7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
Với đề tài này trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất: Khảo sát, kiểm tra chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) trước khi thực nghiệm để có những nhìn nhận, đánh giá sơ bộ về nhận thức, kết quả học tập bằng hai hình thức: ra bài kiểm tra ngắn (10 phút) có nội dung liên quan đến văn NLXH, đồng thời chúng tôi thống kê ngẫu nhiên kết quả bài kiểm tra NLXH trên lớp của các em. Bên cạnh đó, chúng tôi thiết kế soạn giảng ba giáo án văn NLXH trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng nghiên cứu, đề xuất của bản thân. Việc dạy học thực nghiệm sẽ được tiến hành song song với dạy học đối chứng (đối với các lớp thực nghiệm chúng tôi dạy theo giáo án thiết kế đề xuất, lớp
đối chứng được dạy học theo giáo án thông thường) nhằm tạo ra sự khách quan cho việc đánh giá quá trình thực nghiệm.
Thứ hai: Trong tiết dạy thực nghiệm và tiết dạy đối chứng, chúng tôi tiến hành dự giờ, biên bản ghi chép giờ dạy được sử dụng làm cơ sở đánh giá, điều chỉnh cho việc thực nghiệm. Sau các tiết dạy học với giáo án thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra, thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh đối với việc dạy học thực nghiệm xem phản ứng, sự đánh giá của người dạy và người học để làm cơ sở cho quá trình điều chỉnh đề tài nghiên cứu.
Thứ ba: Song song với việc lấy ý kiến thăm dò bằng phiếu trắc nghiệm, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh, việc phỏng vấn sẽ cho một kênh thông tin phản hồi tích cực, trực tiếp, cụ thể, khách quan cho quá trình thực nghiệm. Bên cạnh phỏng vấn điều tra, chúng tôi sẽ có những bài kiểm tra (khoảng 15 phút) ngay sau tiết học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để so sánh kết quả, đồng thời xem đây làm cơ sở cho việc đánh giá thực nghiệm đề tài nghiên cứu.