Thiết kế giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 120 - 132)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Tuần 13, tiết 52.

Làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ( SGK Ngữ văn 12 CTNC, học kỳ I)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Biết nêu ý kiến nhận xét đánh giá đối với một hiện tượng đời sống. - Viết được bài văn NL về một hiện tượng đời sống.

II. Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm, tổng kết lí thuyết.

III. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài dạy...

IV. Tiến trình lên lớp:

- Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ - Bài mới

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1

Tổ chức cho HS thực hành tìm hiểu đề.

- Gọi 1 HS đọc nội dung đoạn trích, cả lớp theo dõi.

- HS đọc gợi ý trong SGK. - GV đặt câu hỏi tìm hiểu đề: + Hãy xác định nội dung vấn đề cần bàn luận trong bản tin? + Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào trong bài làm? + Cần sử dụng những dẫn chứng ở đâu để đưa vào bài làm văn?

I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý

* Đề 1: Báo Tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa

tin: “ Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh đại học. Năm 2004...trong đế giày”.

Hãy bình luận về thực trạng đó? 1) Tìm hiểu đề :

- Nội dung: Thực trạng gian lận trong thi cử. - Yêu cầu:

+ Thao tác nghị luận: Bình luận (chính) kết hợp giải thích, phân tích, chứng minh... + Phạm vi: Thực tế đời sống

2) Tìm ý bình luận :

- HS thảo luận, trình bày. - GV định hướng phân tích đề

Hoạt động 2. Tổ chức thực

hành tìm ý.

- GV gợi ý các câu hỏi để định hướng HS tìm ý triển khai đề văn.

+ Số lượng lớn thí sinh vi phạm quy chế thi chứng tỏ điều gì? Các hình thức mang tài liệu tinh vi nói lên điều gì? Suy nghĩ của em về thái độ học tập của thí sinh qua hiện tượng này?

- Yêu cầu HS tìm ý, ghi kết quả vào giấy nháp chuẩn bị trình bày khi được chỉ định - GV gọi 1 số HS nêu ý tìm được, lớp góp ý bổ sung, định hướng các ý cơ bản

- GV định hướng dàn ý cho bài viết (chiếu trên màn hình)

+ Hiện tượng thí sinh vi phạm quy chế bị xử lí kỉ luật lên đến 2,3 nghìn người, chứng tỏ một bộ phận không ít thí sinh kiến thức chưa vững, thiếu tự tin, động cơ học tập không tốt.

+ Hiện tượng sử dụng nhiều hình thức mang tài liệu tinh vi cho thấy lỗi vi phạm có chủ đích, có ý thức.

+ Việc xử lí của các hội đồng thi chứng tỏ việc thi cử được tổ chức nghiêm túc, giám thị làm việc đầy tinh thần trách nhiệm.

- Bình luận hiện tượng trên như thế nào? + Từ con số đưa ra cho thấy đa số thí sinh VN có thái độ nghiêm túc trong thi cử, cần có sự nhìn nhận khách quan đánh giá đúng mức.

+ Tuy nhiên cũng cần phê phán những thí sinh vi phạm ở:

. Thái độ, động cơ học tập.

. Hành vi gian lận , cố ý vi phạm của TS. + Biểu dương thái độ làm việc nghiêm túc của giám thị.

+ Kêu gọi thái độ đúng đắn trong thi cử vì một nền giáo dục lành mạnh.

3) Lập dàn ý:

- Mở bài: Nêu yêu cầu, ý nghĩa của các kì thi tuyển sinh và hiện tượng gian lận trong

- HS đọc đề văn 2, thảo luận theo nhóm để phân tích đề bài và dự kiến lập dàn ý bài viết. Nhóm 1. Xác định các yêu cầu của đề.

Nhóm 2,3,4. Tìm ý, dự kiến lập dàn ý bài viết.

- GV yêu cầu đại diện HS các nhóm trình bày, cả lớp theo dõi để bổ sung.

- GV chỉnh sửa, chốt lại ý chính cho dàn ý, định hướng cách triển khai bài viết, cách khai thác dẫn chứng cho bài viết.

thi cử . - Thân bài:

Nêu hiện tượng, phân tích nguyên nhân, hậu quả...

+ Bình luận hiện tượng kết hợp chứng minh, so sánh, bác bỏ... ( phê phán, khẳng định..) + Kết bài: Định hướng, kêu gọi thái độ thi cử đúng đắn

* Bài tập 2 . HS thực hiện

Đề 2:

- Mở bài : Giới thiệu về hiện tượng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của người dân. Vấn đề có tính thời sự, bức xúc hiện nay.

- Thân bài :

+ Vai trò của môi trường đối với sự sống. + Thực trạng môi trường bị ô nhiễm.

+ Phân tích nguyên nhân, hậu quả của thực trạng môi trường ô nhiễm.

+ Bày tỏ thái độ của bản thân.

+ Định hướng hành động, kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi người dân. - Kết bài: Khẳng định thái độ, hành động đúng đắn đối với môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người vì một cuộc sống trong lành, mạnh khỏe...

Hoạt động 3. Khái quát cách thức làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Gv đặt câu hỏi để định hướng HS trả lời:

+ Trong phần mở bài cho bài làm văn cần làm việc gì? + Trong phần thân bài cần tiến hành các bước cơ bản nào? Cần đưa dẫn chứng vào bước nào của bài viết?

+ Khi kết bài làm văn cần làm gì?

- GV chốt lại những điểm chính cách thức làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II/ Khái quát phương pháp làm bài

- Mở bài: giới thiệu khái quát hiện tượng đời sống cần nghị luận (cần nhấn mạnh đây

là hiện tượng như thế nào trong xã hội hiện nay: phổ biến, báo động, cấp bách...)

- Thân bài:

+ Giải thích: làm rõ vấn đề, hiện tượng xã hội cần bàn luận (nếu vấn đề, hiện tượng chưa biểu hiện rõ hoặc còn chứa những khái niệm cần phải làm rõ).

+ Phân tích vấn đề, hiện tượng nghị luận: . Biểu hiện của vấn đề, hiện tượng xã hội. . Thực trạng của vấn đề, hiện tượng.

. Tác hại (hậu quả) hoặc lợi ích (tác dụng) của vấn đề, hiện tượng.

. Tìm nguyên nhân (chủ quan, khách quan) hoặc động lực của vấn đề bàn luận.

+ Nêu ý kiến nhận xét đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào? Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó? Cần phê phán điều gì? Có thể rút ra bài học nhận thức, hành động gì cho bản thân? Cần đề xuất giải pháp, biện pháp gì trước vấn đề bàn luận?

- Kết bài: đánh giá, khẳng định vấn đề, hiện tượng xã hội cần bàn luận.

- GV: hướng dẫn - HS: thực hành

- GV: cho thêm một số đề văn để HS luyện tập ở nhà. Định hướng luyện tập cho HS.

- Bài tập SGK. - Bài tập về nhà.

Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò

Củng cố: Các bước chính của bài làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Dặn dò: Soạn bài chuẩn bị cho tiết học sau, đọc hiểu đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

Tuần 5, tiết 15

Làm văn. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 - NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(SGK Ngữ văn 12 CTC, tập 1)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm bài viết số 1 trên hai phương diện kiến thức và kỹ năng, nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống; ôn lại những hiểu biết về kiểu văn bản này.

- Nhận ra và biết cách sửa chữa các lỗi trong bài viết.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Chấm bài, tổng hợp lỗi sai, đánh giá... 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập lại kiến thức.

III. Phương tiện: Thiết kế dạy học, kết quả chấm bài viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

- Ổn định lớp.

- Định hướng nội dung công việc trong tiết trả bài.

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tái hiện lại đề

văn

- GV: Yêu cầu HS nhớ lại đề văn đã kiểm tra.

- GV: Ghi bảng đề bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn

HS phân tích tìm hiểu đề bài, lập dàn ý.

- GV đặt câu hỏi định hướng:

I. Phân tích đề, lập dàn ý

Đề bài: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống.

1. Tìm hiểu đề

+ Nội dung: Bàn về lòng vị tha trong cuộc sống.

+ Thao tác lập luận: Kết hợp GT, PT, BL... + Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

+ Đề văn yêu cầu bàn luận về vấn đề gì?

+ Cần sử dụng những thao tác lập luận nào khi làm bài? + Trong phần thân bài, cần tiến hành các bước nào?

- HS trao đổi nhóm phân tích đề văn và lập dàn ý, ghi kết quả vào phiếu học tập.

- HS: cử đại diện nhóm trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức, đưa ra dàn ý bài viết trên bảng.

b. Thân bài:

- Giải thích:

+ Vị tha là vì người khác

+ Người có lòng vị tha: biết sống, hy sinh vì người khác mà coi nhẹ lợi ích hay quyền lợi cá nhân.

+ Lòng vị tha: biểu hiện cao đẹp phẩm chất nhân hậu của con người.

- Phân tích biểu hiện của lòng vị tha: + Trong công việc:

. Người có lòng vị tha luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. . Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không ngại gian khổ hay đùn đẩy công việc, trách nhiệm cho người khác, khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng khi thất bại không đổ lỗi cho người khác...

+ Trong quan hệ với mọi người:

. Người có lòng vị tha luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình, biết chia sẻ đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi người khác cần.

. Biết thông cảm, tha thứ lỗi lầm cho người khác, luôn day dứt về những hành động lời nói mình làm phương hại đến người khác. - Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống:

Hoạt động 3: Tổng kết, nhận xét bài viết của HS.

- GV trả bài cho HS, yêu cầu HS đọc lại bài làm, đối chiếu dàn ý, xem lời phê của GV. - GV nhận xét, khái quát bài viết của học sinh:

+ Ưu điểm + Hạn chế

+ Kết quả bài viết: Giỏi, khá, tb, yếu.

- Ghi một số câu văn còn hạn chế yêu cầu Hs sửa.

- Cho HS đọc bài tham khảo.

+ Ý nghĩa đối với bản thân + Ý nghĩa đối với xã hội - Phê phán:

+ Lối sống ích kỷ, vị kỷ.

+ Những người sống mềm lòng, thiếu bản lĩnh, thiếu chủ kiến cá nhân (mặt trái của lòng vị tha). - Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. c. Kết bài - Khái quát vấn đề. - Liên hệ thực tế.

II. Trả bài, nhận xét, đánh giá bài viết của HS:

1. 1. Ưu điểm 2. Hạn chế

3. Thống kê kết quả bài viết

III. Chữa lỗi bài làm văn của HS

- Sửa một số lỗi: Chính tả, câu, liên kết... ( phần ghi chép khi chấm).

- Lưu ý đối với bài viết.

- Khái quát phương pháp làm bài văn NLXH.

Dặn dò: Chuẩn bị bài học khái quát về tác gia Tố Hữu.

Tiết 56, tuần 14 Làm văn:

LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

(SGK Ngữ văn 12, CTNC, tập I)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nắm được đặc điểm của bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Có kĩ năng viết bài theo yêu cầu của dạng đề này.

II. Phương pháp: Thực hành luyện tập, thảo luận nhóm, phát vấn...

III. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế dạy học

IV. Tiến trình lên lớp:

- Ổn định lớp

- Kiểm tra bài cũ: Hiểu biết của em về dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (GV nhận xét và kết hợp nêu yêu cầu của tiết học ).

Hoạt động 1: Tổ chức cho HS thực hành luyện tập 2

đề bài trong SGK

* Đề 1.

- GV: Yêu cầu Hs đọc đề bài, đọc gợi ý trong SGK, thực hành lập dàn bài chi tiết.

- HS: Dựa vào gợi ý trong SGK, thảo luận thực hành theo nhóm đôi, ghi kết quả vào phiếu học tập.

- GV: Đặt câu hỏi gợi ý + Em hãy nêu khái quát nội dung đoạn trích vở bi kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”

+ Hãy chỉ ra câu nói của trương Ba về quan điểm sống?

+ Em hiểu thế nào là sống thực? Sống thực được biểu hiện qua các khía cạnh nào?

- HS: Trao đổi theo định hướng, ghi ra giấy nháp. - GV: Gọi 1 số HS trình bày

- GV: Theo dõi, ghi lên bảng ý trả lời của cá nhóm, hướng dẫn thảo luận hoàn thiện dàn ý, tôn trọng ý kiến riêng mới mẻ.

* Đề 1: Từ đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người.

1. Mở bài: Giới thiệu về vở kịch và lớp kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ý nghĩa triết lí sâu xa của lớp kịch và vấn đề nghị luận: Hạnh phúc khi được sống thực với chính mình và với mọi người.

2. Thân bài :

- Nêu vắn tắt nội dung câu chuyện (Qua lớp kịch). Từ bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba nhấn mạnh bài học về niềm hạnh phúc được sống thực với chính mình, với mọi người.

- Giải thích thế nào là sống thực ? (Sống đúng như bản chất, suy nghĩ, tình cảm, mong muốn, khát vọng, yêu ghét... của bản thân). - Phân tích những phương diện biểu hiện của sống thực:

+ Tư tưởng Những biểu hiện + Tình cảm. ngoài (ngôn ngữ, + khát vọng... hành động, ứng xử)

- Tại sao sống thực với chính mình với mọi người là một hạnh phúc? (Nên dùng cách nêu phản đề: Sống không thực bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo khiến con người phải suy nghĩ, đề phòng, đau khổ dằn vặt...

→ Sống thực người ta sẽ được thoải mái, thanh thản... ấy là hạnh phúc!

- Chứng minh qua thực tế cuộc sống, qua văn học: Những người sống giả dối đau khổ, bất an như thế nào >< Những người sống thực hạnh phúc ra sao...

Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò

Củng cố:

- Cách nhận diện, phân loại dạng đề văn NLXH về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

- Định hướng cách triển khai từng dạng bài.

- Những lưu ý khi làm dạng bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Dặn dò :

Soạn bài chuẩn bị cho tiết học sau, Đọc hiểu đoạn trích Tư duy hệ

thống, nguồn sức sống mới cho đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí

thức - Phan Đình Diệu ).

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 120 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w