Vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc dạy học văn NLXH trong chương trình

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.Vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc dạy học văn NLXH trong chương trình

thực trạng dạy học và rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh hiện nay

1.2.1. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc dạy học văn NLXH trong chương trình Ngữ văn THPT trình Ngữ văn THPT

Trong phân môn Làm văn được dạy học ở trường THPT, văn NLXH có vị trí, vai trò rất quan trọng. Việc đưa kiểu bài NLXH trở thành một nội dung dạy học và nội dung trong các bài kiểm tra, bài thi ở các khối lớp trong phân môn Làm văn nói riêng và trong môn Ngữ văn nói chung là một chủ trương đúng đắn, bởi trang bị cho các em kiến thức, sự hiểu biết, các kỹ năng làm văn về xã hội là điều cần thiết. Học văn, các em không chỉ biết, chỉ sống với các tác phẩm văn học trong nhà trường, biết cảm thụ giá trị tư tưởng của tác phẩm, biết cái hay cái đẹp của tác phẩm, thấy được tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn… mà các em còn phải biết, phải quan tâm, phải trải nghiệm với những vấn đề, những điều đang diễn ra trong xã hội. Văn NLXH đã đáp ứng được yêu cầu trọng yếu của quá trình dạy học trong nhà trường hiện nay là gắn lý thuyết với ứng dụng thực hành, tích hợp việc rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho người học... Đưa văn NLXH vào chương trình Ngữ văn THPT là

cách giúp người học làm quen với các vấn đề của xã hội, đánh thức các em ý thức quan tâm tới các hiện tượng, các vấn đề, các thực trạng nóng bỏng của cuộc đời. Văn NLXH chính là cầu nối mở rộng hiểu biết cho các em về cuộc sống xã hội, nó cũng thực hiện sứ mạng gắn quá trình giáo dục trong nhà trường với hiện thực xã hội.

Việc dạy học văn NLXH ở trường THPT, cũng nhằm giúp học sinh làm quen với một kiểu bài văn nghị luận mới bên cạnh kiểu bài NLVH vốn đã quen thuộc. Văn NLXH là kiểu bài làm văn không có một khuôn mẫu sẵn về nội dung nghị luận, cách thức nghị luận, phương thức diễn đạt. Nội dung vấn đề nghị luận khá rộng, bao quát, phong phú, đa dạng phản ánh nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực cuộc sống, hầu như tất cả các vấn đề, các hiện tượng, các lĩnh vực… đã, đang diễn ra trong đời sống xã hội đều có thể trở thành đối tượng nghị luận của văn NLXH. Trước vấn đề nghị luận, người học phải có cái nhìn đa chiều khi soi rọi xem xét, đánh giá vấn đề và biết linh hoạt vận dụng nhiều thao tác lập luận, nhiều cách thức lập luận để khẳng định và thuyết phục người đọc, người nghe. Dạy học văn NLXH trong trường phổ thông góp phần trang bị, hình thành cho người học năng lực định hướng, khái quát, đánh giá các vấn đề, các hiện tượng diễn ra trong đời sống một cách linh hoạt, sâu sắc - đó là cách suy nghĩ, cách thể hiện trình bày những suy nghĩ, những tình cảm, thể hiện quan điểm, thái độ của bản thân trước các vấn đề xã hội bàn luận. Dạy học văn NLXH có “tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic; kỹ năng lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng một cách sâu sắc và bản lĩnh, tinh thần tự chủ trước đời sống” (Hoàng Thị Mai). Đối diện với đề văn NLXH chính là quá trình người viết đang trải nghiệm với cuộc đời qua từng trang viết.

Dạy học văn NLXH trong trường phổ thông cũng đánh thức ở các em những rung động cảm xúc của tâm hồn, khơi lên ở các em những tình cảm tốt đẹp với con người và cuộc đời. Học văn NLXH, các em phải biết lên án, phê phán cái xấu, cái ác trong xã hội, đồng thời các em biết cảm thông, chia sẻ trước những bất hạnh, đau khổ của người khác, các em phải có những hành động tích cực trước các vấn đề, các hiện tượng đang diễn ra trong xã hội. Thông qua các bài học, các bài kiểm tra, văn NLXH góp phần hình thành nhân cách, thái độ sống tích cực cho người học.

Dạy học văn NLXH cũng nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế, đó là việc kiểm tra, thi ở trường THPT. Trong phân phối chương trình dạy học Ngữ văn ở các khối lớp, trong số các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ có nội dung dành cho văn NLXH

Bảng 1.1. Thống kê số lượng bài kiểm tra môn Ngữ văn ở trường

THPT

Lớp/CT Tổng số

bài KT

Bài KT NLVH Bài KTNLXH Bài KTTH

(NLVH- NLXH) 10 CTC 7 5 1 1 10CTNC 8 5 2 1 11 CTC 7 5 1 1 11 CTNC 8 5 2 1 12 CTC 7 4 2 1 12 CTNC 8 5 2 1

Trong đề thi Ngữ văn Tốt nghiệp THPT và đề thi Tuyển sinh vào Đại học - Cao đẳng khối C, D, từ năm học 2008 - 2009 cho đến nay, nội dung kiểm tra kiến thức NLXH là phần bắt buộc trong đề (là 1 trong 3 phần của đề thi môn Văn với số điểm 3/10 ). Điều đó cho thấy, văn NLXH có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 44 - 46)