Rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH qua dạy học lý thuyết Làm văn

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH qua dạy học lý thuyết Làm văn

2.1.2.1. Vai trò của lý thuyết trong quá trình dạy học

Trong bất cứ lĩnh vực học tập nào cũng đều có hai phần: lý thuyết và thực hành. Hai phần này có quan hệ gắn bó, có sự tác động lẫn nhau, thiếu một trong hai phần thì quá trình học tập sẽ thiếu hụt, hạn chế.

Theo Mai Thị Kiều Phượng, lý thuyết chính là hệ thống những lý luận, những tư tưởng, những kiến thức (trái với thực hành) về hình thức sáng tạo hay phương thức phản ánh hiện thực đã được khái quát, được hệ thống hóa, đã được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn [39]. Lý thuyết có vai trò cung cấp tri thức giúp người học hiểu bản chất sự vật, nắm được đặc trưng đối tượng, lý thuyết cũng có tác dụng gợi mở, định hướng, dẫn dắt cho thực hành. Lý thuyết chính là kim chỉ nam cho hoạt động thực hành, thiếu lý thuyết thực hành không thể thực hiện có hiệu quả.

Thực hành là quá trình kiểm chứng lý thuyết, đem lý thuyết áp dụng, ứng dụng vào thực tế, đồng thời thực hành cũng là quá trình sáng tạo lại lý thuyết. Do đó, trong hoạt động dạy học, phải thấy được vị trí, vai trò quan trọng của lý thuyết, tuy nhiên, phải biết gắn lý thuyết với thực hành theo phương châm học đi đôi với hành, “học để biết”, “học để làm” (UNESCO).

2.1.2.2. Đặc trưng của lý thuyết làm văn trong chương trình Ngữ văn THPT

Ở trên, chúng tôi đã chỉ ra lý thuyết có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập, tuy nhiên, tùy từng môn học, tùy từng phân môn học, lý thuyết lại có đặc trưng, có vị trí, vai trò khác nhau.

Lý thuyết trong phân môn Làm văn có đặc trưng là lý thuyết thực hành. Trong lý thuyết làm văn không thiếu những khái niệm, tuy nhiên, lý thuyết làm văn không phải là kiểu lý thuyết “thuần túy” chỉ đi sâu vào diễn giải, giảng giải, mô tả, phân tích… đặc điểm, bản chất cấu tạo hay hoạt động, quá trình vận động của sự vật của đối tượng. Lý thuyết trong các bài học làm văn

không tách rời thực hành mà gắn với quá trình thực hành để rèn luyện kỹ năng, do đó lý thuyết làm văn là kiểu lý thuyết vận dụng thực hành. “Làm văn là một môn học thực hành tổng hợp. Dạy Làm văn chủ yếu là dạy thực hành. Mọi tri thức lí thuyết đều có tính chất hướng dẫn đối với học sinh cũng như đối với giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy một cách chủ động và sáng tạo” (Phan Trọng Luận). Có thể thấy điểm chung trong thiết kế các bài học lý thuyết làm văn ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT được triển khai thành ba phần:

- Phần 1: Khái quát những kiến thức liên quan đến bài học (có thể là việc diễn giải làm rõ các khái niệm, có thể là việc chỉ ra mục đích, yêu cầu của kiến thức… trong bài học). Ví dụ trong bài Thao tác lập luận bác bỏ

(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, chương trình chuẩn), phần 1 của bài học đã diễn giải khái niệm “bác bỏ”, khái quát mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.

- Phần 2: Làm rõ bản chất, đặc điểm, cấu tạo… của kiến thức trong bài

học bằng cách:

+ Đưa ra ngữ liệu liên quan đến việc tìm hiểu kiến thức bài học, gợi ý phân tích ngữ liệu.

+ Định hướng, khái quát kiến thức trọng tâm của bài học. - Phần 3: Luyện tập khắc sâu, mở rộng kiến thức bài học.

Xuất phát từ đặc trưng thiết kế các bài học lý thuyết trong phân môn Làm văn ở chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ

thông, đã đề xuất mô hình một giờ dạy học lý thuyết Làm văn theo các bước

sau:

- Bước 1: Cung cấp thông tin. Đây là bước giáo viên: “Đưa văn bản mẫu về vấn đề mà học sinh sẽ tìm hiểu, chẳng hạn dạy bài Lập luận bác bỏ,

giáo viên cần nêu văn bản (đoạn, bài văn) có sử dụng lập luận bác bỏ thật tiêu biểu” [55; 154].

- Bước 2: Xử lý thông tin. Đây là bước giáo viên: “Hướng dẫn học sinh quan sát văn bản mẫu đã nêu” [55; 154], đồng thời giáo viên đưa ra các câu hỏi định hướng cho việc tìm hiểu văn bản mẫu.

- Bước 3: Khám phá phát hiện. Đây là bước giáo viên: “Nêu nhiệm vụ và yêu cầu tất cả học sinh phân tích, tìm hiểu, khám phá, phát hiện và nhận diện các văn bản mẫu, rút ra được các đặc điểm riêng biệt của văn bản đó” [55; 154].

- Bước 4: Rút ra kết luận. Đây là bước giáo viên: “tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi kết quả tìm hiểu của mỗi cá nhân hoặc nhóm để học sinh tự tìm đến những kết luận thống nhất. Giáo viên chỉ nêu ý kiến của mình một cách bình đẳng, không áp đặt” [55; 154].

2.1.2.3. Cấu trúc phân môn Làm văn trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT

Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, các bài học ở phân môn Làm văn được sắp xếp, triển khai theo kiểu loại văn bản (ở THPT chủ yếu tập trung vào các loại văn bản sau: văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn bản hành chính - công vụ…). Trong từng loại văn bản, lại được triển khai thành hệ thống cụm bài học, ví dụ trong chương trình Ngữ văn lớp 10, kiểu văn bản tự sự và văn bản thuyết minh được sắp xếp thành cụm bài học như sau:

* Cụm bài học về văn bản tự sự: - Lập dàn ý bài văn tự sự;

- Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự; - Luyện tập viết đoạn văn tự sự;

- Tóm tắt văn bản tự sự;

- Thực hành tóm tắt văn bản tự sự;

* Cụm bài học về văn bản thuyết minh:

- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; - Lập dàn ý bài văn thuyết minh;

- Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh; - Phương pháp thuyết minh;

- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh; - Tóm tắt văn bản thuyết minh;

Trong phân phối chương trình Làm văn, các tiết học lý thuyết làm văn được xen kẽ với các tiết thực hành với mục đích hướng dẫn, luyện tập, củng cố, hình thành, rèn luyện cho người học các kỹ năng làm văn. Ngoài các tiết thực hành, là các bài viết (bài kiểm tra trên lớp và ở nhà) liên quan đến kiểu văn bản đã học để nâng cao kỹ năng viết văn bản cho người học.

Nhìn vào cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, chúng tôi nhận thấy, các văn bản nghị luận được dạy học trong phân môn Làm văn và các tiết dạy học Làm văn về văn bản nghị luận chiếm vị trí khá trọng tâm, bảng thống kê từ phân phối chương trình cho thấy rõ điều này.

Bảng 2.1. Thống kê các văn bản nghị luận được dạy học trong phân

môn Làm văn THPT

Lớp/CT Tên các văn bản được dạy - học Số

10 CTC

1. Lập dàn ý bài văn nghị luận 2. Lập luận trong văn nghị luận

3. Các thao tác nghị luận; Thực hành các thao tác nghị luận

4. Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

4

10 CTNC

1. Luận điểm trong bài văn nghị luận 2. Đề văn nghị luận

3. Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch

4. Thực hành viết đoạn văn lập luận chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch

5. Trình bày một vấn đề

6. Luyện tập trình bày một vấn đề

6

11 CTC

1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận 2. Thao tác lập luận phân tích

3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích 4. Thao tác lập luận so sánh

5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

6. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

7. Thao tác lập luận bác bỏ. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

8. Thao tác lập luận bình luận

9. Luyện tập thao tác lập luận bình luận

10. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 11. Tóm tắt văn bản nghị luận

12. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

11 CTNC

1. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

2. Thao tác lập luận phân tích

3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích 4. Thao tác lập luận so sánh

5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh

6. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

7. Thao tác lập luận bác bỏ. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

8. Thao tác lập luận bình luận

9. Luyện tập thao tác lập luận bình luận

10. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 11. Tóm tắt văn bản nghị luận

12. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

12

12 CTC

1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 3. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 4. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học 5. Phát biểu theo chủ đề

6. Luyện tập vận dụng kết hợp các phương tức biểu đạt 7. Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận 8. Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

9. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

10. Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

11. Diễn đạt trong văn nghị luận 12. Phát biểu tự do

12 CTNC

1. Nghị luận xã hội và nghị luận văn học 2. Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận 3. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 4. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học 5. Các kiểu kết cấu của bài nghị luận

6. Luyện tập vận dụng kết hợp các phương tức biểu đạt trong bài văn nghị luận

7. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý 8. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

9. Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

10. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 11. Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do

12. Luyện tập phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do 13. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 14. Lựa chọn và nêu luận điểm

15. Sử dụng luận cứ 16. Mở bài

17. Thân bài 18. Kết bài

19. Luyện tập về cách tránh lỗi diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau

20. Diễn đạt trong văn nghị luận

21. Luyện tập về cách tránh một số lỗi lô gic 22. Hình thức trình bày bài văn

23. Xây dựng đề cương diễn thuyết

Bảng thống kê trên đã cho chúng tôi thấy cấu trúc các bài học về văn nghị luận trong phân môn Làm văn ở trường THPT chủ yếu được thiết kế cho việc cung cấp các kiến thức lý thuyết và luyện tập các kỹ năng làm văn nghị luận, trong đó, các tiết học lý thuyết xen kẽ với tiết học thực hành. Các kiến thức và kỹ năng này được dạy học, củng cố, nâng cao theo trục nối tiếp: lớp 10→lớp 11→lớp 12.

Trong các bài học, các tiết dạy học Làm văn về văn nghị luận, nội dung văn NLXH cũng như số tiết dạy học Làm văn đúng nghĩa dành cho văn NLXH rất ít: lớp 11 chương trình nâng cao được học 2 tiết; lớp 12 được dạy học từ 2 đến 4 tiết. Vì thế, trong quá trình dạy học, nội dung văn NLXH chủ yếu được lồng ghép, tích hợp trong các bài học là chính (nội dung văn NLXH được sử dụng trong ngữ liệu của bài học hoặc xuất hiện trong bài tập ở phần luyện tập các bài học…). Thực tế này, khiến người dạy và người học gặp không ít khó khăn đối với nội dung văn NLXH.

2.1.2.4. Các kỹ năng làm văn NLXH cần khắc sâu và rèn luyện qua dạy học lý thuyết.

Văn NLXH tuy nằm trong văn nghị luận nhưng lại có đặc trưng riêng về mục đích, yêu cầu, về kiến thức và kỹ năng, vì thế qua dạy học lý thuyết Làm văn người dạy cần trang bị, hình thành, rèn luyện cho người học các kỹ năng thiết yếu sau:

a. Kỹ năng phân tích đề văn NLXH

Có thể thấy, đối tượng nghị luận của văn NLXH khá đa dạng, phong phú, vì thế đề văn NLXH có khả năng phản ánh, bao quát nhiều mặt, nhiều

lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực cuộc sống; ngoài ra đề văn NLXH cũng khá đa dạng về hình thức, mức độ, yêu cầu… Do đó, kỹ năng phân tích, nhận diện, phân loại đề văn là kỹ năng rất quan trọng, việc xác định “đúng”, “trúng” các yêu cầu của đề văn giúp cho người viết định hướng được quá trình làm bài. Dạy học văn NLXH phải rèn luyện cho người học tư duy nhạy bén, chính xác khi nhận diện vấn đề nghị luận. Khi phân tích đề văn NLXH, người viết cần căn cứ vào hình thức đề, căn cứ vào phạm vi nội dung nghị luận trong đề để xác định được các yêu cầu nghị luận.

* Căn cứ vào hình thức đề

Thông thường hình thức một đề văn nói chung và đề văn NLXH nói riêng được cấu tạo bởi câu dẫn, câu trích, câu lệnh. Do đó, khi phân tích đề văn dựa vào hình thức đề, người viết cần chú ý tới các loại câu cấu tạo nên đề văn. Dựa vào căn cứ này, chúng ta có thể xác định, phân loại đề văn NLXH như sau:

- Loại đề văn NLXH thứ nhất: yêu cầu nghị luận bao gồm độ dài văn bản, thao tác nghị luận, nội dung nghị luận nằm ngay trong câu lệnh.

Ví dụ. “Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách” (Đề thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009).

- Loại đề văn NLXH thứ hai: yêu cầu độ dài văn bản, thao tác nghị luận

hiện ra trong câu lệnh nhưng nội dung vấn đề cần nghị luận có thể nằm ngay trong lời dẫn của đề văn (lời dẫn có thể là một câu chuyện, lời dẫn có thể là

một câu nói, lời dẫn cũng có thể là một câu thơ hoặc một đoạn văn). Trước loại đề văn NLXH này, người viết phải đọc kỹ lời dẫn để tóm lược và nắm bắt được vấn đề nghị luận cần bàn luận, khi đọc lời dẫn cần chú ý các từ ngữ hay hình ảnh quan trọng gợi mở vấn đề nghị luận, đôi khi, người đọc phải biết xâu

chuỗi vấn đề và nghĩ tới ý nghĩa biểu tượng của câu nói dẫn tới vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ 1. Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị:

Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế ?”

Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải như thế".

Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên.

Gợi ý. Vấn đề nghị luận được khái quát trong câu nói: có một người cha như thế nên tôi phải như thế - môi trường gia đình có ảnh hưởng rất quan

trọng đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người, tuy nhiên ý chí nghị lực của con người mới là yếu tố quyết định nhân cách.

Ví dụ 2. “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên” (Trích đề thi Tuyển sinh Đại học môn Ngữ văn khối D

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w