Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 132 - 152)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra thực nghiệm và đối chứng bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Trườn g Lớp SB KT Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu Kém S L % S L % S L % S L % S L % T N 12B1 40 9 22.5 16 40 14 35 1 2.5 0 0 12C2 44 8 18.2 21 47.7 14 31.8 1 2.3 0 0 Đ C 12B3 40 3 7.5 12 30 20 50 3 7.5 2 5 12B8 40 5 12.5 14 35 17 42.5 3 7.5 1 2.5 H T K T N 12C3 42 8 19 19 45.2 13 31 2 4.8 0 0 12B1 42 11 26.2 21 50 10 23.8 0 0 0 0 Đ C 12B3 40 7 17.5 11 27.5 18 45 1 2.5 3 7.5 12B5 42 5 11.9 15 35.7 22 52.4 0 0 0 0 P T N 12A1 39 10 25.6 16 41 13 33.4 0 0 0 0 1 12A2 39 8 20.5 20 51.3 10 25.6 1 2.6 0 0 Đ C 12B2 40 5 12.5 9 22.5 22 55 3 7.5 1 2.5 12A9 39 7 18 10 25.6 18 46.2 4 10.2 0 0

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra thực nghiệm và đối chứng bài: Luyện

tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Trườ ng Lớp SB KT Xếp loại

Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % S L % S L % S L % S L % NCT T N 12B1 40 8 20 13 32.5 15 37.5 4 10 0 0 12C2 42 11 26.2 17 40.5 13 31 0 0 1 2.3 Đ C 12B3 40 1 2.5 9 22.5 26 65 1 2.5 3 7.5 12B8 40 9 22.5 11 27.5 20 50 0 0 0 0 T N 12C3 41 9 22 13 31.7 18 44 1 2.3 0 0 12B1 42 10 23.8 16 38.1 14 33.3 2 4.8 0 0 Đ C 12B3 40 8 20 9 22.5 16 40 7 17.5 0 0 12B5 42 5 11.9 11 26.2 18 42.9 6 14.3 2 4.7 T N 12A1 39 10 25.6 15 38.5 14 35.9 0 0 0 0 12A2 39 8 20.5 21 53.8 10 25.7 0 0 0 0 Đ C 12B2 40 6 15 14 35 17 42.5 3 7.5 0 0 12A9 39 4 10.3 10 25.6 20 51.3 3 7.7 2 5.1

Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả dạy học thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại Thực nghiệm: 489 Đối chứng: 482

Số lượng % Số lượng %

Khá 208 42.5 135 28

TB 158 32.3 234 48.5

Yếu 12 2.45 34 7.05

Kém 1 0.25 14 2.95

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về tiết dạy học

thực nghiệm: Số lượng 45 (người).

Câu Phương án trả lời A B C D SL % SL % SL % SL % 1 26 57.8 15 33.4 2 4.4 2 4.4 2 17 37.8 6 13.3 20 44.5 2 4.4 3 20 44.4 8 17.8 12 28.9 4 8.9 4 15 33.3 4 8.9 21 48.9 4 8.9

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về tiết dạy học thực nghiệm: Số lượng 120 (người).

Câu Phương án trả lời A B C D SL % SL % SL % SL % 1 40 33.3 61 50.8 10 8.3 9 7.6 2 51 42.5 37 30.8 25 20.8 7 5.9 3 13 10.8 9 7.5 76 63.3 22 18.4 4 11 9.2 14 11.7 32 26.7 63 52.4

3.5.2. Nhữngđánh giá cụ thể kết quả thực nghiệm

Trên cơ sở thăm dò ý kiến, phỏng vấn giáo viên và học sinh tại các trường THPT tiến hành thực nghiệm ngay sau từng tiết dạy, kết hợp với việc thống kê kết quả các bài kiểm tra sau các tiết dạy học thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi nhận thấy:

- Thứ nhất: Các giờ dạy học văn NLXH theo giáo án thực nghiệm rất sôi nổi, hào hứng và hiệu quả hơn hẳn các giờ dạy học theo giáo án thông thường. Trên thực tế, giờ dạy đã phát huy được vai trò chủ thể, linh hoạt, sáng tạo của người học, đồng thời người dạy đã làm tốt vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình học tập trên lớp. Đối với các giáo án đề xuất thực nghiệm, chúng tôi đã bám khá sát các mục tiêu cụ thể của sách giáo khoa Ngữ văn, bên cạnh đó, chúng tôi cũng thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học văn NLXH bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài học để dẫn dắt học sinh khám phá vấn đề. Điều quan trọng, trong các giờ dạy học thực nghiệm, chúng tôi đã phát được huy hiệu quả ứng dụng của công nghệ thông tin bên cạnh việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực khác như thảo luận nhóm, nêu vấn đề… Mặc dù là các giờ học lý thuyết, song chúng tôi đã kết hợp với thực hành, xem thực hành là trục chính để triển khai lý thuyết của bài học, việc thực hành được triển khai linh hoạt qua hệ thống câu hỏi và hệ thống ngữ liệu học tập cùng các ví dụ luyện tập cụ thể, sau mỗi tiết học, chúng tôi đều khái quát những kiến thức, kỹ năng trọng tâm để định hướng cho học sinh cách thức triển khai bài làm văn NLXH.

- Thứ hai: Kết quả thu được từ bài kiểm tra 15 phút (thông qua thống kê điểm số), cho chúng tôi thấy: tỷ lệ điểm giỏi và khá của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn so với học sinh lớp đối chứng (khoảng 23.5%), đồng thời tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của học sinh lớp thực nghiệm thấp hơn của học sinh lớp đối chứng (khoảng 23.5%). Điều này, bước đầu cho chúng

tôi thấy hiệu quả rất tích cực của việc đổi mới phương pháp dạy học văn NLXH trong trường THPT. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy thái độ và ý thức học tập của học sinh các lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn các lớp học đối chứng: ở các lớp dạy thực nghiệm, học sinh tiếp thu bài học trên lớp nhanh, đồng thời các em rất tự tin khi đứng trước các đề văn NLXH, do đã được định hướng phương pháp và các kỹ năng làm bài NLXH. Thực tế trên cũng cho chúng tôi thấy việc đổi mới dạy học văn NLXH đã phát huy được hiệu quả và có thể ứng dụng rộng rãi cho các giờ học văn NLXH khác cũng như cho các giờ dạy học các phân môn trong môn Ngữ văn.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, hướng tới tính ứng dụng- thực hành để rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT, trong luận văn này, chúng tôi đã làm được những công việc sau:

1. Xác lập, dẫn giải cụ thể các vấn đề liên quan đến văn nghị luận và văn NLXH, như khái niệm, phân loại, đặc trưng của chúng trong phân môn Làm văn được dạy học ở trường THPT. Đồng thời, chúng tôi cũng hệ thống và cụ thể hóa các kỹ năng làm văn nghị luận và văn NLXH như kỹ năng phân tích, nhận diện, phân loại đề văn; kỹ năng lập luận; kỹ năng khai thác, sử

dụng dẫn chứng… từ đó, chúng tôi đã đưa ra những định hướng giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phân phối chương trình Làm văn ở trường THPT và định hướng rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thiết yếu trong làm văn nghị luận nói chung và văn NLXH nói riêng.

2. Từ việc khảo sát, điều tra, thống kê các số liệu liên quan đến văn NLXH, chúng tôi đã phân tích làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của văn NLXH trong phân môn Làm văn; đồng thời, chúng tôi cũng phân tích thực trạng dạy học văn NLXH hiện nay ở trường THPT để chỉ ra những bất cập, những tồn tại trong thiết kế phân phối chương trình Làm văn ở THPT… Trên cơ sở đó, trong luận văn này, chúng tôi đã đề xuất các hình thức, biện pháp và giải pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho quá trình dạy học văn NLXH nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, trong đề tài này, chúng tôi đã cố gắng gắn các vấn đề lý thuyết với việc vận dụng thực hành - luyện tập, để nâng cao kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh. Tính thực hành của luận văn đã được chúng tôi thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong quá trình triển khai nội dung của đề tài, đó là việc đưa các ví dụ minh họa cụ thể đi theo dẫn giải cho các vấn đề lý thuyết, để vấn đề nghiên cứu không khô khan, hàn lâm, trìu tượng.

Có thể thấy, hầu hết các biện pháp và giải pháp chúng tôi đưa ra trong luận văn để hướng tới rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh THPT rất cụ thể, thiết thực, được đúc kết, kiểm nghiệm từ lý thuyết dạy học Làm văn và trong thực tế dạy học phân môn Làm văn ở trường THPT. Thực tế, các hình thức và biện pháp chúng tôi đưa ra không mới, thậm chí rất quen thuộc với những giáo viên đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung

và phân môn Làm văn nói riêng tuy nhiên, lâu nay, chúng chưa được quan tâm, vận dụng để phát huy vai trò trong thực tiễn.

Ngoài ra, từ các đề xuất giải pháp, biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn NLXH cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng hiệu quả việc ứng dụng và đổi mới phương pháp dạy học làm văn NLXH. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho chúng tôi thấy, việc đổi mới phương pháp trong dạy học làm văn NLXH ở trường THPT là khá khả quan, nếu biết ứng dụng và nhân rộng, chúng tôi tin sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy học văn NLXH ở trường THPT.

4. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với việc dạy học phân môn Làm văn nói chung và đối với văn NLXH nói riêng trong trường THPT:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự thay đổi hoặc thiết kế lại phân phối chương trình phân môn Làm văn ở trường THPT - theo quan điểm của chúng tôi, hiện nay, chưa thật sự hợp lý, vì số tiết học dành cho văn NLXH còn quá ít. Ngoài ra, văn NLXH nên được dạy học ở tất cả các khối lớp (hiện nay văn NLXH chủ yếu được dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 11 nâng cao và ở chương trình Ngữ văn 12). Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng số lượng bài kiểm tra văn NLXH trong chương trình Ngữ văn ở tất cả các khối lớp để thúc đẩy ý thức, thái độ quan tâm đến việc dạy học văn NLXH của giáo viên và học sinh trong trường THPT.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những chuyên đề dành riêng cho việc bồi dưỡng kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học văn NLXH cho cả giáo viên và học sinh ở trường THPT.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có những định hướng cụ thể và cần chú trọng tới việc biên soạn các tài liệu dành riêng cho nội dung dạy học văn NLXH ở trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Bùi Thị Minh Tâm, Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), Thực hành Làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực

hiện chương trình, SGK Ngữ văn 10 THPT, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực

hiện chương trình, SGK Ngữ văn 11 nâng cao THPT, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu phân phối chương trình

THPT môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến

thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến

thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến

thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu hỗ trợ giáo viên tập sự môn

Ngữ văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Đình Chung (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11,

tập 1, nâng cao, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Chương (1983), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Trương Dĩnh (2002), Thiết kế mới về dạy học Làm văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 1), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (tập 2), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

15. Trần Hinh, Phương Duy (2009), Các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại

học - cao đẳng môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy

17. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lí luận

và thực tiễn, Nxb Đại học Sư Phạm.

18. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương

trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư Phạm.

19. Đỗ Kim Hồi (1988), Xác định một số quan niệm và biện pháp mới

có khả năng nâng cao chất lượng dạy làm văn ở nhà trường THPT, Sở Giáo

dục hà Nội.

20. Đỗ Kim Hồi (1996), Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Phi Hồng (2011), Hướng dẫn làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Thúy Hồng (2007), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn

Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. I.Ia.Iecne (1997), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Xuân Lạc (chủ biên), Đặng Hiền (2012), Để làm tốt bài

văn nghị luận xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Lân(2007), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Văn học. 26. Nguyễn Lộc (chủ biên), Nguyễn Quốc Túy (1980), Tài liệu tham

khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn cấp III phổ thông tập 1, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

27. Phan Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1987), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

28. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2001), Phương pháp dạy học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2008), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2008), Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Hướng dẫn thực

hiện chương trình, SGK lớp 12 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Lê Đình Mai (1996), Để làm tốt các kiểu bài văn nghị luận THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. Hoàng Thị Mai (chủ biên), Kiều Thọ Long (2009), Phương pháp

dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên, 1995), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Đoàn Thị Kim Nhung (2007), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Hoàng Phê chủ biên (1998), Từ điển Tiếng Việt, tái bản, NXB Khoa học xã hội.

37. Mai Thị Kiều Phượng (2009), Phương pháp dạy và học làm văn, NXB Đại học Quốc gia.

38. Mai Thị Kiều Phượng (2009), Phương pháp dạy và học kĩ năng

làm văn, NXB Đại học Quốc gia.

39. Mai Thị Kiều Phượng (2009), Giáo trình làm văn bằng phương

pháp kết cấu và phương pháp diễn đạt, NXB Đại học Quốc gia.

40. Bảo Quyến (2003), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Quốc Siêu (2005), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

42. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn 11, tập1, sách giáo

viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn 11, tập2, sách giáo

viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Trần Đình Sử (tổng chủ biên, 2007), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1,

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 132 - 152)