Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (Trang 87 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Qua việc thăm lớp, dự một số tiết dạy môn Toán của giáo viên lớp 2 có thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn, chúng tôi nhận thấy học sinh học tập hăng hái hơn, các em thực hiện những bài toán có lời văn một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Kết quả các đợt kiểm tra định kì của các em về môn Toán so với đầu năm có sự tiến bộ rất rõ rệt.

Ngoài ra, hầu hết học sinh đều tự giác thực hiện các hoạt động trong quá trình giải mội bài toán có lời văn rất nhanh nhẹn, gần như đó là một thói quen của các em trong các tiết học toán hàng ngày. Thậm chí, có những thao tác mà các em có thể thực hiện bằng cách suy nghĩ thầm, không cần thể hiện lên đề bài như thời gian đầu mới rèn luyện (ví dụ như thao tác đặt lời giải dựa vào câu hỏi).

Kết luận chương 3

Chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 nói riêng và HS Tiểu học nói chung là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm, không chỉ GVTH, các cán bộ quản lý … mà cả các bậc phụ huynh nữa. Vì một thực tế cho thấy các bài toán có lời văn ở TH mang tính tổng hợp cao, thậm chí là khó, nhất là đối với học sinh và phụ huynh khi các em học đến lớp 4, 5, nếu như cha mẹ HS không có phương pháp sư phạm, kiến thức toán học chỉ ở mức độ thấp … thì họ cũng không thể hướng dẫn con em giải được. Cũng chính vì điều đó, mà chúng tôi mong muốn đưa ra thật nhiều kinh nghiệm, xây dựng thật nhiều ý kiến về rèn luyện giải toán có lời văn để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường TH trong giai đoạn hiện nay.

Hơn nữa, việc giảng dạy các bài toán có lời văn cho học sinh không nên chỉ nói bằng lý thuyết suông, mà người GV, người trực tiếp giảng dạy cần phải thực hành, làm việc thực sự và biết hướng dẫn HS rèn các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập, rèn luyện. Vì vậy, nội dung chương 3 của vấn đề

nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng nội dung và bốn nhóm biện pháp để rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2. Vấn đề nghiên cứu là một quy trình đề xuất mang tính thực tiễn trong tình hình dạy học môn Toán nói chung và đặc biệt là trong quá trình thực hành, rèn luyện các bài toán có lời văn nhằm đảm bảo tính khoa học, phù hợp và có khả thi đối với các em HS lớp 2 nói riêng và HS tiểu học nói chung.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Từ nội dung nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra được một số kết luận và đề xuất như sau:

Các bài toán có lời văn là các bài toán mang tính tổng hợp cao đối với học sinh Tiểu học. Nội dung các bài toán có lời văn lại phong phú, đa dạng. Nếu quá trình rèn luyện kỹ năng giải toán của giáo viên dành cho học sinh không được thực hiện theo quy trình các bước cụ thể thì rất khó mang lại hiệu quả cao về chất lượng dạy và học giải toán có lời văn nói riêng và môn Toán nói chung.

Khi rèn luyện được kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh theo một hệ thống các bước trong quy trình, giáo viên sẽ có phương pháp làm việc khoa học hơn, không mất nhiều thời gian trong quá trình giảng dạy sau này.

Được trang bị đầy đủ và hệ thống cách giải các bài toán có lời văn theo một quy trình, học sinh sẽ nắm vững, khắc sâu kiến thức bài học hơn. Từ đó, các em sẽ biết vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo vào giải quyết các bài toán trong quá trình học tập và thực tế. Các em sẽ được phát

triển óc tư duy khoa học, biết nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, theo nhiều hướng khác nhau.

Thông qua việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn, giáo viên sẽ dần dần hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu. Biết phát hiện vấn đề trên cơ sở làm việc độc lập hay biết cách hợp tác với bạn trong nhóm, trong tổ.

Kết hợp với đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học và đổi mới cách đánh giá HS, việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn được áp dụng trong quá trình giảng dạy sẽ giúp cho HS tiếp thu bài một cách tự nhiên. Tạo cho các em một tâm lí vui vẻ, phấn chấn, hào hứng tìm hiểu dạng toán mới, sẽ tạo cho các em một sức bật mới trong nhận thức và hành động. Từ đó sẽ đem lại một kết quả học tập cao hơn

Đề tài này là một tài liệu tham khảo thiết thực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng cũng như học sinh Tiểu học nói chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán trong nhà trường.

Cán bộ quản lý, các giáo viên Tiểu học cần nhận thức rõ ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn để có kế hoạch tổ chức, thực hiện các hoạt động rèn luyện trong các giờ dạy Toán cho HS một cách hiệu quả.

Các cấp lãnh đạo quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại để hỗ trợ tốt cho việc dạy học của GV trong nhà trường. Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng hiện đại, tạo sự chuyển biến tốt hơn trong nhận thức của GV cũng như cán bộ quản lý cấp Tiểu học.

Để nâng cao chất lượng của việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS lớp 2, giáo viên cần đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ở lớp, quan tâm hướng dẫn các em tự học,

tự rèn luyện thêm ở nhà. Ngoài ra, chúng tôi cũng rất mong nhận được sự quan tâm đúng mức từ các cấp lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Giáo viên cần chú ý phân hóa đối tượng HS trong lớp và thành lập nhóm học tập để các em có trình độ tương đương nhau trong mỗi môn học, nên thường xuyên tổ chức các hoạt động cho HS khi tham gia giải toán từ đó dần dần rèn kỹ năng suy luận, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp… cho các em.

Giáo viên là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy và học cho học sinh. Do đó để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán nói chung, giải toán có lời văn nói riêng, mỗi GV cần thực hiện triệt để việc đổi mới phương pháp dạy học, cần tạo ra một động cơ học tập tốt, không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên mà ở đó HS có điều kiện bộc lộ hết khả năng của mình. Rèn luyện cho các em biết tự mình vươn lên để chiếm lĩnh các tri thức, có như vậy vốn sống của các em mới được phát huy, khả năng của mỗi cá nhân mới được phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Sách Giáo khoa, sách giáo viên môn Toán lớp 2, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hànhChương trình giáo dục phổ thông-cấp Tiểu học

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - Tài liệu đào tạo giáo viên, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Công văn số 5842/ BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

6. Hoàng Chúng (1969), Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

7. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT, NXB Giáo dục.

8. Trần Diên Hiển (2004), Thực hành giải Toán Tiểu học, tập 1 và 2,

9. Trần Diên Hiển (2011), Rèn kỹ năng giải toán tiểu học, NXB Đại học sư phạm.

10. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (1995), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục. 11. Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng (2003), Hỏi - Đáp về dạy học Toán 2,

NXB Giáo dục.

12. Hà Sĩ Hồ (1995), Một số vấn đề cơ sở về phương pháp dạy học Toán ở cấp I phổ thông, NXB Giáo dục.

13. G.Polya (1976), Sáng tạo toán học, tập 1, tập 2, tập 3, NXB Giáo dục. 14. G.Polya (1977), Giải bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục.

15. Quốc Hội (2010), Luật Giáo dục 2005, (được sửa đổi bổ sung 2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Đình Thực, Giải bài toán ở tiểu học như thế nào?, NXB Giáo dục

17. Phạm Đình Thực, Tìm cách giải các bài toán Tiểu học, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phạm Đình Thực (2008), Ôn tập và kiểm tra Toán 2, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Mạnh Thức (2009), Đánh giá kết quả học Toán 2, NXB Giáo dục.

20. Nguyễn Tuấn (2012), Thiết kế bài giảng Toán lớp 2, tập 1 và 2, NXB Hà Nội.

21. Viện khoa học giáo dục, Một số đặc điểm sinh lí và tâm lí của học sinh Tiểu học ngày nay, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU A1: KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Để có những tư liệu thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý thầy cô về mức độ quan trọng của việc giảng dạy giải toán có lời văn qua việc thực hiện phiếu khảo sát sau đây. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô.

Thầy (cô) đánh dấu chéo (X) vào ô trống ở câu trả lời mà thầy (cô) lựa chọn hoặc vui lòng cho biết ý kiến đối với những câu hỏi sau:

Câu 1: Theo các thầy (cô), việc giảng dạy nội dung giải toán có lời văn ở lớp 2 là:

 a- Rất quan trọng

 b- Quan trọng

 c- Không quan trọng

Câu 2: Theo các thầy (cô), dạy giải toán có lời văn quan trọng vì các lý do sau:

 a- Môn Toán là môn học rất quan trọng trong chương trình Tiểu học.

 b- Toán có lời văn ở lớp 2 là các bài toán mang tính tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học ở các nội dung: Số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học…

 c- Qua bài giải toán của học sinh, giáo viên có cơ hội phát hiện những HS học giỏi môn Toán và từ đó có thể bồi dưỡng để phát triển nguồn HS giỏi trong nhà trường.

 d- Thể hiện năng lực sư phạm của người GVTH

 e- Dạy tốt nội dung giải toán có lời văn là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường TH.

Ý kiến khác:

... ... ...

Câu 3: Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở Tiểu học, theo các thầy (cô), giai đoạn cần thiết, phù hợp để rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn là ở:

 a- Giai đoạn lớp 1

 b- Giai đoạn lớp 2, 3

 c- Giai đoạn lớp 4, 5

MẪU PHIẾU A2: KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 2 DÀNH CHO GIÁO VIÊN

Để có cơ sở thực tế phục vụ cho việc đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý thầy cô qua việc thực hiện phiếu khảo sát sau đây. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô.

Thầy (cô) đánh dấu chéo (X) vào cột mức độ tương ứng mà thầy (cô) lựa chọn đối với những câu hỏi sau:

Câu 1: Trong quá trình giảng dạy, các kỹ năng về giải toán có lời văn ở lớp 2 được các thầy (cô) rèn luyện cho học sinh ở mức độ nào?

STT Các kỹ năng giải toán có lời văn cần rèn luyện

Mức độ thực hiện của giáo viên Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện

1 Kỹ năng tìm hiểu đề bài toán

2 Kỹ năng lập kế hoạch giải bài toán

3 Kỹ năng thực hiện bài giải

4 Kỹ năng kiểm tra bài giải và tự đánh giá

Câu 2: Qua việc rèn luyện các kỹ năng giải toán có lời văn ở trên, các thầy (cô) hãy đánh giá học sinh của mình đã thực hiện các kỹ năng đó vào việc giải các bài toán có lời văn tại lớp ở mức độ nào?

STT Các kỹ năng giải toán có lời văn cần rèn luyện cho học sinh

Mức độ đánh giá của giáo viên đối với HS về các kỹ năng

Tốt Khá Trung

bình

Không

1 Kỹ năng tìm hiểu đề bài toán

2 Kỹ năng lập kế hoạch giải bài toán

3 Kỹ năng thực hiện bài giải

4 Kỹ năng kiểm tra bài giải và tự đánh giá

Xin cám ơn quý thầy (cô) đã hỗ trợ và kính chúc các thầy (cô) có nhiều sức khỏe.

MẪU PHIẾU A3: KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 2 ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Em hãy vui lòng đánh dấu chéo (X) vào ô trống trước câu trả lời mà em chọn về các nội dung được nêu sau đây:

 a- Rất thích

 b- Thích

 c- Không thích

Câu 2: Em cần có nhiều sách, vở luyện tập để học môn Toán cho giỏi không?

 a- Rất cần

 b- Cần thiết

 c- Không cần

Câu 3: Theo em, việc học về giải toán có lời văn có cần thiết phải học ở trường hay không?

 a- Rất cần thiết

 b- Cần thiết

 c- Không cần thiết

Câu 4: Mỗi ngày, em có cần thiết học và luyện tập giải các bài toán có lời văn hay không?

 a- Rất cần thiết

 b- Cần thiết

 c- Không cần thiết

Câu 5: Khi gặp bài toán khó, em có muốn cố gắng làm cho bằng được hay không?

 a- Rất muốn

 b- Muốn

 c- Không muốn làm

Câu 6: Khi gặp bài toán khó, em có cần cha mẹ, thầy cô hoặc bạn giúp đỡ không?

 a- Rất cần

 c- Không cần

Xin cám ơn các em đã trả lới các câu hỏi trên và mến chúc các em có nhiều sức khỏe để học tập tốt hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w