9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.4. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
3.4.1. Phân tích định lượng
Với 3 bài kiểm tra tương ứng 3 bài giảng có sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS, chúng tôi không chấm điểm từng bài mà chỉ phân tích các bài kiểm tra để đánh giá mức độ đạt được kĩ năng so sánh của HS ứng với các mức độ của mỗi tiêu chí đã đề ra.
Sau khi tiến hành phân tích 75 bài kiểm tra (của 2 lớp), chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp mức độ đạt được của HS của từng tiêu chí rèn luyện kỹ năng so sánh
Bài kiểm tra Tiêu chí Mức độ Mức độ A Mức độ B Mức độ C SL % SL % SL % 1 1 23 30 40 54 12 16 2 30 40 36 48 9 12 3 37 49 32 43 6 8 4 46 61 25 34 4 5 5 53 71 19 25 3 4 2 1 12 16 48 64 15 20 2 17 22 44 59 14 19 3 25 33 39 52 11 15 4 32 43 34 45 9 12 5 36 48 32 43 7 9 3 1 7 9 52 69 16 21 2 11 15 49 65 15 20 3 14 8 46 61 15 20 4 19 26 43 57 13 17 5 24 32 40 53 11 15
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 bài kiểm tra
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 bài kiểm tra
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 bài kiểm tra
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 5 qua 3 bài kiểm tra
Qua bảng 3.1 và các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 cho thấy: Trong tất cả các tiêu chí, sau khi được rèn luyện kỹ năng so sánh mức độ A đều được giảm một cách đáng kể: Ở tiêu chí 1 giảm từ 30 % xuống 9%, tiêu chí 2 giảm từ 40% xuống 15%, tiêu chí 3 giảm từ 49% xuống 8%, còn tiêu chí 4 giảm từ 61% xuống 26%, tiêu chí 5 giảm từ 71% xuống 32%. Một điều nhận thấy là mức C có sự chuyển biến trong mỗi tiêu chí qua từng bài kiểm tra (tăng từ bài 1 đến bài 3). Trong quá trình rèn luyện mức B và C của mỗi tiêu chí đều được tăng lên. đối với mức độ C thì cả 4 tiêu chí có còn ít HS đạt được (4% - 15%), chứng tỏ HS có kiến thức nhưng chưa biết vận dụng và phân tích để giải quyết vấn đề. Kết quả trên chứng tỏ việc sử dụng qui trình và các biện pháp rèn luyện như trong luận văn đã đề xuất bước đầu có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS đối với quá trình giảng dạy.
3.4.2. Phân tích định tính
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, kết hợp với kết quả bài làm của HS và quan sát trong khi tổ chức cho HS rèn luyện, chúng tôi thấy rằng:
- Việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn.
- Các tình huống được nêu ra đã kích thích tính tích cực sáng tạo, tìm tòi, suy nghĩ của học sinh, lôi cuốn các em vào bài học, các em không còn thụ động nghe giảng mà trở thành người chủ động tham gia giải quyết tình huống để lĩnh hội, cũng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
- Ở bài thực nghiệm số 1, HS còn lúng túng khi tiếp nhận và giải quyết các bài tập tình huống giáo viên đưa ra, phân tích các dữ kiện còn chưa logic, còn hạn chế trong việc sắp xếp thông tin cũng như thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề một cách khoa học, chặt chẽ.
- Trong quá trình thực nghiệm với bài thực nghiệm số 2, 3, HS rất hăng hái tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để rút ra được phán đoán mới xác thực.
Càng về sau, khả năng so sánh của các em có cải biến rõ rệt, sự thích ứng và mức độ tự lực của các em càng cao. Các em có cơ hội bộc lộ và phát huy được thế mạnh của bản thân. Đồng thời các em còn lấy lại được kiến thức cơ bản, sửa chữa những sai lầm do hiểu chưa sâu về kiến thức.
- Bên cạnh cải thiện được kỹ năng so sánh, HS còn phát triển được các kỹ năng nhận thức khác như suy luận, phân tíc – tổng hợp, khái quát hoá, đặc biệt là phát triển được kỹ năng tự học. Các em biết cách phân tích vấn đề, tổng hợp lại vấn đề một cách logic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ, có nhiều cách giải hay hơn, sáng tạo hơn. Các em đã biết cách sắp xếp thông tin trong các phán đoán mới logic, đầy đủ.
Tuy việc rèn luyện kĩ năng là cả một quá trình, nhưng qua 3 tiết thực nghiệm mà chúng tôi tiến hành, bước đầu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp để rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS, kỹ năng so sánh của HS đã được cải thiện. Với kết quả thu được đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả, khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra chúng tôi đã giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn sau đây:
1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy học sinh học phần Di truyền học sinh học 12. Cụ thể là:
- Xác định và việc sử dụng chúng trong dạy học sinh học.
- Xác định khái niệm, đặc điểm, ưu - nhược điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống.
- Xác định được nguyên tắc rèn luyện kỹ năng so sánh.
- Sử dụng quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng So sánh trong dạy học sinh học.
1.2. Điều tra thực trạng rèn luyện kỹ năng so sánh tại 5 trường THPT thuộc huyện Con cuông, Anh sơn tỉnh Nghệ An.
- Việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức, chưa có biện pháp và kế hoạch cụ thể.
- HS còn yếu về kỹ năng so sánh và mong muốn được rèn luyện thêm các kỹ năng bên cạnh việc cung cấp kiến thức.
1.3. Vận dụng quy trình thiết kế tình huống đã thiết kế được 65 bài tập tình huống trong phần “ Di truyền học – Sinh học 12”:
1.4. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện kỹ năng so sánh gồm 5 tiêu chí, xây dựng các mức độ trong từng tiêu chí gồm 3 mức độ cho mỗi tiêu chí.
1.5. Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được việc sử dụng tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học đem lại hiệu quả, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
2. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Có nhiều biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng bài tập tình huống là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được sử dụng rộng rãi vì đòi hỏi giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, các giáo viên cần tăng cường việc bồi dưỡng kiến thức cũng như năng lực của bản thân.
2. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi mới xây dựng hệ thống tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh đối với nội dung kiến thức phần Di truyền học – Sinh học 12. Trên cơ sở đó có thể triển khai hướng nghiên cứu của đề tài để thiết kế và sử dụng tình huống rèn luyện các kỹ năng nhận thức khác cho học sinh và áp dụng cho tất cả các phần sinh học của bậc THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Quyết định của Bộ trưởng về việc ban hành chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện kết luận hội nghị lần thứ VI BCH Trung ương Đảng khóa IX và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001– 2010. Quyết định số 3978/ QĐ – BGDV ĐT– VP, ngày 29/08/2002.
2. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học sinh học ( phần đại cương), NXBGD, Hà Nội.
3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Campbell Reece (2012), Sinh học (dịch theo sách xuất bản lần thứ tám), NXB Giáo Dục Việt Nam.
5. Hà Lệ Chi (2004), Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm, Huế.
6. Nguyễn Đình Chỉnh (1999), "Hình thành kỹ năng và năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học", Tạp chí Giáo viên và nhà trường (15), tr. 13-14.
7. Phan Đức Duy (1998), “Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (10), tr. 34-35.
8. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học Sinh học, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
9. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2008), Sinh học 12 Cơ bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
10. Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Như Hiền, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008), Bài tập Sinh học 12 Nâng cao, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
11.Phạm Thành Hổ ( 2000), Di truyền học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Hoan (2003), "Một số yêu cầu hình thành kỹ năng học tập cho học sinh trung học cơ sở", Tạp chí giáo dục (58), tr. 26-27.
13. Trần Bá Hoành (1996), kĩ thuật dạy học Sinh học (Tài liệu BDTX chu kì 1993- 1996 cho giáo viên PTTH), NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
16. Ngô Văn Hưng ( 2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
17. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải châu, Lê Hồng Điệp, Nguyên Thị Hông Liên.( 2009),
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỷ năng môn sinh học 12. NXB Giáo dục Việt Nam.
18. Hoàng Thị Thu Huyền (2012) Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp trong dạy học phần Di truyền học - Sinh học 12, Trung học phổ thông”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh.
19. Đặng Hữu Lanh (Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Mai Sỹ Tuấn (2008), Bài tập Sinh học 12, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Lương (1999), Phương pháp sư phạm của La Garandrie, Tạp chí Giáo viên và Nhà trường, số 26 & 27.
21. Lê Đình Minh ( 2010), Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy học phần Di truyền học. Sinh học 12 trung học phổ thông. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh.
22. Ngô Diệu Nga (1998), "Tổ chức tình huống dạy học vật lý theo hướng phát triển năng lực tự chủ chiếm lĩnh tri thức cho HS PTTH cơ sở", Thông báo khoa học của các trường Đại học 1998, tr. 76-80.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW I, Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lý luận dạy học, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW II, Tp Hồ Chí Minh.
25. Đào Tam (2003), "Rèn luyện cho sinh viên ngành Toán năng lực thực hành vận dụng lý thuyết tình huống vào việc dạy học Toán ở trường THPT", Tạp chí Giáo dục (61), tr. 33-34.
26. Lê Thị Thảo (1998), Bài tập di truyền – biến di, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh
27. Trần Thị Thanh Thủy (2002), "Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy hành chính", Tạp chí Giáo dục (30), tr. 29-31.
28. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục hoc hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 29. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980), Lý luận dạy học
sinh học, Phần Lý luận đại cương – Tập 1, NXB Giáo dục.
30. Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008), Sinh học 12 Nâng cao, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
31. Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Phạm Lê Phương Nga, Vũ Trung Tạng (2008),
Sinh học 12 Nâng cao, Sách giáo viên, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
32. W.D. Phillips và T.J. Chilton (2007), Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
II. Wesbsite
33. Thái Duy Tuyên, Bùi Hồng Thái (2011), “Dạy học tình huống và tình huống dạy học”, http://lamdong.dayhoc.vn, 04/3/2011.
http: //bachkim.vn/ http:tailieu.vn/
http://thuviensinhhoc.com/
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục. Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài chúng tôi kính mong quý Thầy (Cô) cung cấp một số thông tin liên quan đến việc giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn.
Thầy (Cô) ……….………. Là giáo viên trường………...
1 Trong quá trình giảng dạy, Thầy (Cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học sau đây với mức độ như thế nào? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
TT Phương pháp Mức độ sử dụng
xuyên thường xuyên
sử dụng
1 Thuyết trình
2 Hỏi đáp - tái hiện, thông báo
3 Hỏi đáp - tìm tòi
4 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
5 Dạy học nhóm
6 Dạy học bằng sơ đồ hóa 7 HS tự lực nghiên cứu SGK 8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 9 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống
2. Thầy cô đánh giá như thế nào về kĩ năng so sánh của HS.
q Tốt q Khá q Trung bình q Yếu
3.Để thực hiện dạy học theo hướng lấy hoạt động học của HS làm trung tâm, thầy (Cô) có ý kiến như thế nào về việc Sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần di truyền học - Sinh học 12?
q Rất cần thiết q Cần thiết q Không cần thiết 4.Thầy (Cô) đã từng thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần di truyền học - Sinh học 12? như thế nào?
q Thường xuyên q Thỉnh thoảng q Chưa bao giờ 5. Thầy (cô) có ý kiến gì trong việc đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay? ( Có thể không trả lời)
……… ……...
……… Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô).
Người đánh giá
( ký ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC HỌC SINH
Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài về khoa học giáo dục. Để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài chúng tôi mong các em học sinh cung cấp một số thông tin liên quan đến việc giảng dạy của thầy cô giáo mình. Xin chân thành cảm ơn.
Tên em là:……….Học sinh trường………..………
Xin vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:
A. Trong quá trình giảng dạy, Thầy (Cô) Môn Sinh học đã sử dụng các phương pháp dạy học nào sau đây với mức độ như thế nào? ( Đánh dấu x vào ô tương ứng)
1. Giảng giải, đọc chép
q Thường xuyên. q Không thường xuyên. q không sử dụng. 2. Sử dụng bài tập tình huống
q Thường xuyên. q Không thường xuyên. q không sử dụng. 3. Sử dụng sơ đồ
q Thường xuyên. q Không thường xuyên. q không sử dụng.
4. Dạy học nhóm
q Thường xuyên. q Không thường xuyên. q không sử dụng.
B. Trong các giờ học Thầy (Cô) đã chú ý rèn luyện kĩ năng so sánh cho HS như