Quy trình chung

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần di truyền học sinh học 12 (Trang 66)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.1.Quy trình chung

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống.

Giáo viên cần nêu rõ các giả thiết và yêu cầu của tình huống. Đối với các tình huống ngắn, đơn giản giáo viên có thể nêu bằng lời nhưng đối với các tình huống dài, phức tạp, cần có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính

hoặc sử dụng phiếu học tập để đỡ mất thời gian nêu tình huống đồng thời học sinh theo dõi được toàn bộ các giả thiết và yêu cầu của tình huống.

Bước 2:Học sinh tự lực làm việc, thảo luận nhóm

Tuỳ theo tình huống dài hay ngắn, phức tạp hay đơn giản; tuỳ theo quỹ thời gian trong tiết học, quy mô lớp học hay các mục tiêu dạy học mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống bằng cách làm việc độc lập từng cá nhân, làm việc từng đôi hay làm việc theo nhóm. Nếu tổ chức học sinh làm việc theo nhóm cần chú ý:

+ Nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc của nhóm. + Nhiệm vụ của học sinh khi làm việc trong nhóm.

+ Trong thời gian học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên đi đến từng nhóm để theo dõi, có thể can thiệp, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết.

Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp.

Cả lớp tập trung lại để xử lý tập thể tình huống đã được nêu ra. Ở đây, các cá nhân hay đại diện các nhóm đưa ra những ý kiến, giải pháp, những lập luận cho nhóm mình và những lập luận chống lại các ý kiến và các giải pháp trái ngược. (Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin hỗ trợ, kích thích để học sinh thảo luận thành công. Giáo viên cần ghi chép lại, tóm tắt những kết quả, đưa ra những câu hỏi chuyển hướng mục tiêu dạy học khác).

Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hoá kiến thức, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cả lớp thảo luận hướng về một hay một vài giải pháp được coi là tốt nhất. Giáo viên kết luận, chính xác hoá kiến thức. Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu với cách phân tích, tổng hợp của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần di truyền học sinh học 12 (Trang 66)