như: trong lớp học, sân trường, tham quan dã ngoại, cácbuổi chào cờ, sinh hoạt đội nhóm và các câu lạc bộ năng khiếu

- Tổ chức các hoạt động Đội cho học sinh tham gia, xây dựng các bàitập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của

HS HS tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống

- Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn KNGT cho HS trong cuộcsống hằng ngày ở gia đình Trao đổi thường xuyên các thông tin của

HS để có biện pháp rèn luyện thích hợp

- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GV, TPT

để tạo cho HS hình thành các thói quen tốt

- Các em tự đánh giá KNGT theo tổ chức của GV và TPT, từ đó GV,TPT có sự uốn nắn, điều chỉnh cho các hoạt động tiếp nối cho HS

1.3 Một số vấn đề về rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5

1.3.1 Đặc điểm giao tiếp của học sinh lớp 5.

a Đặc điểm tâm sinh lý và quá trình nhận thức, nhân cách của học tiểuhọc

a.1 Đặc điểm tâm sinh lý:

Trang 27

Học sinh tiểu học là thực thể hồn nhiên ngây thơ, trong sáng Bản tínhcủa trẻ luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che dấu Trẻ em ở lứa tuổitiểu học đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển về tâm hồn.Đây là thời kì các em có sự phát triển mạnh về thể chất cụ thể là các em pháttriển rõ rệt về chiều cao và cân nặng Não của các em đã phát triển đầy đủ,dẫn đến sự cân bằng trong các hoạt động của các quá trình hưng phấn và ứcchế Do đó khả năng chú ý học tập của các em cũng lâu hơn, có thể tập trunggiải quyết các vấn đề trong một khoảng thời gian khá dài Học sinh tiểu họcchưa đủ ý thức, chưa đủ phấm chất và năng lực để tồn tại như một công dântrong xã hội, các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhàtrường, gia đình và xã hội Học sinh tiểu học là một phạm trù của tương lai

a.2 Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học:

- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết

và nặng về tính không chủ định Đối với học sinh lớp đầu bậc tiểu học tri giácthường gắn với hành động Đối với học sinh lớp cuối bậc tiểu học tri giácthường gắn với xúc cảm với sự vật là những dấu hiệu, những đặc điểm nàotrực tiếp gây cho các em xúc cảm Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinhđộng được các em tri giác tốt hơn [13]

- Chú ý có chủ định của học sinh còn yếu Học sinh nhỏ bậc tiều họcthường chỉ chú ý khi có động cơ (như được điểm cao, được cô khen), đếncuối bậc tiểu học thì các em đã có thể duy trì chú ý có chủ định ngay cả khi cóđộng cơ xa (như các em chú ý vào công việc khó khăn nhưng không hứng thú

vì biết chờ đợi kết quả trong tương lai).[13]

- Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm

ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, vì lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tínhiệu thứ nhất ở các em tương đối chiếm ưu thế Các em nhớ và giữ gìn chínhxác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn tốt hơn những định nghĩa,những câu giải thích bằng lời [13]

Trang 28

- Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển phong phú hơn so vớitrẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.Tuy nhiên tưởng tượng của học sinh tiểu học còn tản mạn, ít có tổ chức, hìnhảnh tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững Ở cuối tuổi tiểuhọc, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã táitạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giaiđoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽtranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phốimạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đềugắn liền với các rung động tình cảm [13]

- Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặcđiểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Theo J Piaget ( nhà tâm

lí học Thụy Sĩ), tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi còn ở giai đoạn những thao tác

cụ thể [13] Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi lớp 4, 5 bắtđầu biết khái quát hóa lý luận

a.3 Đặc điểm nhân cách:

- Tính cách học sinh tiểu học hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thươngngười, long vị tha Trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức,

tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng

Ở tuổi này tính bắt chước các em còn đậm nét Các em bắt chước hành vi, cửchỉ của giáo viên, của những người em coi là thần tượng [13]

- Nhu cầu nhận thức từ khi trở thành học sinh lớp 1, nhu cầu nhận thứccủa trẻ phát triển và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xungquanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ có liên quan Trước hết là nhu cầu tìmhiểu những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, tiếp đến, lên lớp trên, là nhu cầu gắnliền sự phát hiện nguyên nhân, tính quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụthuộc giữa các hiện tượng [13]

Trang 29

- Tình cảm của học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống vàtrong quá trình học tập của các em Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúcđộng và khó khăn kìm hãm xúc cảm của mình Tình cảm của học sinh tiểuhọc còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc Các em bộc lộ tình cảmmột cách hồn nhiên , chân thật và nhiều khi còn vụng về.

b Đặc điểm giao tiếp của học sinh lớp 5

Theo các nhà tâm lí học, tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi trong quá trìnhhoàn thiện kỹ năng giao tiếp Đối với học sinh cuốc bậc tiểu học, sự phát tiểnchung nhiều mặt của nhân cách trong đó đặc biệt là sự phát triển thể chất vàngôn ngữ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp với những người xungquanh Các em có thể chủ động mở rộng không gian và thời gian giao tiếp.các em có thể tự đi đến trường, tự đi chơi tương đối độc lập mà không khôngcần có sự giám sát, giúp đỡ của bố mẹ, người lớn như khi còn ở tuổi mẫugiáo Điều đó đã tạo cơ hội cho sự phát triển nhu cầu giao tiếp

Mặc khác, trình độ phát triển tâm sinh lí của giai đoạn cuối này cũngảnh hưởng mạnh đến sự phát tiển nhu cầu giao tiếp của các em Có thể nói,đây là giai đoạn “ quá độ ” chuyển từ tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên, đãtạo ra manh nha của sự chuyển hướng hoạt động chủ đạo ở một số em pháttriển sớm Đó là sự phát triển mạnh mẽ hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếpvới bạn cùng tuổi

Cùng với sự phát triển theo lứa tuổi, bản chất của nhu cầu giao tiếp ởtrẻ như là xu hướng tự nhận thức và tự đánh giá là không thay đổi Nhữnghoạt động của các em dần phong phú và đa dạng hơn (ngoài hoạt động họctập và vui chơi, các em còn tham gia các hoạt động khác như là hoạt động Đội, hoạt động lao động , hoạt động xã hội công ích…) những vấn đề trẻ cầnnhận thức, khám phá trở nên nhiều hơn, nhu cầu đánh giá, tự đánh giá vàcùng trải nghiệm trở nên mạnh mẽ hơn, vì thế đối tượng và phạm vi giao tiếp

Trang 30

cũng rộng hơn Ngoài giao tiếp với người lớn, giao tiếp với bạn ngày càngchiếm ưu thế Do đó nội dung giao tiếp cũng thay đổi và mở rộng

1.3.2 Tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5

Có kỹ năng giao tiếp các em có thể thực hiện một cách có tự giác, có tổchức các hoạt động phong phú, đa dạng từ phía nhà trường, gia đình và xã hội

Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng về tâm sinh lí Bên cạnh sựphát triển nhanh chóng về thể chất, óc tò mò, xu thế thích những cái mới lạ,thích được khẳng định mình Điều này sẽ tạo điều kiện, chuẩn bị cho trẻ bướcvào giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, đó là tuổithiếu niên – một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của các em Lúcnày giao tiếp càng có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi các phẩm chất nhân cáchchỉ có thể hình thành trong hoạt động học, hoạt động cùng nhau, trong đó giaotiếp là điều kiện

Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội, cơ chế thị trườngcũng có nhiều tác động đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ em, lượngkiến thức luôn thay đổi hằng ngày, do đó các em không thể học được hết cáckiến thức mà các em phải có kỹ năng giao tiếp nắm được hướng tiếp cận vàcách chiếm lĩnh tri thức

Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội làm cho con người bịcuốn vào cuộc sống mưu sinh, ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, cha mẹ đôi khichỉ chú tâm vào công việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống nên đôi khikhông đủ thời gian để chăm lo, quan tâm đến con cái của mình Một số giađình sợ con bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh đã nhốt trẻ trongnhà cách li với môi trường xã hội xung quanh Điều này ảnh hưởng tiêu cựcđến sự hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ sau này

Do đó việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em là rất cần thiếtgiúp cho trẻ hình thành các phẩm chất giao tiếp tích cực, giúp trẻ tự tin, tựnhiên, lịch sự, cởi mở và tính văn hóa trong giao tiếp

Trang 31

1.3.3 Các loại kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh lớp 5

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần thiết cho học sinh lớp 5 là:

- Kỹ năng nói trước đám đông: Đây là một kỹ năng rất cần thiết tronggiao tiếp Kỹ năng này giúp học sinh tự tin đứng trước đám đông biết giớithiệu về bản thân qua cách trình bày thu hút sự chú ý của người nghe, Bằngviệc vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáodục, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước nhóm, trước tập thểthông qua đó rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng trình bày một vấn đề trước đámđông

- Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi: Giáo dục họcsinh biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân đối với những người xungquanh, biết bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân của mình trước những vấn đềyêu cầu đề nghị Cám ơn khi nhận quà hay sự giúp đỡ của người khác, xin lỗikhi làm người khác không hài lòng hay làm tổn thương đến họ

- Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác: Giáo dục các embiết phân biệt đúng sai, biết ủng hộ cái đúng, cái thiện và kiên định với quanđiểm của mình, biết từ chối, hay khước từ cái không đúng, hay những lời nói,việc làm thể hiện hành vi lệch chuẩn

- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống học sinh tiểu học phảiđối mặt với nhiều tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể vàhoạt động lao động và gặp những tình huống khó xử trong quan hệ với ngườilớn trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và với nhiều người xung quanh, đòihỏi các em phải có kỹ năng ứng xử phù hợp, biết phân tích cái lợi và cái hạicủa việc ứng xử, tạo ra quan hệ chia sẻ, hợp tác

- Kỹ năng lắng nghe: Thông qua hoạt động dạy học, rèn luyện, giáo dụchọc sinh kỹ năng lắng nghe hiểu người khác, biết về mình rõ hơn, lắng nghemột cách tích cực, chủ động và cảm thông, chia sẻ, lắng nghe có chủ động đểtiếp nhận thông tin và xử lý thông tin có ích cho bản thân

Trang 32

- Kỹ năng chia sẻ: Thông qua các hoạt động giáo dục cần giáo dục chohọc sinh tiểu học kỹ năng chia sẻ, chia sẻ với bố mẹ về công lao chăm sóc,dạy dỗ, chia sẻ với bố mẹ niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại trongcuộc sống, chia sẻ với thầy cô về khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của nhàtrường và cuộc sống đời tư, chia sẻ với bạn công việc của lớp của trường vv

- Kỹ năng thuyết phục: Trong học tập, lao động sinh hoạt, học sinh phảithuyết phục người khác khi đưa ra yêu cầu đề nghị vì vậy đòi hỏi giáo viên

và nhà trường cần rèn luyện cho các em kỹ năng thuyết phục: Thuyết phục bố

mẹ cho đi xem phim khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, thuyết phục cô giáocho lớp đi dã ngoại, thuyết phục bạn hợp tác trong công việc vv

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong dạy học và giáo dục học sinh tiểuhọc, giáo viên cần đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để rèn luyệncho các em kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề trong họctập, giải quyết vấn đề trong xử lý các mối quan hệ, giải quyết vấn đề về xúccảm cá nhân vv

- Kỹ năng làm việc hợp tác: Học sinh tiểu học là công dân tương lai,cần phải được trang bị kỹ năng làm việc đồng đội, biết chia sẻ và hợp tác, biếttranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của những người xung quanh để tự hoàn thiệnmình, biết tự nhận thức về bản thân và người khác, biết bày tỏ quan điểm cánhân, biết kiên định với mục tiêu đã chọn, biết giữ lời hứa và tôn trọng nhữngngười xung quanh vv

- Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Giao tiếp con người bộc lộ cảm xúc

cá nhân của mình, vì vậy, để hành vi giao tiếp có văn hóa cần giáo dục chohọc sinh tiểu học có kỹ năng biểu lộ xúc cảm và thái độ cá nhân trong quátrình giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp nhưtức giận, cáu gắt, quá xúc động vv để không làm ảnh hưởng tới quá trìnhgiao tiếp và chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh

Trang 33

1.4 Vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

1.4.1.Khái quát về hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII về bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục thiếu niên nhi đồng, đẩy mạnh cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”

đã thổi một không khí và sức sống mới cho các hoạt động của Đội và phongtrào thiếu nhi Đưa tinh thần Nghị quyết vào thực tiễn phong trào, công tácxây dựng Đội trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực:Đội ngũ phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đội được tăng cường, chất lượng nộidung sinh hoạt Sao nhi đồng được cải tiến, nội dung sinh hoạt Đội được đổimới từng bước phù hợp với nhu cầu của thiếu nhi Hoạt động Đội trong nhàtrường từng bước được củng cố và nâng cao, hoạt động thiếu nhi ở địa bàndân cư được đẩy mạnh và nhân rộng, công tác Sao nhi đồng có những bướcphát triển, công tác bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn có nhiều chuyển biếntích cực Nhiều phong trào, hoạt động mới đã tạo ra hiệu quả xã hội thiết thựccủa thiếu nhi tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” theo tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐoàn toàn quốc lần thứ IX và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” được đẩy mạnh đã tạo ra những kết quả tích cực vớihàng ngàn các công trình vui chơi cho thiếu nhi, các lớp học tình thương đãmang lại niền vui, điều kiện sinh hoạt ánh sáng tri thức đến với học sinh thiếunhi có hoàn cảnh khó khăn Cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn đếntrường”, phong trào “Tấm áo tặng bạn”, chương trình “Thắp sáng ước mơthiếu nhi Việt Nam” được tổ chức sâu rộng tại cơ sở Đội, khơi dậy trong thiếunhi và toàn thể xã hội tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng chia

sẻ những khó khăn thiếu thốn; cổ vũ tạo niềm tin và đồng lòng cùng thiếu nhitrên con đường biến ước mơ thành hiện thực Đặc biệt cuộc vận động “ Thiếunhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy ” tiếp tục khẳng định

Trang 34

lòng biết ơn vô hạn của thiếu nhi Việt Nam với vị lãnh tụ, người cha giàmuôn vàn kính yêu của dân tộc, tạo môi trường học tập và rèn luyện, gópphần bồi dưỡng hình thành cho các em những giá trị phẩm chất tốt đẹp củangười công dân mới xã hội chủ nghĩa.

Trong nhà trường tiểu học, việc đặt ra kế hoạch mục tiêu dạy học vàgiáo dục vô cùng quan trọng Với hoạt động đặc thù của mình, hoạt động Độigiữ vai trò vô cùng qua trọng trong việc giáo dục cho các em học sinh Hoạtđộng Đội là chỗ dựa vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạchchương trình giáo dục của nhà trường tiểu học

Hoạt động Đội còn là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình,nhà trường và xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi,hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học bảo đảm quá trình giáo dục đượctoàn diện, khép kín “ Học đi đôi với hành – nhà trường gắn liền với gia đình,

xã hội”

Hoạt động Đội có vai trò tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấutranh cho nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng của thiếu nhi theo Luật bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học

Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh còn có vai trò rất lớn trong việc tạomôi trường cho các em học sinh có điều kiện được rèn luyện và trải nghiệmbản thân, luôn phấn đấu cho công tác bồi dưỡng rèn luyện đội viên của mình,tạo nguồn nhân lực cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1.4.2.Mục tiêu rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM

Nội dung công tác Đội là sự thể hiện mục đích, mục tiêu giáo dục củaĐội và của nhà trường phổ thông Nội dung công tác Đội toàn diện thể hiện

ở các mặt hoạt động Đội :

Trang 35

- Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức.

- Hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật

- Hoạt động lao động, kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp

- Hoạt động sức khoẻ, vệ sinh, môi trường

- Hoạt động thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật

- Hoạt động xây dựng tổ chức Đội và tinh thần đoàn kết hữu nghị quốctế

Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dung công tác Đội.Hình thức hoạt động Đội đa dạng và hấp dẫn, điều đó được quy định bởiđặc trưng về tính chất của tổ chức Đội, bởi những nguyên tắc hoạt độngĐội

Nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội phù hợp, thống nhấtvới nhau một cách biện chứng, sự kết hợp giữa nội dung và hình thức hoạtđộng Đội là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của cả quá trình hoạt động lâudài của Đội Quá trình phát triển của hệ thống, mục tiêu, phương pháp giáodục,của nền giáo dục quốc dân, sự phát triển của nền kinh tế, chính trị xãhội, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nội dung và hình thức côngtác Đội

Như vậy nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội khôngngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tổ chức Đội, để đáp ứngyêu cầu của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và của thời đại

Trang 36

1.4.3 Nguyên tắc rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM.

-Việc lựa chọn nội dung, phương pháp rèn luyện KNGT phải phục vụcho mục tiêu GD tiểu học và yêu cầu GDKNS đối với HS

- Rèn luyện KNGT phải đảm bảo đặc điểm tâm sinh lý đối với học sinhlớp 5

- Các hoạt động rèn luyện KNGT được tổ chức phải đa dạng, phong phú,nhẹ nhàng, tạo hứng thú, thiết thực, giúp các em phát huy được tính tíchcực của HS và ưu thế của hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh ở bậc tiểu học

1.4.4 Nội dung rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM

Thông qua các Hoạt động đội, HS được rèn luyện các KNGT cơ bản vàcần thiết như:

- Rèn cho học sinh KNGT giữa cá nhân với từng bạn bè, từng ngườithân, từng người khác trong cuộc sống Thông qua hoạt động Đội cần rèn chohọc sinh các kỹ năng giao tiếp làm quen, cách cư xử, lắng nghe và trao đổithông tin với bạn bè như làm quen với bạn mới Trong gia đình, các em cũngthể hiện được kỹ năng giao tiếp thể hiện được cách ứng xử, cách bày tỏ ý kiếnquan điểm của mình với người thân Ngoài xã hội các em cũng tự tin khi thamgia vào các hoạt động, các em cũng được rèn các kỹ năng hợp tác và tự phụcvụ

- Rèn học sinh KNGT với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em) Quahoạt động Đội các em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm Các em

sẽ được cùng nhau trao đổi thông tin, trình bày ý kiến, tranh luận và sử dụngcác kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ để nói trước đám đông Qua hoạt động nhóm

Trang 37

các em sẽ có sự hỗ trợ lẫn nhau, từ đó các kỹ năng giao tiếp luôn được rènluyện và phát triển hơn.

- Rèn cho học sinh KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộngđồng Khi học sinh dần có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa cácthành viên trong nhóm ngày càng cao, các em có thể trình bày, thảo luận, trảlời và ứng phó với các tình huống bất ngờ, đồng thời các em cũng phát huyđược khả năng làm chỉ huy của nhóm Bên cạnh đó các em có sự giao lưugiữa các nhóm với nhau tạo cho các em có khả năng giao tiếp tốt với mọingười xung quanh mình (nhà trường và xã hội)

1.4.5 Phương pháp và hình thức rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM

- Phân công lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện KNGT cho họcsinh

- Triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động rèn luyện

- Kiểm tra các hoạt động, kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác

- Đánh giá kết quả thực hiện

- Tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động

1.4.5.2 Hình thức tổ chức rèn luyện:

- Các hoạt động rèn luyện được tiến hành cụ thể ở khối lớp 5 Trong cácmôi trường thích hợp như : tham gia hội thi Phụ trách sao; thi Nghi thức Đội,

Trang 38

tham gia hoạt hướng dẫn tổ chức sinh hoạt sao Nhi Đồng mỗi sáng thứ haichào cờ; tham gia các hoạt động múa hát, văn nghệ, kịch, tiểu phẩm theo chủđiểm mỗi tháng, tham gia các hoạt động xã hội (thăm địa chỉ đỏ tại địaphương, bảo tàng)…

- Tổ chức các hoạt động Đội cho học sinh tham gia, xây dựng các bàitập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của HS HSđược tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống

- Nhà trường phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện KNGT cho

HS trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình Thường xuyên trao đổi thông tinphản hồi để có biện pháp rèn luyện thích hợp

- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GVCN-GVphụ trách đội để tạo cho HS hình thành thói quen tốt

- Tổ chức cho các em tự đánh giá KNGT của mình theo định kỳ, từ đó

GV phụ trách có sự uốn nắn, điều chỉnh và định hướng hoạt động tiếp nối choHS

xã hội, cơ chế thị trường cũng có nhiều tác động đến sự phát triển kỹ nănggiao tiếp của các em, lượng kiến thức luôn thay đổi hằng ngày, do đó thôngqua hoạt hoạt động Đội ở nhà trường tiểu học đây là một sân chơi dành chohọc sinh Đội có đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động về thời gian và khônggian, nơi đây các em sẽ được vừa học vừa chơi, các em có thể phát huy đượchết các khả năng vốn có của mình

Trang 39

Hoạt động Đội có vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức, bồidưỡng thái độ tình cảm, hình thành các kỹ năng, hành vi trong giao tiếp gópphần hình thành một con người mới cho xã hội phát triển Tuy nhiên bên cạnh

đó xã hội ngày càng phát triển, văn hóa ứng xử, giao tiếp của học sinh cònnhiều yếu kém, chưa thể thích nghi được với môi trường sống hiện nay Vìthế việc nghiên cức rèn luyện KNGT cho học sinh tiểu học thông qua hoạtđộng Đội là một trong những trọng tâm giáo dục thiết thực trong trường tiểuhọc hiện nay

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Làm rõ thực trạng rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 tại cáctrường tiểu học

2.1.2 Nội dung khảo sát :

Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn, và giới hạn của đề tài.Chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau đây

- Thực trạng nhận thức của CBQL, TPT Đội về rèn luyện kỹ nănggiao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh

- Thực trạng về việc tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinhlớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2.1.3 Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát

- Khảo sát trên 31 CBQL, 15 TPT của 4 trường tiểu học trên địa bànquận 4, cùng với 15 giáo viên, 310 học sinh lớp 5 của trường tiểu họcXóm Chiếu, Tiểu học Bến Cảng, Tiểu học Bạch Đằng, Tiểu học Tăng Bạt

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (2004), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục Khác
2. C.Mác, Ph Ăng ghen, toàn tập bằng Tiếng việt, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 1993 Khác
3. Phạm Khắc Chương (1991), J.A. Cômenxki - Nhà sư phạm lỗi lạc, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Đông, Tâm lý học giao tiếp, NXB chính trị - hành chánh, 2009 Khác
5. Ngô Công Hoàn , Giao tiếp và ứng xử sư phạm – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ,1997 Khác
6. Ngô Công Hoàn (1992), Một số vấn đề về tâm lý học về giao tiếp sư phạm,Hà Nội Khác
7. Ngô Công Hoàn, Hoàn Anh – Giao tiếp sư phạm- NXBGD,1999 8. PGS.TS Phạm Minh Hùng, Chu Trọng Tuấn, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
9. PGS-TS Trần Tuấn lộ , Khoa học nghệ thuật giao tiếp – NXBTH Đồng Tháp 1995 Khác
10. Nguyễn Văn Lê – Giao tiếp sư phạm – NXB Đại học sư phạm, 2006 11. PGS – TS Trần Tuấn Lộ, khoa học nghệ thuật giao tiếp, NXB Tổng hợp TP HCM Khác
14. Nguyễn Minh Quang (Chủ biên) - Trương Ngọc Thời - Ngô Tấn Tạo, Phương pháp công tác Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, NXB giáo dục Khác
15. Huỳnh Toàn – Thu Hương – Bích Hà – Đức Thiện, Phụ trách sao nhi đồng cần biết, tập 1, tập 2,Trường Đoàn Lý Tự Trọng - Khoa công tác Đội, NXB Trẻ, 2007 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w