Hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần di truyền học sinh học 12 (Trang 39)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2. Hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh

dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12

Bài tập tình huống 1: (Dạy bài mới phần quá trình nhân đôi ADN)

Có ý kiến cho rằng: Quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ và nhân thực là hoàn toàn khác nhau, vì ADN ở sinh vật nhân sơ gồm chỉ vùng mã hóa liên tục còn ADN ở sinh vật nhân thực gồm vùng mã hóa xen kẽ với đoạn không mã hóa.

Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích?

Để đánh giá mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa hai loài, một trong những phương pháp là sử dụng kỹ thuật lai phân tử. Tiến hành biến tính ADN lai bằng nhiệt độ rồi cho kết hợp các sợi đơn ADN của hai loài tạo thành phân tử ADN lai.

Khi biến tính ADN lai bằng nhiệt độ, nhiệt độ mà hai mạch tách nhau gọi là nhiệt độ nóng chảy. Có 2 ý kiến về nhiệt độ nóng chảy.

- Bạn Anh: Nhiệt độ nóng chảy của ADN lai càng cao thì hai loài này có mối quan hệ càng xa.

- Bạn Nam: Nhiệt độ nóng chảy của ADN lai càng thấp thì hai loài có mối quan hệ càng gần. Theo em ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?

Bài tập tình huống 3: (Củng cố kiến thức phần nhân đôi ADN)

Có bạn cho rằng số đoạn mồi cần dùng được tính bằng công thức: số đoạn okazaki + 2.

Bạn khác lại cho rằng tính bằng công thức: ( số đoạn okazaki + 2) x đơn vị tái bản. Theo em công thức của bạn nào đưa ra là đúng?

Bài tập tình huống 4: (Kiểm tra đánh giá phần quá trình nhân đôi của ADN)

Hồng Anh sưu tầm được hình vẽ mô tả một chạc tái bản ADN nhưng không có chú thích. Em hãy ghi chú thích các kí hiệu giúp bạn và biểu diễn chiều của mạch ADN cho đúng?

3 1 2 4 10 9 5 7 8 6

Baì tập Tình huống 5: Một bạn khi so sánh về cơ chế tổng hợp ADN và cơ chế tổng

hợp ARN và hoàn thành được Phiếu học tập như sau:

Tự nhân đôi ADN Phiên mã

- Chịu sự điều khiển của enzyme ADN- pôlimeraza

- Thực hiện trên cả 2 mạch (mạch gốc tổng hợp liên tục, mạch bổ sung tổng hợp gián đoạn)

- 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A,T,G,X

- Sản phẩm tạo thành là ADN mạch kép

- Chịu sự điều khiển của enzyme ARN- pôlimeraza

- Chỉ thực hiện trên mạch gốc (vì ARN chỉ có 1 mạch đơn)

- 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A,U,G,X

- Sản phẩm tạo thành là ARN mạch đơn

- Khi thực hiện tự nhân đôi hoặc phiên mã thì NST chứa ADN phải ở trạng thái tháo xoắn

- Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu - Được thực hiện trong nhân tế bào với khuôn mẫu là ADN - Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’--> 3’

Bài tập tình huống 6: (Dạy bài mới phần phiên mã)

Cho 1 đoạn mạch gen có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch 1: 3’……TATGXTXGXGAXATXGTAGGG……5’ Mạch 2: 5’……ATAXGAGXGXTGTAGXATXXX...3’ Hãy xác định mạch mã gốc? Có 2 đáp án của 2 bạn Học sinh A: mạch 1 vì có bộ ba XAT ở vị trí 12, 13, 14 Học sinh B: mạch 2 vì có bộ ba XAT ở vị trí 16, 17, 18 Theo em bạn nào đúng và giải thích?

Bài tập tình huống 7: ( Dạy bài mới phần phiên mã)

Hãy quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi sau:

So sánh đoạn mARN trưởng thành vừa được tổng hợp xong ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đoạn nào dài hơn? Giải thích tại sao?

Giữa mARN sơ khai và mARN chức năng được phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực, loại mARN nào ngắn hơn? Giải thịch?

Bài tập tình huống 8: (Dạy bài mới phần dịch mã)

Có ý kiến cho rằng: “Các bộ ba nuclêôtít trên ADN mã hóa axit amin. Do đó số axit amin tổng hợp prôtêin tương ứng với số bộ ba trên ADN”

Ý kiến trên đúng hay sai, nếu sai thì phải sửa lại như thế nào?

Bài tập tình huống 9: (Củng cố phần dịch mã)

Nam quan sát hình vẽ dưới đây và kết luận hình này mô tả quá trình dịch mã trong tế bào. Theo em kết luận của Nam đã đầy đủ chưa và chú thích các kí hiệu số cho đúng.

Bài tập tình huống 10: (Củng cố phần phiên mã và dịch mã)

Một bạn thắc mắc: thông thường khi biết được trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc, ta có thể biết được trình tự axit amin trên chuỗi pôlipeptit dựa vào bảng mã di truyền. Nếu ngược lai khi biết được trình tự axit amin trên chuỗi thì ta có thể xác định được trình tự nuclêôtit trên mạch gốc hay không? Ví dụ như trình tự axit amin trên một đoạn của chuỗi pôlipeptit là:

Lơxin – alanin – valin – lizin

Thì trình tự nuclêôtit trên mạch gốc là như thế nào? Em hãy giải đáp thắc mắc đó giúp bạn?

Bài tập tình huống 11: (Dạy bài mới phần cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ)

Một bạn học sinh nói rằng: nhìn vào hình vẽ dưới đây sẽ so sánh được cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.

Theo em bạn ấy nói như vậy chính xác chưa, em hãy giúp bạn ấy so sánh cơ chế này?

Bài tập tình huống 12: (Dạy bài mới phần đột biến gen)

Có ý kiến cho rằng: hiện nay có một số người đang sống gần nhà máy hóa chất, kho thuốc trừ sâu, các chiến sĩ bộ đội chiến đấu trong vùng bị rải chất độc da cam. Khi xây dựng gia đình, sinh ra những đứa con bị dị tật. Người ta nói họ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học nhưng không giải thích được cơ chế tác động như thế nào. Em hãy giúp họ giải thích các cơ chế tác động của đột biến gen?

Bài tập tình huống 13 : (Dạy bài mới phần đột biến gen)

Một bạn nhìn vào sơ đồ các dạng đột biến gen và nhận xét: Dạng (1) là mất cặp nuclêôtit, dạng (2) là thay thế cặp nuclêôtit, dạng (3) là thêm cặp. Trong 3 dạng này thì dạng (1) là nguy hiểm nhất vì nó làm số axit amin trong chuỗi pôlypeptit bị giảm. Theo em nhận xét của bạn đúng hay sai?

Kiểu gen bình thường

A A T G X X A T A T T G T T A X G G T A T A A X A A U G X X A U A U U G Asn – Ala – Ile – Leu - … Dạng đột biến:

A A - G X X A T A T T G T T - X G G T A T A A X (1) AA – G X X A U A U U G

Lys – Pro – Tyr – …

A A X G X X A T A T T G T T G X G G T A T A A X

A A X G X X A U A U U G (2) Asn – Ala – Ile – Leu - …

A A T A G X X A T A T T G T T A T X G G T A T A A X

A A U A G X X A U A U U G (3) Asn – Ser – His – Ile - …

Bài tập tình huống 14: (Dạy bài mới phần đột biến gen)

Hạnh và Hằng có ý kiến khác nhau về hình vẽ dưới đây:

Trạng thái bình thường của một phân tử ADN có trình tự như sau:

ADN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

mARN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Polipeptid e

aamđ aa1 aa2 aa3 aa4 aa5

a………

ADN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

mARN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

b. ……….

AND 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10’ 11 12 13 14 15 16 17 18 19

mARN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10’ 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Polipeptide aamđ aa1 aa2 aa3’ aa4’ aa5’ -->

c. ……….

AND 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10’ 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

mARN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10’ 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Polipeptide aamđ aa1 aa2 aa3’ aa4 aa5

Một bạn nhìn vào hình vẽ các dạng đột biến gen và nhận xét: Dạng (a) là mất cặp nuclêôtit, dạng (b) là thêm cặp nuclêôtit, dạng (c) là thay thế cặp. Trong 3 dạng này thì dạng nào có số nucleotit và dạng nào không thay đổi?

Bài tập tình huống 15: (Dạy bài mới phần đột biến gen)

Bài tập tình huống 16: (Củng cố phần đột biến gen)

Có ý kiến cho rằng một gen có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm. Gen này tiến hành tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì trong các gen tạo ra có 8 gen bị đột biến thay thế cặp G – X thành A – T.

Theo em ý kiến đó đúng hay sai ? Em hãy phân tích và từ đó thành lập công thức tổng quát cho bài toán này.

Có ý kiến cho rằng một gen bị đột biến do chất 5-brôm-uaxin (5BU) gây nên. Gen này tiến hành tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì trong các gen tạo ra có 8 gen bị đột biến thay thế cặp A – T thành G – X.

Theo em ý kiến đó đúng hay sai ? Tại sao?

Bài tập tình huống 18: (Dạy bài mới phần đại cương về NST)

Khi nghiên cứu về bộ NST 2n ở một số loài, người ta thu được kết quả sau:

Người 2n = 46 Vịt nhà 2n = 80 Cà chua 2n = 24

Gà 2n = 78 Bò 2n = 60 Lúa nước 2n = 24

Tinh tinh 2n = 48 Ngô (bắp) 2n = 20 Cải bắp 2n = 18

Thỏ 2n = 44 Ruồi giấm 2n = 8 Khoai tây 2n = 48

Từ kết quả trên em có thể so sanh số lượng NST giữa Các loài và có nhận xét gì? Có 2 bạn đưa ra 2 đáp án sau:

Học sinh 1:

+ Mỗi loài có bộ NST 2n có số lượng đặc trưng cho loài. + Số lượng NST luôn là bội số của 2.

Học sinh 2:

Bên cạnh đáp án của bạn học sinh 1 bạn học sinh 2 đưa thêm đáp án:

+ Có những loài thuộc nhóm phân loại khác nhau nhưng có cùng số lượng NST.

Theo em đáp án của hai bạn như thế nào ? Đáp án của em thì sao?

Bài tập tình huống 19: (Dạy bài mới phần cấu trúc siêu hiển vi của NST)

Một bạn ghi chú thích 1, 2, 3, 4, 5,6 tương ứng với các bậc cấu trúc của NST vẽ trên hình dưới đây nhưng chưa đúng. Em hãy quan sát hình và chú thích lại giúp bạn cho chính xác?

1 3 4 2 5 6 1 2 3 4 2 Nucleoxom 3 Mức xoắn 2 4 Mức xoắn 3 5 Protein - Histon

6 Crômatit ( 1 vùng của crômatit)

Bài tập tình huống 20 : (Dạy bài mới phần đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể)

Khi quan sát sơ đồ về các dạng đột biến cấu trúc NST.

Có hai bạn đưa ra câu trả lời như sau:

M N O P Q R A B C D E F G H A B C F DE G H A B C B DC E F G H A B C E GF H A D E F CB G H Q R P M N O A CB D E F G H M N O C ED F G H A B P Q R A D C B E F G H

HS2: 1. Mất đoạn, 2. lặp đoạn, 3. chuyển đoạn không tương hỗ. 4. đảo đoạn.

Theo em đáp án của hai bạn như thế nào ? Đáp án của em thì sao?

Bài tập tình huống 21: (Kiểm tra đánh giá phần đột biến cấu trúc NST)

Cho 2 NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau:

Đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen tương ứng với 7 trường hợp sau: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Hai bạn quan sát hình và nhận xét:

HS 1: Trường hợp 1 và 7 là đảo đoạn có tâm động và đảo đoạn ngoài tâm động. Hai trường hợp này không làm thay đổi hình dạng NST.

HS2: Nhưng hai trường hợp này làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Em hãy nhận xét ý kiến của hai bạn và cho biết tên các đột biến còn lại.

Bài tập tình huống 22: (Củng cố kiến thức phần đột biến cấu trúc NST)

Có hai ý kiến về hình vẽ dưới đây:

HS1: Hình vẽ này mô tả đột biến chuyển đoạn. HS2: Đây là đột biến mất đoạn.

Bài tập tình huống 23 : (Dạy bài mới phần NST giới tính)

Ở một loài cá, con đực có cặp NST giới tính là XY, con cái là XX. Dùng hoocmon sinh dục đực (metyl testôstêron) tác động vào cá con mới nở thì thu được đa số là cá đực.

Theo em: Cá đực nói trên có cặp NST giới tính như thế nào? Giải thích hiện tượng trên. Từ đó có kết luận gì về sự hình thành giới tính ở sinh vật ? Có ý nghĩa gì trong sản xuất nông nghiệp.

Bài tập tình huống 24: (Củng cố kiến thức phần đột biến số lượng NST)

Khi quan sát bộ NST ở một người bệnh, một bạn học sinh thấy các NST có 2 đặc tính sau đây: Nhiễm sắc thể thường có 22 cặp, còn NST giới tính chỉ có 1 chiếc. Bạn ấy cho rằng người bệnh là nữ, người nữ này bị bệnh Tơcnơ (OX). Cơ chế gây bệnh là do tác nhân gây đột biến làm cho quá trình giảm phân ở mẹ bị rối loạn, cặp NST nhân đôi nhưng không phân ly tạo giao tử không mang NST giới tính chỉ gồm các NST thường. Khi giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo tổ hợp có 22 cặp NST thường + OX.

Theo em kết luận của bạn đúng hay sai? Giải thích.

Bài tập tình huống 25: (Dạy bài mới phần đột biến số lượng NST)

Bạn Tuấn và Hồng quan sát 3 sơ đồ dưới đây và nêu nhận xét của mình:

Sơ đồ 1 Sơ đồ 2

P: Loài A Loài A P: Loài A Loài A

F1:

F1: Sơ đồ 3

P: Loài A Loài A

Bạn Tuấn:

Sơ đồ 1: là quá trình giảm phân bình thường.

Sơ đồ 2: quá trình giảm phân ở một tế bào bị rối loạn tạo 2 loại giao tử (n+1) và (n-1) hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử (2n+1) là thể ba nhiễm và hợp tử (2n-1) là thể một nhiễm.

Sơ đồ 3:

Cả hai tế bào sinh giao tử bị rối loạn trong giảm phân đều tạo 2 loại giao tử (n- 2) và (n+2) hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n-2) là thể không và (2n+2) là thể bốn.

Bạn Hồng:

- Ở sơ đồ 2 bạn Tuấn mới chỉ xét đột biến trong giảm phân của loài A là dạng lệch bội. Cũng có thể đó là dạng đột biến đa bội thì giao tử đột biến được tạo ra là (2n) và (0) hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (3n) là thể tam bội và hợp tử (n) là đơn bội.

- Ở sơ đồ 3 bạn Tuấn cũng chưa xét trường hợp mỗi bên tế bào tạo hai loại giao tử là (2n) và (O) các loại giao tử kết hợp với nhau tạo hợp tử:

2n x 2n -> 4n 2n x 0 -> 2n 0 x 0 -> 0

Theo em ý kiến của bạn nào đúng?

Bài tập tình huống 26: (Dạy bài mới phần ĐB Số lượng NST)

Một bạn quan sát hình vẽ dưới đây và nhận xét:

Sơ đồ 1 sơ đồ 2

Tế bào mẹ Tế bào mẹ

2 tế bào con 2 tế bào con

- Sơ đồ 1: là quá trình nguyên phân bình thường

- Sơ đồ 2: quá trình nguyên phân bị rối loạn tạo tế bào con có bộ NST tứ bội (4n) Nhận xét của bạn đúng hay sai? Em hãy giúp bạn giải thích cơ chế hình thành dạng đột biến trên.

Bài tập tình huống 27: (Củng cố kiến thức phần đột biến số lượng NST)

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một NST của cặp số 3 và một NST của cặp số 6 không phân li, các NST khác phân li bình thường.

Theo em kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST như thế nào?

Bài tập tình huống 28: (Dạy bài mới phần đột biến số lượng NST)

Một học sinh sau khi quan sát hình ảnh những người biểu hiện của các bệnh: Etuot, Patau, AIDS, tâm thần phân liệt, máu khó đông, ung thư máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm. Bạn đã đưa ra nhận xét: bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng này ở người.

Bài tập tình huống 29 : (Dạy bài mới phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể)

Bạn Hải cho rằng: Cây lai giữa cải củ và cải bắp sau khi đa bội hóa thì hữu thụ do có bộ NST của hai loài bố mẹ.

Theo em, ý kiến của bạn là đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích như thế nào mới đúng?

Bài tập tình huống 30: (Củng cố kiến thức phần đột biến số lượng NST)

Bạn Hằng phát biểu: Người có 44 NST thường và NST giới tính là XYY được hình thành do sự rối loạn phân li của cặp NST XY trong giảm phân I của bố.

Theo em, bạn Hằng phát biểu như vậy là đúng hay sai? Giải thích

Bài tập tình huống 31: (Củng cố phần đột biến số lượng NST)

Ở đậu Hà Lan (2n=14). Một tế bào của loài nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu là 240 NST đơn. Số lượng NST đơn trong mỗi tế bào trước khi bước vào quá trình phân bào là bao nhiêu?

Bạn An đưa ra đáp án là : 14 Bạn Tuấn đưa ra đáp án là :16

Theo em đáp án của bạn nào đúng? Tại sao?

Bài tập tình huống 32: (Củng cố phần đột biến số lượng NST)

Khi nghiên cứu về quần thể người, người ta thấy có một số thể đột biến sau:

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần di truyền học sinh học 12 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w