0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (Trang 30 -30 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5

Có kỹ năng giao tiếp các em có thể thực hiện một cách có tự giác, có tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng từ phía nhà trường, gia đình và xã hội

Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng về tâm sinh lí. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, óc tò mò, xu thế thích những cái mới lạ, thích được khẳng định mình. Điều này sẽ tạo điều kiện, chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, đó là tuổi thiếu niên – một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của các em. Lúc này giao tiếp càng có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi các phẩm chất nhân cách chỉ có thể hình thành trong hoạt động học, hoạt động cùng nhau, trong đó giao tiếp là điều kiện

Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội, cơ chế thị trường cũng có nhiều tác động đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ em, lượng kiến thức luôn thay đổi hằng ngày, do đó các em không thể học được hết các kiến thức mà các em phải có kỹ năng giao tiếp nắm được hướng tiếp cận và cách chiếm lĩnh tri thức.

Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội làm cho con người bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh, ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, cha mẹ đôi khi chỉ chú tâm vào công việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống nên đôi khi không đủ thời gian để chăm lo, quan tâm đến con cái của mình. Một số gia đình sợ con bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh đã nhốt trẻ trong nhà cách li với môi trường xã hội xung quanh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ sau này.

Do đó việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em là rất cần thiết giúp cho trẻ hình thành các phẩm chất giao tiếp tích cực, giúp trẻ tự tin, tự nhiên, lịch sự, cởi mở và tính văn hóa trong giao tiếp.

1.3.3. Các loại kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh lớp 5

Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần thiết cho học sinh lớp 5 là:

- Kỹ năng nói trước đám đông: Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong giao tiếp. Kỹ năng này giúp học sinh tự tin đứng trước đám đông biết giới thiệu về bản thân qua cách trình bày thu hút sự chú ý của người nghe, Bằng việc vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước nhóm, trước tập thể thông qua đó rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông.

- Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi: Giáo dục học sinh biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân đối với những người xung quanh, biết bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân của mình trước những vấn đề yêu cầu đề nghị. Cám ơn khi nhận quà hay sự giúp đỡ của người khác, xin lỗi khi làm người khác không hài lòng hay làm tổn thương đến họ.

- Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác: Giáo dục các em biết phân biệt đúng sai, biết ủng hộ cái đúng, cái thiện và kiên định với quan điểm của mình, biết từ chối, hay khước từ cái không đúng, hay những lời nói, việc làm thể hiện hành vi lệch chuẩn.

- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống học sinh tiểu học phải đối mặt với nhiều tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và hoạt động lao động và gặp những tình huống khó xử trong quan hệ với người lớn trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và với nhiều người xung quanh, đòi hỏi các em phải có kỹ năng ứng xử phù hợp, biết phân tích cái lợi và cái hại của việc ứng xử, tạo ra quan hệ chia sẻ, hợp tác.

- Kỹ năng lắng nghe: Thông qua hoạt động dạy học, rèn luyện, giáo dục học sinh kỹ năng lắng nghe hiểu người khác, biết về mình rõ hơn, lắng nghe một cách tích cực, chủ động và cảm thông, chia sẻ, lắng nghe có chủ động để tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin có ích cho bản thân.

- Kỹ năng chia sẻ: Thông qua các hoạt động giáo dục cần giáo dục cho học sinh tiểu học kỹ năng chia sẻ, chia sẻ với bố mẹ về công lao chăm sóc, dạy dỗ, chia sẻ với bố mẹ niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại trong cuộc sống, chia sẻ với thầy cô về khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và cuộc sống đời tư, chia sẻ với bạn công việc của lớp của trường vv...

- Kỹ năng thuyết phục: Trong học tập, lao động sinh hoạt, học sinh phải thuyết phục người khác khi đưa ra yêu cầu đề nghị vì vậy đòi hỏi giáo viên và nhà trường cần rèn luyện cho các em kỹ năng thuyết phục: Thuyết phục bố mẹ cho đi xem phim khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, thuyết phục cô giáo cho lớp đi dã ngoại, thuyết phục bạn hợp tác trong công việc vv...

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học, giáo viên cần đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để rèn luyện cho các em kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề trong học tập, giải quyết vấn đề trong xử lý các mối quan hệ, giải quyết vấn đề về xúc cảm cá nhân vv...

- Kỹ năng làm việc hợp tác: Học sinh tiểu học là công dân tương lai, cần phải được trang bị kỹ năng làm việc đồng đội, biết chia sẻ và hợp tác, biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của những người xung quanh để tự hoàn thiện mình, biết tự nhận thức về bản thân và người khác, biết bày tỏ quan điểm cá nhân, biết kiên định với mục tiêu đã chọn, biết giữ lời hứa và tôn trọng những người xung quanh vv...

- Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Giao tiếp con người bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình, vì vậy, để hành vi giao tiếp có văn hóa cần giáo dục cho học sinh tiểu học có kỹ năng biểu lộ xúc cảm và thái độ cá nhân trong quá trình giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp như tức giận, cáu gắt, quá xúc động vv... để không làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp và chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh.

1.4. Vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

1.4.1.Khái quát về hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng, đẩy mạnh cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” đã thổi một không khí và sức sống mới cho các hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi. Đưa tinh thần Nghị quyết vào thực tiễn phong trào, công tác xây dựng Đội trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực: Đội ngũ phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đội được tăng cường, chất lượng nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng được cải tiến, nội dung sinh hoạt Đội được đổi mới từng bước phù hợp với nhu cầu của thiếu nhi. Hoạt động Đội trong nhà trường từng bước được củng cố và nâng cao, hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư được đẩy mạnh và nhân rộng, công tác Sao nhi đồng có những bước phát triển, công tác bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều phong trào, hoạt động mới đã tạo ra hiệu quả xã hội thiết thực của thiếu nhi tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đẩy mạnh đã tạo ra những kết quả tích cực với hàng ngàn các công trình vui chơi cho thiếu nhi, các lớp học tình thương đã mang lại niền vui, điều kiện sinh hoạt ánh sáng tri thức đến với học sinh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn đến trường”, phong trào “Tấm áo tặng bạn”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” được tổ chức sâu rộng tại cơ sở Đội, khơi dậy trong thiếu nhi và toàn thể xã hội tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn thiếu thốn; cổ vũ tạo niềm tin và đồng lòng cùng thiếu nhi trên con đường biến ước mơ thành hiện thực. Đặc biệt cuộc vận động “ Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy ” tiếp tục khẳng định

lòng biết ơn vô hạn của thiếu nhi Việt Nam với vị lãnh tụ, người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, tạo môi trường học tập và rèn luyện, góp phần bồi dưỡng hình thành cho các em những giá trị phẩm chất tốt đẹp của người công dân mới xã hội chủ nghĩa.

Trong nhà trường tiểu học, việc đặt ra kế hoạch mục tiêu dạy học và giáo dục vô cùng quan trọng. Với hoạt động đặc thù của mình, hoạt động Đội giữ vai trò vô cùng qua trọng trong việc giáo dục cho các em học sinh. Hoạt động Đội là chỗ dựa vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chương trình giáo dục của nhà trường tiểu học.

Hoạt động Đội còn là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, hoạt động Đội trong nhà trường tiểu học bảo đảm quá trình giáo dục được toàn diện, khép kín “ Học đi đôi với hành – nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội”.

Hoạt động Đội có vai trò tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranh cho nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng của thiếu nhi theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học.

Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh còn có vai trò rất lớn trong việc tạo môi trường cho các em học sinh có điều kiện được rèn luyện và trải nghiệm bản thân, luôn phấn đấu cho công tác bồi dưỡng rèn luyện đội viên của mình, tạo nguồn nhân lực cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

1.4.2.Mục tiêu rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM.

Nội dung công tác Đội là sự thể hiện mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội và của nhà trường phổ thông. Nội dung công tác Đội toàn diện thể hiện ở các mặt hoạt động Đội :

- Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức.

- Hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật.

- Hoạt động lao động, kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. - Hoạt động sức khoẻ, vệ sinh, môi trường.

- Hoạt động thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật.

- Hoạt động xây dựng tổ chức Đội và tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế.

Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dung công tác Đội. Hình thức hoạt động Đội đa dạng và hấp dẫn, điều đó được quy định bởi đặc trưng về tính chất của tổ chức Đội, bởi những nguyên tắc hoạt động Đội.

Nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội phù hợp, thống nhất với nhau một cách biện chứng, sự kết hợp giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của cả quá trình hoạt động lâu dài của Đội. Quá trình phát triển của hệ thống, mục tiêu, phương pháp giáo dục,của nền giáo dục quốc dân, sự phát triển của nền kinh tế, chính trị xã hội, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nội dung và hình thức công tác Đội.

Như vậy nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tổ chức Đội, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và của thời đại.

1.4.3. Nguyên tắc rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM.

-Việc lựa chọn nội dung, phương pháp rèn luyện KNGT phải phục vụ cho mục tiêu GD tiểu học và yêu cầu GDKNS đối với HS

- Rèn luyện KNGT phải đảm bảo đặc điểm tâm sinh lý đối với học sinh lớp 5

- Các hoạt động rèn luyện KNGT được tổ chức phải đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng, tạo hứng thú, thiết thực, giúp các em phát huy được tính tích cực của HS và ưu thế của hoạt động Đội TNTPHồ Chí Minh ở bậc tiểu học.

1.4.4. Nội dung rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM

Thông qua các Hoạt động đội, HS được rèn luyện các KNGT cơ bản và cần thiết như:

- Rèn cho học sinh KNGT giữa cá nhân với từng bạn bè, từng người thân, từng người khác trong cuộc sống. Thông qua hoạt động Đội cần rèn cho học sinh các kỹ năng giao tiếp làm quen, cách cư xử, lắng nghe và trao đổi thông tin với bạn bè như làm quen với bạn mới. Trong gia đình, các em cũng thể hiện được kỹ năng giao tiếp thể hiện được cách ứng xử, cách bày tỏ ý kiến quan điểm của mình với người thân. Ngoài xã hội các em cũng tự tin khi tham gia vào các hoạt động, các em cũng được rèn các kỹ năng hợp tác và tự phục vụ.

- Rèn học sinh KNGT với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em). Qua hoạt động Đội các em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm. Các em sẽ được cùng nhau trao đổi thông tin, trình bày ý kiến, tranh luận và sử dụng các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ để nói trước đám đông. Qua hoạt động nhóm

các em sẽ có sự hỗ trợ lẫn nhau, từ đó các kỹ năng giao tiếp luôn được rèn luyện và phát triển hơn.

- Rèn cho học sinh KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng. Khi học sinh dần có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm ngày càng cao, các em có thể trình bày, thảo luận, trả lời và ứng phó với các tình huống bất ngờ, đồng thời các em cũng phát huy được khả năng làm chỉ huy của nhóm. Bên cạnh đó các em có sự giao lưu giữa các nhóm với nhau tạo cho các em có khả năng giao tiếp tốt với mọi người xung quanh mình (nhà trường và xã hội)

1.4.5. Phương pháp và hình thức rèn luyện KN giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP HCM

1.4.5.1. Phương pháp tổ chức rèn luyện

Đa dạng hóa cách thức tổ chức rèn luyện, lựa chọn nội dung phù hợp, phát huy tính tích cực của HS bằng cách:

- Xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT cho HS dựa vào điều kiện thực tế tại đơn vị. Các hoạt động phải thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. CBQL cùng tổng phụ trách Đội phải xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và có tầm nhìn để xây dựng kế hoạch dài hạn.

- Phân công lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện KNGT cho học sinh.

- Triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động rèn luyện. - Kiểm tra các hoạt động, kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác. - Đánh giá kết quả thực hiện.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động.

1.4.5.2. Hình thức tổ chức rèn luyện:

- Các hoạt động rèn luyện được tiến hành cụ thể ở khối lớp 5. Trong các môi trường thích hợp như : tham gia hội thi Phụ trách sao; thi Nghi thức Đội,

tham gia hoạt hướng dẫn tổ chức sinh hoạt sao Nhi Đồng mỗi sáng thứ hai chào cờ; tham gia các hoạt động múa hát, văn nghệ, kịch, tiểu phẩm theo chủ điểm mỗi tháng, tham gia các hoạt động xã hội (thăm địa chỉ đỏ tại địa phương, bảo tàng)…

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (Trang 30 -30 )

×