Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 2 về việc học toán có lờ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (Trang 49 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 2 về việc học toán có lờ

ý kiến rằng giai đoạn cần thiết nhất phải rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS là giai đoạn lớp 2, 3 vì đây là lúc năng lực học tập của HS tương đối đã phát triển, có thể tiếp nhận các hướng dẫn của thầy cô một cách khá nhanh nhẹn. Các em bước đầu đã có những kiến thức cơ bản về môn Toán, có khả năng nhận thức và tư duy cao hơn ở lớp 1 để có thể tiếp thu tốt các bước rèn kỹ năng về giải các bài toán có lời văn. Còn ở giai đoạn lớp 1, các em vừa mới làm quen với nội dung giải toán có lời văn, năng lực tư duy của các em còn hạn chế, tư duy theo kiểu cụ thể, trực quan và chưa thể tự giác, nhanh chóng thực hiện theo các yêu cầu của thầy cô. Ngoài ra ở giai đoạn lớp 4, 5 mà chúng ta mới rèn luyện các kỹ năng giải toán có lời văn thì e rằng quá trễ. Vì thế chúng tôi nhận thấy là việc rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2, 3 là cần thiết và phù hợp, đặc biệt là ngay từ ở lớp 2, người giáo viên cần phải quan tâm đến vấn đề này.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 2 về việc học toán có lời văn văn

Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 2 vừa qua độ tuổi lớp 1, các em vẫn còn ham chơi, đa phần học sinh chưa xác định được động cơ và mục đích học tập. Tuy nhiên mức độ tập trung trong học tập ở học sinh lớp 2 đã duy trì được lâu hơn khi còn ở lớp 1, các em đã bước đầu thể hiện được ý thức tự giác, phấn đấu trong việc học của bản thân.

Với phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực của giáo viên hiện nay, các em học sinh lớp 2 đã biết bày tỏ ý kiến, nhận xét của cá nhân một cách mạnh dạn và rõ ràng hơn trong quá trình học tập với thầy cô, bạn bè ở trường cũng như với mọi người xung quanh.

Vì học sinh lớp 2 còn khá nhỏ, nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát suy nghĩ, nhận xét của các em về mức độ cần thiết của việc học giải toán có lời

văn trong môn Toán hay không. Chúng tôi thực hiện khảo sát đối với 838 học sinh lớp 2 tại các trường Tiểu học Âu Dương Lân, Tiểu học Vàm Cỏ Đông và Tiểu học Hưng Phú, quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thu thập được kết quả như sau:

Bảng 2.5 Tổng hợp mức độ nhận thức của học sinh lớp 2 về việc học toán có lời văn

Tên trường Số HS lớp 2

Mức độ cần thiết của việc học nội dung giải toán có lời văn

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Âu Dương Lân 442 94 21.3 256 57.9 92 20.8 Vàm Cỏ Đông 194 45 23.2 96 49.5 53 27.3 Hưng Phú 202 57 28.2 112 55.4 33 16.4

Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy bước đầu đa số học sinh biết được sự cần thiết, phải học phần nội dung giải toán có lời văn để học tốt môn Toán và tiếp tục có kiến thức để tiếp tục học lên các lớp trên. Nhưng vẫn còn không ít học sinh chưa nhận thức được sự cần thiết phải học phần nội dung giải toán có lời văn, vì các em còn nhỏ, còn ham chơi hơn ham học, các em chưa hiểu (hoặc quên đi) ý nghĩa của phần nội dung giải toán có lời văn nên cho là không cần thiết.

2.2.2. Thực trạng về việc dạy và học toán có lời văn ở lớp 2 tại một số trường Tiểu học tại quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh

Đầu năm học 2013 – 2014, chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 2 và thu được kết quả thống kê về môn Toán như sau:

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả học tập môn Toán đầu năm học 2013 – 2014 của HS lớp 2 trường TH Âu Dương Lân, trường TH Vàm Cỏ Đông và trường TH Hưng Phú quận 8– Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

S T Tên trường Số lượng

Kết quả xếp loại học lực môn Toán

Giỏi Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % Trung bình Tỷ lệ % Yếu Tỷ lệ % 1 Âu Dương Lân 442 241 54.5 135 30.5 38 8.6 28 6.4 2 Vàm Cỏ Đông 194 96 49.5 58 29.9 19 9.8 21 10.8 3 Hưng Phú 202 103 50.9 59 29.3 21 10.4 19 9.4 Nhìn chung các em học sinh lớp 2 ở các trường được khảo sát cũng đã hình thành được một số kỹ năng cơ bản trong giải toán. Tuy nhiên, chất lượng học tập môn Toán chưa thật sự cao, chưa đồng đều về năng lực học tập thể hiện rõ trên các bài kiểm tra của các em. Cụ thể như: số bài giỏi ở các trường chỉ khoảng 50%, ngược lại số bài yếu cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

Nhìn chung mặt bằng các bài kiểm tra của HS còn rơi vào một số tình trạng như sau: Do ở lớp 1 HS chưa được rèn luyện kĩ về quy trình giải toán có lời văn, lại có một thời gian nghỉ hè (các em mau quên), nên khi làm bài khảo sát toán thì các em còn lúng túng. Tư duy toán học còn hạn chế, kỹ năng giải toán mang tính rập khuôn, máy móc nên HS thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản trong quá trình học tập, chẳng hạn sai lầm từ các phép tính đơn giản, cách viết lời giải, cách tính toán, nhận biết sai dạng toán,… một số em chưa lấp được lỗ hổng kiến thức đã học ở lớp một. Khả năng tiếp thu của HS còn hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống Toán học nên kết quả đạt được còn khá thấp.

Một vấn đề quan trọng nữa đó là nhiều HS hiện nay thường xuyên học theo mẫu và phụ huynh cũng hướng dẫn con em làm bài theo mẫu, nên khi

gặp các bài toán không giống đề mẫu hay dạng mẫu đã được học, các em thường rất lúng túng, lười suy nghĩ để tìm ra cách giải phù hợp.

2.2.3. Thực trạng rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

Việc dạy rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng chủ yếu là giáo viên cho học sinh thực hành, luyện tập. Các em được thường xuyên ôn tập, củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong học tập và cuộc sống. Song, trong thực tế dự giờ, thăm lớp, chúng tôi thường thấy giáo viên thực hiện việc gỉảng dạy và rèn luyện cho học sinh về kỹ năng giải toán có lời văn theo trình tự như sau:

Giáo viên gọi 1, 2 học sinh đọc đề bài toán. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:

- Bài toán cho ta biết gì?

- Bài toán hỏi gỉ? Vậy ta phải tìm cái gì? - Vậy ta phải làm phép tính gì?

Giáo viên tóm tắt đề bài lên bảng khi học sinh trả lời đến các dữ kiện bài toán cho biết gì và hỏi gì.

Sau đó, giáo viên gọi một học sinh lên bảng ghi bài giải, trong khi đó học sinh cả lớp sẽ làm bài vào vở.

Khi học sinh lên bảng đã ghi xong bài giải, giáo viên mời học sinh khác nhận xét bài giải của bạn, bổ sung góp ý.

Giáo viên kiểm tra lại, sửa chữa và nhận xét chung hoặc cho điểm bài làm trên bảng. Sau đó, giáo viên và học sinh lại tiếp tục thực hiện như thế với những bài toán tiếp theo.

Chẳng hạn với bài toán: Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi? - Sách giáo khoa (SGK) Toán 2 trang 24

Giáo viên đã thực hiện việc hướng dẫn học sinh giải bài toán trên như sau: Giáo vên gọi 1 học sinh đọc để bài, đọc to cho cả lớp nghe và dò theo trong sách giáo khoa

Giáo viên đặt câu hỏi và gọi học sinh trả lời (cá nhân)

- Bài toán cho ta biết gì? (HS: Bài toán cho ta biết Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi)

- Bài toán hỏi gì? (HS: Bài toán hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi)

Trong khi học sinh trả lời các câu hỏi trên, giáo viên kết hợp việc lắng nghe câu trả lời với việc ghi tóm tắt bài toán lên bảng

Tóm tắt

Nam có : 10 viên bi

Bảo nhiều hơn Nam : 5 viên bi

Bảo có : … viên bi?

- Vậy ta cần tìm cái gì? (HS: Ta cần tìm số viên bi của Bảo)

- Vậy để tìm số viên bi của Bảo ta cần làm phép tính gì? (HS: ta làm phép tính cộng)

Một học sinh được giáo viên gọi (hoặc xung phong) lên bảng ghi bài giải trong khi học sinh cả lớp làm bài vào vở:

Bài giải

Số viên bi Bảo có là: 10 + 5 = 15 (viên bi) Đáp số: 15 viên bi

Giáo viên gọi một học sinh khác nhận xét bài giải của bạn đã làm trên bảng. Sau đó giáo viên sửa bài và yêu cầu cả lớp so sánh bài làm của mình với bài cô đã sửa, các em sửa lại bài của mình nếu có sai.

Giáo viên và học sinh cứ rèn luyện các bước như trên với các bài toán có lời văn trong các tiết học Toán trong chương trình cũng như ở buổi học thứ 2.

Chúng tôi tiến hành khảo sát về việc rèn luyện các kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh đối với 21 giáo viên lớp 2 tại các trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Tổng hợp việc rèn luyện các kỹ năng giải toán có lời văn cho HS của giáo viên lớp 2 trường TH Âu Dương Lân, trường TH Vàm Cỏ Đông và trường TH Hưng Phú quận 8– Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

S TT

Các kỹ năng giải toán có lời văn cần rèn luyện cho

học sinh

Mức độ thực hiện của giáo viên Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Kỹ năng tìm hiểu đề bài toán 15 71.4 6 28.6 0 0 2 Kỹ năng lập kế hoạch giải

bài toán

5 23.8 12 57.1 4 19.1

3 Kỹ năng thực hiện bài giải 21 100 0 0 0 0

4 Kỹ năng kiểm tra bài giải và tự đánh giá

6 28.6 13 61.9 2 9.5

Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy thực tế đa số giáo viên thường xuyên rèn cho HS kỹ năng tìm hiểu đề bài toán, tất cả các giáo viên dạy lớp 2 đều rèn cho các em kỹ năng thực hiện bài giải. Nhưng vẫn còn một số GV không hướng dẫn, rèn luyện cho các em kỹ năng lập kế hoạch giải và kiểm tra lại bài giải đã làm.

Thực trạng trên chứng tỏ giáo viên lớp 2 có thực hiện việc rèn cho học sinh các kỹ năng giải toán có lời văn nhưng chỉ làm theo suy nghĩ của bản thân, chưa thực hiện thành thói quen, chưa theo một trình tự khoa học nào.

Đồng thời các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm hay rèn luyện cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình rèn luyện các kỹ năng cũng ít được giáo viên thường xuyên sử dụng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w