8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Biện pháp, biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp
*Khái niệm biện pháp:
Đó chính là cách làm cách giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụ thể. Trong giáo dục biện pháp thường quan niệm là yếu tố hợp thành của các phương pháp phụ thuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thể phương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau. Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở tính kế thừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả công tác Đội được thực hiện thông qua các biện pháp của quản lý, tổng phụ trách đội và giáo viên đối với học sinh sao cho sự tác động đó tạo ra sự thay đổi của học sinh giúp học sinh tự tin, năng động trong giao tiếp có chừng mực hơn với mọi người xung quanh
* Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5
Nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như một dạng đặc biệt của hoạt động: giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động và có cả thao tác cụ thể, sử
dụng các phương tiện khác nhau, nhằm đạt được những mục đích, thỏa mãn các nhu cầu cụ thể, tức là được thúc đẩy bởi động cơ.
Một số nhà tâm lí học khác cho rằng giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau trong cuộc sống (lối sống) của con người.
HSTH là một thực thể đang lớn lên và đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lí) và phát triển tâm lí, nhân cách – một số biện pháp rèn luyện cho các em KNGT sau:
- Các hoạt động rèn luyện KNGT cho học sinh thông qua các hoạt động Đội như: trong lớp học, sân trường, tham quan dã ngoại, các buổi chào cờ, sinh hoạt đội nhóm và các câu lạc bộ năng khiếu.
- Tổ chức các hoạt động Đội cho học sinh tham gia, xây dựng các bài tập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của HS. HS tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống.
- Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn KNGT cho HS trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Trao đổi thường xuyên các thông tin của HS để có biện pháp rèn luyện thích hợp.
- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GV, TPT để tạo cho HS hình thành các thói quen tốt.
- Các em tự đánh giá KNGT theo tổ chức của GV và TPT, từ đó GV, TPT có sự uốn nắn, điều chỉnh cho các hoạt động tiếp nối cho HS.
1.3. Một số vấn đề về rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 1.3.1. Đặc điểm giao tiếp của học sinh lớp 5.
a. Đặc điểm tâm sinh lý và quá trình nhận thức, nhân cách của học tiểu học
Học sinh tiểu học là thực thể hồn nhiên ngây thơ, trong sáng. Bản tính của trẻ luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che dấu. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học đang hoàn thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển về tâm hồn. Đây là thời kì các em có sự phát triển mạnh về thể chất cụ thể là các em phát triển rõ rệt về chiều cao và cân nặng. Não của các em đã phát triển đầy đủ, dẫn đến sự cân bằng trong các hoạt động của các quá trình hưng phấn và ức chế. Do đó khả năng chú ý học tập của các em cũng lâu hơn, có thể tập trung giải quyết các vấn đề trong một khoảng thời gian khá dài. Học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phấm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội. Học sinh tiểu học là một phạm trù của tương lai
a.2. Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học:
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặng về tính không chủ định. Đối với học sinh lớp đầu bậc tiểu học tri giác thường gắn với hành động. Đối với học sinh lớp cuối bậc tiểu học tri giác thường gắn với xúc cảm với sự vật là những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn [13]
- Chú ý có chủ định của học sinh còn yếu. Học sinh nhỏ bậc tiều học thường chỉ chú ý khi có động cơ (như được điểm cao, được cô khen), đến cuối bậc tiểu học thì các em đã có thể duy trì chú ý có chủ định ngay cả khi có động cơ xa (như các em chú ý vào công việc khó khăn nhưng không hứng thú vì biết chờ đợi kết quả trong tương lai).[13]
- Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic, vì lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở các em tương đối chiếm ưu thế. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn tốt hơn những định nghĩa, những câu giải thích bằng lời. [13]
- Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên tưởng tượng của học sinh tiểu học còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,…. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm. [13]
- Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Theo J. Piaget ( nhà tâm lí học Thụy Sĩ), tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể [13]. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận.
a.3. Đặc điểm nhân cách:
- Tính cách học sinh tiểu học hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, long vị tha. Trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng. Ở tuổi này tính bắt chước các em còn đậm nét. Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của giáo viên, của những người em coi là thần tượng. [13]
- Nhu cầu nhận thức từ khi trở thành học sinh lớp 1, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ có liên quan. Trước hết là nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, tiếp đến, lên lớp trên, là nhu cầu gắn liền sự phát hiện nguyên nhân, tính quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng. [13]
- Tình cảm của học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó khăn kìm hãm xúc cảm của mình. Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Các em bộc lộ tình cảm một cách hồn nhiên , chân thật và nhiều khi còn vụng về.
b.Đặc điểm giao tiếp của học sinh lớp 5
Theo các nhà tâm lí học, tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi trong quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp. Đối với học sinh cuốc bậc tiểu học, sự phát tiển chung nhiều mặt của nhân cách trong đó đặc biệt là sự phát triển thể chất và ngôn ngữ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp với những người xung quanh. Các em có thể chủ động mở rộng không gian và thời gian giao tiếp. các em có thể tự đi đến trường, tự đi chơi tương đối độc lập mà không không cần có sự giám sát, giúp đỡ của bố mẹ, người lớn như khi còn ở tuổi mẫu giáo. Điều đó đã tạo cơ hội cho sự phát triển nhu cầu giao tiếp.
Mặc khác, trình độ phát triển tâm sinh lí của giai đoạn cuối này cũng ảnh hưởng mạnh đến sự phát tiển nhu cầu giao tiếp của các em. Có thể nói, đây là giai đoạn “ quá độ ” chuyển từ tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên, đã tạo ra manh nha của sự chuyển hướng hoạt động chủ đạo ở một số em phát triển sớm. Đó là sự phát triển mạnh mẽ hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp với bạn cùng tuổi.
Cùng với sự phát triển theo lứa tuổi, bản chất của nhu cầu giao tiếp ở trẻ như là xu hướng tự nhận thức và tự đánh giá là không thay đổi. Những hoạt động của các em dần phong phú và đa dạng hơn (ngoài hoạt động học tập và vui chơi, các em còn tham gia các hoạt động khác như là hoạt động Đội , hoạt động lao động , hoạt động xã hội công ích…) những vấn đề trẻ cần nhận thức, khám phá trở nên nhiều hơn, nhu cầu đánh giá, tự đánh giá và cùng trải nghiệm trở nên mạnh mẽ hơn, vì thế đối tượng và phạm vi giao tiếp
cũng rộng hơn. Ngoài giao tiếp với người lớn, giao tiếp với bạn ngày càng chiếm ưu thế. Do đó nội dung giao tiếp cũng thay đổi và mở rộng .
1.3.2. Tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5
Có kỹ năng giao tiếp các em có thể thực hiện một cách có tự giác, có tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng từ phía nhà trường, gia đình và xã hội
Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng về tâm sinh lí. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, óc tò mò, xu thế thích những cái mới lạ, thích được khẳng định mình. Điều này sẽ tạo điều kiện, chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, đó là tuổi thiếu niên – một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của các em. Lúc này giao tiếp càng có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi các phẩm chất nhân cách chỉ có thể hình thành trong hoạt động học, hoạt động cùng nhau, trong đó giao tiếp là điều kiện
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội, cơ chế thị trường cũng có nhiều tác động đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ em, lượng kiến thức luôn thay đổi hằng ngày, do đó các em không thể học được hết các kiến thức mà các em phải có kỹ năng giao tiếp nắm được hướng tiếp cận và cách chiếm lĩnh tri thức.
Những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội làm cho con người bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh, ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, cha mẹ đôi khi chỉ chú tâm vào công việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống nên đôi khi không đủ thời gian để chăm lo, quan tâm đến con cái của mình. Một số gia đình sợ con bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh đã nhốt trẻ trong nhà cách li với môi trường xã hội xung quanh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ sau này.
Do đó việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em là rất cần thiết giúp cho trẻ hình thành các phẩm chất giao tiếp tích cực, giúp trẻ tự tin, tự nhiên, lịch sự, cởi mở và tính văn hóa trong giao tiếp.
1.3.3. Các loại kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh lớp 5
Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần thiết cho học sinh lớp 5 là:
- Kỹ năng nói trước đám đông: Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong giao tiếp. Kỹ năng này giúp học sinh tự tin đứng trước đám đông biết giới thiệu về bản thân qua cách trình bày thu hút sự chú ý của người nghe, Bằng việc vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước nhóm, trước tập thể thông qua đó rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông.
- Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi: Giáo dục học sinh biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân đối với những người xung quanh, biết bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân của mình trước những vấn đề yêu cầu đề nghị. Cám ơn khi nhận quà hay sự giúp đỡ của người khác, xin lỗi khi làm người khác không hài lòng hay làm tổn thương đến họ.
- Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác: Giáo dục các em biết phân biệt đúng sai, biết ủng hộ cái đúng, cái thiện và kiên định với quan điểm của mình, biết từ chối, hay khước từ cái không đúng, hay những lời nói, việc làm thể hiện hành vi lệch chuẩn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống học sinh tiểu học phải đối mặt với nhiều tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và hoạt động lao động và gặp những tình huống khó xử trong quan hệ với người lớn trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và với nhiều người xung quanh, đòi hỏi các em phải có kỹ năng ứng xử phù hợp, biết phân tích cái lợi và cái hại của việc ứng xử, tạo ra quan hệ chia sẻ, hợp tác.
- Kỹ năng lắng nghe: Thông qua hoạt động dạy học, rèn luyện, giáo dục học sinh kỹ năng lắng nghe hiểu người khác, biết về mình rõ hơn, lắng nghe một cách tích cực, chủ động và cảm thông, chia sẻ, lắng nghe có chủ động để tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin có ích cho bản thân.
- Kỹ năng chia sẻ: Thông qua các hoạt động giáo dục cần giáo dục cho học sinh tiểu học kỹ năng chia sẻ, chia sẻ với bố mẹ về công lao chăm sóc, dạy dỗ, chia sẻ với bố mẹ niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại trong cuộc sống, chia sẻ với thầy cô về khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và cuộc sống đời tư, chia sẻ với bạn công việc của lớp của trường vv...
- Kỹ năng thuyết phục: Trong học tập, lao động sinh hoạt, học sinh phải thuyết phục người khác khi đưa ra yêu cầu đề nghị vì vậy đòi hỏi giáo viên và nhà trường cần rèn luyện cho các em kỹ năng thuyết phục: Thuyết phục bố mẹ cho đi xem phim khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, thuyết phục cô giáo cho lớp đi dã ngoại, thuyết phục bạn hợp tác trong công việc vv...
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học, giáo viên cần đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để rèn luyện cho các em kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề trong học tập, giải quyết vấn đề trong xử lý các mối quan hệ, giải quyết vấn đề về xúc cảm cá nhân vv...
- Kỹ năng làm việc hợp tác: Học sinh tiểu học là công dân tương lai, cần phải được trang bị kỹ năng làm việc đồng đội, biết chia sẻ và hợp tác, biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của những người xung quanh để tự hoàn thiện mình, biết tự nhận thức về bản thân và người khác, biết bày tỏ quan điểm cá nhân, biết kiên định với mục tiêu đã chọn, biết giữ lời hứa và tôn trọng những người xung quanh vv...
- Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Giao tiếp con người bộc lộ cảm xúc