Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 118 - 120)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm sư phạm cho đề tài, chúng tôi đã chọn ba trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai: đó là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện IaGrai tỉnh Gia Lai), trường THPT Nguyễn Chí Thanh và trường THPT Phan Bội Châu (thuộc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Cụ thể các lớp dạy học thực nghiệm và lớp dạy học đối chứng ở các trường THPT như sau:

- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh: + Lớp thực nghiệm: 12 B1, 12 C2 + Lớp đối chứng: 12 B3, 12 B8 - Trường THPT Phan Bội Châu:

+ Lớp thực nghiệm: 12 A1, 12 A2 + Lớp đối chứng: 12 B2, 12 A9 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng: + Lớp thực nghiệm: 12 C3, 12 B1 + Lớp đối chứng: 12 B3, 12 B5

Thời gian thực nghiệm: Học kỳ I năm học 2013 - 2014, các tiết dạy học bám sát theo phân phối chương trình môn Ngữ văn của Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai.

Việc chúng tôi chọn các trường THPT trên để tiến hành thực nghiệm sư phạm vì các lý do sau:

- Thứ nhất: Đây là ba trường THPT có số lượng học sinh (HS) tương đương nhau, trong đó tỷ lệ HS là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 11%, chúng tôi chọn ba trường để việc thực nghiệm được tiến hành trên diện rộng với nhiều loại đối tượng khác nhau, để kết quả mang tính khách quan, đồng thời cả ba trường trên cũng tương đối đồng đều về chất lượng dạy học và thuộc tốp trung bình - khá trong toàn tỉnh (dựa trên cơ sở báo cáo kết quả dạy học năm học 2012 - 2013 của các trường về Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai).

- Thứ hai: Chúng tôi chọn ba trường THPT trên để tiến hành thực nghiệm vì cả ba trường đều dạy học hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn của chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Điều này, sẽ giúp chúng tôi thuận lợi và khách quan trong việc khảo sát, thực nghiệm, đánh giá, đề xuất cho đề tài.

- Thứ ba: Trong quá trình thực nghiệm đề tài chúng tôi chủ yếu tiến hành dạy học thực nghiệm ở khối 12 (ở cả chương trình Ngữ văn chuẩn và chương trình Ngữ văn nâng cao, xuất phát từ thực tế, văn NLXH chủ yếu được dạy học ở chương trình Ngữ văn 12 và nội dung văn NLXH nằm trong

đề thi Tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT và thi Tuyển sinh vào Đại học - Cao đẳng khối C, D).

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông (Trang 118 - 120)