Hơn nữa, trong dạy học Sinh học, vớilượng kiến thức lớn, thời gian ngắn thì việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh là cần thiết.. Xuất phát từ những lí do trên, tôi
Trang 1-NGUYỄN VĂN THÌN
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC -
SINH HỌC 12LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Nghệ An, năm 2014
Trang 2Hoàn thành đề tài này, Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫnkhoa học PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giảtrong suốt quá trình nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh học Trường Đạihọc Vinh, Đại học Sư phạm Huế, đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng gópquý báu cho đề tài
Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạoSau Đại học của Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tác giả học tập và nghiêncứu
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh Trường THPTCon cuông, Trường THPT Mường quạ, Trường THPT Anh sơn 1 Trường THPT Anhsơn 2 Trường THPT Anh sơn 3 đã tạo điều kiện và hợp tác cùng với tác giả trongquá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình độngviên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Vinh, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Thìn
MỤC LỤC
Trang 3Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng, biểu đồ v
MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……… 3
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ………
3
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU………
4
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ………
4
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ……… 4
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 4
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ……… 6
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ……… 6
NỘI DUNG ……… 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ………… 7
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài……… 7
1.1.1 Phương pháp dạy học sinh học ở trường THPT……… 7
1.1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học……… 7
1.1.1.2 Mối quan hệ giữa dạy và học ……… 7
1.1.1.3 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học theo hướng đổi mới …… 8
1.1.2 Bài tập, tình huống, bài tập tình huống và tình huống dạy học …………
10
1.1.2.1.Bài tập ……… 10
1.1.2.2.Tình huống ………
10
Trang 411
1.1.3 Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học………
13
1.1.4 Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống ……… 14
1.1.4.1 Đặc điểm của dạy học bằng bài tập tình huống ……… 14
1.1.4.2 Tiêu chuẩn của một bài tập tình huống tốt ………
14
1.1.4.3 Ưu - nhược điểm của dạy học bằng bài tập tình huống………
15
1.1.5 Kỹ năng học tập của học sinh ………
16
1.1.5.1 Kỹ năng ……… 16
1.1.5.2 Kỹ năng học tập ………
17
1.1.6 Kỹ năng so sánh
19
1.1.6.1 Khái niệm
19
1.1.6.2.Vai trò việc rèn luyện kỹ năng so sánh:
20
1.1.6.3 Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống 20
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài………
21
1.2.1 Thực trạng dạy - học sinh học ở trường THPT hiện nay………
21
1.2.1.1 Thực trạng giảng dạy của giáo viên ……… 21
1.2.1.2.Thực trạng rèn luyện kỹ năng so sánh thông qua bài tập tình huống… .22
Trang 51.2.3 Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức phần Di truyền
học - SGK sinh học 12 25
1.2.4 Cấu trúc chương trình phần di truyền học Sinh học 12
26
1.2.5 Các thành phần kiến thức phần di truyền học
37
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY PHẦN DI TRUYỀN HỌC – SINH HỌC 12………
30
2.1 Quy trình thiết kế bài tập tình huống ……… 30
2.2 Hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12 30
2.3 Quy trình sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh trong phần Di truyền học – Sinh học 12 56
2.3.1 Quy trình chung
56
2.3.2 Ví dụ
57
2.4.Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng so sánh thông qua bài tập tình huống
61
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm
64
3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 64
3.3 Phương pháp thực nghiệm
85
3.4 Kết quả thực nghiệm và đánh giá .86
Trang 63.4.2 Phân tích định tính……… 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .92
1 KẾT LUẬN .92
2 KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
93 PHỤ LỤC
Trang 7Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 8luyện kỹ năng so sánh cho học sinh 22Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện một số kỹ năng so sánh cho
học sinh của giáo viên 23
Bảng 1.5 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về các phương pháp giảng dạy
của giáo viên 23Bảng 1.6 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về mức độ rèn luyện kỹ năng
học tập cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học của giáo viên 24Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng so sánh 61Bảng 3.1 Bảng tổng hợp mức độ đạt được của HS của từng tiêu chí rèn luyện
kỹ năng so sánh 87
2 Biểu đồ
Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 bài kiểm
tra 88Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 bài kiểm
tra 88Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 bài kiểm
tra 89Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 qua 3 bài kiểm
tra 89Hình 3.5 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 5 qua 3 bài
kiểm tra 90
Trang 101 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà Nước:
Để phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà Nước ta đã chú trọngphát triển Giáo dục và Đào tạo, xem Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu.Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lítưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cáchphẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc”
Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại
và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huytruyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học
1.2 Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu giáo dục:
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, ngành Giáo dục và Đào tạo đang ra sức thựchiện công cuộc đổi mới giáo dục ở mọi cấp học, đổi mới đồng bộ cả nội dung,phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá Đặc biệt, chútrọng đổi mới phương pháp dạy học từ chỗ sử dụng phương pháp dạy học truyềnthống sang dạy học tích cực “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh (HS); phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điềukiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác;rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS” Chú trọng sử dụng phươngpháp dạy học mới và phương tiện hiện đại trong dạy học là tốt nhất
1.3 Xuất phát từ thực trạng của việc giảng dạy sinh học ở bậc THPT:
Hiện nay, trong các trường THPT, nhất là các trường thuộc vùng, miền xatrung tâm thành phố, huyện lỵ, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu thốn nên việc sửdụng phương pháp dạy học tích cực trong trường phổ thông nói chung và với bộmôn Sinh học nói riêng đã có chuyển biến nhưng còn chậm Một bộ phận khôngnhỏ giáo viên (GV) vẫn sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thốngnhư thuyết trình, giải thích - minh họa là chủ yếu, một số đặt vấn đề, dẫn đến việchọc của HS còn thụ động, không có cơ hội nghiên cứu, trao đổi, thể hiện mình trong
Trang 11các giờ học, làm cho chất lượng dạy và học bị hạn chế Vì vậy, việc nghiên cứu và
sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học mới là vấn đề cấp thiết
Để tổ chức hoạt động học tập cho HS theo hướng tích cực hóa thì người dạycần phải có công cụ, phương tiện để tổ chức như: bản đồ khái niệm, sơ đồ hóa, câuhỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề, phiếu học tập Trong đó,việc sử dụng Bài tập tình huống có những ưu điểm rất lớn như dễ khái quát kiếnthức và nội dung bài học, dễ sử dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâucủa quá trình dạy học, phát huy được hoạt động độc lập của từng cá nhân và hoạtđộng tập thể, hướng dẫn cách tự học cho HS Đồng thời rèn luyện năng lực tư duysáng tạo và xử lí linh hoạt cho người học Hơn nữa, trong dạy học Sinh học, vớilượng kiến thức lớn, thời gian ngắn thì việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện
kỹ năng so sánh là cần thiết
1.4 Xuất phát từ đặc thù của môn Sinh học và phần kiến thức Di truyền học Sinh học 12 :
Sách giáo khoa Sinh học 12 được biên soạn theo hướng đổi mới cả nội dung
và phương pháp dạy học Với cách biên soạn như thế, đòi hỏi người dạy cần thayđổi cách dạy và người học cũng phải thay đổi cách học chủ động, tích cực hơn…
GV đóng vai trò là người hướng dẫn HS tự tìm tòi, khám phá những kiến thức hiệnđại, đồng thời tạo cho các em niềm tin vào khoa học
Chương trình phần di truyền học ở THPT cung cấp cho học sinh chủ yếu là cáckhái niệm, hiện tượng, cơ chế của các hiện tượng di truyền và biến dị, các quá trìnhsinh học, các quy luật di truyền, ứng dụng di truyền học nên có tính khái quát cao
và có mối liên hệ với nhau Mục đích của việc học tập không chỉ để giải thích bảnchất và tính quy luật của các hiện tượng trong thế giới khách quan mà còn là đểhành động hợp lý trong việc cải biến tự nhiên và xã hội, phục vụ lợi ích của conngười
Các kiến thức này đã có nền tảng trong chương trình sinh học lớp dưới,những hiện tượng Di truyền, Biến dị cũng rất gần gủi thân quen với đời sống hàngngày của chúng ta Vì vậy khi giảng dạy chúng nhiệm vụ của người thầy giáo phảitạo điều kiện cho học sinh biết tự khám những tri thức đó Muốn làm được điều đótrong quá trình giảng dạy Thầy giáo có thể sử dụng nhiều phương pháp và biệnpháp dạy học khác nhau, một trong những biện pháp đó là sử dụng bài tập tình
Trang 12huống, vì rằng là một trong những biện pháp góp phần phát huy tính tích cực của HS.Trong chương trình THPT hiện nay, phần di truyền học Sinh học 12 là những kiến thức
về các quá trình, qui luật Vì vậy, việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng
so sánh trong dạy – học sẽ phát huy tính tích cực của HS và mang lại hiệu quả cao
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trongdạy học phần Di truyền học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ởtrường trung học phổ thông
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng Bài tập tình huống đểrèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy học sinh học nói chung và dạy học phần Ditruyền học Sinh học 12 nói riêng
3.2 Điều tra tình hình sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh trongdạy học phần Di truyền học ở một số trường THPT thuộc khu vực miền tây tỉnh NghệAn
3.3 Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức phần Di truyền học để làm cơ sở choviệc xây dựng và sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh trongdạy học phần Di truyền học
3.4 Xác định nguyên tắc, quy trình xây dựng Bài tập tình huống , trên cơ sở đóxây dựng hệ thống Bài tập tình huống trong phần kiến thức phần Di truyền học Sinhhọc 12
3.5 Xây dựng quy trình sử dụng Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánhcho học sinh vào khâu hình thành kiến thức mới phần Di truyền học Sinh học 12 3.6 Thiết kế một số giáo án thực nghiệm sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện
kỹ năng so sánh cho học sinh phần Di truyền học Sinh học 12
3.7 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc sử dụng bài tập tìnhhuống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh trong dạy học phần Di truyền họcSinh học 12
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Trang 134.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học phần di truyền học
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được các bài tập tình huống tốt và sử dụng hợp lý trong dạy họcphần Di truyền học sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh và góp phần nâng caochất lượng dạy học Di truyền học ở trường trung học phổ thông
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nướctrong công tác giáo dục và các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 12
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài đểtổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Phương pháp điều tra:
- Lập phiếu điều tra để tìm hiểu về việc thiết kế Bài tập tình huống và tìnhhình sử dụng Bài tập tình huống trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12
- Tìm hiểu ý thức học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kĩnăng trong học tập của HS
7.3 Phương pháp chuyên gia:
- Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, từ
đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy học Sinh học 12 về hệ thống bài tậptình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh đã soạn làm cơ sở để chỉnhsửa và hoàn thiện hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho họcsinh phần Di truyền học - Sinh học 12
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Trang 14Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyếtkhoa học và mức đạt được mục tiêu của đề tài.
* Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ
tiêu đo lường và đánh giá chất lượng hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện kỹnăng so sánh cho học sinh
* Phương pháp thực nghiệm:
- Xây dựng hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinhtrong dạy học phần Di truyền học Sinh học 12
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)
- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:
+ Chọn các trường thực nghiệm: Các trường TN có đủ cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học
+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC
+ Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12 THPT
+ Bố trí thực nghiệm: Lớp TN và lớp ĐC có kết quả học tập tương đương nhau,tiến hành thực nghiệm song song, mỗi lớp thực nghiệm dạy 3 bài có sử dụng bài tậptình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh đã đề xuất
+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành ở học kì I năm học 2014 –2015
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC
+ Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm
7.5 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu nghiên cứu Các số liệuđiều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel, tính số lượng và % sốbài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 7 trở lên làm cơ sở định lượng, đánhgiá chất lượng lĩnh hội kiến thức, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất
Trang 15lượng học tập Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoátrong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10.
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
8.1 Góp phần hệ thống hóa những cơ sở lí luận về bài tập tình huống để rènluyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học làm cơ sở cho việc đổi mớiphương pháp dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12
8.2 Xây dựng được hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng sosánh đủ tiêu chuẩn về phần Di truyền học - Sinh học 12
8.3.Xây dựng được quy trình sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹnăng so sánh để dạy và tự học phần Di truyền học - Sinh học 12
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày bởi 3 phần:
I MỞ ĐẦU
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực trạng của việc sử dụng bài tập tình huống
để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học
1.1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹnăng so sánh trong dạy học
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹnăng so sánh trong dạy học
Chương 2: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh để dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12
2.1 Phân tích nội dung chương trình phần kiến thức phần Di truyền học - SH 12 2.2 Xây dựng hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh để dạy họcphần Di truyền học học - Sinh học 12
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1 Mục tiêu thực nghiệm sư phạm
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3 Đối tượng thực nghiệm
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm
III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Phương pháp dạy học sinh học ở trường THPT
1.1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, mỗi định nghĩanhấn mạnh một khía cạnh nào đó, phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhàkhoa học, các nhà sư phạm về bản chất khái niệm phương pháp dạy học ở mỗi thời
kì nhất định Theo N.M Veczilin và V.M Cooxumskaia đã định nghĩa: “Phươngpháp dạy học là cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hộikiến thức của trò” Định nghĩa này đã không còn phù hợp với việc đổi mới phươngpháp dạy học như hiện nay [32]
Theo Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành “Phương pháp dạy học là cáchthức hoạt động của thầy tạo ra mối liên hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt mụcđích dạy học” Đây là khái niệm có thể xem là hoàn chỉnh và phù hợp với xu hướngđổi mới phương pháp dạy học mang tính tích cực [2]
Nguyễn Ngọc Quang “PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sựphối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực,
tự lực đạt tới mục đích dạy học” [23],[24]
Trần Bá Hoành (2002): “PPDH là con đường, cách thức GV hướng dẫn, tổchức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm đạt các mụctiêu dạy học” [14]
Từ những cách định nghĩa trên, có thể khái quát về khái niệm PPDH: PPDH
là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra [20].
1.1.1.2 Mối quan hệ giữa dạy và học
Về dấu hiệu bản chất của phương pháp thì quá trình dạy học được cấu thành
từ hoạt động quan hệ qua lại giữa thầy và trò Nên PPDH phản ánh mối quan hệ qualại giữa dạy (hoạt động của thầy) và học (hoạt động của trò) Chúng là hai hoạt độngkhác nhau về đối tượng nhưng chung về mục đích, tác động qua lại và cùng tồn tại
Trang 17như hai mặt của một đồng xu Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai tròchủ đạo, phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối củaphương pháp dạy, đồng thời có ảnh hưởng trở lại với phương pháp dạy [2] Như vậy,nếu không có mối quan hệ này thì có nghĩa là không có sự tác động qua lại giữa thầy
và trò, dạy với học và do đó không bào giờ tồn tại quá trình dạy và học [29]
Trên thực tế, trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạtđộng dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt động học, dưới sựchỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiếnthức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được Vìvậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháphọc tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế
Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đươngnhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học Tuy nhiên, dạy học lấyhọc sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể Đó là một
tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cảquá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánhgiá… chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học [2]
1.1.1.3 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học theo hướng đổi mới
Thực chất của đổi mới PPDH trước hết là thay thế vị trí, vai trò của thầy vàtrò Từ vị trí là người truyền đạt, giảng giải tri thức, thầy sẽ trở thành người tổ chức,hướng dẫn, cố vấn, trợ giúp Từ vị trí thụ động, nghe, chép, HS trở thành người chủđộng, tích cực hoạt động học tập để tiếp cận, nắm bắt và vận dụng tri thức mới [28]
Đổi mới PPDH làm cho vai trò và vị thế của người giáo viên được nâng cao hơntrước Tuy nhiên, để đảm bảo được năng lực và trọng trách đó thì người thầy cần cónăng lực chuyên môn, có kĩ năng sư phạm, có lòng yêu nghề và có trách nhiệm [5]
Dạy học tích cực có những đặc trưng thể hiện ở cách thức tổ chức hoạt độnghọc tập của học sinh và mục tiêu cơ bản nhất cần đạt được [21]:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong các giờ lên lớp, GV là người tổ chức, chỉ đạo HS tiến hành các hoạtđộng học tập HS – chủ thể của hoạt động học và cần được cuốn hút vào những hoạtđộng học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, HS tự lực khám phá những
Trang 18điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt sẵn.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Ngày nay cùng với sự phát triển và bùng nổ thông tin, HS có nhiều cơ hội đểhoà nhập và tìm kiếm thông tin bổ ích cho bản thân Tuy nhiên, việc tìm kiếm và xử
lí các thông tin như thế nào là vấn đề mà HS đang gặp phải những khó khăn
Kiến thức của nhân loại thì vô tận nhưng kiến thức của con người sẽ có giớihạn Một giáo viên dù giỏi đến đâu cũng không thể truyền đạt các kiến thức củanhân loại cho HS Chính vì thế, việc rèn luyện cho HS kĩ năng tìm kiếm, xử lí thôngtin đó là điều hết sức cần thiết
Ngoài ra, HS cần được rèn luyện các kĩ năng: phân tích-tổng hợp, khái quáthoá, so sánh, suy luận,… Việc nắm vững các tri thức và phương pháp sẽ giúp cho
HS tự đọc tài liệu, làm bài tập, hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng đồng thờiphát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân
- Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác
PPDH đổi mới đòi hỏi học sinh phải cố gắng nhiều hơn, nổ lực nhiều hơn đểtìm kiếm thông tin bổ ích cho bản thân mình Các em phải tự suy nghĩ, cố gắng vànghị lực cao trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận tri thức mới Ngoài ra, cần phải có
sự hợp tác giữa các cá nhân trên con đường tìm tòi và lĩnh hội những cái mới Mộttrong những hình thức tổ chức dạy học hiện nay được rất nhiều GV áp dụng trongđổi mới PPDH đó là “thảo luận” Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy – trò,trò – trò, là điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tác dụng tích cực của mối quan hệnày bằng các hoạt động và hợp tác Thông qua “thảo luận, tranh luận” mà mỗi thànhviên tự điều chỉnh và khằng định mình
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò
Trong PPDH đổi mới, việc đánh giá và tự đánh giá là công việc thườngxuyên để GV kịp thời điều chỉnh cả cách học lẫn cách dạy Ngoài ra, còn phát huyvai trò tích cực chủ động của HS, GV cần phải hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá
để điều chỉnh cách học của bản thân
Như vậy, bản chất của PPDH đổi mới là tăng cường hoạt động học tập củahọc sinh Để có được kiến thức mới thì HS phải được hoạt động, quan sát, thao táctrên các đối tượng, được tự do phát huy sáng kiến, được thể hiện các tiềm năng trítuệ của mình
Trang 191.1.2 Bài tập, tình huống, bài tập tình huống và tình huống dạy học
1.1.2.1.Bài tập
Khái niệm
Bài tập là nhiệm vụ mà người giải cần thực hiện, trong bài tập chứa đựng dữkiện và yêu cầu cần tìm Bài tập nhận thức là dạng bài tập được GV đưa đến cho họcsinh theo mục đích dạy học giúp học sinh định hướng được việc học qua bài tập [7],[8]
Phân loại:
Dựa vào mục đích của lí luận dạy học, có các dạng bài tập sau
Bài tập dùng để dạy bài mới
Bài tập dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá
Điểm phân biệt giữa bài tập dùng để dạy bài mới và hai loại bài tập kia là ởtính chất cần tìm Cái cần tìm ở đây chính là phương thức để qua đó học sinh tiếpthu được kiến thức mới
Căn cứ vào tính chất và mức độ khái quát của kiến thức, các bài tập có thểxếp vào 3 loại chính:
Bài tập vận dụng tri thức lí thuyết: Gồm chủ yếu những bài tập thuận,những bài tập đảo, ngắn và đơn giản nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng líthuyết để trả lời các bài tập trong các trường hợp cụ thể, qua đó khắc sâu kiến thứccủa một vấn đề nào đó trong bài học
Bài tập vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Nhữngloại bài tập này sẽ góp phần tích cực rèn luyện tư duy thực nghiệm và làm cho quátrình học tập gắn liền với thực tiễn
Bài tập phát triển trí thông minh: đây là những bài tập có tính tổng hợp, thểhiện được sự đan xen, tổ hợp giữa các kiến thức sinh học với tự nhiên, môi trường
và các hoạt động sống của con người
1.1.2.2.Tình huống
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tình huống Theo quan điểm Triết học,tình huống được nghiên cứu như một tổ hợp các mối quan hệ cụ thể, đến một thờiđiểm nhất định liên kết con người với môi trường của anh ta, lúc đó anh ta biến
Trang 20thành chủ thể của hành động có đối tượng nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Theo từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại mộtđịa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đốiphó, tìm cách giải quyết Tình huống cũng có thể được miêu tả hoặc trình bày mộttrường hợp trong thực tế nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và thôngqua đó đòi hỏi người đọc phải giải quyết vấn đề đó [21]
Xét về góc độ tâm lí học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan
hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó Trong quan hệ không gian, tìnhhuống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể Trong quan hệ thời gian, tình huốngxảy ra trước so với hành động của chủ thể Trong quan hệ chức năng, tình huống là
sự độc lập cuả các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hànhđộng [2]
Nói một cách khái quát, “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi,trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng’’
Người ta phân biệt tình huống làm hai dạng chính:
- Tình huống đã xảy ra, đây là những tình huống đã xảy ra và được tích luỹlại trong vốn tri thức của loài người
- Tình huống sẽ xảy ra (dự đoán), đây là những tình huống mà con người dựđoán xảy ra trong tương lai
1.1.2.3 Bài tập tình huống
Bài tập tình huống là những hệ thống đã, đang và có thể xảy ra được cấu trúclại dưới dạng bài tập, là một cấu trúc ngôn ngữ mô hình hoá yêu cầu về kĩ thuật,biện pháp, phương pháp dạy học mà yêu cầu đó đang tiềm ẩn chưa được bộc lộtrước người dạy không có kinh nghiệm Mô hình này có khả năng thức tỉnh nhu cầuphân tích những khía cạnh có liên quan đến mô hình để có định hướng đáp ứng yêucầu Khi giải bài tập tình huống thì không những giúp học sinh khắc sâu kiến thức
mà còn rèn luyện các kỹ năng để vận dụng trong thực tiễn cuộc sống [7], [8]
1.1.2.4 Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xãhội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành
Trang 21chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mụcđích dạy học cụ thể [18].
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong đượcsinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức
Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tếbào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết Đó là mục đích dạyhọc, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế,riêng biệt
Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một cách tiếp cận mới của tình huống dạyhọc đó là tình huống mô phỏng hành vi Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép,phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người
đó, nhằm đạt mục đích nào đó Quá trình hành vi của con người trong tình huốngthực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống
mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn Dùng tình huống mô phỏng nàytrong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học Thực chất đó là quy trìnhchuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học [8], [23]
Những tình huống trong dạy học là những tình huống mang tính điển hình,miêu tả sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụngtri thức Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận,đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh trithức hay vận dụng những kiến thức mới đã học vào những trường hợp thực tế [21]
Tình huống dạy học là khái niệm mô tả hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thểnhư: thầy, trò, sách giáo khoa có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung, phương pháp,phương tiện, môi trường dạy học… như thế nào? Tình huống dạy học luôn luônthay đổi, vì vậy để dạy học tốt đòi hỏi người thầy phải quan sát thực tế, nhạy cảm
và tập trung sự chú ý của mình vào công việc Người thầy thường tập trung vàoviệc xác định tình huống dạy học ở 3 giai đoạn: trước giờ học, trong giờ học vàsau giờ học
Như vậy, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp,
chứa đựng mối liên hệ mục đích - nội dung - phương pháp theo chiều ngang tại một
thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức
Trang 221.1.3 Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học
Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học được tạo thành từ hai yếu tố cơbản: Con người và các thành tố của quá trình dạy học [29]
Con người: Là giáo viên và học sinh Muốn làm việc có hiệu quả giáo viênphải nắm được nhu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh.Đối tượng lao động của giáo viên là học sinh, khác với công nhân, nông dân, đốitượng lao động là những vật vô tri vô giác Trong giờ lên lớp giáo viên phải quantâm theo dõi sự chú ý và hứng thú của học sinh, sự chú ý như cửa sổ của tâm hồncon người Khi cửa sổ này khép lại thì mọi hoạt động của thầy không còn ảnhhưởng tới tâm hồn họ nữa Hứng thú học tập của học sinh là động lực kích thíchtính tích cực sáng tạo, làm nâng cao chất lượng học tập Trong dạy học, động lựcđược tạo ra từ sự kích thích hứng thú là thế mạnh của người thầy, vì nó nằm trongtầm tay của họ qua sự lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và tình huốngdạy học thích hợp
Bản thân giáo viên cũng phải hiểu mình, luôn luôn tự rèn luyện, tu dưỡng đểđáp ứng yêu cầu dạy học ngày càng cao của xã hội Có thể tóm tắt những đặc điểmcủa giáo viên - học sinh như sau
Đặc điểm của giáo viên:
- Có kiến thức sâu và rộng, có lương tâm nghề nghiệp
- Sự tập trung, sự sẵn sàng làm việc
- Xác định được bản chất và trọng tâm vấn đề
- Chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học cụ thể
Đặc điểm của học sinh:
- Có nhu cầu học tập
- Tập trung sự chú ý, có hứng thú học tập
- Có trình độ, năng lực tiếp thu bài học
- Có điều kiện, môi trường, không khí đạo đức chung tốt
Các thành tố của quá trình dạy học: Là thành phần cơ bản của tình huốngdạy học Quá trình dạy học có hai mặt: Mặt nội dung và mặt quá trình có quan hệchặt chẽ với nhau
Mặt nội dung gồm: Mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phươngtiện, hình thức và kiểm tra, đánh giá Những phạm trù này quyện chặt vào nhau
Trang 23trong quá trình dạy học, nhiều khi không thể tách rời được và không phụ thuộc vào
sự gia công sư phạm của giáo viên Bài học có sinh động, đem lại hứng thú, để lạidấu ấn trong tâm hồn học sinh, đó là kết quả của việc nắm bắt tình hình thực tế, của
sự uyên bác, của năng lực và nghệ thuật sư phạm, của tinh thần trách nhiệm vàlương tâm người giáo viên
Mặt quá trình gồm: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích động viên, tạo độnglực, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá, quá trình này kéo dài từ đầu đến cuối giờhọc
1.1.4 Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống là một phương pháp mà giáoviên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra cácphương án giải quyết cho các bài tập tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêubài học đặt ra [8]
1.1.4.1 Đặc điểm của dạy học bằng bài tập tình huống [7]
- Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm cáckiến thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp pháttriển chính bản thân kỹ năng
- Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp - nó không phải chỉ có mộtgiải pháp cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm)
- Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làmtheo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thứcthich nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tùy thuộcvào tình huống
- Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không cócông thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống
- Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn
1.1.4.2 Tiêu chuẩn của một bài tập tình huống tốt
- Về mặt nội dung:
+ Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học
+ Bài tập tình huống phải mang tính giáo dục
+ Tạo khả năng để học sinh đưa ra được nhiều đáp án
Trang 24+ Phải chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích.
+ Tạo được sự hứng thú cho người học
+ Nêu ra được những vấn đề quan trọng, cốt lõi cho người học và phù hợpvới người học
- Về mặt hình thức, bài tập tình huống phải:
1.1.4.3 Ưu - nhược điểm của dạy học bằng bài tập tình huống
Ưu điểm của dạy học bằng bài tập tình huống:
Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cựccủa học sinh vào quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức; phát triển các kĩ năng họctập; giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kĩ năng giao tiếp như:nghe, nói, trình bày,… của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tínhsáng tạo, tiếp cận bài tập tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ranhững giải pháp cho các bài tập tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh các nhậnthức, hành vi, kĩ năng của HS
Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng tính thực tiễn của môn học, giảmnhiều rủi ro cho người học khi tham gia thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp;Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú cho người học Cung cấp kinhnghiệm, cách nhìn và giải pháp mới cho người dạy,…
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ,năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học
Nhược điểm của dạy học bằng bài tập tình huống:
Để thiết kế được một bài tập tình huống phù hợp với nội dung, mục tiêu đàotạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của các em thì đòi hỏi GVphải tốn nhiều thời gian, công sức Ngoài ra, GV cần phải có trình độ kiến thức,kinh nghiệm sâu, rộng, có kĩ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình tổ chứcthảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận tri thức mới Trên thực tế, số lượnggiáo viên đạt các yêu cầu trên không phải nhiều
Trang 25Hơn nữa, thời gian giảng dạy quá ít trên lớp cùng với lối học mang tính chấtthụ động từ bấy lâu nay của học sinh đã trở thành một khó khăn trong việc sử dụngbiện pháp dạy học bằng phương pháp sử dụng bài tập tình huống này
1.1.5 Kỹ năng học tập của học sinh
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thunhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn Kỹ năng đạt tới mức hết sứcthành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo” [13], [14], [15]
Nguyễn Đình Chỉnh đã định nghĩa: "Kỹ năng là một thao tác đơn giản hoặcphức tạp mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu đượcmột kết quả" Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năngđồng thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay
Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức Sở dĩnhư vậy là vì xuất phát từ cấu trúc kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức điđến kết quả và hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó)
Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lênnội dung ta đạt được mục tiêu
Mục tiêu = Kỹ năng ´ Nội dung
Với quan niệm của A.V Pêtrôvxki, kỹ năng là cách thức hành động dựa trên
cơ sở tri thức Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng chocon người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc màtrong cả những điều kiện thay đổi
Bên cạnh đó, cũng còn có các quan niệm khác nhau của nhiều tác giả trong
và ngoài nước khi xem xét khái niệm kỹ năng liên quan đến việc xây dựng hệ thống
kỹ năng và quy trình rèn luyện kỹ năng:
Quan niệm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ năng của hànhđộng (A.V Pêtrôvxki, M G Janôsevxki, F.B Abbatt, Hà Thế Ngữ ) Các tác giảxem kỹ năng là cách thức hành động phù hợp với mục đích và điều kiện mà conngười nắm vững
Quan niệm thứ hai: Xem xét kỹ năng nghiêng về góc độ năng lực của conngười (K.K Platônôv, G.G Gôlubev, Nguyễn Quang Uẩn ) Kỹ năng là năng lực
Trang 26thực hiện có kết quả với chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng khôngnhững trong điều kiện quen thuộc nhất định mà còn trong những điều kiện mới.
Như vậy, quan niệm thứ hai không chỉ xem kỹ năng là kỹ thuật hành động
mà còn là năng lực biểu hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải luyệntập theo một quy trình xác định mới hình thành được kỹ năng đó
Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm vữngmột hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tinchứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động
Kỹ năng học tập có các đặc trưng:
+ Là tổ hợp các hành động học tập đã được học sinh nắm vững; biểu hiệnmặt kỹ thuật của hành động học tập và năng lực học tập của mỗi em Có kỹ nănghọc tập là có năng lực học tập ở một mức độ nào đó
+ Kỹ năng học tập có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập Nó là yếu tố
có tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tập và có ý nghĩaquyết định đến kết quả học tập
Trang 27+ Kỹ năng học tập là một hệ thống, trong đó có các kỹ năng học tập chuyênbiệt Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu kỹ năng học tập chuyên biệt.Các kỹ năng học tập chuyên biệt như một hệ thống con được tạo bởi các kỹ năngthành phần Kỹ năng học tập là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng,nhiều bậc và mang tính phát triển Trong những điều kiện, hoàn cảnh học tập khácnhau, nhiều kỹ năng chuyên biệt hay kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thếhoặc được điều chỉnh Trong hệ thống kỹ năng học tập có những kỹ năng khái quát,chung cho mọi môn học hoặc một nhóm môn học (kỹ năng chung) và có những kỹnăng đặc thù cho môn học
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, sự lĩnh hội kiến thức được thực hiện thôngqua một chu trình gọi là chu trình hoạt động nhận thức - học tập Nó bao gồm cácbước: Sự tri giác, sự thông hiểu, sự ghi nhớ, sự vận dụng, sự khái quát hoá và sự hệthống hoá Điều kiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức có kết quả là mỗi học sinh phảithực hiện toàn bộ chu trình hoạt động nhận thức, học tập khi nghiên cứu bài học từtri giác đến hệ thống hoá Trong đó, sự thông hiểu kiến thức diễn ra thông qua quátrình xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ: Phân tích và tổng hợp, khái quát hoá,
cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh đối chiếu, suy luận
Trong thực tiễn dạy học, nhiều học sinh còn rất lúng túng ở khâu này vì thiếuphương pháp xử lý thông tin và giáo viên cũng ít chú ý cung cấp và huấn luyện chocác em các phương pháp thích hợp và hiệu nghiệm [23]
Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thôngnhư sau:
1/ Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thuthập, xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quansát, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích - tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹnăng khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức đã học
2/ Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trìnhhọc tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bênngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự điều chỉnh
3/ Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác: Kỹ nănghọc nhóm
Trang 28Người giáo viên chỉ có thể hình thành các kỹ năng học tập trên cho học sinhqua một hay nhiều nội dung nhất định trong một hay nhiều tình huống có ý nghĩa.Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là tình huống gần gũi với học sinh hoặc lànhững tình huống mà học sinh sẽ gặp về sau [5].
Trong hệ thống kỹ năng nêu trên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết kế và sử
dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh trong nhóm kỹ năng học tập
phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến thu thập, xử lý, sử dụng thông tin
1.1.6 Kỹ năng so sánh
1.1.6.1 Khái niệm.
Trong nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và như thếnào, còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật, hiện tượng khác
ở chỗ nào thì phải sử dụng đến phương pháp so sánh
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đốitượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau
Tuỳ mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay
sự khác nhau So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểmgiống nhau thường dùng trong tổng hợp
Các bước thực hiện biện pháp so sánh:
Bước 1: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh.
Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh Bước 3: Xác định những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
Bước 4: Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của 2 đối tượng so
Trang 29Tập thể
+ Làm việc theo nhóm
+Thông tin qua lại
+Trao đổi ý tưởng
Năng động(Không nghe, tiếp thu một cách thụ động)Dân chủ
+ Sự bình đẳng mọi người
tham gia
+ Trao đổi ý tưởng
+ Diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ
+ Diễn đạt so sánh bằng biểu đồ
+ Diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic
1.1.6.2.Vai trò việc rèn luyện kỹ năng so sánh.
- Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hoá và củng cố các khái niệmđồng thời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp học sinh tìm ta cái mới
1.1.6.3 Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống
* Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham
gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giảiquyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói,trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếpcận tình huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp chonhững tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹnăng của học sinh Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ,
năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
Trang 30* Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo,
trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiềuthời gian và công sức Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu,rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận
và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Thực trạng dạy - học sinh học ở trường THPT hiện nay
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, thamkhảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn, dùng phiếu thăm
dò ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở trường THPT Con Cuông ,Trường THPT Mường Quạ - Con Cuông, Trường THPT Anh sơn 1, Trường THPTAnh sơn 2, Trường THPT Anh sơn 3 thuộc tỉnh Nghệ An nhằm thu thập số liệu
cụ thể về thực trạng dạy và học sinh học ở trường THPT hiện nay
1.2.1.1 Thực trạng giảng dạy của giáo viên
Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 23 giáo viên của 5 trườngTHPT ( THPT Con cuông, THPT Mường Quạ, THPT Anh sơn 1, THPT Anh sơn 2,THPT Anh sơn 3) thuộc tỉnh Nghệ An Kết quả thăm dò thu được:
Bảng 1.1 Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên
T
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
Trang 311.2.1.2.Thực trạng rèn luyện kỹ năng so sánh thông qua bài tập tình huống
Bảng 1.2: Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của giáo viên về kỹ năng so sánh
của học sinh
Qua bảng 1.2 cho thấy rằng, đa số giáo viên đánh giá kỹ năng so sánh của học sinh
ở mức trung bình (56.52 %) Như vậy, kỹ năng so sánh tuy đã hình thành ở HSnhưng chưa thật sự đạt được ở mức khá tốt
Bảng 1.3 Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn
luyện kỹ năng so sánh cho học sinh
Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện một số kỹ năng so sánh cho học sinh của giáo viên
Qua bảng 1.3 và 1.4, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV đều nhận thức được sự cầnthiết của việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh Tuy nhiên thực trạng rèn luyện kỹ
Trang 32năng so sánh cho học sinh của một số giáo viên chưa thật sự đồng bộ và chưa cógiải pháp hợp lí đối với vấn đề này.
Qua thực trạng điều tra về phương pháp giảng dạy cũng như rèn luyện kỹnăng cho HS từ phía GV, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng bài tập tình huống vàoquá trình giảng dạy của GV còn ở mức thấp, bên cạnh đó việc rèn luyện kỹ nănghọc tập cho HS còn hạn chế
Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi dùng phiếu điều tra để điều tra 180học sinh ở 5 trường ( THPT Con cuông, THPT Mường Quạ, THPT Anh sơn 1,THPT Anh sơn 2, THPT Anh sơn 3) thuộc tỉnh Nghệ An Kết quả thăm dò thu
được:và thu được số liệu như sau:
Bảng 1.5 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về các phương pháp giảng dạy của giáo viên
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
Kết quả bảng 1.5 cho thấy, một số GV sinh học thuộc huyện Con Cuông,
Anh sơn tỉnh Nghệ An vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống Cácphương pháp giảng dạy tích cực đã có sự chú ý vận dụng ở một số GV nhưng chưa
có sự đồng bộ, đặc biệt phương pháp dạy học sử dụng bài tập tình huống vẫn chưađược quan tâm và sử dụng đúng mức
Bảng 1.6 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về mức độ rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học của giáo viên
Trang 33Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Với kết quả thu được từ bảng 1.6, chúng tối nhận thấy, dưới góc độ đánh giá khách quan từ phía HS thì GV đã có sự quan tâm chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng học tập cho HS thông qua bộ môn sinh học nhưng vẫn chưa được đồng đều (mức độthỉnh thoảng vẫn chiểm tỷ lệ cao nhất 65.55%)
Như vậy, với kết quả điều tra như trên, chúng tôi nhận thấy rằng, việc rènluyện kỹ năng học tập cho HS đặc biệt là kỹ năng so sánh cần được chú trọng hơnnữa Phương pháp dạy học có sử dụng bài tập tình huống là một phương pháp khảthi để rèn luyện cho HS kỹ năng nói trên Vì vậy, chúng tôi khẳng định tầm quantrọng của việc rèn luyện kỹ năng học tập cho HS thông qua phương pháp này Đây
là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, cần được chú tâm
1.2.1.3 Nguyên nhân của thực trạng dạy - học sinh học ở trường THPT
* Về phía giáo viên:
- Một số GV đã quá quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thốngthuyết trình, giảng giải Do đó khi đổi mới phương pháp dạy học tích cực thường tỏ
ra lúng túng, gặp nhiều trở ngại
- Nhiều GV quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức nhiều hơn mà quên điviệc rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS trong giảng dạy, dẫn đến kỹ năng học tậpcủa HS chỉ đạt ở mức trung bình
- Một số GV còn thiếu kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học nêntiết học chưa thật sự hấp dẫn, ít tạo điều kiện để cho học sinh tích cự chủ động trongviệc xây dựng và tiếp thu bài học
* Về phía học sinh:
- Kỹ năng học tập của nhiều học sinh còn hạn chế, không đồng đều Vì vậyviệc tổ chức giờ dạy có sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánhcho học sinh gặp không ít khó khăn, nên giáo viên còn né tránh
- Nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp nên cảm thấy khótiếp thu
* Nguyên nhân khách quan:
Trang 34- Do ý thức ban đầu của HS đối với vị trí của môn Sinh học trong nhà trườngphổ thông Chỉ một số ít HS theo học các khối ngành có môn Sinh học mới thật sựchú tâm vào môn học này Vì vậy đa phần HS chỉ xem môn Sinh là một môn phụ vàkhông dành thời gian, công sức để đầu tư học tập như các môn khác.
1.2.3 Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức phần Di truyền học
- SGK sinh học 12
1.2.3.1 Mục tiêu
a Về kiến thức
Sau khi học xong phần di truyền học, HS phải:
- Trình bày được cơ sở vật chất và cơ chế của các hiện tượng di truyền ở cấp độphân tử và cấp độ tế bào
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ
- Trình bày được các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, tính chất biểuhiện, ý nghĩa và vai trò của các dạng biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá
- Trình bày được nội dung, ý nghĩa và giải thích được cơ sở tế bào học của các địnhluật cơ bản phản ánh tính quy luật của hiện tượng di truyền, và phân biệt được cácquy luật di truyền đó
- Trình bày được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình Hiểu đượchiện tượng biến dị là biểu hiện đồng thời với hiện tượng di truyền; hai hiện tượngnày gắn liền với thuộc tính tự nhân đôi của ADN và NST
- Nêu được các đặc trưng di truyền của quần thể về mặt di truyền học Trình bàyđược nội dung, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi- Vanbec.Hiểu được rằng, con người và các loài sinh vật nói chung đều tuân theo các quy luật
di truyền Biết được những thành tựu của di truyền học ứng dụng vào công tác chọntạo giống, và những ứng dụng quan trọng trong y học để chữa bệnh và bảo vệ tươnglai di truyền của loài người
Trang 35b Về thái độ
- Học sinh có niềm tin vào khoa học, có căn cứ khoa học để tin rằng: hiệntượng di truyền và biến dị ở sinh vật rất phức tạp song cũng là những hình thức vậnđộng của vật chất của những cấu trúc bên trong tế bào theo những cơ chế xác định
- Học sinh nhận thức được các đặc tính di truyền của mỗi loài không phải bấtbiến mà luôn biến đổi trong mối liên hệ phức tạp với ngoại cảnh Thế giới sinh vậtngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử từ một gốc chung theohướng phân hoá ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày cànghợp lí
- Học sinh tăng thêm niềm tin vào khả năng của con người, sức mạnh của khoahọc Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, bằng các phương tiện hiện đại, conngười ngày càng biết rõ hơn về bản chất và tính quy luật của những hiện tượng, quátrình sinh học của cơ thể sống Từ đó, vận dụng vào thực tiễn để bảo vệ thiên nhiên,cải tạo thiên nhiên, phục vụ cho lợi ích của con người
1.2.3.2 Cấu trúc chương trình phần di truyền học Sinh học 12
Phần năm: Di truyền học, 23 tiết chia làm 5 chương
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị (từ bài 1 đến bài 7)
Chương này cho thấy bản chất của hiện tượng di tryền và biến dị là sự vậnđộng của các cấu trúc vật chất trong tế bào Đó là các NST trong nhân, phân tửADN trên NST, các gen trên ADN Cấu trúc này vận động theo những cơ chế xácđịnh, tác động với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào trong những mối liên
hệ thống nhất và chính trong quá trình vận động, tác động qua lại đó biểu hiện chứcnăng của chúng trong hệ thống di truyền, cấu trúc và chức năng là thống nhất bởi vìvận động là thuộc tính gắn liền với vật chất
Chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền (từ bài 8 đến bài 15).
Chương này cho thấy sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ của loài diễn
ra theo những xu thế tất yếu mà người ta đã phát hiện được bằng phương pháp thựcnghiệm Nhờ những kiến thức ở chương I về cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến
dị mà ở chương này HS có cơ sở để hiểu những mối quan hệ nhân quả đã chi phốitính quy luật tất yếu của hiện tương di truyền và biến dị Chính vì ADN tự nhân đôiNST tự nhân đôi, phân li và tổ hợp theo những cơ chế xác định mà sự di truyền quanhân diễn ra theo những quy luật chặt chẽ
Trang 36Chương III: Di truyền học quần thể (bài 16 và 17)
Cho thấy các đặc trưng di truyền của một quần thể như tần số alen, thànhphần kiểu gen được biến đổi như thế nào qua các thế hệ
Chương III cũng giới thiệu định luật Hacđi-Vanbec về sự cân bằng của tần sốalen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối
Chương IV: Ứng dụng di truyền học (từ bài 18 đến 20)
Cho thấy việc vận dụng các kiến thức về tái tổ hợp di truyền nhờ lai giống, gây độtbiến nhân tạo và kĩ thuật di truyền con người đã tạo được các giống vi sinh vật, thực vật,động vật có năng suất cao phục vụ cho đời sống của mình
Chương V Di truyền học người (từ bài 21 đến 23)
Giới thiệu các đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu di truyền người.Vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, đồng thời chỉ ra loàingười đang chịu một gánh nặng di truyền và cần làm gì để giảm bớt gánh nặng đócũng như một số vấn đề xã hội của di truyền học
1.2.3.3 Các thành phần kiến thức phần di truyền học
Chương trình phần di truyền học ở THPT cung cấp cho học sinh chủ yếu làcác khái niệm, hiện tượng, cơ chế của các hiện tượng di truyền và biến dị, các quátrình sinh học, các quy luật di truyền, ứng dụng di truyền học Mục đích của việchọc tập không chỉ để giải thích bản chất và tính quy luật của các hiện tượng trongthế giới khách quan mà còn là để hành động hợp lý trong việc cải biến tự nhiên và
xã hội, phục vụ lợi ích của con người Vì vậy, các thành phần kiến thức cơ bản củaphần kiến thức di truyền học gồm:
a Các khái niệm sinh học
Các khái niệm sinh học phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng, quá trình,quan hệ cơ bản trong giới hữu cơ
Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì mọi hiện tượng trong giới tựnhiên đều là những hình thức vận động khác nhau của vật chất Bởi vậy, muốn nắmđược bản chất của một hiện tượng sinh học thì phải đi sâu vào cấu trúc của dạng vậtchất làm cơ sở cho hiện tượng đó
Trong phần di truyền học chia làm 3 nhóm khái niệm chính:
- Những khái niệm phản ánh các dấu hiệu, hiện tượng, quá trình đặc trưngnhất của sự sống Ví dụ: khái niệm về di truyền, biến dị, đột biến
Trang 37- Những khái niệm phản ánh các tổ chức, cấu trúc cơ bản của vật chất sống.
Ví dụ như khái niệm về gen, ADN, NST, tế bào
- Những khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, quá trình cơ bản của
sự sống Ví dụ: khái niệm về các cơ chế vận động của vật chất di truyền ở cấp độphân tử: tự sao, sao mã (phiên mã), dịch mã, điều hoà hoạt động gen, đột biến gen
và các cơ chế cơ chế vận động của vật chất di truyền ở cấp độ tế bào như: tự nhânđôi của NST, phân ly, tổ hợp tự do, tiếp hợp, trao đổi chéo, đột biến NST
Ba nhóm khái niệm nói trên có liên quan chặt chẽ với nhau và sự phân chianhư trên cũng chỉ có tính chất tương đối Ví dụ: di truyền là hiện tượng bố mẹtruyền cho con cháu những đặc tính giống mình Hiện tượng này liên quan với cơ sởvật chất ở cấp độ tế bào là NST, các phân tử ADN trên NST, các gen trên ADNtrong nhân tế bào hoặc trong ti thể, lục lạp Cơ chế của hiện tượng di truyền chính là
sự vận động của các cấu trúc vật chất di truyền, sự tác động qua lại giữa các yếu tốcấu trúc đó và giữa chúng với các cấu trúc khác trong tế bào
Qua nghiên cứu về nội dung các khái niệm của phần di truyền học, cho thấykiến thức các loại khái niệm này thuận lợi cho việc sử dụng sơ đồ vào dạy học
b Các quy luật sinh học
Các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên nói chung, trong thế giớisinh vật nói riêng, không đứng yên mà vận động, phát triển theo chiều hướng xácđịnh, trong những mối quan hệ có tính quy luật, thống nhất
Trong phần di truyền học THPT đề cập đến các quy luật:
- Các QLDT trong phép lai một cặp tính trạng: Quy luật phân ly, quy luật di truyềntương tác gen, quy luật di truyền liên kết giới tính, quy luật di truyền qua tế bào chất
- Các QLDT trong phép lai hai và nhiều tính trạng: Quy luật PLĐL của cáccặp tính trạng, quy luật di truyền tương tác gen, quy luật di truyền liên kết gen, quyluật di truyền hoán vị gen, quy luật di truyền gen đa hiệu
Để tổng hợp cho học sinh các kiến thức về các quy luật di truyền thì sử dụn bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh là phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao
Trang 38Xác định mục tiêu của chương, bài
Phân tích nội dung chương, bài để xác định đơn vị nội dung chương bài có thể thiết kế được các tình huống dạy học
Diễn đặt tình huống dưới dạng bài tập
Kiể định tình huống đã được được thiết kế
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY PHẦN DI TRUYỀN HỌC
– SINH HỌC 12 2.1 Quy trình thiết kế bài tập tình huống
Quy trình thiết kế tình huống và đưa tình huống vào rèn luyện kỹ năng so sánh của học sinh [8]:
Trang 392.2 Hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12
Bài tập tình huống 1: (Dạy bài mới phần quá trình nhân đôi ADN)
Có ý kiến cho rằng: Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ và nhân thực làhoàn toàn khác nhau, vì ADN ở sinh vật nhân sơ gồm chỉ vùng mã hóa liên tục cònADN ở sinh vật nhân thực gồm vùng mã hóa xen kẽ với đoạn không mã hóa
Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích?
Bài tập tình huống 2: (Dạy bài mới phần cấu trúc của gen )
Để đánh giá mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa hai loài, một trongnhững phương pháp là sử dụng kỹ thuật lai phân tử Tiến hành biến tính ADN laibằng nhiệt độ rồi cho kết hợp các sợi đơn ADN của hai loài tạo thành phân tử ADNlai
Khi biến tính ADN lai bằng nhiệt độ, nhiệt độ mà hai mạch tách nhau gọi lànhiệt độ nóng chảy Có 2 ý kiến về nhiệt độ nóng chảy
- Bạn Anh: Nhiệt độ nóng chảy của ADN lai càng cao thì hai loài này có mốiquan hệ càng xa
- Bạn Nam: Nhiệt độ nóng chảy của ADN lai càng thấp thì hai loài có mốiquan hệ càng gần Theo em ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?
Bài tập tình huống 3: (Củng cố kiến thức phần nhân đôi ADN)
Có bạn cho rằng số đoạn mồi cần dùng được tính bằng công thức: số đoạn okazaki+ 2
Bạn khác lại cho rằng tính bằng công thức: ( số đoạn okazaki + 2) x đơn vị tái bản.Theo em công thức của bạn nào đưa ra là đúng?
Bài tập tình huống 4: (Kiểm tra đánh giá phần quá trình nhân đôi của ADN)
Hồng Anh sưu tầm được hình vẽ mô tả một chạc tái bản ADN nhưng không có chúthích Em hãy ghi chú thích các kí hiệu giúp bạn và biểu diễn chiều của mạch ADNcho đúng?
Trang 403
6
Baì tập Tình huống 5 : Một bạn khi so sánh về cơ chế tổng hợp ADN và cơ chế
tổng hợp ARN và hoàn thành được Phiếu học tập như sau:
- Chịu sự điều khiển của enzyme
- Khi thực hiện tự nhân đôi hoặc phiên mã thì NST chứa ADN phải ở trạng tháitháo xoắn
- Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu
- Được thực hiện trong nhân tế bào với khuôn mẫu là ADN
- Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ > 3’
Theo em như vậy có chính xác không?
Bài tập tình huống 6: (Dạy bài mới phần phiên mã)