Các bài toán có lời văn ở lớp 2 có giá trị đặc biệt quan trọng, nó có thểxuất hiện ở nhiều hoạt động giảng dạy của một tiết học trong quá trình dạyhọc các mạch kiến thức của môn Toán.. T
Trang 1
HÀ THANH LOAN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2014
Trang 2HÀ THANH LOAN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH
Trang 3Giang, người đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là giảng viên Khoa Giáodục Tiểu học, Khoa sau đại học của trường Đại học Vinh đã giảng dạy và chỉbảo cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Phòng Giáo dục và Đào tạoQuận 8, tập thể Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh tại cáctrường Tiểu học Âu Dương Lân, Vàm Cỏ Đông, Hưng Phú quận 8-Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu để giúp tôi hoànthành đề tài này
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn này không thể tránh khỏinhững sai sót và hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiệnhơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hà Thanh Loan
Trang 41 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4 Gỉa thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7
1.2 Các khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Kỹ năng 9
1.2.2 Giải toán có lời văn 10
1.2.3 Kỹ năng giải toán có lời văn 11
1.2.4 Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn 12
1.3 Một số vấn đề lý luận về dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 13
1.3.1 Nội dung và mục tiêu việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 13
1.3.1.1 Mục tiêu dạy học “Giải toán có lời văn” ở lớp 2 13
1.3.1.2 Nội dung Giải toán có lời văn ở lớp 2 13
1.3.2 Các phương pháp, hình thức dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 14
1.3.3 Các phương pháp, hình thức dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 15
1.3.4 Đánh giá kết quả dạy học giải toán có lời văn cho học sinh ở lớp 2 16 1.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 có liên quan đến vấn đề nghiên cứu17
Trang 51.5.2 Các kỹ năng giải toán có lời văn cần rèn luyện cho học sinh lớp 2 21
1.5.2.1 Các hoạt động rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề toán 21
1.5.2.2 Các hoạt động rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch giải bài toán 22
1.5.2.3 Các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hiện kế hoạch giải bài toán .23 1.5.2.4 Các hoạt động rèn luyện kỹ năng kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải 24
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 24
1.5.3.1 Động cơ rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 24
1.5.3.2 Thời gian rèn luyện Kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 28
Kết luận chương 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 31
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 31
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 31
2.1.2 Đối tượng khảo sát 31
2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng 37
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh lớp 2 về việc dạy và học toán có lời văn 37
2.2.1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy và học toán có lời văn 37
2.2.1.2 Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 2 về việc học toán có lời văn 40
Trang 62.2.4 Thực trạng mức độ kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2 46
2.2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 48
2.2.5.1 Thực trạng về động cơ rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn của HS lớp 2 .48
2.2.5.2 Thực trạng về thời lượng rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn của HS lớp 2 49
2.3 Đánh giá chung về thực trạng 50
2.3.1 Thành công 50
2.3.2 Hạn chế 50
2.3.3 Nguyên nhân 50
Kết luận chương 2 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 53
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 53
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 53
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 53
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 54
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 54
3.2 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 .54
3.2.1 Nhóm các biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề bài 54
3.2.2 Nhóm các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch giải bài toán 58
Trang 7cách giải 67
3.2.4.1 Rèn cho học sinh kỹ năng thử lại kết quả của bài toán 67
3.2.4.2 Rèn cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá cách giải bài toán 72
3.3 Thử nghiệm sư phạm 76
3.3.1 Mục đích thử nghiệm 76
3.3.2 Đối tượng, thời gian thử nghiệm 76
3.3.3 Nội dung thử nghiệm 76
3.3.4 Kết quả thử nghiệm 77
3.3.5 Đánh giá kết quả thử nghiệm 79
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86
Trang 8BGH Ban Giám hiệu
Trang 9Bảng 2.2 Kết quả ở cấp Trung học cơ sở quận 8 (trong 2 năm học 2011-2012
và 2012-2013) 34Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của GVTH về việc giảng dạy giải toán có lời văn lớp 2 38Bảng 2.4.Nhận thức của GVTH về các giai đoạn (khối lớp) cần thiết rèn luyện
kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh 39Bảng 2.5 Tổng hợp mức độ nhận thức của học sinh lớp 2 về việc học toán có lời văn 41Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả học tập môn Toán đầu năm học 2013-2014 của
HS lớp 2 trường TH Âu Dương Lân, trường TH Vàm Cỏ Đông, trường TH Hưng Phú quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh 42Bảng 2.7 Tổng hợp việc rèn luyện các kỹ năng giải toán có lời văn cho HS của giáo viên lớp 2 trường TH Âu Dương Lân, trường TH Vàm Cỏ Đông, trường TH Hưng Phú quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh 45Bảng 2.8 Tổng hợp việc đánh giá của giáo viên lớp 2 về các kỹ năng giải toán có lời văn của HS mình đang dạy tại các trường TH Âu Dương Lân, trường TH Vàm Cỏ Đông, trường TH Hưng Phú quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh 48Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả môn Toán qua các kì kiểm tra trong năm học của
HS lớp 2 tại trường TH Âu Dương Lân quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh 77Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả môn Toán qua các kì kiểm tra trong năm học của
HS lớp 2 tại trường TH Hưng Phú quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh 78Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả môn Toán qua các kì kiểm tra trong năm học của
HS lớp 2 tại trường TH Vàm Cỏ Đông quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh 78
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa cũa nước ta hiện nay,nguồn nhân lực con người đang được đặt lên hàng đầu Để có được nguồn lựccon người cho sự nghiệp xây dựng đất nước đó, chúng ta không thể xem nhẹnền giáo dục quốc dân, mà trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng
Điều 27, khoản 2 của Luật giáo dục nêu rõ mục tiêu của Giáo dục Tiểuhọc là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triểnđúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Theo đó, việc hình thành và rèn
luyện cho học sinh có các kỹ năng cơ bản trong quá trình giáo dục là mộttrong những nhiệm vụ cần thực hiện, không thể bỏ qua của các nhà giáo tiểuhọc để đạt được mục tiêu giáo dục chung của cấp học
Trong nội dung Chương trình giảng dạy cấp Tiểu học nói chung và ởlớp 2 nói riêng, môn Toán là môn học chiếm nội dung và thời lượng nhiều thứhai sau môn Tiếng Việt, điều này chứng tỏ Toán học được coi trọng trong quátrình học tập của các em học sinh ở cấp Tiểu học Nội dung môn Toán cấpTiểu học, gồm các mạch kiến thức về số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu
tố hình học và giải bài toán có lời văn Trong đó, nội dung dạy giải toán có lờivăn ở lớp 2: Giải các bài toán bằng một phép tính cộng, trừ, nhân, chia (trong
đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)
Các bài toán có lời văn ở lớp 2 có giá trị đặc biệt quan trọng, nó có thểxuất hiện ở nhiều hoạt động giảng dạy của một tiết học trong quá trình dạyhọc các mạch kiến thức của môn Toán Người giáo viên có thể đưa bài toán
có lời văn vào tiết dạy từ hoạt động kiểm tra bài cũ, dạy các kiến thức mớiđến củng cố kiến thức đã học, từ khâu hình thành các khái niệm toán học, quytắc tính toán đến việc hình thành các bước giải của các phép tính Đồng thời,
Trang 11để giải các bài toán có lời văn học sinh luôn có sự vận dụng các kiến thức và
kỹ năng của Số học, Đại số và Hình học
Trong thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp 2, đa số các giáo viên lại chútrọng việc dạy cho học sinh các mạch kiến thức về Số học, Yếu tố đại số vàYếu tố hình học, dành nhiều thời gian cho việc dạy các em có kỹ năng tínhtoán và còn xem nhẹ việc dạy giải các bài toán có lời văn Giáo viên chưagiúp học sinh phát huy tốt năng lực tư duy, suy luận trong quá trình dạy giảitoán Do đó, học sinh còn nhầm lẫn giữa các dạng toán, giải bài toán rậpkhuôn theo mẫu mà không giải thích được cách làm Đặc biệt các em khôngnhận thấy được mối quan hệ giữa các số liệu, các dữ kiện cụ thể trong bàitoán, từ đó học sinh dễ hiểu sai nội dung và lựa chọn phép tính giải khôngđúng Do vậy, việc hình thành cho học sinh lớp 2 có kỹ năng giảỉ bài toán cólời văn là điều thật sự cần thiết đối với người giáo viên trước yêu cầu đổi mớiphương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay
Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện
pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn chohọc sinh lớp 2 góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2 nóiriêng và chất lượng dạy học môn Toán ở trường Tiểu học nói chung
3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 123.3 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung dạy học giải toán có lời văn lớp 2 tại một số trường Tiểu học
ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định và thực hiện được một số biện pháp rèn luyện kỹ nănggiải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 có cơ sở khoa học, hợp lý và khả thi thì
sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường Tiểu học
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện kỹ năng giải toán có lờivăn cho học sinh lớp 2
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề rèn luyện kỹ năng giải toán có lờivăn cho học sinh lớp 2
5.3 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho họcsinh lớp 2
5.4 Tổ chức thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của cácbiện pháp được đề xuất
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
6.1.1 Phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết: Thông qua các tài liệu sách,báo, tạp chí và các tài liệu khác để phân tích và tổng hợp lý thuyết liên quanđến đề tài nhằm thu thập thông tin cần thiết
6.1.2 Phương pháp phân loại - hệ thống hóa lý thuyết: Trên cơ sở phân loại,
hệ thống hóa lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiêncứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu và kiểm chứngtính khả thi của các biện pháp được đề xuất
Trang 136.2.1 Phương pháp điều tra
Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn của họcsinh lớp 2 ở các trường tiểu học tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.6.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 26.2.3 Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của học sinh lớp 2 ở các trường tiểu học tạiquận 8, thành phố Hồ Chí Minh khi học môn Toán, phần giải toán có lời văn.6.2.4 Thử nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của một số biện pháp rèn luyện kỹnăng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 để học tốt môn Toán
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý các số liệu thu được
7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp
2
Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 2
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong thực tế, ở mọi quốc gia, khi đào tạo, giáo dục nguồn nhân lựccho đất nước, người dạy không chỉ quan tâm đến việc trang bị, cung cấp kiếnthức cho người học mà họ còn quan tâm đến việc rèn cho người học một sốkhả năng làm việc một cách thành thạo sau khi đã được học xong Đó chính là
kỹ năng làm việc của mỗi người
Ngay từ thời nguyên thủy, qua quá trình lao động, con người đã biếttruyền lưu những kinh nghiệm lao động từ thế hệ trước cho thế hệ sau Thế hệcon cái đã được cha mẹ cho đi theo trong lúc lao động, kiếm ăn để chỉ dạycho con cái những điều hay mình đúc kết được qua thời gian làm việc Sau
đó, khi các loại công cụ lao động dần dần phức tạp hơn, trẻ em không thể trựctiếp tham gia vào quá trình lao động thì người lớn đã nghĩ ra cách làm cácdụng cụ lao động thu nhỏ để hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng và tập làm quen.Qua đó ta thấy, việc rèn luyện kỹ năng trong lao động, hay nói cách khác làlàm việc, của con người đã xuất hiện từ thời xa xưa
Tầm quan trọng của kỹ năng lao động đã được nhiều nhà triết học cổđại đề cập đến Nhà bác học lỗi lạc Hy Lạp cổ đại Arixtốt trong cuốn “Bàn vềtâm hồn” cuốn sách đầu tiên của loài người về tâm lý học đặc biệt quan tâmđến phẩm hạnh của con người Theo ông, nội dung của phẩm hạnh đó là “biếtđịnh hướng, biết làm việc, biết tìm tòi” Có nghĩa là con người có phẩm hạnh
là con người phải có kỹ năng làm việc Vấn đề kỹ năng còn được nhiều nhàtriết học Phương Tây và Trung Hoa cổ đại nghiên cứu, nhưng được nghiêncứu nhiều nhất là từ khi ngành tâm lý học ra đời
Trang 15Nhìn chung, việc nghiên cứu kỹ năng được xuất phát từ hai quan điểmtrái ngược nhau, đó là:
- Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở của tâm lý học hành vi mà đại diện làcác nhà tâm lý học như: J.B Oatsơn; B.F Skinnơ Họ nghiên cứu chủ yếu cáchành vi và kỹ năng của động vật từ đó suy ra các hành vi và kỹ năng của conngười
- Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở hoạt động mà đại diện là các nhà tâm
kỹ năng, các quy luật hình thành và mối liên hệ giữa kỹ năng, kỹ xảo
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể trong các lĩnhvực khác nhau, chẳng hạn: Trong lĩnh vực lao động công nghiệp có V.V.Tsebưseva; K.K Platônôv Các tác giả nghiên cứu kỹ năng trong mối quan hệgiữa con người với máy móc, công cụ, phương tiện lao động
Mặc dù các hướng nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung, các tác giảkhông có những quan điểm trái ngược nhau về khái niệm kỹ năng mà nhữngquan điểm đó thường bổ sung cho nhau
Hay như một số công trình nghiên cứu của các tác giả người Liên Xô
cũ và các nước Đông Âu đã nghiên cứu về năng lực sư phạm của người giáoviên:
- Tác giả N.V.Cudơmina “Hình thành các năng lực sư phạm” đã xác định cácnăng lực sư phạm cần có của người giáo viên, việc phát hiện và bồi dưỡng năngkhiếu sư phạm
Trang 16- Tác giả X.I.Kixegop trong công trình nghiên cứu “ Hình thành các kỹ năng,
kỹ xảo sư phạm trong điều kiện Giáo dục đại học” đã nêu ra hơn 100 kỹ năng,trong đó có 50 kỹ năng cơ bản và tối thiểu, cần thiết cho hoạt động nghềnghiệp của người giáo viên
Như vậy trên thế giới vấn đề rèn kỹ năng cho người lao động đã có từrất sớm và ngày càng được nhiều người quan tâm, nghiên cứu
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Việc hình thành và rèn luyện hệ thống kỹ năng thực hành giải toán chohọc sinh tiểu học là việc làm thiết thực, cần thiết đối với các nhà giáo trongmôi trường sư phạm Và kỹ năng lao động, học tập, làm việc của học sinh cóhiệu quả cao hay không là nhờ vào sự nhiệt tâm, năng lực giảng dạy của mỗigiáo viên
Môn Toán ở cấp Tiểu học có vai trò rất quan trọng Ngoài việc cungcấp kiến thức cơ bản ban đầu làm cơ sở nền tảng để học sinh học ở các cấphọc cao hơn, môn Toán còn hình thành cho học sinh các kỹ năng thực hànhtính toán, đo lường và giải các bài toán liên quan đến nhiều ứng dụng thiếtthực trong đời sống Thông qua việc dạy học toán, giáo viên giúp HS bướcđầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý, diễn đạt đúng, pháthiện – giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống Từ đó kíchthích trí tưởng tượng, chăm học, hứng thú với môn học hơn và bước đầu sẽhình thành dần khả năng tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động,linh hoạt và sáng tạo hơn
Trong dạy học môn Toán nói chung và dạy học giải toán nói riêng, vấn
đề rèn các kỹ năng giải các bài toán được xem là khâu quan trọng, có tínhchất quyết định đối với sự hình thành và phát triển tư duy toán học cho họcsinh, góp phần hình thành năng lực sáng tạo cho người học
Trang 17Việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn không chỉ giúp các em giải đượcnhanh chóng các bài toán trong chương trình đang học mà qua đó còn rènđược khả năng tư duy, suy luận để các em áp dụng vào cuộc sống hiện tạiđang đòi hỏi ở mỗi người Với sự phong phú về dạng toán, bài toán và nhiềucách giải khác nhau, thì việc lựa chọn để có cách giải phù hợp với nhận thức,trình độ của các em nhằm rèn được kỹ năng giải toán là vấn đề chúng tôi cầnquan tâm Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu và đưa ra một quy trình rèn kỹnăng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nhằm mang lại kết quả cao trongviệc đào tạo chất lượng giáo dục của nhà trường Trong quá trình tìm hiểu,chúng tôi thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan về vấn
đề năng lực giảng dạy của giáo viên Cụ thể, như một số công trình nghiêncứu sau:
- Nguyễn Đức Minh và các cộng sự đã đưa ra 87 kỹ năng giảng dạy của ngườigiáo viên trong cuốn “Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và lứa tuổi học sinhViệt Nam”
- Tác giả Phạm Minh Hùng trong công trình nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Hìnhthành kỹ năng dạy học một số môn học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học”
đã đề cập đến quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học một số môn học
- Tác giả Nguyễn Thị Hường: “Rèn luyện kĩ năng dạy học các môn về Tựnhiên – Xã hội” cho sinh viên ngành GDTH Trường Đại học sư phạm, Đề tàicấp Bộ
- Tác giả Chu Thị Thủy An: “Rèn luyện các kĩ năng dạy học môn Tiếng Việtcho sinh viên ngành GDTH”, Đề tài cấp Bộ
- Nghiên cứu kỹ năng lao động có các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Đỗ Huân, VũHữu
- Nghiên cứu kỹ năng sư phạm của người giáo viên có các tác giả NguyễnNhư An, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn
Trang 18Hay một số công trình khác đi sâu vào rèn kỹ năng giải toán ở Tiểu họcnhư:
- Tác giả Trần Diên Hiển với giáo trình chuyên đề “Rèn kỹ năng giải toánTiểu Học” biên soạn theo chương trình đào tạo cử nhân GDTH
- Triệu Thị Thu Hiền, luận văn thạc sĩ “Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tìmlời giải các bài toán cho HS cuối cấp TH thông qua dạy học rèn luyện giảitoán”
- Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, luận văn thạc sĩ “Rèn luyện kỹ năng giải toánbằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng cho HS lớp 4”
Như vậy, việc rèn luyện các kỹ năng rất được nhiều tác giả quan tâm,đặc biệt việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh Tiểu học, tuy nhiên cáckết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở sự định hướng về việc rèn kỹ năng chứchưa đi sâu vào nội dung từng thao tác, bước đi cụ thể của mỗi kỹ năng thànhphần Hơn nữa, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu vềrèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo một quy trình.Cũng chính vì điều đó, mà chúng tôi thiết nghĩ rằng cần phải tìm hiểu sâu về
kỹ năng giải toán cho học sinh và đưa ra được quy trình rèn luyện kỹ nănggiải toán, đặc biệt là đối với các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Kỹ năng
Tác giả A.V Krutecxki cho rằng “Kỹ năng là các phương thức thựchiện hoạt động, những cái mà con người đã nắm vững“ Theo ông chỉ cầnnắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần đếnkết quả của hành động
Tác giả K.K Platônôv và G.G Gôlubev khẳng định: “Kỹ năng là khảnăng của con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành độngtrên cơ sở kinh nghiệm cũ”
Trang 19Tác giả Trần Trọng Thuỷ viết: Kỹ năng là mặt kỹ của hành động, conngười nắm vững cách thức hành động tức là nắm vững kỹ thuật hành động, là
để giải quyết một nhiệm vụ mới
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết định nghĩa: Kỹ năng là năng lực của conngười biết vận dụng các thao tác của một hành động theo quy trình đúng đắn
Còn trong “Từ điển tiếng Việt” thì khái niệm kỹ năng được nhìn nhậnnhư sau “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”
Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng Những địnhnghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhâncủa người viết Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng đượchình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được
do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó
Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng
Vậy kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thụcmột hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinhnghiệm) mhằm tạo ra kết quả mong đợi
1.2.2 Giải toán có lời văn
Toán có lời văn thực chất là những bài toán về thực tế Nội dung củabài toán được biểu hiện thông qua những câu văn nói về những quan hệ,tương quan và phụ thuộc có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hàngngày
Trang 20Thực tế cho thấy tư duy của học sinh tiểu học còn hạn chế, mang tínhrập khuôn Đặc biệt, với những bài toán khó, chưa gặp dạng bài như thế lầnnào thì hầu hết các em không thể giải quyết được Đó là cái khó khăn thườnggặp khi các em chưa thể vận dụng các kiến thức toán học liên quan để giảiquyết các bài toán Có thể là do học sinh đã nắm không vững các khái niệm,quy tắc, định lý hoặc không biết vận dụng các phương pháp…để giải quyếtbài toán Mà tất cả các yếu tố đó chính là cơ sở của hoạt động giải toán có lờivăn.
Trong hoạt động giải toán, người giải toán phải có rất nhiều hành động
cụ thể nhằm giải quyết các dạng bài tập phong phú, phân tích các yếu tố đãbiết, đã cho và những yêu cầu của bài toán Đồng thời phải huy động vàkhoanh vùng kiến thức, lựa chọn phương pháp phù hợp để đi đến kết quả bàitoán… Những hành động này được cấu thành từ các thao tác nhất định Đó là
sự vận dụng những tri thức khoa học, kinh nghiệm và kỹ xảo vào việc giảiquyết các tình huống của bài toán
Giải bài toán có lời văn là ta phải biết lược bỏ những yếu tố về lời văn
đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mốiquan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tínhthích hợp để từ đó trả lời được câu hỏi, tìm được đáp số của bài toán
1.2.3 Kỹ năng giải toán có lời văn
Theo G.Polya thì: “Trong toán học, kỹ năng là khả năng giải các bàitoán, thực hiện các chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải
và chứng minh nhận được Kỹ năng trong toán học quan trọng hơn nhiều sovới kiến thức thuần túy, so với thông tin trơn” (Theo G.Polya(1976), Sángtạo Toán học, Tập 1, NXB Giáo dục)
Theo Hoàng Chúng thì: “Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng các tri thức toán học để giải các bài tập toán (bằng suy luận, chứng minh)”
Trang 21Kỹ năng giải toán là sự vận dụng vốn tri thức khoa học cơ sở, cơ bản,các phương pháp giải, kinh nghiệm bản thân và kết hợp năng lực tư duy vàoviệc thực hiện giải toán…
Tiếp cận với các quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng những tri thức toán học đãđược trang bị kết hợp những hiểu biết, kinh nghiệm học tập thông qua conđường tư duy lô-gic để giải các bài toán một cách có hiệu quả, phù hợp vớimức độ nhận thức của các em học sinh
1.2.4 Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn
Muốn rèn luyện được các kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 2 thìngười thầy giáo phải tổ chức cho HS học tập một cách chủ động sáng tạo, cóphương pháp và tự giác hoạt động, nghiên cứu để học sinh có thể nắm vữngtri thức, vận dụng linh hoạt vào trong các tình huống Để làm được việc này,một trong các yêu cầu đặt ra là: “Về tri thức và kỹ năng, cần chú ý những trithức, phương pháp, đặc biệt là tri thức có tính chất thuật toán và kỹ năngtương ứng”
Chúng ta cũng cần chú ý thêm là tùy theo nội dung kiến thức toán học
mà có những yêu cầu rèn luyện kỹ năng khác nhau đối với học sinh
Rèn luyện kỹ năng giải toán có thể được giáo viên tổ chức ngay trong tiết dạy bài mới (phần luyện tập) hay tiết luyện tập, ôn tập, kiểm tra…
Để có thể giải tốt các bài toán có lời văn ở tiểu học và qua đó tổ chứchướng dẫn cho học sinh, người giáo viên Tiểu học cần phải có nhiều kỹ nănggiải toán, trong đó phải có một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng nắm vữngchương trình, kỹ năng phân tích đề toán, kỹ năng nhận dạng bài toán, kỹ năngtính toán, kỹ năng trình bày bài toán phù hợp với HS tiểu học, kỹ năng khaithác bài toán, kỹ năng giải bài toán theo nhiều cách khác nhau… Các kỹ năngnày có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn cho nhau trong quá trình giải toán
Trang 22Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
là việc người giáo viên phải giúp đỡ các em học sinh lớp 2 huy động vốn trithức toán đã học ở lớp 1, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết, kinhnghiệm sống, thông qua con đường tư duy lô-gic đơn giản như: suy luận,chứng minh… để giải các bài toán có lời văn sao cho có hiệu quả nhất, hợp lýnhất phù hợp với trình độ nhận thức của các em
1.3 Một số vấn đề lý luận về dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2
1.3.1 Mục tiêu và nội dung việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2
1.3.1.1 Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng, trừ, trong đó
có các bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn” một số đơn vị; các bài toán đơn vềnhân, chia (phép tính trong bảng nhân, chia phạm vi 5)
- Bước đầu học sinh làm quen với giải toán có nội dung hình học (tính
độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác)
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt(phân tích, tóm tắt đề bài, giải quyết vấn đề và trình bày bài giải bằng nói vàviết)
1.3.1.2 Nội dung Giải toán có lời văn ở lớp 2
- Các bài toán giải bằng một bước tính về cộng, trừ, trong đó có các bàitoán về “nhiều hơn”, “ít hơn” một số đơn vị; các bài toán có nội dung hìnhhọc (tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi tam giác, tứ giác); các bài toánliên quan đến phép tính với các đơn vị đo đã học (cm, m, km, kg…)
Ví dụ:
a) Trong thư viện có 25 học sinh trai và 32 học sinh gái Hỏi có
tất cả bao nhiêu học sinh đang ở trong thư viện?
Trang 23b) Từ một mảnh vải dài 9dm Người ta cắt ra 5dm vải để may
túi Hỏi mảnh vải còn lại dài bao nhiêu đề-xi-mét?
c) Hòa có 12 nhãn vở Bình có nhiều hơn Hòa 3 cái Hỏi Bình có
bao nhiêu nhãn vở?
d) Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn
nhà Mai 7 cây cam Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?e) Một đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt là
1.3.2 Quy trình giải toán có lời văn ở lớp 2
Giải toán là một hoạt động trí tuệ còn khó khăn, phức tạp, hình thành
và rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 2 khó hơn nhiều so với việcrèn luyện kỹ xảo tính Vì các bài toán có sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm,nhiều quan hệ toán học Việc giải toán đòi hỏi học sinh phải có khả năng suyluận, biết cách tính thông thạo và đặc biệt là biết nhận dạng bài toán và lựachọn phép tính giải thích hợp
Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động giải toán có hiệu quả,người giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải đối với học sinh mà
Trang 24cần hướng dẫn các em từng bước tìm ra cách giải bài toán Các bước chungtrong quy trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn gồm:
- Tìm hiểu đề toán
- Lập kế hoạch giải bài toán (phân tích bài toán và tìm cách giải)
- Thực hiện kế hoạch giải bài toán (tiến hành giải bài toán)
- Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải (thử lại kết quả và nhận xét)
1.3.3 Các phương pháp, hình thức dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2
Phương pháp dạy học có ý nghĩa quyết định đến khả năng thích ứnghọc tập của học sinh đầu cấp tiểu học Những đổi mới phương pháp dạy học ởtiểu học trong những năm gần đây đã góp phần tích cực vào việc nâng caochất lượng giáo dục tiểu học
Các phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 là sự vận dụngcác phương pháp dạy học toán nói chung phù hợp với mục tiêu, nội dung, cácđiều kiện dạy học cơ bản theo chương trình Tiểu học mới
Học sinh tiểu học nói chung, học sinh ở lớp 2 nói riêng thường lĩnh hộikiến thức, kỹ năng không chỉ nhờ thính giác (nghe), tri giác (nhìn) và tư duy(suy nghĩ-nhớ) mà còn có sự phối hợp các hoạt động như: cầm nắm, tách gộp,phân tích, tổng hợp Vì vậy người giáo viên phải áp dụng kết hợp nhiềuphương pháp và hình thức dạy học để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện
và chiếm lĩnh kiến thức
Các phương pháp và hình thức mà người giáo viên Tiểu học thườngvận dụng trong giảng dạy giải toán có lời văn ở lớp 2 là:
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và
thích hợp với học sinh tiểu học Phương pháp này rèn cho học sinh cách suynghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập cho từng họcsinh
Trang 25- Phương pháp thực hành, luyện tập: Giáo viên sử dụng phương
pháp này để giúp học sinh luyện tập kỹ năng giải Toán từ đơn giản đến phứctạp (chủ yếu ở các tiết luyện tập) Trong quá trình học sinh luyện tập, giáoviên có thể phối hợp các phương pháp như gợi mở vấn đáp, và giảng giải,minh họa
- Phương pháp trực quan, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị hỗ trợ trong
dạy học: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với cáchình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó, kiến thức của môn Toán lại mangtính trừu tượng và khái quát cao Giáo viên sử dụng phương pháp này sẽ giúphọc sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tưduy trừu tượng cho học sinh
- Phương pháp giảng giải, minh họa: Giáo viên nên hạn chế dùng
phương pháp này Khi cần giảng giải, minh họa cho học sinh, giáo viên nóigọn, rõ ràng và kết hợp với gợi mở, vấn đáp Giáo viên có thể phối hợp giảnggiải với hoạt động thực hành của học sinh để học sinh vừa nghe, nhìn và làm
- Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng các hình thức dạy học tích cực như:trò chơi học tập, thảo luận nhóm, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và nhậnxét…
1.3.4 Đánh giá kết quả dạy học giải toán có lời văn cho học sinh ở lớp 2
Qua xem xét và nghiên cứu thực tế dạy học toán có lời văn của khối lớp
2 tại một số trường Tiểu học ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,chúng tôi nhận thấy việc dạy của giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa giúp họcsinh phát huy tốt năng lực tư duy, suy luận trong quá trình giải toán Vẫn cònmột số giáo viên dạy học theo phương pháp truyền thống, vẫn dạy theophương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, khả năng kết hợp nhiềuphương pháp để dạy Giải toán có lời văn còn thiếu linh hoạt Ngoài ra, vẫncòn không ít giáo viên cho rằng giải toán có lời văn ở lớp 2 là đơn giản, dễ
Trang 26dàng nên chưa đầu tư, tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy cóhiệu quả hơn.
Trong chương trình Toán ở tiểu học thì Giải toán có lời văn là mạchkiến thức khó nhất đối với học sinh Các em học sinh lớp 2 còn khá nhỏ nênvốn hiểu biết, khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế Với một bài toán
có lời văn, các em có thể đặt và tính đúng phép tính nhưng không thể trả lờihoặc giải thích tại sao các em làm như vậy Ngoài ra, nhiều học sinh vẫn cònnhầm lẫn giữa các dạng toán, giải rập khuôn theo mẫu hoặc theo công thức
mà không giải thích được cách làm Đặc biệt các em không nhận thấy đượcmối liên hệ giữa các số liệu, dữ kiện cụ thể của bài toán dễ dẫn đến hiểu sainội dung bài toán và lựa chọn phép tính giải không đúng
Qua đó, chúng tôi nhận định được việc dạy học toán có lời văn ở khốilớp 2 chưa được các giáo viên quan tâm đúng mức Giáo viên chưa cung cấpcho học sinh đầy đủ quy trình các bước giải một bài toán có lời văn, chưa dạytheo tinh thần tổ chức để các em hoạt động độc lập, tích cực, tự giác mà chỉmới dạy theo kiểu làm bài mẫu cho học sinh bắt chước Vì vậy, khi gặp mộtbài toán khác với mẫu một chút là học sinh lúng túng, không giải được
1.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Vào giai đoạn đầu của cấp Tiểu học, ở trẻ em diễn ra một quá trìnhchuyển tiếp từ vui chơi sang học tập Bước chuyển này có tính chất bướcngoặc trong sự phát triển tâm lí của trẻ em Để học tập tốt, đứa trẻ phải thíchứng (thích nghi) với hoạt động mới khác về chất so với giai đoạn trước, vượtqua bước ngoặc để phát triển, đó là sự thích ứng với hoạt động học tập
Thích ứng với hoạt động học tập của học sinh Tiểu học là một quá trìnhlàm quen, hòa nhập dần dần với những yêu cầu, đòi hỏi của một dạng hoạtđộng mới khác về chất so với tuổi mẫu giáo theo phương thức học đường mà
Trang 27trước đó chưa có Cụ thể là, khi bước chân vào nhà trường, đứa trẻ phải dầndần đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm túc, ngày càng cao trong việc lĩnhhội hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo học tập cũng như những yêu cầu về thái
độ, hành vi, lối sống … cùng với cách thức, phương pháp chiếm lĩnh mới củavăn hóa nhà trường Nghĩa là đứa trẻ phải biết điều chỉnh mình để hòa nhậpvào môi trường và hoạt động mới Nhờ đó việc học tập ngày càng ít bị gò bó
để trẻ dần dần trở thành người học sinh chủ động, tự giác, tích cực Kết quảhọc tập sẽ có chất lượng, hiệu quả hơn, hoạt động học tập sẽ dần dần chiếm vịtrí chủ đạo trong đời sống của trẻ
Kết quả nghiên cứu những đặc điểm thích ứng với hoạt động học tập ởhọc sinh đầu tiểu học (lớp 1, 2) cho thấy quá trình thích ứng với học tập thểhiện chủ yếu trên hai mặt:
Thứ nhất là sự thích ứng với các mối quan hệ xã hội mới ở lớp học,trường học
Thứ hai là sự thích ứng với chính những đòi hỏi của học tập Đối vớihọc sinh lớp 1, 2, nội dung của sự thích ứng này thể hiện tập trung ở nề nếp,hứng thú, kỹ năng học tập như đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ,chăm chỉ, biết vâng lời, có kỹ năng đọc, viết, tính toán … Loại thích ứng nàygọi tắt là thích ứng học tập
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 70-80% học sinh đầu tiểu học đã cókhả năng thích ứng bước đầu với hoạt động học tập Tuy nhiên thích ứng đóchưa cao
Khả năng thích ứng với hoạt động học tập của học sinh đầu bậc tiểuhọc tiến triển theo quá trình học tập Điều này thể hiện rõ rệt ở tỉ lệ phần trămhọc sinh cuối lớp 2 đạt loại khá cao hơn hẳn đầu lớp 1 Nếu ở đầu lớp 1 sốhọc sinh khó thích nghi chiếm khoảng 20-30% thì đến cuối lớp 2, số đó chỉcòn khoảng 10-12%
Trang 28Để thực hiện một trong những mục tiêu giáo dục về trí tuệ cho học sinhtiểu học, nhà trường không chỉ cần trang bị cho học sinh nói chung, trẻ lớp 1,
2 nói riêng, một khối lượng tri thức nhất định, mà điều quan trọng hơn là tạo
ra ở các em niềm vui thích đến trường, say mê với việc học tập, tích cực hànhđộng nhằm chiếm lĩnh nội dung tri thức và những phương pháp tạo ra tri thứcấy… Nghĩa là, cần hình thành động cơ học tập trong quá trình tiếp thu ở trẻ
Động cơ học tập ở học sinh lớp 2 được hình thành mạnh hơn và pháttriển ở mức độ cao hơn so với trẻ lớp 1 Ở một số học sinh lớp 2 (7 tuổi) đã cónhững dấu hiệu của mức độ phát triển cao hơn ở động cơ học tập Các em đãtích cực tham gia giải các bài tập một cách tự nguyện vì muốn tìm ra cách làmtính nhanh, thích tìm ra nhiều cách giải của một dãy tính hay muốn biêt cáchviêt đúng, đẹp các chữ cái, các từ đã học…
Mặc dù ở lớp 1, học sinh đã được bước đầu rèn luyện và hình thành kỹnăng giải toán có lời văn, nhưng do những đặc điểm về tâm lý đã nêu ở trênnên chúng tôi thiết nghĩ lứa tuổi lớp 2 là giai đoạn thích hợp để người giáoviên rèn luyện các kỹ năng giải toán có lời văn cho các em, từ đó làm nềntảng cho việc phát triển kỹ năng này ở mức độ cao hơn đối với các lớp trên
1.5 Một số vấn đề về rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
1.5.1 Mục đích rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
Mục đích của việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinhlớp 2 là để giúp cho các em được phát triển tư duy toàn diện Trong toán họckhông chỉ cần thực hành và ghi nhớ nhiều, mà trên hết là sự thấu hiểu và tưduy đúng cách Với một quy trình thực hiện các thao tác rõ ràng trong việcrèn kỹ năng giải toán, chúng tôi mong muốn các em sẽ trở nên thông minh, tựtin và năng động hơn Từ đó rèn luyện cho các em những đặc tính và phong
Trang 29cách làm việc của người lao động mới như: tính cụ thể, cẩn thận, chu đáo, tíchcực và sáng tạo.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng học tập ở các trường Tiểu học, đồngthời khắc phục những hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lờivăn cho các em lớp 2 nói riêng; chúng tôi đề xuất một số biện pháp rèn luyện
kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nhằm đạt được một số mụctiêu như sau:
- Giúp HS luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức và các thao tác thựchành giải toán đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, từng bước giúp các embiết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn Qua đó giúp giáo viên nhận rõnăng lực học tập của các em mà đưa ra các biện pháp giảng dạy phù hợp
- Quá trình rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 là quátrình người giáo viên cần trang bị những kiến thức cần thiết, những kỹ năng
và phương pháp giải toán cho học sinh Từ đó giúp các em nâng cao năng lực
tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận lô-gic để vận dụng vàoviệc giải toán
- Rèn cho HS những đức tính và phong cách làm việc khoa học như: viếtđúng lời giải của bài toán, có thói quen cẩn thận khi trình bày cách giải mộtbài toán, làm bài có kế hoạch, có thử lại và kiểm tra Và từ đó, dần dần hìnhthành khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, kích thích được sự hứng thú, sángtạo cho các em
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp
2, chúng ta cần tổ chức cho các em tập luyện lâu dài và có đánh giá, nhận xétkết quả rèn luyện của các em Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ dần dần giúp các em
có ý thức tự giác trong học tập, có kỹ năng giải toán nhanh để làm nền tảngcho việc học tốt hơn ở các lớp tiếp theo
Trang 301.5.2 Các kỹ năng giải toán có lời văn cần rèn luyện cho học sinh lớp 2 1.5.2.1 Các hoạt động rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề toán
Để hiểu được nội dung đề bài toán, học sinh cần hiểu cách diễn đạtbằng lời văn của đề bài nắm được ý nghĩa và nội dung của đề bài thông quaviệc tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hoặc hình vẽ Khó khăn đầu tiên của học sinhkhi học giải toán đó chính là khó khăn về mặt ngôn ngữ, bởi các đề bài toánthường là sự kết hợp giữa ba thứ ngôn ngữ: Ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữtoán học và ngôn ngữ kí hiệu (chữ số, các dấu phép tính, các dấu quan hệ, cácloại dấu ngoặc, …) Ví dụ: Các ngôn ngữ trong đời sống như “bay đi”, “bịvỡ” … thì tương tự ngôn ngữ toán học là “bớt”; hoặc “chạy đến”, “đượcthưởng” …thì ngôn ngữ toán học là “thêm” Vì vậy, người giáo viên cầnthường xuyên bổ sung vốn từ thường dùng bằng các thuật ngữ toán học giúpcác em hiểu được nghĩa của các thuật ngữ và kí hiệu để có thể sự dụng đúngcác thuật ngữ
Một trong những việc làm giúp học sinh hiểu đầu bài là yêu cầu họcsinh nhắc lại đề bài theo cách diễn tả của mình dựa vào tóm tắt của bài toán.Điều này giúp học sinh nhớ được đề bài để tập trung suy nghĩ về nó
Mỗi bài toán bao gồm 3 yếu tố:
- Dữ kiện bài toán: Là những cái đã cho, đã biết trong bài toán Đôi khi
nó được cho dưới dạng ẩn Ví dụ trong bài trong bài toán “Con lợn nhà bạnBình đẻ được 9 con Hỏi bây giờ nhà bạn Bình có tất cả mấy con lợn?, đây làbài toán khó đối với học sinh bởi dữ kiện có 1 con lợn mẹ là không tườngminh
- Những ẩn số: Là những cái chưa biết và cần tìm (ở tiểu học thườngđược diễn đạt dưới dạng câu hỏi của bài toán)
- Những điều kiện: Là quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số (hoặc giữa cái
đã cho và cái phải tìm)
Trang 31Trong giải toán, để học sinh có thể tập trung vào các yếu tố cơ bản củabài toán, giáo viên cần dạy học sinh biết tóm tắt đầu bài toán dưới dạng ngắngọn, cô động nhất bằng sơ đồ lời, hình vẽ, sơ đồ đoạn thẳng …
Ví dụ: Bài toán: Tháng trước tổ em được 16 điểm mười, tháng này tổ
em được nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười Hỏi tháng này tổ em được baonhiêu điểm mười?
- Tóm tắt bài toán
Tháng trước: 16 điểm mười
Tháng này nhiều hơn: 5 điểm mười
Tháng này ? điểm mười
- Dữ kiện của bài toán: Tháng trước tổ em được 16 điểm mười
- Ẩn số của bài toán: tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười?
- Điều kiện của bài toán: tháng này tổ em được nhiều hơn tháng trước 5điểm mười
1.5.2.2 Các hoạt động rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch giải bài toán
Nói một cách đơn giản, lập kế hoạch giải là đi tìm hướng giải cho bàitoán
Để lập kế hoạch giải một bài toán, ta thường dùng các phương phápphân tích và tổng hợp Phân tích thường được tiến hành dưới hai dạng:
- Phân tích để sàng lọc: nhằm loại bỏ các yếu tố thừa, các tình tiếtkhông cơ bản trong bài toán
Ví dụ: Bài toán: Một cửa hàng buổi sáng bán được 85kg đường , buổichiều bán được nhiều hơn buổi sáng 15kg đường Hỏi buổi chiều cửa hàng đóbán được bao nhiêu kilôgam đường? Trong bài toán này, học sinh cần nắmđược nội dung chính là: sáng bán 85kg, chiều bán nhiều hơn 15kg và ta cầntìm chiều bán bao nhiêu kilôgam
Trang 32- Phân tích thông qua tổng hợp: Khi phân tích thông qua tổng hợp, tađem các dữ kiện và điều kiện của bài toán đối chiếu với yêu cầu của bài toán
để hướng sự suy nghĩ vào mục tiêu cần đạt là mối quan hệ giữa cái cần tìmvới các dữ kiện Vì vậy, phân tích thông qua tổng hợp là khâu chủ yếu củaquá trình giải toán Đây là hoạt động tư duy khó đối với học sinh tiểu học.Song vì đây là một hoạt động quan trọng của khâu giải toán, nên giáo viêncần từng bước giúp học sinh sử dụng thao tác này thông qua luyện tập
Ví dụ: Hãy viết tất cả các số có hai chữ số mà tổng hai chữ số bằng 8
Để giúp học sinh tìm được hướng giải của bài toán, ta vận dụng phân tíchthông qua tổng hợp như sau: Cần tìm các số có hai chữ số mà tổng hai chữ sốbằng 8; Ta gợi ý: tổng hai chữ số bằng 8 nghĩa là hai chữ số nào cộng lại cho
ta kết quả là 8 Từ đó học sinh nhận ra 8 là tổng của các phép cộng như sau:
Trang 33- Kiểm tra, rà soát lại việc giải bài toán
- Tìm thêm cách giải khác và so sánh các cách giải
Đối với học sinh, hoạt động này có mục đích cơ bản là rèn cho các emthói quen kiểm tra, rà soát lại việc giải bài toán Đặc biệt, đối với học sinhkhá, giỏi, chúng ta rèn cho các em thói quen tìm thêm cách giải khác cho bàitoán và so sánh các cách giải
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
1.5.3.1 Động cơ rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2
Trước hết muốn các em HS có được kỹ năng giải toán thì GV phải hìnhthành cho các các em một niềm đam mê, say với môn Toán Đó cũng là mộttrong những động lực quan trọng giúp các em hứng thú học Toán Đặc biệt,đối với các bài toán khó, phức tạp mà không tạo được động lực thì rất khó cóhiệu quả
Trang 34Giáo viên cần khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó học sinh có ýthức tốt về nhu cầu học tập Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tậpđúng đắn là việc cần làm đầu tiên Có động cơ học tập tốt khiến cho người taluôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềmvui sáng tạo bất tận
Hoạt động của con người có thể do một hoặc nhiều động cơ Động cơbao gồm nhiều loại: lợi ích, sở thích, tình cảm, lí tưởng và nhiều hiện tượngtâm lí khác Việc xác định động cơ đúng đắn, kết hợp tốt giữa lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể và xã hội; khắc phục những tư tưởng ích kỉ, cục bộ là kết quảcủa quá trình giáo dục và tự giáo dục của cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm phân
rõ đúng sai, phải trái, lợi hại, hệ quả trước mắt và lâu dài Ý tưởng nghiêncứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rất lâu trong lịch sử tâm lýhọc Bằng các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đãtìm cách lý giải tại sao con người có thể thực hiện được hành vi nào đó, tạisao hoạt động của anh ta có thể kéo dài trong một thời gian nhất định hoặcngưng lại đúng lúc … Tuy nhiên trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khácnhau về động cơ
- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vôthức Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật
và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục
- Theo thuyết hành vi : Đưa ra mô hình "kính thích - phản ứng", coi kích thích
là nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ
- Theo J Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằmđáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó
- Theo thuyết tâm lý hoạt động: những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta
mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động đểthỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động
Trang 35Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơkhác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu.Những động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trongmột hoàn cảnh hoạt động cụ thể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống độngcơ.
Cũng như trong quá trình học tập, rèn luyện con người thực sự có nhucầu, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập Động cơhọc tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹnăng, kỹ xảo… mà Giáo dục đem lại
Hoạt động học với chủ thể là người học, còn đối tượng của nó là nhữngtri thức khoa học, với mục tiêu cuối cùng là hình thành nhân cách cho ngườihọc Chủ thể khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức thì chính tri thức
đó trở thành cái tinh thần, thôi thúc người học Vì vậy có thể hiểu động cơ họctập là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếmlĩnh tri thức khoa học, để thoả mãn nhu cầu nào đó của người học
Động cơ của hoạt động học tập ở HS được thể hiện ở những tri thức, kĩnăng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em Trong thực tiễngiáo dục, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện trithức và động cơ quan hệ xã hội Thuộc về loại động cơ hoàn thiện tri thức ởđây là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những mônhọc Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này nó không chúanhững mâu thuẫn bên trong và nó đòi hỏi phải có những nỗ lực ý chí để đạtđược nguyện vọng chứ không phải hướng vào đấu tranh với chính bản thânmình Động cơ quan hệ xã hội đó là sự thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lựcgia đình, nhà trường, công việc, sự hiếu danh hoặc mong đợi sự hạnh phúc ởmức độ nào đó động cơ này mang tính cưỡng bách, và có lúc xuất hiện như
Trang 36một vật cản cần khắc phục mà người học cần vượt qua để đạt được mục đíchcủa mình.
Tóm lại, khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩavới nó là động cơ quan hệ xã hội cũng được thoả mãn Cả hai loại động cơnày đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hoàn cảnh cụ thể, điềukiện nào đó mà động cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nổilên và chiếm ưu thế trong thứ cấp động cơ Sự phân chia động cơ như vậy chỉ
có tính chất tương đối
Chúng ta không nên cho rằng Toán học là khô khan, không mấy hứngthú đối với các em HS Trong quá trình trao đổi với các em HS thì chúng tôinhận thấy rất nhiều em thích học Toán Tuy nhiên, không phải tất cả các emthích học môn Toán là học giỏi Toán Để tạo động cơ học tập môn Toán cho
HS chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến sau:
- Giáo viên phải biết cách đưa các bài toán có lời văn trở nên gần gũivới các em HS hơn
- Cho các em làm và thực hành ngay trên thực tế của bài toán thông quanhững đồ dùng trực quan cụ thể, hay những hình vẽ, vật thật
- Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học kết hợp với nhau như:
“thảo luận nhóm, trò chơi, khen thưởng…” trong mỗi nội dung học tập
- Tổ chức các Câu lạc bộ Toán học trong nhà trường
- Tổ chức các cuộc thi giao lưu Toán Tuổi Thơ, Rung Chuông Vàngtrong nhà trường…
Tùy vào từng điều kiện thực tế của lớp học, nhận thức của HS mà GVlựa chọn những cách thức riêng cho bản thân để tạo nên động lực học tập tốtcho các em
Trang 371.5.3.2 Thời gian rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2
Từ thái độ học tập tích cực đối với môn Toán, các em HS dần hìnhthành thói quen biết sử dụng quỹ thời gian hợp lý còn lại vào việc tự học và
có trách nhiệm hơn trong việc học các môn học khác
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích,nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng Cụ thể hơn,đối với các em học sinh Tiểu học, kế hoạch được lập ra đó chính là “thời gianbiểu” khoa học chi phối cả việc học tập và rèn luyện Trong đó kế hoạch phảiđược xác định với tính hướng đích cao Tức là kế hoạch cần ngắn gọn, đảmbảo tính khoa học thậm chí phải làm rõ ra thời gian học tập của từng môn,từng phần sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình Vấn đề kế tiếp
là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác độngtrực tiếp và dành thời gian công sức cho nó nhiều hơn Nếu việc học dàn trảithiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao Giáo viên sau khi đã xácđịnh được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí, logic về cảnội dung lẫn thời gian, đặc biệt giáo viên cần tập trung hướng dẫn, rèn luyệncho học sinh hoàn thành dứt điểm từng phần, từng dạng bài toán để tránh tìnhtrạng các em chưa nắm chắc phần này đã chuyển sang phần học khác
Đối với người trưởng thành, khi mục đích, ý thức trách nhiệm đối vớicông việc đã được xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác địnhđộng cơ thái độ học tập nói chung không khó khăn như trẻ em, đặc biệt là trẻ
ở lứa tuổi TH Lứa tuổi này các em chưa thực sự nhận thức cao và đúng đắncho việc học tập, rèn luyện cho nên đòi hỏi GV, phụ huynh phải biết khơi dậyniềm đam mê học tập cho các em…
Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng thời với việc thaysách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương chuyển dần THsang học 2 buổi/ ngày nhằm mục tiêu giúp GV dạy học vào buổi thứ 2 có cơ
Trang 38hội tốt để thực hiện dạy học theo hướng cá thể hóa cho từng đối tượng HS.Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy hầu như đa số GV chú trọng vào việc dạyhọc buổi chính khóa hơn, còn buổi thứ 2 chưa được quan tâm nhiều, không ít
GV còn xem nhẹ, coi đó như là giờ tự học, tự làm bài tập… của học sinh.Thậm chí, có một số GV ra cho HS một loạt bài tập và yêu cầu làm, không cómột sự hướng dẫn, giảng giải, chấm chữa hoặc kích thích việc học của các emmột cách hiệu quả
Chính vì những nguyên nhân đó, chúng tôi thiết nghĩ rằng vấn đề rènluyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS là rất cần thiết, nhưng với thời gianhọc tập, thời lượng chương trình và hình thực học tập đối phó như thế thìchúng ta cần phải xem xét, bố trí thời gian sao cho hợp lý, tạo được nguồnđộng lực học tập cho các em HS
Một khi đã tạo được động cơ học tập cho các em thì cần phải thu xếpđược thời gian học tập phù hợp Điều đáng chú ý nữa là GV phải biết giúp HSvận dụng quỹ thời gian trống hợp lý trong vấn đề học tập, rèn luyện Vấn đềnày rất cần đến sự giao việc về nhà cho các em Thực tế cho thấy rằng, HSTH
về nhà chưa chủ động học tập, đặc biệt nếu GV không ra bài về nhà thì các
em không hề bận tâm đến việc học Đồng thời, cần phải phối hợp cùng vớicác lực lượng GD như: gia đình, nhà trường, bạn bè… để giúp các em tự họctập, tự rèn luyện và biết cách tạo cho bản thân một “Thời gian biểu” khoa học,hợp lý
Người ta hay nói: “Đừng để nước đến chân mới nhảy.” Một giải pháp
dù hay đến đâu, nhưng không đưa ra kịp thời để ứng phó trong lúc cần thiếtđều không có giá trị Nghĩa là, chúng ta phải khẩn trương xử lý tình huống.Nhưng phải tỉnh táo, không thể vội vàng đưa ra quyết định, bởi có thể nó sẽdẫn đến một kết quả vô nghĩa Vì thế, vận dụng thời gian một cách hợp lý để
có phương án giải quyết hiệu quả không phải là ở “tốc độ”, mà là tận dụng
Trang 39thời gian như thế nào để suy nghĩ về các phương án có thể thực hiện hiệu quảviệc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
Kết luận chương 1
Từ việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu của vấn đề trong và ngoài nước,phân tích các khái niệm đến các yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến rèn luyện
kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2, chúng ta đã làm rõ được cơ sở
lý luận của đề tài
Ngày nay, trong giáo dục trẻ, đồng thời với việc dạy chữ người thầycòn phải dạy người Như vậy trong giảng dạy, người thầy không chỉ đơnthuần là truyền đạt kiến thức mà còn phải trang bị cho người học nhiều kỹnăng làm việc cần thiết Do đó, việc rèn những kỹ năng cơ bản cho người họccần được quan tâm đặc biệt, trong đó chúng ta phải tính đến kỹ năng giải toán
và kỹ năng giải toán có lời văn để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung
và của môn Toán nói riêng
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng giảng dạy và rèn luyện kỹ năng giải toán
có lời văn ở Tiểu học, cụ thể là ở lớp 2, chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháprèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn sao cho đạt hiệu quả cao trong nhàtrường Do đó, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích thực trạng việc giảng dạy,rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 trong một số trườngtiểu học ở quận 8 trong nội dung chương 2 sau đây
Trang 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 2 2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Tìm hiểu về thực trạng dạy và học giải toán có lời văn của giáo viên vàhọc sinh lớp 2 hiện nay Đó là cơ sở thực tiễn giúp chúng tôi đề xuất một sốbiện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
2.1.2 Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 2 tại các trường tiểu học ÂuDương Lân, Vàm Cỏ Đông, Hưng Phú trong quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
* Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
Điều kiện tự nhiên
Trên bản đồ thành phố Hồ chí Minh, Quận 8 có địa hình thon dài chạy
theo hướng Đông-Tây, nằm án ngữ phía Tây-Nam thành phố Quận 8 nằmven nội thành phía Bắc giáp quận 5 và quận 6, phía Đông giáp quận 4 vàquận 7, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh và quận Bình Tân
Với chu vi gần 32km, quận 8 rộng gấp 4 lần các quận 3, 4, 5 nhưngdiện tích tự nhiên 1880 ha của quận bị chia cắt bởi nhiều sông rạch chằngchịt, không giống bất cứ quận nào ở nội thành
Quận 8 có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thuận lợi cho nhân dânđịnh cư và phát triển nông nghiệp
Năm 1986, quận 8 được điều chỉnh địa giới hành chính còn 16 phườngvới 97 khu phố, đến nay vẫn chưa có sự thay đổi