1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông

156 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 776 KB

Nội dung

Trong phân môn Làm văn, văn nghị luận xã hội NLXH có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện, đáp ứng các mục tiêu củaquá trình đổi mới giáo dục hiện nay là gắn giáo dục nhà

Trang 1

-NGUYỄN QUANG HÙNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2014

Vinh, 2014

Trang 2

-NGUYỄN QUANG HÙNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

1 Lí do chọn đề tài………1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……… 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 7

5 Phương pháp nghiên cứu……… 8

6 Đóng góp của luận văn……… 8

7 Cấu trúc của luận văn……… 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI……… 9

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài……… 9

1.1.1 Khái quát về văn nghị luận xã hội……… 9

1.1.2 Kỹ năng làm văn nghị luận ……… 14

1.1.3 Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội……… 30

1.2 Vị trí, vai trò của văn NLXH trong chương trình Ngữ văn THPT, thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh hiện nay ……… 40

1.2.1 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc dạy học văn NLXH trong chương trình Ngữ văn THPT……… 40

1.2.2 Thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT hiện nay……… 43

Chương 2 CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN NLXH CHO HỌC SINH THPT……… 55

2.1 Các hình thức rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT… 55

Trang 4

2.1.3 Rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH qua thực hành văn bản

theo đề bài……… … 81

2.2 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT……… 84

2.2.1 Mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề chính trị - xã hội……… 84

2.2.2 Rèn kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh qua việc ra đề văn………… 89

2.2.3 Rèn kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh qua việc chấm, trả bài làm văn………97

2.2.4 Rèn kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh thông qua các tài liệu tham khảo……… 105

2.2.5 Rèn kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp……… … 108

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM……… 113

3.1 Mục đích của quá trình thực nghiệm sư phạm……… 113

3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm……….113

3.3 Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm……… 114

3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm……… 117

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm……… 132

KẾT LUẬN……… 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 140

PHỤ LỤC……….146

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngày nay, tri thức đã trở thành nguồn lực quan trọng có ý nghĩa

quyết định đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam Giáo dục chính là nền tảng của sự phát triển khoa học, công nghệ,phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, là chìa khóa để mở cánh cửa tri thứcnhân loại Để thích ứng và đáp ứng được các yêu cầu của thời đại, chúng ta

đã, đang thực hiện công cuộc đổi mới một cách căn bản, toàn diện ngành giáodục Trong đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả cáccấp học, bậc học, các môn học nói chung và ở trường trung học phổ thông(THPT), ở môn Ngữ văn nói riêng được xem là trọng yếu Đổi mới phươngpháp dạy học phải hướng tới việc phát huy được tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của người học trong quá trình khai thác, khám phá, chiếm lĩnhtri thức của nhân loại, đồng thời định hướng, trang bị cho người học phươngpháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đềtài chúng tôi nghiên cứu nhằm đáp ứng chủ trương đổi mới phương pháp dạyhọc Ngữ văn và phân môn Làm văn ở trường THPT

1.2 Làm văn là một phân môn quan trọng trong môn Ngữ văn được

dạy học ở trường phổ thông, nhằm góp phần trang bị, hình thành, rèn luyệncho người học những năng lực Ngữ văn thiết yếu như lựa chọn, nghe, nói, đọcviết, phản hồi Trong phân môn Làm văn, văn nghị luận xã hội (NLXH) có

vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện, đáp ứng các mục tiêu củaquá trình đổi mới giáo dục hiện nay là gắn giáo dục nhà trường với xã hội,gắn quá trình học tập của học sinh với thực tiễn… Đồng thời, việc dạy họcvăn NLXH cũng gắn với quá trình hình thành, rèn luyện, phát triển năng lựctoàn diện cho học sinh THPT như: đánh thức ở người học thái độ quan tâm tớicác vấn đề, các hiện tượng của đời sống xã hội, hình thành cho các em năng

Trang 6

lực bày tỏ quan điểm, thái độ cùng phương pháp tư duy khoa học; học Làmvăn NLXH, các em biết đánh giá đúng các hiện tượng, các vấn đề trong xãhội, biết ứng xử đẹp trong các mối quan hệ với người khác, đồng thời biếthướng cuộc sống của mình vào những mục tiêu cao cả…

1.3 Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy học văn nói chung và dạy học văn

NLXH nói riêng trong trường THPT còn tồn tại khá nhiều bất cập như: chấtlượng, hiệu quả dạy học văn (trong đó có văn NLXH) chưa đáp ứng đượcnhững yêu cầu và đòi hỏi của thực tế; việc đổi mới phương pháp dạy học củagiáo viên còn hạn chế; một bộ phận học sinh đã thờ ơ, quay lưng lại với mônvăn; nhiều học sinh THPT chưa có những kỹ năng Ngữ văn thiết yếu; trongthực tế, nhiều em đã bị động, lúng túng, sợ hãi khi phải đối diện và giải quyếtcác đề kiểm tra, đề thi môn văn đặc biệt là với văn NLXH… Đây chính là

những lý do đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT để nghiên cứu, với hy vọng góp phần

khắc phục nhng tồn tại và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữvăn và văn NLXH trong trường THPT

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Ngay từ khi văn nghị luận (bao gồm nghị luận văn học và nghị

luận xã hội) được đưa vào dạy học trong trường phổ thông, đã nhận được sựquan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ, cấp độ, thậm chí dưới nhiều quan điểmkhác nhau Nghiên cứu về văn nghị luận có rất nhiều công trình, ở đây, chúngtôi chỉ điểm qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu:

Trước tiên, phải kể đến cuốn Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn cấp III, do tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Quốc Tuý biên soạn in

năm 1980 Cuốn sách đã trình bày khá cụ thể về văn nghị luận như xác lậpkhái niệm, các đặc trưng, đồng thời tác giả đã đưa ra các căn cứ để phân loạivăn nghị luận trong trường phổ thông: từ góc độ nội dung, văn nghị luận bao

Trang 7

gồm hai loại là văn nghị luận chính trị, xã hội và văn nghị luận văn học; từgóc độ kiểu bài, văn nghị luận bao gồm kiểu bài chứng minh, giải thích, bìnhluận, phân tích, bình giảng Bên cạch đó, các tác giả cũng làm rõ mục đích,yêu cầu, đồng thời khái quát phương pháp dạy học môn Tập làm văn nghịluận ở trường phổ thông Phần lớn dung lượng cuốn sách được dành để đi vàođịnh hướng cách làm các kiểu bài trong văn nghị luận Những định hướngkiến thức và kỹ năng ở mỗi kiểu bài đều được tác giả dẫn giải, minh chứngbằng những vấn đề cụ thể trong cả văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Có thể thấy, đây là công trình nghiên cứu công phu và hữu ích đối với việcdạy học văn nghị luận nói chung và văn NLXH nói riêng trong trường phổthông

Tác giả Lê Đình Mai trong cuốn Để làm tốt các kiểu bài văn nghị luận,

xuất bản năm 1995, đã đưa ra cách hiểu khái quát về văn nghị luận trong nhàtrường như khái niệm, đặc điểm, yêu cầu chung Bên cạch đó, tác giả cũngđưa ra những hướng dẫn cụ thể cách làm các kiểu bài trong văn nghị luận nhưkiểu bài chứng minh, kiểu bài giải thích, kiểu bài bình luận, kiểu bài phân tíchnhân vật, kiểu bài bình giảng Điểm khác biệt của cuốn sách là trong mỗi kiểubài, tác giả triển khai thành ba phần: lý thuyết kiểu bài, thực hành kiểu bài,luyện tập kiểu bài Ở mỗi kiểu bài, tác giả đều dẫn giải ví dụ các đề văn nghịluận văn học và nghị luận xã hội Ngoài ra, trong cuốn sách, tác giả cũng đivào định hướng các kỹ năng cần thiết trong làm văn nghị luận như kỹ năngphân tích đề, lập dàn ý, kỹ năng đưa dẫn chứng vào bài văn… Trong dunglượng hạn hẹp, cuốn sách đã triển khai rất cụ thể những kiến thức và kỹ năngthiết yếu liên quan đến văn nghị luận Điểm nổi bật nhất của cuốn sách làhướng tới tính thực hành - điều mà người học văn nghị luận trong trường phổthông hiện nay còn thiếu và hạn chế

Trang 8

Trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, xuất bản năm 2003, tác giả

Bảo Quyến đã có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về văn nghị luận.Trong phần khái quát kiến thức về văn nghị luận, tác giả đã đưa ra cách hiểukhái niệm văn nghị luận và làm rõ vai trò, vị trí, đặc trưng của nó trong nhàtrường Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra tiêu chí cụ thể để phân loại văn nghịluận Căn cứ vào nội dung, văn nghị luận được chia thành hai loại: nghị luận

xã hội và nghị luận văn học Căn cứ vào cách thức nghị luận, văn nghị luậnđược chia thành các kiểu bài: kiểu bài chứng minh, kiểu bài giải thích, kiểubài bình luận, kiểu bài bình giảng, kiểu bài phân tích, kiểu bài hỗn hợp Ngoài

ra, tác giả còn đưa ra những định hướng cụ thể giúp người học cách nhận diệncác dạng đề văn nghị luận; cách kết cấu một bài văn nghị luận; cũng như chỉ

ra các yếu tố tạo nên nội dung bài văn nghị luận bao gồm luận đề, luận điểm,luận cứ, việc tổ chức và liên kết ý; các thao tác tổ chức nên nội dung bài vănnghị luận đó là phân tích và tổng hợp, giải thích, chứng minh, bình luận, quynạp, diễn dịch, so sánh, loại suy, nêu giả thiết, nêu phản đề… Trong côngtrình này, tác giả đã dành phần lớn số trang để định hướng phương pháp làmbài văn nghị luận bao gồm cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội mà cụ thể

là đi vào các kiểu bài đã nói ở trên, từ đó, tác giả khái quát thành quy trìnhlàm một bài văn nghị luận Điều nhận thấy ở công trình nghiên cứu này, tácgiả đã triển khai nhiều vấn đề khi bàn đến văn nghị luận, vì thế, phạm vi nộidung cuốn sách khá rộng, giúp cho cả người dạy và người học văn trongtrường phổ thông có thể tham khảo, học hỏi được những kiến thức và kỹ năngthiết yếu

Năm 2010, các tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thị ThanhHuyền đã đề cập đến văn nghị luận xã hội trong trường THPT qua cuốn sách

Dạy và học nghị luận xã hội Theo các tác giả: “Nghị luận xã hội là một loại

văn bản không có gì xa lạ trong nhà trường phổ thông, nhưng lâu nay chưa

Trang 9

được chú ý đúng mức trong các kì thi, kiểm tra, đánh giá”, “Với chương trình

và sách giáo khoa Ngữ văn mới, NLXH đã được chú ý một cách toàn diệnhơn từ THCS đến THPT” [56; 3] Trong cuốn sách, các tác giả đã khái quátnhững kiến thức chung nhất về nghị luận xã hội như khái niệm, các yêu cầucủa một bài văn NLXH, các dạng đề và cách làm bài NLXH Phần lớn dunglượng của cuốn sách đã được tác giả dành cho việc giới thiệu các đề vănNLXH Những kiến thức và kỹ năng trong sách đã bám sát chương trình vàsách giáo khoa Ngữ văn THPT, đồng thời, đã định hướng khá rõ, khá trọngtâm về văn NLXH cho cả người dạy và người học

Gần đây nhất, năm 2012 các tác giả Nguyễn Xuân Lạc (chủ biên),

Đặng Hiền trong cuốn sách Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội cũng đã đi

vào bàn đến văn NLXH trong trường THPT Đây là cuốn sách được biên soạntheo hướng thực hành khi các tác giả định hướng nhận diện các dạng bàiNLXH được dạy học trong chương trình Ngữ văn THPT, các dạng đề vănNLXH trong đề thi Tốt nghiệp THPT và thi Tuyển sinh vào Đại học - Caođẳng Bên cạch đó, các tác giả cũng đi vào hướng dẫn cách làm bài vănNLXH với các yêu cầu cụ thể về luận điểm, luận cứ, cách viết và các kỹ năngtạo lập một bài văn, các thao tác lập luận vận dụng trong văn NLXH cùng vớiviệc giới thiệu, tuyển chọn hệ thống các đề văn về NLXH Tuy dung lượngcuốn sách không lớn, nhưng các tác giả đã cố gắng hướng vào trọng tâm kiếnthức văn NLXH, nhằm giúp người đọc có thể giải quyết được những khókhăn, vướng mắc khi tiếp cận mảng kiến thức liên quan đến văn NLXH đangđược dạy học tại trường THPT

Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành giáo dục như: Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Ngôn ngữ, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ và trên các trang mạng

Internet cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết, bài tranh luận về thực trạng dạyhọc văn NLXH ở trường THPT, về cách ra đề kiểm tra, đề thi văn NLXH, các

Trang 10

kinh nghiệm viết văn NLXH… đã tạo ra không khí hào hứng cho việc dạyhọc Làm văn nói chung và dạy học văn NLXH nói riêng

2.2 Điểm lại các công trình đã nghiên cứu về văn nghị luận và văn

NLXH của các tác giả từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy mấy vấn đề sau:

Thứ nhất: Tiêu chí để phân loại văn nghị luận như nghị luận văn học vànghị luận xã hội, phân biệt các kiểu bài nghị luận và các thao tác nghị luận từtrước đến nay chưa có sự thống nhất Theo cách phân loại trước đây, vănnghị luận gồm hai loại là nghị luận xã hội và văn nghị luận văn học (tiêu chínội dung); gồm các kiểu bài như kiểu bài phân tích, kiểu bài chứng minh, kiểubài bình luận, kiểu bài giải thích, kiểu bài bình giảng, kiểu bài hỗn hợp…(tiêu chí cách thức nghị luận) Tuy nhiên, hiện nay quan niệm và cách phânloại về văn nghị luận đã thay đổi, văn nghị luận được coi là một trong sáukiểu bài được dạy - học theo trục xuyên suốt, đồng tâm từ THCS đến THPT

đó là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ(tiêu chí phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt) Theo quan điểm này,văn nghị luận gồm hai dạng là NLVH và NLXH với nhiều thao tác như giảithích, chứng minh, bình luận, phân tích, phát biểu cảm nghĩ…

Thứ hai: Cho đến nay, trong dạy học Làm văn ở trường THPT, chưa cómột công trình nghiên cứu nào thật đầy đủ, toàn diện, bao quát về văn NLXH.Hiện nay, tài liệu tham khảo viết về văn NLXH dành cho giáo viên và họcsinh còn hạn chế Phần lớn các sách tham khảo khi viết về văn NLXH chủyếu vẫn đi theo hướng dẫn giải các đề văn, mà ít chú trọng đến phương phápdạy và học văn NLXH, ít chú trọng tới việc định hướng quá trình viết văn, ítchú trọng tới việc rèn các kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh, điều này, đãgây ra không ít khó khăn cho cả người dạy và người học Làm văn NLXHtrong trường THPT

Trang 11

Từ việc điểm lại các công trình đã nghiên cứu về văn nghị luận nóichung và văn nghị luận xã hội nói riêng, chúng tôi hy vọng, công trình nghiêncứu của mình sẽ đi vào giải quyết thật cụ thể thực trạng dạy học văn NLXHtrong trường THPT hiện nay, đồng thời, đề xuất những biện pháp và giải phápthiết thực để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học văn NLXH

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rèn luyện kỹ năng làm văn

NLXH cho học sinh ở trường THPT

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là phần văn NLXH trongchương trình Ngữ văn THPT

4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Trong luận văn này, chúng tôi nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:4.1 Tổng hợp, khái quát những kiến thức và kỹ năng về văn nghị luậnđặc biệt là về văn NLXH, để hướng tới việc trang bị, rèn luyện kỹ năng làmvăn NLXH cho học sinh THPT

4.2 Tìm hiểu vị trí, vai trò của văn NLXH và làm rõ thực trạng dạyhọc, rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH trong trường THPT hiện nay

4.3 Đề xuất các hình thức và biện pháp rèn luyện kỹ năng làm vănNLXH cho học sinh THPT

4.4 Đề xuất phương án thực nghiệm, các giáo án thực nghiệm, để rènluyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT

4.5 Đánh giá hiệu quả bước đầu của đề tài nghiên cứu, đưa ra kết luận

và đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học vănNLXH trong trường THPT

5 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, trong luận vănnày chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Trang 12

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh - đối chiếu…

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra - phỏng vấn

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm…

6 Đóng góp của luận văn

- Thứ nhất: Phân tích làm rõ thực trạng, chất lượng dạy học môn Ngữvăn và dạy học Làm văn NLXH ở trường THPT hiện nay, đồng thời, chỉ ranhững mặt còn tồn tại của phân phối chương trình và sách giáo khoa Ngữ vănhiện hành

- Thứ hai: Đề xuất các hình thức và biện pháp cụ thể, thiết thực choviệc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn và dạy học Làm văn NLXH ởtrường THPT mà trọng tâm là rèn luyện, nâng cao kỹ năng làm văn NLXHcho học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học mônNgữ văn

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm bachương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Các hình thức và biện pháp rèn luyện kỹ năng làm vănNLXH cho học sinh THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái quát về văn nghị luận xã hội

1.1.1.1 Văn nghị luận

a Khái niệm

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ một

vấn đề nào đó Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấnđề” [36; 705 ]

Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt: “Nghị luận là dùng lí luận để phân

tích ý nghĩa phải trái, bàn bạc, mở rộng vấn đề” [25; 450]

Theo tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Quốc Túy trong Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn cấp III phổ thông tập 1: “Văn nghị luận là

một loại thể văn học dùng lý luận (bao gồm lý lẽ và dẫn chứng) để làm sáng

tỏ một vấn đề thuộc về chân lý nhằm làm cho người đọc và người nghe hiểu

và tin vào vấn đề, có thái độ và hành động đúng trước vấn đề đó” [26; 5]

Trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, Bảo Quyến cho rằng: “Văn

nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiếncủa mình bằng cách dùng lí luận bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ mộtvấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồngtình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đềxuất” [40; 5]

Tác giả Nguyễn Quốc Siêu trong Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông,

quan niệm: “Văn nghị luận là loại văn chương nghị sự, luận chứng, phân tích

lí lẽ Nó tên gọi chung một thể loại văn vận dụng các hình thúc tư duy lôgicnhư khái niệm, phán đoán, suy lí và thông qua việc nêu sự thực, trình bày lí

lẽ, phân biệt đúng sai để tiến hành phân tích luận chứng khoa học đối với

Trang 14

khách quan và quy luật bản chất của sự vật, từ đó nhằm biểu đạt tư tưởng, chủtrương, ý kiến, quan điểm của tác giả” [41; 7].

Từ các quan niệm về văn nghị luận đã dẫn ở trên, chúng tôi cho rằng:

Văn nghị luận là loại văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận, trong đó người nói (người viết) dùng lý lẽ, dẫn chứng để nêu nên những hiểu biết về đối tượng nghị luận trong cuộc sống, trên cơ sở đó bày tỏ

ý kiến, quan điểm, lập trường, tư tưởng của bản thân để thuyết phục người khác hiểu, tin, tán đồng, hành động với mình Văn nghị luận cũng là loại văn bản chiếm vị trí quan trọng trong đời sống, có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho người học tư duy lôgic, kỹ năng lập luận sắc bén thuyết phục về nhiều vấn đề và lĩnh vực khác nhau trong đời sống

b Phân loại văn nghị luận

Văn nghị luận bao gồm rất nhiều kiểu loại, vì thế, có nhiều căn cứ để

phân loại Nguyễn Quốc Siêu trong Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, đã

đưa ra cách phân loại từ những góc độ khác nhau:

“- Phân loại theo nội dung phản ánh: Chính luận, tư tưởng, bình luận,văn nghệ bình luận, thời sự bình luận…

- Phân loại theo hình thức biểu hiện: Tạp văn, tiểu luận, đoản bình,chuyên luận, tổng kết, điều tra báo cáo…

- Phân loại theo giác độ phát biểu: Xã luận, tuyên ngôn, tuyên bố, bàiviết của bình luận viên, bài viết của ban biên tập…

- Phân loại theo tính chất luận đề: Lập luận (luận chứng chứng minh),bác luận (nghị luận phản bác hay luận chứng phản bác)” [41; 11]

Theo quan điểm phân loại trước đây, như của Nguyễn Lộc, BảoQuyến, có hai căn cứ để phân loại và xác định văn nghị luận, đó là: căn cứvào nội dung, văn nghị luận bao gồm văn nghị luận xã hội và văn nghị luậnvăn học; căn cứ vào kiểu bài, văn nghị luận bao gồm kiểu bài chứng minh,

Trang 15

kiểu bài giải thích, kiểu bài bình luận, kiểu bài phân tích, kiểu bài bìnhgiảng…

Tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Quốc Túy trong Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn cấp III tập 1, cũng cho rằng, việc phân loại

trên chỉ mang tính chất tương đối, vì: “Thực tế giảng dạy và học tập làm vănnghị luận ở nhà trường phổ thông cũng có xuất hiện loại văn nghị luận trunggian, hỗn hợp nằm giữa hai loại nghị luận chính trị xã hội và nghị luận vănhọc” [26; 13] Việc phân chia văn nghị luận thành các kiểu bài nhằm: “Giúpcho học sinh trong việc tập dượt các thao tác, các kỹ năng tập làm văn nghịluận: thao tác kỹ năng chứng minh, thao tác kỹ năng giải thích, thao tác kỹnăng bình luận…” [26; 12]

Trên tinh thần thay đổi chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT(bắt đầu năm 2006 ở lớp 10), văn nghị luận là một trong sáu kiểu văn bảnquan trọng được dạy - học ở trường THPT (tiêu chí phân loại văn bản theophương thức biểu đạt) đó là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận,hành chính - công vụ Văn nghị luận cũng là kiểu văn bản được dạy họcxuyên suốt, tiếp nối từ THCS đến THPT nhưng được coi là trọng tâm ởchương trình Làm văn THPT Văn nghị luận gồm hai loại, đó là nghị luận vănhọc, nghị luận xã hội, trong mỗi loại nghị luận lại có những dạng bài khácnhau:

- Nghị luận văn học gồm:

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;

+ Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi;

+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học;

- Nghị luận xã hội gồm:

+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý;

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống;

Trang 16

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học;

Theo quan điểm phân loại trước đây xem chứng minh, giải thích, bìnhluận, phân tích… là các kiểu bài trong văn nghị luận, hiện nay chúng đượcxem là các thao tác lập luận dùng trong phương thức nghị luận Trong cuốn

sách Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, tác giả Đỗ

Ngọc Thống đã khẳng định: “Sách Làm văn trước đây chia nhỏ và phân biệtcác kiểu bài một cách khá máy móc, khô cứng Làm văn mới chủ trương dạycho học sinh năng lực vận dụng các thao tác làm văn một cách linh hoạt, sángtạo” [55; 152]

1.1.1.2 Văn nghị luận xã hội

a Khái niệm văn NLXH

Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, nghị luận là “dùng lí luận để phân

tích ý nghĩa phải trái, bàn bạc, mở rộng vấn đề” [25; 450], xã hội là tập thểngười cùng chung sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan

hệ khác (quan hệ giữa người với người về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội)[25]

Theo cách hiểu trên, “NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc,đánh giá các vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội, đến các mối quan hệcủa con người trong đời sống xã hội” [56; 5] Mục đích hướng đến bàn luậncủa văn NLXH là tạo ra những tác động tích cực đến con người và mối quan

hệ giữa con người trong xã hội

b Các đặc trưng cơ bản của văn NLXH

Thứ nhất: Đối tượng phản ánh và phạm vi phản ánh của văn NLXHtrong trường phổ thông hết sức phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả nhữngvấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, quan điểm, các mối quan hệ giữa conngười với con người, mối quan hệ giữa con người với xã hội… Có những vấn

đề được đặt ra trong văn NLXH mang tầm khái quát rộng lớn như lý tưởng,

Trang 17

mục đích sống, vấn đề về nhân sinh quan, thế giới quan nhưng cũng có nhữngvấn đề được đặt ra rất gần gũi, cụ thể, thiết thực với con người trong cuộcsống như quan niệm về tình yêu, tình bạn, việc học tập, chọn nghề… Nếu đốitượng nghị luận của văn nghị luận văn học (NLVH) chủ yếu là các vấn đề vềvăn học trong phạm vi nhà trường, thì đối tượng nghị luận của văn NLXH lạihướng người học đến phạm vi, đến các vấn đề của hiện thực đời sống xã hội.Học văn NLVH trong nhà trường, người học được tiếp cận với cuộc sống qualăng kính sáng tạo của nhà văn, thì học văn NLXH người học được trực tiếptrải nghiệm với cuộc đời qua lăng kính của chính mình

Thứ hai: Đặc trưng nổi bật trong văn NLXH là tính “thời sự” Hầu nhưtất cả các vấn đề “nổi cộm”, “nóng bỏng”, “báo động”… đang diễn ra trong

xã hội, được dư luận quan tâm đều có thể trở thành đối tượng nhận diện, phảnánh, bàn luận kịp thời của văn NLXH Nhờ tính “thời sự”, văn NLXH có khảnăng phản ánh chính xác, trung thực các hiện tượng, vấn đề xảy ra trong xãhội, từ đó đánh thức người học thái độ quan tâm đến đời sống xã hội, đánhthức, trang bị cho người học tư duy nhạy bén với cuộc sống Đặc trưng này,

đã tạo cho văn NLXH sự hấp dẫn, mới mẻ

Thứ ba: Xuất phát từ đối tượng nghị luận, văn NLXH có những đặctrưng riêng, đòi hỏi riêng, yêu cầu riêng trong cách thức nghị luận và phươngthức biểu đạt Khi làm văn NLXH, người viết phải có cái nhìn bao quát, bámsát hiện thực đời sống để không bị động, lúng túng trước vấn đề xã hội cầnbàn luận; đồng thời, người viết cũng phải có vốn sống và sự trải nghiệm cuộcsống để có cách nhìn nhận, lý giải, đánh giá vấn đề xã hội một cách thấu đáo,

đa chiều, khách quan, đúng mực Bên cạnh đó, khi làm văn NLXH người viếtphải biết chủ động bày tỏ tư tưởng, ý kiến, quan điểm đánh giá của bản thântrước một vấn đề, một hiện tượng xã hội đang diễn ra trong đời sống, thậmchí, trước một quan niệm, một thái độ… của người khác, của xã hội Bài văn

Trang 18

nghị luận xã hội thuyết phục người đọc trước hết ở quan điểm lập luận củangười viết trước vấn đề xã hội cần bàn luận: là khẳng định hay phủ định, đồngtình hay phản đối một cách rõ ràng trên lập trường tư tưởng cụ thể Ngoài ra,người viết văn NLXH cũng cần thể hiện góc độ lập luận cụ thể của bản thântrong quá trình bàn luận vấn đề xã hội

Thứ tư: Cùng với văn NLVH, mục đích nghị luận hướng đến của vănNLXH là tạo ra những tác động tích cực đến nhận thức, đến tư tưởng conngười và mối quan hệ giữa mọi người trong xã hội, mà sự thay đổi nhận thức,

tư tưởng trước tiên ở người viết Trước một vấn đề, một hiện tượng xã hội cầnbàn luận, người làm văn NLXH không chỉ đưa ra ý kiến, quan điểm của bảnthân để lý giải mà còn biết đề xuất những hành động, giải pháp cụ thể, thiếtthực để thay đổi và cải tạo vấn đề, do đó, đặc trưng nổi bật của văn NLXHcòn là tính “ứng dụng” thực tiễn, tính “hành động” trong nhận thức và tưtưởng của người viết

Thứ năm: Văn NLXH trong trường phổ thông không có một khuônmẫu, hay cách thức làm bài sẵn vì bản thân đề văn NLXH luôn mới, do đó, nókích thích sự khám phá, tìm tòi, sáng tạo cùng năng lực nhận thức, tư duy linhhoạt ở cả người dạy và người học

1.1.2 Kỹ năng làm văn nghị luận

1.1.2.1 Khái niệm kỹ năng làm văn

Có thể thấy, mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học Ngữ văn và dạyhọc Làm văn ở trường phổ thông là hình thành cho học sinh kỹ năng làm văn

Kỹ năng làm văn chính là: “Cách thức tổ chức sắp xếp các yếu tố hoặc cácphương tiện ngôn ngữ để thể hiện nội dung giao tiếp cần truyền đạt dưới hìnhthức viết các đơn vị ngôn ngữ (văn bản, đoạn văn, câu, cụm từ) sao cho đạtđược hiệu quả cao nhất trong phân môn Làm văn” [39; 54] Đó là khả năng

Trang 19

người học trên cơ sở những hiểu biết về kiến thức Ngữ văn, nắm vững và biếtvận dụng các quy luật ngôn ngữ vào quá trình tạo lập các văn bản Làm văn

Kỹ năng làm văn là kỹ năng thực hành tổng hợp, sáng tạo ở mức độcao và khó, người học khi tạo lập các văn bản làm văn phải biết vận dụngkiến thức từ hai phân môn Đọc hiểu và Tiếng Việt, đồng thời biết vận dụngkiến thức tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau như kiến thức các môn học tựnhiên, kiến thức các môn học xã hội, kiến thức từ thực tế cuộc sống “Khixây dựng văn bản làm văn, người viết văn phải biết đảm bảo, kết hợp chặt chẽ

và nhuần nhuyễn giữa tính nghệ thuật, tính hình tượng, tính thẩm mỹ, tínhsáng tạo… của Văn; tính khoa học chuẩn, tính chính xác của tiếng Việt; tínhquy phạm của phương pháp giáo dục; tính phong cách cá nhân… trong việctạo lập nên tất cả các loại văn bản” [39; 18] Bài làm văn của học sinh là sựphản ánh rõ nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất quá trình nhận thức, lĩnh hộitri thức, đồng thời đánh dấu năng lực vận dụng, thực hành, khả năng sáng tạo,linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ Làm văn không chỉ là quá trình người họctái hiện, phát hiện lại những tri thức đã tiếp nhận, lĩnh hội từ hoạt động dạy -học trên lớp, mà còn là quá trình người học chủ động, phát hiện, sáng tạothêm những điều mới mẻ khác Vì thế, mỗi bài văn là một sản phẩm sáng tạotinh thần của chủ thể người học, là nơi người học gửi gắm tâm hồn, tình cảm,

tư tưởng của chính mình

1.1.2.2 Các kỹ năng làm văn cơ bản

a Các kỹ năng chung

Trong dạy học Làm văn nghị luận, người dạy trước hết phải trang bị,hình thành cho người học các kỹ năng chung, đó là các kỹ năng: nghe, nói,đọc, viết, phản hồi

Trước đây, quá trình dạy học văn trong trường phổ thông chỉ chú trọngtới việc dạy và học các văn bản nghệ thuật mà xem nhẹ vai trò, tác dụng của

Trang 20

các loại văn bản khác như văn bản nhật dụng, văn bản khoa học, văn bản hànhchính - công vụ Đồng thời, quá trình dạy học Làm văn chỉ chú trọng trang

bị cho người học kỹ năng viết văn bản, xem bài viết của người học là kết quảđánh giá quan trọng chất lượng, hiệu quả của việc dạy - học văn trong nhàtrường Quá trình dạy học Làm văn, thậm chí, đã tách rời phần Làm văn vớiVăn học và Tiếng Việt, tách rời lý thuyết với thực hành, trong dạy học chỉ chútrọng việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹnăng thực hành của người học, đồng thời, ít chú trọng, tạo điều kiện để pháthuy năng lực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh… Hậu quả là nhiều họcsinh sau khi rời ghế nhà trường phổ thông, bước vào đời, đã gặp rất nhiều khókhăn vì thiếu những kỹ năng Ngữ văn cần thiết như năng lực sử dụng ngônngữ trong giao tiếp, đối thoại, năng lực tạo lập các loại văn bản thông dụngnhư viết đơn xin việc, viết biên bản, lập hợp đồng kinh tế…

Hiện nay, trên tinh thần đổi mới giáo dục, chương trình và sách giáokhoa Ngữ văn đã đưa vào dạy - học trong trường phổ thông nhiều loại vănbản khác nhau như văn bản thuyết minh, văn bản hội thoại, văn bản nhậtdụng, văn bản hành chính - công vụ… mỗi loại văn bản nhằm trang bị chongười học những kỹ năng thiết yếu để có thể đáp ứng được các yêu cầu củathực tế cuộc sống Chính vì thế, dạy học Làm văn trong trường phổ thôngphải chú trọng tới việc trang bị, hình thành, rèn luyện cho người học sáu kỹnăng cơ bản nhưng quan trọng, cần thiết đó là: lựa chọn, nghe, nói, đọc, viết,phản hồi Mỗi kỹ năng hình thành, rèn luyện những năng lực riêng để gópphần hoàn thiện năng lực Ngữ văn cho người học Kỹ năng lựa chọn là khảnăng biết tiếp nhận, phân loại, linh hoạt vận dụng… trong nắm bắt, khai thác,

xử lý vấn đề của người học; kỹ năng nghe là năng lực tiếp nhận, nắm bắt,hiểu, phân loại… thông tin của người học; kỹ năng nói là năng lực sử dụngsáng tạo ngôn ngữ trong giao tiếp, đối thoại, trình bày, thuyết phục… bằng

Trang 21

hình thức nói (văn bản nói) của người học; kỹ năng đọc là năng lực lĩnh hội,thông hiểu của người học trước một văn bản viết và kỹ năng viết là năng lựcdiễn đạt, trình bày trong tạo lập các văn bản viết của người học; kỹ năng phảnhồi là năng lực đánh giá, phản biện, đối thoại, điều chỉnh… của người học.Đây cũng chính là những kỹ năng nền tảng của người học văn

b Kỹ năng tạo lập văn bản

Trong Làm văn, kỹ năng tạo lập văn bản là kỹ năng rất quan trọng,

đồng thời cũng là kỹ năng khó đối với người học Để tạo lập văn bản, ngườiviết phải biết tích hợp vận dụng kiến thức và kỹ năng, đồng thời phải linhhoạt, sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ Kỹ năng tạo lập văn bản trong làmvăn ở trường phổ thông, có thể hiểu là quá trình người học thực hành viết văn

Kỹ năng tạo lập văn bản bao gồm nhiều nhóm kỹ năng như kỹ năng phân tích

đề văn, kỹ năng tìm ý và lập dàn ý, kỹ năng diễn đạt, trình bày, kỹ năng kiểm

tra, hoàn chỉnh bài viết Tác giả Lê A trong cuốn Thực hành Làm văn lớp 12

khẳng định: “Mỗi nhóm kỹ năng có một vai trò và tác dụng riêng nhưngchúng có liên quan chặt chẽ với nhau Kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề giúphọc sinh viết đúng hướng, tránh lạc đề Kỹ năng tìm ý, lập dàn ý giúp bài viết

có ý, đủ ý và có bố cục, kết cấu bài văn hợp lý Kỹ năng diễn đạt giúp họcsinh viết được bài văn hay, hành văn trôi chảy Kỹ năng trình bày giúp họcsinh có bài văn sáng sủa, rành mạch, dễ đọc Kỹ năng kiểm tra giúp phát hiện

và sửa chữa kịp thời những sai sót nhỏ để bài viết được hoàn chỉnh” [1; 5]

b1 Kỹ năng phân tích đề

Đề văn có thể xem là bản mật mã đầy bí ẩn đối với người làm văn, bởi

vì, đề văn có nhiều hình thức (đề tái hiện kiến thức, phát hiện kiến thức, đềvăn tự luận hoặc trắc nghiệm, đề ra theo kiểu truyền thống hoặc đề mở…); cónhiều mức độ (khó, dễ); có phạm vi (rộng, hẹp) khác nhau; có nhiều loại(nghị luận văn học, nghị luận xã hội)… với các yêu cầu rất đa dạng, phong

Trang 22

phú Vì thế, phân tích đề văn là quá trình người viết đi giải mã các yêu cầucủa đề Đây là kỹ năng cơ bản, nhưng rất quan trọng đối với người làm văn.

Kỹ năng phân tích đề giúp người viết đáp ứng được các yêu cầu của đề, tránhviệc lạc đề, lệch đề đồng thời giúp bài làm văn khai triển đúng hướng nghịluận

Trong thực tế dạy học Làm văn ở trường phổ thông, chúng ta hay đềcập tới hai dạng đề văn cơ bản là đề văn thông thường (hay đề văn truyềnthống) và đề văn “đặc biệt” Đề văn thông thường là dạng đề văn “hiện rõ”(có đầy đủ) các yêu cầu nghị luận như nội dung nghị luận, thao tác nghị luận,phạm vi tư liệu dẫn chứng

Ví dụ 1 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong tác phẩm

“Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân

tự sự, miêu tả…, trong đề không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận nhưkiểu hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích… hoặc phương thức biểuđạt như hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ,… Đề mở khác với loại đề có đầy đủcác yếu tố, từ lời dẫn đến các yêu cầu về thao tác cụ thể…” [59; 484]

Ví dụ 1 “Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, cóngười ngại hỏi Hãy lấy hỏi làm chủ đề và viết một bài văn khoảng 800 chữ” (Đề thi của tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc)

Ví dụ 2 “Hãy nhận rõ bản thân anh” Câu cách ngôn ấy có ý nghĩa gìđối với bạn trẻ?”

Trang 23

(Đề văn Trung học - Cộng hòa liên bang Đức).

Ví dụ 3 “Trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), theo em

nhân vật Huấn Cao cho viên quản ngục “chữ” gì? Hãy dựa vào nội dungtruyện để phán đoán và bình luận về “chữ” ấy” [52; 21]

Ví dụ 4 Anh/chị hãy đọc và trả lời câu hỏi trong câu chuyện dưới đây

NIỀM TỰ HÀO CỦA SỐ 0

Nhờ rất nhiều số 0 đi theo sau mà số 1 trở thành khổng lồ

Thành khổng lồ, những số 0 vinh dự và tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể,

vỗ ngực rằng: “Ta là khổng lồ”

* Những định hướng khi phân tích đề văn

Khi đối diện với đề văn, người viết cần có kỹ năng phân loại đề Đốivới dạng đề văn thông thường, khi phân tích đề, người viết cần xác định được

ba yêu cầu cơ bản, đó là nội dung vấn đề cần bàn luận, thao tác nghị luận cần

sử dụng (thao tác chính, thao tác phụ trợ, kết hợp), phạm vi tư liệu, dẫn chứng

cần huy động và sử dụng Để xác định cụ thể các yêu cầu của đề văn, người

viết cần chú ý tới những dấu hiệu có trong đề để nhận diện, bao gồm: nhận diện thao tác nghị luận (hãy chú ý tới các cụm từ như phân tích, bình luận, cảm nhận, hãy làm sáng tỏ, bày tỏ suy nghĩ, bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân…); nhận diện phạm vi tư liệu, dẫn chứng cần huy động (đối với đề văn

NLVH, cần chú ý tên tác phẩm được nhắc tới, đối với đề văn NLXH thìđương nhiên dẫn chứng phải được sử dụng chủ yếu trong đời sống, xã hội)

Khi đối diện với đề văn “mở”, trước tiên người viết cần xác định loại nghị luận của đề là NLVH hay NLXH; thứ đến, người viết cần bám vào gợi ý

trong đề để khoanh vùng tìm giới hạn vấn đề nghị luận (trong đề văn NLVH

cần chú ý tới gợi ý về tư liệu dẫn chứng, trong đề văn NLXH cần chú ý tới từ

“khóa” trong câu hay trong đoạn văn dẫn ở đề - “từ khóa” tức là từ bao quát ýcủa câu nói hay đoạn văn, đồng thời “từ khóa” cũng chính là điểm gợi ý quan

Trang 24

trọng để người viết xác định và triển khai nội dung bài viết); đối với đề văn

“mở”, tùy theo loại đề, tùy theo vấn đề nghị luận mà người viết sử dụng thaotác nghị luận thích hợp, thông thường khi làm đề văn “mở” người viết cầnbiết phối hợp nhiều thao tác nghị luận Ví dụ: ở đề văn 1 (phần đề văn “mở”),

cần chú ý “từ khóa” để xác định yêu cầu nội dung nghị luận trong bài viết là

“hỏi”, ngoài ra cần chú ý tới những từ gợi ý khác trong đề văn để có thể hình thành nội dung cho bài viết như: “nhiều câu hỏi”, “ham hỏi”, “ngại hỏi”.

Đồng thời, khi phân tích đề văn, người viết cần có kỹ năng đọc lướt đề

để nắm bắt nhanh các yêu cầu của đề, đọc kỹ để “phân tích” (tránh việc xácđịnh sai, thiếu yêu cầu của đề) Khi đọc đề văn, người viết nên hình thành thóiquen gạch chân dưới các từ, cụm từ, hình ảnh… có ý nghĩa then chốt, quantrọng (từ khóa) để xác định các yêu cầu trong đề như nội dung vấn đề nghịluận, thao tác nghị luận…

Trong các yêu cầu của đề văn, theo chúng tôi vấn đề khó nhất là xácđịnh cho ra, cho đúng nội dung vấn đề cần nghị luận Đối với những đề văn làmột câu danh ngôn, câu ngạn ngữ hay một câu nói, một đoạn thơ, đoạn văn…người viết cần đọc kỹ nội dung câu nói để hiểu ý bao quát, chú ý tới mối quan

hệ ngữ pháp trong câu nói, ví dụ: câu nói được tạo thành từ mấy vế câu haymấy mệnh đề, giữa các câu hay vế câu có quan hệ ngữ pháp chính phụ hay

đẳng lập, móc xích…, hãy chú ý tới các từ, cụm từ, hình ảnh… chứa ý nghĩa biểu tượng để suy luận, khái quát, liên tưởng… tới nội dung vấn đề cần bàn

luận Khi phân tích đề văn, người viết cần lưu ý phân biệt giữa lời dẫn (câudẫn) của đề và câu “lệnh” của đề (câu “lệnh” trong đề văn thường chỉ ra yêucầu nghị luận và có hình thức khẳng định, ngắn gọn)

Ví dụ 1 Nhạc sĩ S.Gu-nô người Pháp nói: Năm hai mươi tuổi tôi nói:

“Tôi và Mô-da” Năm ba mươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi” Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.

Trang 25

Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ củaanh/chị về câu nói trên.

Gợi ý Cần hiểu và làm rõ câu nói của nhạc sĩ S.Gu-nô: đó là bài học về

sự khiêm tốn, thận trọng và chín chắn trong nhận xét, đánh giá con người

(người viết cần chú ý tới những dấu hiệu nhận diện trong câu nói như: năm

hai mươi tuổi, năm ba mươi tuổi, năm bốn mươi tuổi - sự khác nhau về tuổitác sẽ khác trong thái độ và cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của con người; vịtrí của người nói so với người được nói tới thay đổi theo sự thay đổi tuổi tác -dẫn tới sự thay đổi về nhận thức, thái độ)

Ví dụ 2 Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói sau của Nguyễn Bá Học:

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngạinúi e sông”

Gợi ý Trong câu nói của Nguyễn Bá Học cần chú ý các hình ảnh biểu tượng như đường đi khó, ngăn sông cách núi (chỉ những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống), ngại núi e sông (chỉ sự thiếu quyết tâm, thiếu kiên định);

chú ý mối quan hệ ngữ pháp chính phụ giữa hai vế của câu nói: vế sau từ mà

là nội dung chính cần xem xét, bàn luận trong bài viết

Ví dụ 3 Bàn về kinh nghiệm chọn người cộng sự trong công việc,Glinka nói: “Nếu bạn cần người hợp tác thì bạn hãy chọn người vừa làm vừahát”

Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học kinh nghiệm trên? Từ bài học ấy,anh/chị rút ra được điều gì cho chính bản thân mình?

Gợi ý Trong đề văn này người viết cần chú ý tới các từ ngữ có ý biểu tượng để xác định nội dung vấn đề nghị luận như: người hợp tác - tức là người cùng tham gia, góp sức, đồng hành trong một công việc nào đấy; người vừa làm vừa hát - chỉ người lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống đồng thời có

năng lực tinh thần mạnh mẽ Nội dung vấn đề cần nghị luận là: bài học kinh

Trang 26

nghiệm chọn người hợp tác trong công việc (có khả năng làm việc, có nănglực chuyên môn, đồng thời phải có năng lực tâm hồn, lạc quan).

b2 Kỹ năng tìm luận đề, luận điểm, lập dàn ý trong văn nghị luận

Văn nghị luận là loại văn của tư duy lôgic, trìu tượng nhưng cũng giàucảm xúc Sức thuyết phục của nó nằm ở hệ thống các luận điểm được triểnkhai từ luận đề trung tâm Các luận điểm trong bài văn không tách rời mà liên

hệ chặt chẽ với nhau, từng luận điểm lại được khẳng định, được làm sáng tỏqua các luận cứ, luận chứng Trong bài làm văn, kỹ năng tìm luận đề, luậnđiểm và lập dàn ý là những kỹ năng rất quan trọng

- Kỹ năng tìm luận đề:

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam (2000), luận

đề là đề mục để bàn luận [50] Luận đề có thể hiểu là vấn đề cần nghị luận,luận đề chỉ ra nội dung và phạm vi bài làm văn phải đề cập tới để giải quyết.Thông thường, luận đề chính là nội dung ý kiến được nêu ra ngay trong đềvăn

Ví dụ 1 Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèotrong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao

Luận đề của đề văn yêu cầu làm rõ: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm ngườicủa Chí Phèo

Ví dụ 2 Vô cảm đang là căn bệnh nhức nhối trong xã hội ta hiện nay.Luận đề của đề văn: bệnh vô cảm

Tuy nhiên, có những đề văn “ẩn” luận đề hoặc luận đề được biểu hiệngián tiếp, hiểu “ngầm” trên đề văn, luận đề có thể nằm trong ý kiến hoặc đoạnvăn mà người ra đề đưa ra, vì thế, nhiệm vụ của người viết phải đọc kỹ, nắmbắt trúng để xác định được luận đề cho bài làm văn

Ví dụ Trong bài hát “Một đời người - Một rừng cây” của nhạc sĩ TrầnLong Ẩn có câu “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng Gian khổ sẽ dành phần ai”

Trang 27

Anh/chị hãy làm rõ thông điệp mà nhạc sĩ muốn nói

Luận đề của đề bài: chính là thông điệp mà nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốnnói qua câu hát, đó là ý thức, trách nhiệm của mỗi con người trong xã hội

- Kỹ năng tìm luận điểm

Có thể hiểu luận điểm là điểm để tranh luận Trong bài làm văn, luậnđiểm chính là những ý chính nằm trong luận đề, là ý kiến và quan điểm xácđịnh của người viết về vấn đề được đặt ra

Nguyễn Quốc Siêu cho rằng: “Xem xét từ góc độ tác giả, luận điểmchính là kiến giải và chủ trương của tác giả trong bài văn, bày tỏ lập trường,quan điểm và phương pháp của mình Xem xét từ giác độ bài văn, luận điểm

là tư tưởng trung tâm của bài văn, nó tỏ rõ việc tán thành hay phản đối cái gì.Xem xét từ mối quan hệ giữa ba yếu tố, luận điểm chính là gốc rễ, linh hồncủa bài văn Nó vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết, có tác dụng như mộtcương lĩnh trong toàn bài… Bởi vậy luận điểm là trung tâm mà cả bài vănphải xoay quanh nó” [41; 27]

Để tìm luận điểm cho bài làm văn, người viết cần căn cứ vào luận đề đãxác định, luận đề có thể có một hoặc có nhiều luận điểm Từ luận đề trungtâm, có thể tìm luận điểm bằng cách đặt ra các câu hỏi để xác định như: là gì?tại sao? như thế nào? có ý nghĩa gì? cần phải làm gì? Từ luận điểm lớn(trung tâm), người viết có thể triển khai thành các luận điểm nhỏ, luận điểmnhánh, luận điểm bộ phận Cần lưu ý, luận điểm trong bài viết dù ít hay nhiềunhưng phải liên kết với nhau và phải thuyết minh, soi sáng cho luận đề

Ngoài ra, khi làm văn, người viết có thể tìm luận điểm bộ phận bằngcách chú ý những dấu hiệu ngữ pháp của câu xuất hiện trong đề văn: “Nếuphần nội dung của đề là một câu, ta dựa vào thành phần ngữ pháp của câu(chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, vế câu…) để tìm luận điểm bộ phận; nếuphần nội dung của đề là một câu nhưng không có gợi ý về thành phần ngữ

Trang 28

pháp, ta dựa vào các đặc điểm, tính chất hoặc các mặt, các thành phần của vấn

đề để tìm luận điểm bộ phận; nếu phần nội dung của đề là một đoạn ngắn, tadựa vào các câu để tìm luận điểm bộ phận (thường thì mỗi câu một luậnđiểm); nếu phần nội dung của đề là một đoạn dài hoặc một tác phẩm, ta chia

bố cục (mỗi phần là một luận điểm) hoặc dựa trên các bộ phận, các mặt, cácthành phần, các đặc điểm của tác phẩm (mỗi đặc điểm, mỗi thành phần là mộtluận điểm)” [21; 6]

Ví dụ Hãy xác định luận đề, luận điểm trong đề văn sau:

Từ câu nói của Hi-pô-crat: “Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiênnhiên” Anh/chị có suy nghĩ gì về thiên nhiên và môi trường sống ở nước tahiện nay

+ Thiên nhiên là môi trường sống tốt nhất của con người

+ Thực trạng thiên nhiên và môi trường sống ở nước ta hiện nay

+ Thái độ, hành động bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống…

Trang 29

Khi lập dàn ý, người viết văn cần: xác định luận điểm trong bài viết(đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm, nếu đề bài có một ý thì

ý nhỏ hơn cụ thể hóa ý đó được coi là những luận điểm); tìm luận cứ cho cácluận điểm; sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo trật tự lôgic, hợp lý (theotrật tự của yêu cầu và nội dung đề bài, theo trình tự không gian, theo quan hệnhân quả, theo trình tự từ quan trọng đến ít quan trọng từ lớn đến nhỏ, theochủ ý của người viết) Cần lưu ý, trong bài làm văn luận điểm nào là trungtâm, trọng tâm và luận điểm nào là phụ, nhánh để xác định vị trí, vai trò, mức

độ trình bày khác nhau Dàn ý bài văn gồm ba phần: mở bài (giới thiệu luậnđề); thân bài (triển khai nội dung theo hệ thống các ý lớn, ý nhỏ đã tìm); kếtbài (tổng kết nội dung trình bày, liên hệ mở rộng, nâng cao vấn đề)

b3 Kỹ năng lập luận trong làm văn nghị luận

Lập luận là yếu tố quan trọng trong bài làm văn nghị luận, đó là quátrình người viết dựa vào các sự thật và các lý lẽ đáng tin cậy để nêu lên ýkiến, quan điểm của mình trước vấn đề đang bàn luận (tán đồng hay phản đốiđiều gì, điểm nào?) Để tiến hành lập luận, người viết phải xác lập được hệthống luận điểm, triển khai hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) đồngthời tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng (luận chứng) hợp lý, lôgic để thuyết phụcngười khác hiểu, tin, tán đồng với mình Bài làm văn thuyết phục người đọckhông chỉ ở luận điểm sáng rõ mà còn ở lý lẽ, dẫn chứng sắc bén, có thứ tự.Năng lực của người viết văn được thể hiện rất cụ thể qua cách lập luận Rèn

kỹ năng lập luận là yêu cầu, đồng thời là mục đích cần đạt đến của quá trìnhdạy học Làm văn

Việc xác lập luận điểm cho bài làm văn rất quan trọng Luận điểmchính là ý kiến và quan điểm xác định của người viết về vấn đề được đặt ratrong bài văn, luận điểm xác định hướng triển khai vấn đề nghị luận của bàiviết Khi xác lập luận điểm, người viết cần lưu ý:

Trang 30

Thứ nhất: Luận điểm phải chính xác, tức luận điểm không trái với sựthật khách quan và trái với lý luận khoa học

Thứ hai: Luận điểm phải rõ ràng, có nghĩa là khi đưa ra luận điểmngười viết phải thể hiện rõ vấn đề cần nêu, cần trình bày, cần đánh giá, cầntriển khai… là gì; đồng thời, luận điểm cũng phải thể hiện rõ quan điểm củangười viết trước vấn đề bàn luận: khẳng định hoặc phủ định yếu tố nào? cáigì? điều gì?… trên quan điểm, lập trường nào? từ góc độ lập luận nào? Luậnđiểm trong bài làm văn có rõ ràng thì người viết mới có thể dựa vào nó đểtriển khai những luận cứ, luận chứng

Thứ ba: Luận điểm phải sâu sắc, có nghĩa là luận điểm đưa ra cần phảiphản ánh, thể hiện, khái quát được bản chất của khía cạnh, của đối tượng bànluận, từ đó làm cơ sở cho việc khái quát, đánh giá, mở rộng đối tượng nghịluận

Thứ tư: Luận điểm phải độc đáo, có nghĩa khi thiết lập luận điểm,người viết phải thể hiện những phát hiện, khám phá, kiến giải độc đáo, mới

mẻ về đối tượng đang bàn luận, để lý giải, thuyết phục người đọc, người nghehiểu, tin, tán đồng với những điều bản thân mình đã đưa ra

Khi tiến hành lập luận, ngoài việc xác lập được hệ thống luận điểm,người viết cũng cần có nghệ thuật nêu luận điểm Theo Mai Thị Kiều Phượng

có một số phương pháp để nêu luận điểm có nghệ thuật như: “Người viết có

thể từ việc dẫn dắt mà nêu ra luận điểm; hoặc người viết có thể kể một câu chuyện rồi từ đó nêu ra luận điểm; hoặc người viết đi từ phân tích đến quy nạp vấn đề để nêu luận điểm; hoặc người viết có thể trình bày bối cảnh mà đưa ra luận điểm; hoặc người viết có thể đặt câu hỏi rồi tự trả lời dẫn dắt để nêu luận điểm; hoặc người viết có thể trích dẫn ý kiến, danh ngôn… để nêu luận điểm; Hoặc người viết có thể thực hiện thao tác so sánh, đối chiếu… để

nêu luận điểm…” [39; 414]

Trang 31

Trong lập luận, luận cứ cũng là yếu tố rất quan trọng Luận cứ chính làlời dẫn ra để bàn luận, để biện hộ Luận cứ có thể xem là các cứ liệu, các tàiliệu, các cơ sở để thuyết minh làm sáng tỏ cho luận điểm Sức thuyết phục củaluận điểm được tạo ra trên cơ sở tính chân thực, xác đáng, sâu sắc, toàn diệncủa luận cứ Có hai loại luận cứ: lý lẽ (các chân lý, nguyên lý, các ý kiến… đãđược công nhận, thừa nhận); thực tế (đời sống hoặc văn học dùng làm dẫnchứng) Luận cứ là yếu tố không thể thiếu trong làm văn, luận cứ làm tăngsức thuyết phục cho luận điểm và làm phong phú, sinh động, hấp dẫn nộidung bài viết Khi xác lập luận cứ cho luận điểm, người viết cần lưu ý:

Thứ nhất: “Luận cứ là cơ sở để hình thành và tồn tại của luận điểm(ngược lại luận điểm chính là cơ sở để phát triển luận cứ); đồng thời luận cứcũng là chỗ dựa và là sự hỗ trợ quan trọng cho luận chứng (nếu người viết sửdụng lý lẽ tốt thì đó sẽ là cơ sở, là chỗ dựa, là sự trợ lực quan trọng cho hệthống luận chứng xuất hiện); luận cứ cũng là nền tảng, là cơ sở của cả bàivăn” [39; 415]

Thứ hai: Luận cứ phải phù hợp với luận điểm, phải xoay quanh luậnđiểm, hỗ trợ làm sáng tỏ cho luận điểm, mỗi yếu tố của luận cứ phải tập trungkhai triển luận điểm, đồng thời tạo căn cứ vững chắc để luận điểm hợp lý,thuyết phục

Thứ ba: Luận cứ được lựa chọn trong lập luận phải chính xác, khoahọc, đồng thời phải đặc trưng, tiêu biểu, điển hình, mới mẻ để tạo sức thuyếtphục cao cho luận điểm và cho việc triển khai bài viết

Thứ tư: Khi lập luận, cần tránh việc liệt kê các luận cứ, luận cứ khi đưavào bài viết phải được phân tích, đánh giá, khái quát để tường minh cho luậnđiểm đồng thời tạo điểm nhấn cho lập luận

Thông thường khi lập luận, người viết phải biết cách nêu luận cứ: “Phảigiới thiệu xuất xứ luận cứ (trích dẫn từ tài liệu nào, tác phẩm nào?)”, “Trích

Trang 32

dẫn chính xác luận cứ (nếu trích dẫn nguyên văn thì cho vào ngoặc kép, nếunói đại ý thì nói rõ là đại ý)”, “Phải phân tích luận cứ” [9; 94].

Khi lập luận, ngoài luận điểm, luận cứ, người viết còn cần biết sử dụngluận chứng Luận chứng chính là chứng cớ thực tế dùng làm cơ sở để bànluận Luận chứng thực ra là cách người viết phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫnchứng, để làm sáng rõ cho luận điểm và tăng sức thuyết phục cho bài vănnghị luận Trong bài làm văn, có nhiều cách để tổ chức luận chứng:

- Tổ chức luận chứng bằng diễn dịch: là từ một nguyên lý chung, quyluật chung hay từ một điểm lập luận… người viết suy ra các hệ luận, triểnkhai làm rõ các biểu hiện cụ thể từ luận điểm Đây chính là cách lập luậnngười viết đi từ nguyên lý chung đến kết luận riêng, từ khái quát đến cụ thể

- Tổ chức luận chứng bằng quy nạp: là từ việc phân tích những hiệntượng, những biểu hiện, những chứng cớ cụ thể… người viết rút ra, khái quátthành một nhận định tổng quát

- Tổ chức luận chứng bằng nêu phản đề: trong khi lập luận người viết

có thể nêu ra một luận điểm giả định, sau đó tiến hành lập luận, phát triển đếntận cùng luận điểm để chứng tỏ đó là luận điểm sai, từ đó người viết đi khẳngđịnh luận điểm của bản thân

- Tổ chức luận chứng bằng phối hợp diễn dịch với quy nạp (tổng - phân

- hợp): ban đầu, người viết nêu nhận định hay khái quát vấn đề, tiếp đó phântích, triển khai những biểu hiện cụ thể của nhận định, cuối cùng đúc kết, đánhgiá thành một nhận định mới, phát triển và nâng cao hơn so với nhận định banđầu

Ví dụ Anh/chị hãy xác lập các luận điểm, luận cứ cho đề văn sau:Bất cứ ai thành công cũng đều bắt đầu từ sự cần cù Hãy lấy cần cù làmchủ đề để viết bài văn ngắn

Gợi ý

Trang 33

- Luận điểm 1: Cần cù là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công

→ Luận cứ 1: Thực tế cho thấy, để đi đến thành công, con người có

nhiều yếu tố như tài năng, hoàn cảnh, cơ hội nhưng cần cù trong học hỏi trithức, kinh nghiệm, trong công việc… mới là yếu tố quan trọng dẫn đến thànhcông Cơ hội dẫn đến thành công chỉ có thể đến với người cần cù “Trên conđường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)

→ “Stephen Edwin King là một nhà tiểu thuyết nổi tiếng của nước Mĩ,tuy nhiên con đường đi đến thành công của ông cũng đầy chông gai, trắc trở:ông đã từng có thời gian túng bấn đến mức không có cả tiền nộp điện thoại vìthế công ty điện thoại đã cắt điện thoại của ông; sau này khi đã trở thành tiểuthuyết gia nổi tiếng thế giới, hàng ngày ông nhận được rất nhiều hợp đồngviết văn, cho dù mới chỉ hình thành ý tưởng về bộ tiểu thuyết trong đầu thìcác nhà xuất bản cũng đã bỏ tiền đặt cọc trước Mặc dù rất giàu có nhưng ônghàng ngày ông vẫn miệt mài, cần cù sáng tác thậm chí trong một năm ôngcũng chỉ dành ba ngày cho mình để nghỉ viết đó là ngày sinh nhật, Noel,Quốc khánh” [63; 87] → Bí quyết thành công ở ông rất đơn giản: cần cù

- Luận điểm 2: Cần cù cũng cần chú trọng phương pháp

→ Luận cứ 2: Trong bất cứ lĩnh vực nào, muốn thành công, con người

cần có nhiều yếu tố, đồng thời phải biết kết hợp các yếu tố; cần cù là yếu tốcần thiết, quan trọng đem đến thành công nhưng cần cù cũng cần phải cóphương pháp, thiếu phương pháp khoa học, hợp lý sự cần cù chưa chắc dẫntới thành công

→ “Rutherford là nhà khoa học nổi tiếng, người đã đặt nền móng chovật lý nguyên tử học hiện đại vào một đêm khuya ông phát hiện thấy mộtngười học trò của mình vẫn đang mài đầu vào thực nghiệm, bèn tò mò hỏi:

“Buổi sáng em đang làm gì” Người học sinh trả lời: “Em làm thực nghiệm”.Rutherford không kìm được nhíu lông mày lại hỏi tiếp: “Thế buổi tối thì

Trang 34

sao?”, “Em cũng đang làm thực nghiệm” Người học trò chăm chỉ vốn nghĩ sẽnhận được lời khen ngợi tán thưởng từ thầy hướng dẫn, không ngờ Rutherfordlại nổi cáu lên tiếng trách mắng: “Em từ sáng đến tối chỉ làm thực nghiệm,thời gian nào dùng để suy nghĩ?” [63; 87]→ Nếu chỉ cần cù mà không cóphương pháp tốt chưa hẳn đã thành công…

b4 Kỹ năng diễn đạt trong bài làm văn nghị luận

Trong bài làm văn, diễn đạt cũng là một kỹ năng rất quan trọng thể hiệnkhả năng vận dụng, sáng tạo ngôn ngữ của người viết khi tạo lập các văn bảnlàm văn, “diễn đạt làm cho nội dung tư tưởng, tình cảm được tỏ rõ bằng ngôn

ngữ hoặc hình thức nào đó ” (Từ điển Tiếng Việt) “Năng lực diễn đạt là khả

năng dùng câu chữ, ngôn từ, hình ảnh… để diễn tả những điều mình muốnbày tỏ (tư tưởng, tình cảm, kiến thức, suy nghĩ…) Năng lực diễn đạt gắn liềnvới năng lực tư duy, phản ánh khả năng và trình độ tư duy Phải có cái gì ởtrong đầu rồi mới nói đến diễn đạt Bởi vậy, muốn có năng lực diễn đạt tốtphải có hai điều kiện: Một là phải suy nghĩ nhiều, suy nghĩ kỹ về những điềumuốn bày tỏ để ý chất đầy ở trong đầu một cách sáng sủa, mạch lạc… Hai là

có đủ chữ (ngôn ngữ) để thể hiện một cách trung thành, chặt chẽ, chính xácnhững suy nghĩ thầm kín ở trong đầu” [9; 95] Kỹ năng diễn đạt trong làm vănbao gồm: kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng viết câu, kỹ năng dựng đoạn văn,

kỹ năng sử dụng dẫn chứng…

1.1.3 Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội

Ở trên, chúng tôi đã chỉ ra mục đích quan trọng nhất của quá trình dạyhọc Làm văn ở trường THPT nhằm trang bị, hình thành, rèn luyện cho ngườihọc những kiến thức và kỹ năng làm văn thiết yếu Các kỹ năng làm văn trênđây (kỹ năng chung, kỹ năng tạo lập văn bản), có tính chất tổng hợp, kháiquát, đồng thời là nền tảng để người học sử dụng trong quá trình tạo lập cáckiểu và loại văn bản làm văn

Trang 35

Văn NLXH trong trường phổ thông, có những đặc trưng riêng về kỹnăng làm văn, tuy nhiên thực tế không chỉ đối với người học mà cả đối vớingười dạy trong quá trình dạy học Làm văn nghị luận vẫn chưa phân táchđược cách thức tiếp cận vấn đề nghị luận, cách thức lập luận và khai triển lậpluận giữa bài làm văn NLVH và NLXH, hầu như các kỹ năng và cách thứclàm bài văn nghị luận vẫn được dùng chung cho cả hai Từ thực tế đó, quátrình dạy học Làm văn NLXH cần hình thành, trang bị cho người học những

kỹ năng riêng - kỹ năng đặc trưng cho làm văn NLXH, bên cạnh việc sử dụngcác kỹ năng làm văn chung

lý lẽ đáng tin cậy để nêu lên ý kiến, quan điểm của mình trước vấn đề xã hộiđang bàn luận: tán đồng hay phản đối điều gì? điểm nào? Theo quan điểmcủa chúng tôi, bài làm văn NLXH quy định rất chặt chẽ các bước, mỗi bướclại tương ứng với việc khai triển một luận điểm, luận điểm chính là sự vậndụng khai triển của thao tác lập luận Vì thế, khi làm văn NLXH người viếtcần biết vận dụng, phối hợp linh hoạt các thao tác lập luận

Trang 36

a Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận

Trong bài làm văn NLXH, bên cạnh việc xác lập các yếu tố lập luậnnhư luận điểm, luận cứ, luận chứng, để tiến hành lập luận, người viết cònphải sử dụng các thao tác lập luận Thao tác chính là cách thức để tiến hành,

để triển khai một công việc, một hoạt động Trong làm văn NLXH, các thaotác lập luận thường được sử dụng như: thao tác giải thích, thao tác chứngminh, thao tác bình luận, thao tác phân tích, thao tác bác bỏ… mỗi thao tác

có đặc trưng riêng, cách thức tiến hành riêng, có vai trò và tác dụng riêng Do

đó, khi làm văn người viết cần biết xác định mức độ, tính chất, yêu cầu khácnhau, đồng thời biết sử dụng kết hợp, linh hoạt các thao tác lập luận Trongthực tế, bài làm văn NLXH đòi hỏi khá chặt chẽ yêu cầu về độ dài văn bản(số lượng chữ) về tính lôgic, khúc chiết, mạch lạc, vì thế việc xác định vị tríthứ tự, mức độ các thao tác lập luận là cần thiết như: thao tác lập luận trước,sau; thao tác chính, phụ; thao tác nào cần ngắn gọn, thao tác nào cần phốihợp với dẫn chứng Khi sử dụng các thao tác lập luận, người làm vănNLXH cần lưu ý:

Thứ nhất: Nắm vững và bám sát mô hình dạng bài văn NLXH để tiếnhành khai triển bài viết - điều này sẽ tránh cho người viết thiếu bước, thiếu ý.Thứ hai: Trong bài làm văn NLXH, người viết nên theo thứ tự vị trí cácthao tác, có thể khái quát thành mô hình thao tác lập luận cho bài làm vănNLXH như sau:

Trang 37

1 Giới thiệu vấn đề nghị luận(luận đề)

2 Triển khai luận đề

a Giải thích Luận điểm1 Diễn giải, khái quát vđ

b Phân tích Luận điểm2 Biểu hiện vđ

d Bác bỏ Luận điểm 4 Phê phán

(Luận cứ) Đề xuất biện pháp, giải pháp

3 Khẳng định luận đề

Lưu ý Trong bài làm văn NLXH, người viết cần linh hoạt sử dụng các

thao tác lập luận (có những bài làm văn NLXH không cần sử dụng đầy đủ cácthao tác lập luận trên đây, hoặc không cần triển khai đầy đủ các khía cạnhbiểu hiện trong từng bước…), đồng thời khi lập luận, người viết cần biết kếthợp luận cứ (lý lẽ + dẫn chứng) trong những thao tác lập luận bắt buộc

Mô hình sử dụng các thao tác lập luận trên đây, có thể ứng dụng choviệc giải quyết nhiều dạng bài văn NLXH như nghị luận về một tư tưởng, đạo

lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hộitrong tác phẩm văn học Để làm rõ tính ứng dụng thực hành của mô hình,chúng ta hãy xem xét ví dụ cụ thể sau:

Trang 38

Ví dụ minh họa.

“Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọnghơn Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ củaanh/chị về ý kiến trên” (Đề thi Tuyển sinh Đại học môn Ngữ văn khối C năm2011)

Gợi ý triển khai lập luận (Theo đáp án hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1 Giải thích ý kiến (Thao tác giải thích).

- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình

có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ

thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác (Diễn giải khái niệm)

- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân,

hướng đến sự hoàn thiện mình (Khái quát vấn đề nghị luận).

2 Luận bàn về ý kiến (Thao tác bình luận)

- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình,

giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực

để vươn tới những ước mơ lớn hơn (Khẳng định vấn đề).

- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì

thế mà trở nên hợm hĩnh) (Thao tác bác bỏ).

- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn

toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và

hoàn thiện nhân cách (Khẳng định vấn đề).

- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu

tự tin) (Thao tác bác bỏ).

Trang 39

3 Bài học nhận thức và hành động (Thao tác bình luận).

- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡngđạo đức nhân cách

b Kỹ năng phản biện vấn đề trong lập luận

Trong làm văn NLXH sự sáng tạo, linh hoạt của người viết được thểhiện qua việc khai thác, xử lý, giải quyết vấn đề nghị luận Đứng trước mộtvấn đề xã hội, người viết sẽ có cách xử lý khác nhau tùy vào góc đứng, điểmnhìn và quan điểm để lập luận - điều này tạo ra sự khác biệt, đa dạng cho bàilàm văn Vì thế, khi dạy học Làm văn NLXH, điều khó nhất là người dạy phảiđánh thức, phải khơi dậy được người học khả năng linh hoạt sáng tạo, đa dạngtrong cách lập luận giải quyết vấn đề Thực tế cho thấy, bài làm văn NLXHđòi hỏi khá cao khả năng xử lý vấn đề của người viết, vì trong phạm vi yêucầu hạn hẹp về hình thức văn bản (độ dài bài văn NLXH thường yêu cầukhoảng 300 đến 600 chữ), trong phạm vi hạn hẹp về thời gian làm bài, ngườiviết phải biết khai triển vấn đề một cách lôgic, mạch lạc để lý giải và thuyếtphục người nghe (người đọc) về vấn đề xã hội bàn luận Bên cạnh đó, bài làmvăn NLXH không chỉ yêu cầu người viết biết cách bàn luận, mà còn phải cónăng lực bàn luận vấn đề, đồng thời bài văn NLXH cũng yêu cầu người viếtphải có năng lực đề xuất các biện pháp, giải pháp để tác động cải tạo vấn đề

xã hội

Theo chúng tôi, trong làm văn NLXH, khi đứng trước một vấn đề bànluận, người viết cần có tư duy phản biện vấn đề, “Tư duy phản biện là mộtquá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã cótheo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng địnhlại tính chính xác của vấn đề” (Theo Bách khoa thư mở Wikipedia) Tư duyphản biện là năng lực người làm văn NLXH biết soi rọi vấn đề bàn luận từ

Trang 40

nhiều khía cạch, góc độ khác nhau, đồng thời có khả năng lật ngược vấn đề đểxem xét, đánh giá tìm tòi khám phá đến tận cùng thực chất vấn đề, biết pháthiện các mâu thuẫn của vấn đề để tìm cách giải quyết mâu thuẫn Tư duyphản biện khi làm văn NLXH, giúp người viết có cách nhìn nhận vấn đề xãhội bàn luận một cách thấu đáo, khách quan, đa chiều và không rơi vào cáchnhìn, cách đánh giá đơn giản, phiến diện, nông cạn, lệch lạc Tư duy phảnbiện cũng cũng góp phần giúp bài làm văn NLXH có khả năng tác động, ảnhhưởng, điều chỉnh, phản biện đối với dư luận xã hội (điều này khiến vănNLXH gần với báo chí) Tư duy phản biện trong lập luận của người làm vănNLXH cũng là khả năng người viết biết tranh luận, suy luận vấn đề một cáchkhoa học, lôgic để lý giải và thuyết phục người nghe, người đọc trước vấn đề

xã hội bàn luận

Vì thế, trước một vấn đề xã hội, người viết không chỉ bàn luận mộtcách độc lập mà còn biết xem xét, đánh giá từ các góc nhìn, các quan điểmkhác nhau của dư luận xã hội, tuy nhiên người viết khi đối diện trước vấn đề

xã hội cũng phải biết chủ động, mạnh dạn đề xuất chính kiến của mình để lígiải và thuyết phục người khác hiểu, tin, tán đồng, hành động… với mìnhbằng những lí lẽ tin cậy, thuyết phục Do đó, sức mạnh của văn NLXH là khảnăng thuyết phục, tranh luận, điều chỉnh, phản biện, cải tạo… dư luận xã hội

Tư duy phản biện khi lập luận trong bài làm văn NLXH cũng đòi hỏi ngườiviết phải có thói quen gắn đối tượng nghị luận với thực tế cuộc sống để xemxét, lý giải, đánh giá vấn đề xã hội Điều này sẽ giúp người viết tạo ra sứcsống, tính hiện thực, tính thời sự… của vấn đề xã hội bàn luận Do đó, rèn kỹnăng phản biện trong lập luận cho người làm văn NLXH chính là cách ngườidạy trang bị, hình thành cho người học phương pháp tư duy khoa học, đúngđắn, biện chứng khi đánh giá, nhìn nhận vấn đề cuộc sống

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Bùi Thị Minh Tâm, Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), Thực hành Làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành Làm văn lớp 12
Tác giả: Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Bùi Thị Minh Tâm, Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Vân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK Ngữ văn 10 THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK Ngữ văn 10 THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK Ngữ văn 11 THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK Ngữ văn 11 nâng cao THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu hỗ trợ giáo viên tập sự môn Ngữ văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hỗ trợ giáo viên tập sự môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2013
10. Trần Đình Chung (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, nâng cao, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, nâng cao
Nhà XB: Nxb Hà Nội
11. Nguyễn Hữu Chương (1983), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và kĩ thuật lên lớp
Tác giả: Nguyễn Hữu Chương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
12. Trương Dĩnh (2002), Thiết kế mới về dạy học Làm văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế mới về dạy học Làm văn 12
Tác giả: Trương Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
13. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 1), Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
Nhà XB: Nxb Hà Nội
14. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (tập 2), Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12
Nhà XB: Nxb Hà Nội
15. Trần Hinh, Phương Duy (2009), Các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn Ngữ văn
Tác giả: Trần Hinh, Phương Duy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
16. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn
Tác giả: Nguyễn Ái Học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
17. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lí luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
18. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2007
19. Đỗ Kim Hồi (1988), Xác định một số quan niệm và biện pháp mới có khả năng nâng cao chất lượng dạy làm văn ở nhà trường THPT, Sở Giáo dục hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định một số quan niệm và biện pháp mới có khả năng nâng cao chất lượng dạy làm văn ở nhà trường THPT
Tác giả: Đỗ Kim Hồi
Năm: 1988
20. Đỗ Kim Hồi (1996), Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ từ công việc dạy văn
Tác giả: Đỗ Kim Hồi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w