Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Tìm hiểu về thực trạng dạy và học giải toán có lời văn của giáo viên và học sinh lớp 2 hiện nay. Đó là cơ sở thực tiễn giúp chúng tôi đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2.

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 2 tại các trường tiểu học Âu Dương Lân, Vàm Cỏ Đông, Hưng Phú trong quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

* Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Điều kiện tự nhiên

Trên bản đồ thành phố Hồ chí Minh, Quận 8 có địa hình thon dài chạy theo hướng Đông-Tây, nằm án ngữ phía Tây-Nam thành phố. Quận 8 nằm ven nội thành. phía Bắc giáp quận 5 và quận 6, phía Đông giáp quận 4 và quận 7, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.

Với chu vi gần 32km, quận 8 rộng gấp 4 lần các quận 3, 4, 5 nhưng diện tích tự nhiên 1880 ha của quận bị chia cắt bởi nhiều sông rạch chằng chịt, không giống bất cứ quận nào ở nội thành.

Quận 8 có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thuận lợi cho nhân dân định cư và phát triển nông nghiệp.

Năm 1986, quận 8 được điều chỉnh địa giới hành chính còn 16 phường với 97 khu phố, đến nay vẫn chưa có sự thay đổi.

Dân số quận 8 là 418 961 người, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 89%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 10%, còn lại là các dân tộc khác chiếm gần 1% dân số.

Kinh tế - xã hội

Quận 8 có lợi thế về giao thông đường thủy bởi quận 8 hệ thống nhiều kênh rạch lớn, nhỏ. Đây là điều kiện và tiền đề cho việc phát triển kinh tế -

giao thông trên địa bàn quận. Trong những năm qua, quận 8 tích cực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội. Các tuyến đường chính kết nối với trung tâm thành phố và khu đô thị mới Nam Sài Gòn được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới như: Đại lộ Đông Tây, Quốc lộ 50, đường vào trung tâm thương mại Bình Điền, các chợ đầu mối, đường Tạ Quang Bửu, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu Chữ Y… tạo điều kiện thực hiện thành công tiến trình đô thị hóa tại quận 8. Cùng với việc phát triển đô thị, kinh tế Quận 8 tiếp tục chuyển dịch tốt theo hướng dịch vụ, thương mại, công nghiệp với nhiều loại hình đa dạng, từng bước nâng cao đời sống văn hóa của người dân trong quận. Ngân sách ổn định, tích lũy đầu tư cho phát triển tăng dần từng năm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và y tế chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh những thành tựu, quận 8 vẫn còn nhiều hạn chế như tỷ trọng ngành dịch vụ còn thấp, các ngành dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch …) chưa phát triển mạnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quận 8 đang được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội, việc chỉnh trang đô thị tại quận vẫn còn nhiều khó khăn.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở quận 8 ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn, chính sách xã hội bảo đảm chính xác, kịp thời và có hiệu quả. Mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của người dân tăng lên do mạng lưới cơ sở vật chất của bệnh viện, y tế cơ sở được nâng cấp,

sửa chữa, đội ngũ y bác sĩ được củng cố, bổ sung. Phong trào thể dục thể thao có bước phát triển thu hút nhiều ngành, nhiều giới tham gia. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ngày càng phát huy tính tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn minh, nâng cao tính cộng đồng, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Các hoạt động văn hóa tiếp tục phát triển tốt, hướng vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy có những tiến bộ đáng kể nhưng quận 8 vẫn đang nỗ lực khắc phục những tồn tại như: sự phát triển của các mặt hoạt động văn hóa chưa thật phong phú, chưa đi vào chiều sâu; công tác quản lý nhà nước về văn hóa chưa theo kịp quá trình phát triển của xã hội; ý thức thực hiện nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận không nhỏ nhân dân chưa cao.

Tình hình giáo dục

Quận 8 có 17 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học, 12 trường Trung học cơ sở và 4 trường Trung học phổ thông, trong đó có 1 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các trường đều được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Chất lượng giáo dục đào tạo của quận 8 có những tiến bộ rõ nét, quy mô mạng lưới trường lớp được phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Ngành giáo dục quận thực hiện có kết quả Đề án nâng cao chất lượng giáo dục quận 8. Việc đổi mới phương pháp giáo dục được chú trọng, công tác chuẩn hóa trình độ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ngày càng xuất hiện nhiều gương giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, đạt các giải thưởng cao của thành phố.

Một số kết quả đạt được của quận ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Bảng 2.1 Kết quả ở cấp Tiểu học (trong 2 năm học 2011-2012 và 2012-2013): Có 01 giải khuyến khích tài năng tin học, 04 giải Olympic Tiếng

Anh trên internet cấp Thành phố.

STT Chỉ tiêu

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013 1 Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi 97.00% 100% 2 Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày 51.78% 53.65% 3 Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học 100% 100%

4 Tỷ lệ học sinh bỏ học 0.01% 0%

5 Hiệu suất đào tạo 98.08% 98.53%

Bảng 2.2 Kết quả ở cấp Trung học cơ sở (trong 2 năm học 2011- 2012 và 2012-2013): STT Chỉ tiêu Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 1 Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày 39.76% 42.08% 2 Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp 100% 100%

3 Tỷ lệ học sinh bỏ học 0.07% 0.02%

4 Hiệu suất đào tạo 90.14% 92.32%

5 Học sinh giỏi cấp thành phố 65 65

Hiện nay quận 8 đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Kết quả giáo dục của quận năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, hiệu suất đào tạo chung ở các bậc học tăng dần... Từ đó cho ta thấy hiệu quả của các hoạt động giáo dục ngày càng được nâng cao hơn.

(theo nguồn Báo cáo Tổng kết Năm học 2012-2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8)

* Tình hình đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục tại các trường Tiểu học được thực hiện khảo sát

Để khảo sát về thực trạng rèn luyện kỹ năng giải Toán có lời văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 3 trường Tiểu học trên địa bàn quận 8, đó là các trường: Trường Tiểu học Âu Dương Lân, Trường Tiểu học Vàm Cỏ Đông và Trường Tiểu học Hưng Phú.

Trường Tiểu học Âu Dương Lân là 1 trong 4 trường trong quận 8 có chương trình Tiếng Anh tăng cường. Trường nằm trên địa bàn phường 3 của quận, giáp ranh vởi quận 5 nhưng hàng năm trường Âu Dương Lân đểu đón nhận khoảng trên 400 học sinh vào lớp 1. Trường Âu Dương Lân có chất lượng giáo dục hàng năm khá cao so với các trường Tiểu học trong quận. Trường đã đạt danh hiệu Lao động xuất sắc cấp thành phố 4 năm liền, trong năm học 2012-2013 vừa qua trường nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Về học sinh: Trường có 54 lớp với 2155 học sinh. Trong đó Khối 1 có 10 lớp với 440 học sinh, Khối 2 có 11 lớp với 442 học sinh, Khối 3 có 11 lớp với 422 học sinh, Khối 4 có 10 lớp với 397 học sinh và khối 5 có 12 lớp với 454 học sinh. Trường có 26 lớp bán trú và 28 lớp một buổi, Tăng cường Tiếng Anh có 17 lớp.

Về giáo viên: Trường có tất cả 66 giáo viên trong biên chế nhà nước, 100% đều có trình độ chuyên môn Trung cấp sư phạm, trong đó có 57 giáo viên (86.4%) có trình độ đại học, 6 giáo viên (9.1%) có trình độ cao đẳng, 3 giáo viên có trình độ trung cấp và đang theo học lên đại học.

Trường Tiểu học Vàm Cỏ Đông được thành lập năm 1996, thuộc địa

sinh là 1060 em, trong đó Khối 1 có 7 lớp với 260 học sinh, Khối 2 có 5 lớp với 194 học sinh, Khối 3 có 5 lớp với 197 học sinh, Khối 4 có 5 lớp với 198 học sinh, Khối 5 có 6 lớp với 211 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên có 43 người, trong đó có 31 giáo viên chủ nhiệm và dạy bộ môn. 100% giáo viên đều có trình độ Trung cấp sư phạm trở lên, số giáo viên trên chuẩn là 27/31 người.

Trường Tiểu học Vàm Cỏ Đông có 15 phòng học và 10 phòng chức năng được trang bị đầy đủ bàn ghế, đèn, quạt và các thiết bị cần thiết đảm bảo cho công tác dạy học và các công tác khác trong nhà trường.

Trong 3 năm học gần đây, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng của trường đều đạt trên 99.5% và trường liên tục đạt danh hiệu Lao động Xuất sắc cấp thành phố.

Trường Tiểu học Hưng Phú thuộc địa bàn phường 10 quận 8, trường

có 22 phòng học và 14 phòng chức năng, hiện nay trường đã trang bị bàn ghế một chỗ ngồi có điều chỉnh độ cao được cho 21/22 phòng học.

Về học sinh: Trường Hưng Phú có 28 lớp với tổng số học sinh là 1077 em. Trong đó Khối 1 có 6 lớp với 234 học sinh, Khối 2 có 5 lớp với 202 em, Khối 3 có 6 lớp với 221 em, Khối 4 có 6 lớp với 226 học sinh và khối 5 có 5 lớp với 194 học sinh. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng của trường hàng năm đều trên 99.6%.

Về giáo viên: trường có 28/29 giáo viên đạt trình độ cao đẳng và đại học, 1 giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm, 3 cán bộ quản lý của trường đều có trình độ trên chuẩn. Tập thể cán bộ, giáo viên của trường luôn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng dạy học theo hướng cá thể hóa, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”

Trường Tiểu học Hưng Phú đạt danh hiệu Lao động Xuất sắc cấp thành phố liên tục 10 năm liền và năm học 2012-2013 trường đã đón nhận tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh lớp 2 về việc dạy và học toán có lời văn học toán có lời văn

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy toán có lời văn

Nhìn chung đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy ở khối lớp 2 là những GV có năng lực, có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp, đảm bảo chất lượng dạy học của lớp chủ nhiệm, một số giáo viên còn kiêm nhiệm thêm một số chức danh khác như: tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Chi đoàn, ủy viên Ban thanh tra nhân dân trong trường... Bị chi phối bởi nhiều công tác khác, vì thế mà các giáo viên không đủ thời gian để đầu tư hết mình trong công tác soạn bài, tự nghiên cứu tài liệu, sưu tầm và lưu giữ các tài liệu bổ ích phục vụ cho công việc giảng dạy...

Qua việc sử dụng phiếu điều tra thực trạng về việc giảng dạy giải toán có lời văn của 110 GV dạy lớp tại trường Tiểu học Âu Dương Lân, Tiểu học Vàm Cỏ Đông và Tiểu học Hưng Phú, quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã thu thập được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của GVTH về việc giảng dạy giải toán có lời văn lớp 2

Số TT Mức độ, lý do Ý kiến đánh giá Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 84 76.4 Quan trọng 26 23.6 Không quan trọng 0 0

Dạy giải toán có lời văn quan trọng vì:

1 Môn Toán là môn học rất quan trọng trong chương

trình Tiểu học. 110 100

2

Toán có lời văn ở lớp 2 là các bài toán mang tính tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học ở các nội dung: Số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học…

110 100

3

Qua bài giải toán của học sinh, giáo viên có cơ hội phát hiện những HS học giỏi môn Toán và từ đó có thể bồi dưỡng để phát triển nguồn HS giỏi trong nhà trường.

99 90.0

4 Thể hiện năng lực sư phạm của người GVTH 84 76.4 5

Dạy tốt nội dung giải toán có lời văn là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường TH.

104 94.5 6 Tạo được uy tín, niềm tin cho HS và phụ huynh HS 94 85.4 Đa số các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giảng dạy nội dung giải toán có lời văn cho học sinh. Tất cả các giáo viên được khảo sát đều nhận thấy sự quan trọng của phần giải toán có lời văn vì có tới 100% GV được hỏi cho rằng Toán có lời văn ở Tiểu học là các bài toán mang tính tổng hợp cao. Đồng thời có đến 90.0 % GV xác định được vai trò quan trọng của việc dạy học giải toán có lời văn vì việc đó giúp người GV có cơ hội

tìm thấy những học sinh có khả năng học tốt môn Toán nhằm phát triển nguồn HS giỏi trong nhà trường.

Tuy nhiên việc giảng dạy phần giải toán có lời văn không phải là một mặt quan trọng để người GV thể hiện năng lực của mình nên chỉ có 76.4 % GV đồng tình. Ngoài ra ta thấy cũng có đa số GV (94.5%) cho rằng việc đầu tư dạy tốt nội dung giải toán có lời văn là điều kiện cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán trong nhà trường, từ đó giúp cho uy tín và niềm tin của học sinh, phụ huynh HS đối với người giáo viên giảng dạy và nhà trường được nâng cao. Qua đó, chúng ta thấy rằng thực tế công tác giảng dạy đòi hỏi người GVTH rất cao và toàn diện. Người thầy không chỉ dạy cho HS về kiến thức mà còn phải hướng dẫn và rèn các kỹ năng cần thiết khác để giúp các em tự tin có một hành tranng vững vàng khi học lên các lớp trên và bước vào cuộc sống.

Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhận thức của 110 GV của 3 trường Tiểu học Âu Dương Lân, Tiểu học Vàm Cỏ Đông và Tiểu học Hưng Phú, quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh về giai đoạn ở lớp nào thì cần thiết phải rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh và đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của GVTH về các giai đoạn (khối lớp) cần thiết rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS

Số GV Giai đoạn cần thiết để rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh

Lớp 1 Lớp 2, 3 Lớp 4, 5

Số lượng 110 9 89 12

Tỷ lệ % 100 8.2 80.9 10.9

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w