Thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 46 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh

Trong thực tế dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT, phân môn Làm văn lâu nay, vẫn bị xem là thứ yếu. Giờ học Làm văn thường ít được người dạy và người học chú trọng “đầu tư” hơn so với phần Đọc hiểu văn bản, trong phân môn Làm văn, văn NLXH càng ít được thích hơn, ít được chú trọng hơn. Để có cơ sở đánh giá thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng Làm văn NLXH ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh tại ba trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đó là: trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thuộc huyện IaGrai), trường THPT Nguyễn Chí Thanh, trường THPT Phan Bội Châu (thuộc thành phố Pleiku). Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào một số vấn đề như: thái độ, sự quan tâm của giáo viên và học sinh đối với phân môn Làm văn và văn NLXH, phương pháp dạy học Làm văn NLXH ở trường THPT, chất lượng dạy học văn NLXH trong trường THPT hiện nay… Bên cạnh việc đưa ra các phiếu thăm dò trả lời trắc nghiệm, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng (giáo viên và học sinh), tham gia dự giờ dạy học văn NLXH của giáo viên, thống kê kết quả bài làm văn NLXH của học sinh… để tạo tính khách quan cho quá trình điều tra.

Bảng 1.2. Điều tra nhận thức vị trí, vai trò của văn NLXH trong

a. Điều tra đối với giáo viên

Các mức độ đánh giá Số lượng giáo viên (người): 45 Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 9 20

Quan trọng 13 28.9

Không quan trọng 23 51.1

b. Điều tra đối với học sinh

Các mức độ đánh giá Số lượng học sinh (người): 120 Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 26 21.7

Quan trọng 41 34.1

Không quan trọng 53 44.2

Từ các phiếu thăm dò giáo viên và học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Có khoảng 21% số người được hỏi (giáo viên và học sinh) cho rằng, văn NLXH có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phân môn Làm văn.

- Có khoảng 33% số người được hỏi cho rằng, văn NLXH có vai trò quan trọng trong phân môn Làm văn.

- Có khoảng 46% số người được hỏi cho rằng, văn NLXH có vị trí, vai trò không quan trọng trong phân môn Làm văn.

- Có 19/165 (11.5%) số người được hỏi (cả giáo viên và học sinh) thích dạy và học phân môn Làm văn, trong khi phân môn Đọc hiểu: 83/165 (50.3%), phân môn Tiếng Việt: 54/165 (32.7%).

- Có 37/165 (22.4%) số người được hỏi thích dạy và học nội dung văn NLXH, trong khi văn NLVH: 100/165 (60.6%).

Từ các số liệu đã thống kê, chúng tôi cho rằng việc dạy học Làm văn NLXH ở trường THPT hiện nay, có khá nhiều điều đáng bàn. Trong quá trình học tập, thái độ nhận thức vị trí, vai trò của môn học, nhận thức nội dung

trong phân môn học sẽ tác động không nhỏ tới thái độ, ý thức của người dạy và người học. Kết quả thăm dò, khảo sát, cũng cho chúng tôi nhận thấy rất nhiều giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn và đa số học sinh ở trường THPT hiện nay, chưa thấy và chưa biết khai thác, phát huy được vị trí quan trọng của phân môn Làm văn và nội dung NLXH trong chương trình Ngữ văn. Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên:

Thứ nhất: Thiết kế chương trình phân môn Làm văn ở trường THPT hiện nay, chưa thực sự hợp lý, điều này, được thể hiện trong bảng so sánh cấu trúc các nội dung dạy học của phân môn Làm văn.

Bảng 1.3. Thống kê các nội dung dạy học trong phân môn Làm văn

Lớp/CT TST LV Số tiết học văn bản nghị luận Số tiết học văn NLXH Số tiết học các văn bản khác 10 CTC 38 4 0 34 10 CTNC 51 6 0 45 11 CTC 44 12 0 32 11CTNC 51 12 2 37 12 CTC 35 12 2 21 12 CTNC 53 23 4 26

Số liệu đã thống kê ở trên, cho thấy các văn bản NLXH được dạy học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, cũng như số tiết học Làm văn dành cho nội dung này quá ít. Văn NLXH chủ yếu được dạy học ở phần Làm văn lớp 11 chương trình nâng cao: 2 tiết và lớp 12 chương trình chuẩn: 2 tiết, lớp 12 chương trình nâng cao: 3 tiết và 1 tiết học chung cả NLVH và NLXH; ở các khối lớp khác, văn NLXH chủ yếu được lồng ghép trong các bài học hoặc được sử dụng trong ngữ liệu dạy học Làm văn về văn nghị luận. Điều này cho thấy, văn NLXH chưa được chú trọng để phát huy vị

trí, vai trò, sức mạnh quan trọng của nó trong phân môn Làm văn nói riêng và trong môn Ngữ văn nói chung ở trường THPT.

Thực tế trên, đã khiến cả người dạy và người học gặp khá nhiều khó khăn khi phải đối diện với những vấn đề liên quan đến nội dung văn NLXH. Với số tiết học ít ỏi, ở trên lớp, người dạy chỉ có thể định hướng một cách sơ lược lý thuyết làm văn mà không thể đủ thời gian thực hành, rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh; trong thực tế, học sinh ở trường THPT ít có điều kiện tiếp xúc, thực hành, rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH thường xuyên. Trong khi ở tất cả các khối lớp, học sinh THPT phải đối diện với các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ liên quan đến nội dung văn NLXH. Có thể nói, đây là nguyên nhân khách quan nhưng đã tác động không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả dạy học văn NLXH ở trường THPT hiện nay.

Thứ hai: Thực trạng vẫn tồn tại trong dạy học Làm văn ở trường THPT hiện nay, đó là tính “thực dụng” với quan niệm: “thi gì học nấy”, “học để thi” đã chi phối khá tiêu cực tới cả giáo viên và học sinh. Xuất phát từ quan niệm trên, việc dạy học Làm văn (cả NLVH và NLXH) trong nhà trường, chủ yếu hướng tới việc dạy các “mẹo”, các “kỹ thuật” làm bài như “công thức” mở bài, kết bài, chuyển ý, đưa dẫn chứng vào bài làm văn, thậm chí việc dạy học văn chỉ hướng tới giải các đề văn, mô phỏng thành các bài văn mẫu, để học sinh học thuộc... Vai trò bồi dưỡng, kích thích, phát triển các năng lực chủ thể sáng tạo của người học chưa được phát huy.

Một trong những nguyên nhân khác khiến việc dạy học văn NLXH ở trường THPT hiện nay, chưa được coi trọng, đó là, trong số lượng bài kiểm tra môn Ngữ văn ở các khối lớp, bài kiểm tra văn NLXH chỉ chiếm số ít (thống kê bảng 1.1) và ngay trong đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, đề thi Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng khối C, D, phần kiểm tra kiến thức NLXH chỉ chiếm 1/3 (3 điểm/10 điểm). Từ đó, đã có không ít giáo viên và học sinh

không thực sự chú trọng “đầu tư” phần văn NLXH, thậm chí, còn chú trọng “đầu tư” dạy và học văn NLVH hơn bởi đã quen thuộc và dễ lấy điểm mà bỏ qua văn NLXH. Học sinh xem việc học Làm văn NLXH chỉ là học thuộc các bài văn đã được giáo viên soạn sẵn, dạy sẵn hay các đề văn NLXH đã được gợi ý “giải” sẵn từ các sách tham khảo môn Ngữ văn. Từ cách dạy và học văn NLXH như trên, đã dẫn tới hệ lụy, khi đối diện với các đề kiểm tra và đề thi văn NLXH, học sinh thường cảm thấy bị động, lúng túng, khó viết vì phải viết theo yêu cầu của người ra đề về số lượng chữ (phần NLXH thường chỉ dài khoảng từ 300 chữ đến 600 chữ); học sinh cũng gặp không ít khó khăn khi phải tự mình xác định, triển khai nội dung vấn đề nghị luận, phải tự hình thành bố cục bài viết… Thêm nữa, bài làm văn NLXH cũng đòi hỏi người viết phải có chính kiến, có quan điểm, thái độ riêng khi đối diện và bàn luận các vấn đề xã hội, đồng thời bài văn NLXH cũng đòi hỏi khá cao vốn hiểu biết tổng hợp tri thức của người viết, đặc biệt là hiểu biết thực tế cuộc sống khi lý giải vấn đề xã hội.

Thứ ba: Hiện nay sách tham khảo viết về văn NLXH còn khá ít, chính vì thế, người dạy và người học gặp nhiều khó khăn khi thiếu tài liệu đọc. Hơn nữa, đa phần các sách tham khảo về văn NLXH chủ yếu đi theo hướng tuyển chọn, giới thiệu, dẫn giải các đề văn NLXH cụ thể mà chưa chú trọng đi vào việc khái quát, định hướng những kiến thức trọng tâm giúp ích cho người học rèn luyện, thực hành các kỹ năng làm văn NLXH thiết yếu.

Bảng 1.4. Điều tra việc sử dụng các phương pháp dạy học Làm văn

NLXH trong trường THPT hiện nay Các phương pháp dạy học Làm văn NLXH Số giáo viên sử dụng 45 (người) Thứ tự 1. Phương pháp thuyết trình 19 1

2. Phương pháp vấn đáp 8 3

3. Phương pháp nêu vấn đề 11 2

4. Phương pháp thảo luận nhóm 7 4

Số liệu thống kê đã cho chúng tôi thấy, việc ứng dụng và đổi mới phương pháp dạy học đối với nội dung văn NLXH hiện nay ở trường THPT chưa được chú trọng, phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng chủ đạo trong quá trình dạy học. Trong thực tế dạy học Làm văn, đặc biệt là dạy học văn NLXH ở trường THPT, vẫn còn không ít giáo viên quan niệm: dạy học Làm văn chủ yếu là phải cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết, hiểu và nắm vững lý thuyết học sinh mới có thể thực hành; trong số lượng ít ỏi số tiết học dành cho văn NLXH, phương pháp dạy học hiệu quả nhất là thuyết trình; vì thế, để đáp ứng thực tế, không ít giáo viên đã chọn phương pháp dạy học này, đồng thời, xem nó là phương pháp tối ưu.

Theo quan điểm của chúng tôi, phương pháp dạy và học rất quan trọng, phương pháp chính là con đường, là cách thức tiếp cận, dẫn dắt, tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức. Hiện nay, trong đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các bậc học, các môn học, các phân môn học được đặt lên hàng đầu. Trong đổi mới phương pháp dạy học, vai trò chủ thể của người học phải được phát huy. Thực tế trong dạy học, không có một phương pháp nào là vạn năng, ưu việt nhất, để quá trình dạy học đạt hiệu quả, người dạy phải biết linh hoạt phối hợp nhiều phương pháp và hình thức dạy học. Xuất phát từ đặc trưng riêng của văn NLXH là “tính mở” trong đề tài, nội dung vấn đề bàn luận; trong cách thức nhận diện, bàn luận vấn đề xã hội, trong việc bày tỏ quan điểm thái độ của người bàn luận; trong tình hình thực tế, số tiết học phân phối chương trình dành cho văn NLXH khá hạn hẹp, người dạy nên tích hợp, phối hợp đa dạng các phương pháp dạy học. Trong một giờ dạy học văn NLXH, kể cả đối với giờ học lý thuyết, giáo viên có thể

sử dụng phương pháp thuyết trình để cung cấp, diễn giải kiến thức làm văn cần thiết; đồng thời sử dụng phương pháp nêu vấn đề để tạo tình huống học tập, tạo “vấn đề” và “mâu thuẫn” tác động tới suy nghĩ của người học; giáo viên có thể kết hợp với thảo luận nhóm, vấn đáp, để giờ học sôi nổi, tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa người dạy và người học; thậm chí người dạy có thể ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giờ dạy… thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Khi dạy học văn NLXH, trong mỗi bài học, giáo viên cần chú trọng “tính thực hành” bằng cách khái quát, định hướng lý thuyết về phương pháp làm bài đối với từng dạng đề văn, từng kiểu bài văn NLXH và đưa ra các đề văn cụ thể cho học sinh nhận diện, phân loại, thực hành. Điều quan trọng nhất trong dạy học Làm văn NLXH ở trường THPT, là người dạy biết hình thành, trang bị, rèn luyện cho người học năng lực tự nhận diện vấn đề xã hội, đánh thức khả năng tư duy và kỹ năng lập luận, cùng việc bày tỏ quan điểm, thái độ trước vấn đề xã hội cần bàn luận.

Việc khảo sát, thăm dò giáo viên và học sinh cũng cho chúng tôi nhận thấy, thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT chủ yếu diễn ra ở phân môn Đọc hiểu, ở phân môn Làm văn còn chậm và hạn chế. Tham dự nhiều giờ dạy của giáo viên ở phân môn Làm văn, đặc biệt trong giờ dạy Làm văn NLXH, chúng tôi thấy, nhiều giờ học Làm văn NLXH khá khô khan, tẻ nhạt, nặng nề. Nhiều giáo viên trong giờ dạy còn “máy móc” vận dụng sách giáo khoa và sách giáo viên mà chưa mạnh dạn đột phá, tự thiết kế để giờ học NLXH phong phú, sinh động, hấp dẫn phù hợp với người học. Nhiều giáo viên chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy văn NLXH, chúng tôi cho rằng nếu biết ứng dụng công nghệ thông tin chắc chắn giờ học sẽ phát huy hiệu quả rất lớn, bởi dạy văn NLXH cần gắn với thực tế cuộc sống, khi dạy văn NLXH phải biết trả nó về với chính cuộc sống thực, công nghệ thông tin có thể hỗ trợ rất nhiều cho giờ dạy Làm văn NLXH bằng

các hình ảnh minh họa sống động, bằng các dẫn chứng, sự kiện thực tế trong cuộc sống.... Trong thời lượng ít ỏi trên lớp, nhiều giáo viên khi dạy Làm văn NLXH chưa biết tổng hợp, khái quát, phân loại, phân dạng vấn đề NLXH, cần biết rằng đề văn NLXH rất đa dạng, phong phú về nội dung nghị luận, cách thức nghị luận, mức độ và tính chất nghị luận… Có thể nói việc dạy và học văn NLXH ở trường phổ thông như hiện nay chưa hiệu quả, bắt nguồn từ phía người dạy chưa chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát việc nhận thức kỹ năng làm văn NLXH của học sinh THPT, cùng việc thống kê những lỗi học sinh thường mắc phải trong khi viết văn NLXH để có cơ sở đánh giá thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH ở trường THPT.

Bảng 1.5. Khảo sát việc nhận thức của học sinh THPT về kỹ năng

làm văn NLXH: Số lượng 120 (người)

Câu Các phương án trả lời A B C D SL % SL % SL % SL % 1 36 30 29 24.2 28 23.3 27 22.5 2 21 17.5 15 12.5 49 40.8 35 29.2 3 34 28.3 19 15.8 22 18.4 45 37.5 4 40 33.3 36 30 29 24.2 15 12.5

Từ kết quả thống kế, chúng tôi thấy:

- Có khoảng 30% số học sinh được hỏi thường phân tích đề văn và lập dàn ý khi làm bài văn NLXH, trong khi 70% số học sinh còn lại không phân tích đề, lập dàn ý khi làm văn NLXH hoặc chỉ thực hiện một trong hai kỹ năng khi làm bài.

- Có khoảng 17.5% số học sinh được hỏi, cho rằng kỹ năng khó nhất khi làm văn NLXH là phân tích đề văn, trong khi kỹ năng sử dụng dẫn chứng là: 12.5%, kỹ năng tìm luận điểm: 40.8%, kỹ năng lập luận: 29.2%.

- Có khoảng 18.4% số học sinh được hỏi, đã trả lời đúng thứ tự các thao tác lập luận thường được sử dụng trong bài làm văn NLXH.

- Có khoảng 63.3% số học sinh được hỏi, cho rằng, dẫn chứng trong bài làm văn NLXH quan trọng và cần thiết.

Bảng 1.6. Bảng tổng hợp những lỗi học sinh THPT hay mắc phải

trong bài làm văn NLXH (số lượng bài thống kê: 60)

Các lỗi cơ bản trong bài làm văn NLXH Số lượng Tỷ lệ (%)

Phân tích, nhận diện vấn đề nghị luận 7 11.7

Xác lập luận điểm, luận cứ 12 20

Sử dụng dẫn chứng 9 15

Sử dụng thao tác lập luận 21 35

Diễn đạt, dùng từ, viết câu 11 18.3

Các con số trên đã cho chúng tôi thấy, việc dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH ở trường THPT hiện nay, còn tồn tại khá nhiều bất cập như: nhiều học sinh chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ vai trò quan trọng của việc sử dụng các kỹ năng trong quá trình làm bài văn NLXH như kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, kỹ năng sử dụng các thao tác lập luận,...;

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w