7. Cấu trúc luận văn
1.5.3.1. Động cơ rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2
Trước hết muốn các em HS có được kỹ năng giải toán thì GV phải hình thành cho các các em một niềm đam mê, say với môn Toán. Đó cũng là một trong những động lực quan trọng giúp các em hứng thú học Toán. Đặc biệt, đối với các bài toán khó, phức tạp mà không tạo được động lực thì rất khó có hiệu quả.
Giáo viên cần khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó học sinh có ý thức tốt về nhu cầu học tập. Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên. Có động cơ học tập tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận.
Hoạt động của con người có thể do một hoặc nhiều động cơ. Động cơ bao gồm nhiều loại: lợi ích, sở thích, tình cảm, lí tưởng và nhiều hiện tượng tâm lí khác. Việc xác định động cơ đúng đắn, kết hợp tốt giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội; khắc phục những tư tưởng ích kỉ, cục bộ... là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục của cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm phân rõ đúng sai, phải trái, lợi hại, hệ quả trước mắt và lâu dài...Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rất lâu trong lịch sử tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã tìm cách lý giải tại sao con người có thể thực hiện được hành vi nào đó, tại sao hoạt động của anh ta có thể kéo dài trong một thời gian nhất định hoặc ngưng lại đúng lúc … Tuy nhiên trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.
- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục.
- Theo thuyết hành vi : Đưa ra mô hình "kính thích - phản ứng", coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ
- Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.
- Theo thuyết tâm lý hoạt động: những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động.
Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụ thể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ.
Cũng như trong quá trình học tập, rèn luyện con người thực sự có nhu cầu, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… mà Giáo dục đem lại.
Hoạt động học với chủ thể là người học, còn đối tượng của nó là những tri thức khoa học, với mục tiêu cuối cùng là hình thành nhân cách cho người học. Chủ thể khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức thì chính tri thức đó trở thành cái tinh thần, thôi thúc người học. Vì vậy có thể hiểu động cơ học tập là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thoả mãn nhu cầu nào đó của người học.
Động cơ của hoạt động học tập ở HS được thể hiện ở những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em. Trong thực tiễn giáo dục, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Thuộc về loại động cơ hoàn thiện tri thức ở đây là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học. ..Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này nó không chúa những mâu thuẫn bên trong và nó đòi hỏi phải có những nỗ lực ý chí để đạt được nguyện vọng chứ không phải hướng vào đấu tranh với chính bản thân mình. Động cơ quan hệ xã hội đó là sự thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lực gia đình, nhà trường, công việc, sự hiếu danh hoặc mong đợi sự hạnh phúc..ở mức độ nào đó động cơ này mang tính cưỡng bách, và có lúc xuất hiện như
một vật cản cần khắc phục mà người học cần vượt qua để đạt được mục đích của mình.
Tóm lại, khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa với nó là động cơ quan hệ xã hội cũng được thoả mãn. Cả hai loại động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hoàn cảnh cụ thể, điều kiện nào đó mà động cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nổi lên và chiếm ưu thế trong thứ cấp động cơ. Sự phân chia động cơ như vậy chỉ có tính chất tương đối.
Chúng ta không nên cho rằng Toán học là khô khan, không mấy hứng thú đối với các em HS. Trong quá trình trao đổi với các em HS thì chúng tôi nhận thấy rất nhiều em thích học Toán. Tuy nhiên, không phải tất cả các em thích học môn Toán là học giỏi Toán. Để tạo động cơ học tập môn Toán cho HS chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến sau:
- Giáo viên phải biết cách đưa các bài toán có lời văn trở nên gần gũi với các em HS hơn.
- Cho các em làm và thực hành ngay trên thực tế của bài toán thông qua những đồ dùng trực quan cụ thể, hay những hình vẽ, vật thật...
- Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học kết hợp với nhau như: “thảo luận nhóm, trò chơi, khen thưởng…” trong mỗi nội dung học tập.
- Tổ chức các Câu lạc bộ Toán học trong nhà trường.
- Tổ chức các cuộc thi giao lưu Toán Tuổi Thơ, Rung Chuông Vàng trong nhà trường…
Tùy vào từng điều kiện thực tế của lớp học, nhận thức của HS mà GV lựa chọn những cách thức riêng cho bản thân để tạo nên động lực học tập tốt cho các em.