1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN biện pháp hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

23 8,5K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 175 KB

Nội dung

Dạy toán có lời văn ở bậc tiểu học nói chung và ở khối lớp 2 nói riêng là nhằm giúp cho các em có kiến thức ban đầu về số học, các đại lượng, các yếu tố về hình học đơn giản, hình thành kỹ năng thực hành tính toán để phát triển năng lực trí tuệ góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, hình thành những tố chất của con người lao động sáng tạo.

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT

I TÁC GIẢ:

Họ và tên: Phan Hoàng Yến

Ngày, tháng, năm sinh: 01 - 10 - 1971

Đơn vị: Trường tiểu học Trần Hưng Đạo - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng

Điện thoại: 0313.710154 Di động: 0985264475

E - mail:

II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Tên SKKN: Một số biện pháp hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh

lớp 2

II CAM KẾT

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu

có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT

về tính trung thực của bản Cam kết này

Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2012

Người cam kết

Phan Hoàng Yến

Trang 2

DANH SÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT

thể loại

Năm viết

Xếp loại

1 Dạy bài "Diện tích hình tam giác" theo hướng tích

cực hóa các hoạt động của học sinh lớp 5

2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy

phần kiến thức về hình tam giác, hình thang cho

2012

Trang 3

- Tìm nguyên nhân học sinh gặp khó khăn khi giải toán có lời văn.

- Tìm các biện pháp để giúp học sinh lớp 2 giải loại toán có lời văn tốt hơn

1 2- Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu, kiểm tra các bài làm của học sinh để phát hiện những lỗi saitrong khi giải toán

- Thống kê, phân loại, phân tích lỗi

- Đề ra các biện pháp để khắc phục lỗi sai trong giải toán

2 GIỚI THIỆU:

Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục mà Đảng đề ra là đào tạo bồidưỡng thế hệ trẻ thành những con người toàn diện, những con người lao động

tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt

ra Song, muốn thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phương pháp giáo dụcphải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện khả năng phát triển tư duy, óc độclập sáng tạo của học sinh ngay trong học tập và lao động ở nhà trường.Phương pháp giáo dục tích cực giúp cho học sinh không phải chỉ tiếp thu trithức một cách thụ động mà đòi hỏi người học tự tìm hiểu, tự phân tích, tự giảiquyết vấn đề một cách hiệu quả

Dạy toán có lời văn ở bậc tiểu học nói chung và ở khối lớp 2 nói riêng lànhằm giúp cho các em có kiến thức ban đầu về số học, các đại lượng, các yếu tố vềhình học đơn giản, hình thành kỹ năng thực hành tính toán để phát triển năng lựctrí tuệ góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, hình thànhnhững tố chất của con người lao động sáng tạo

Trang 4

Giải toán có lời văn là điều kiện để học sinh vận dụng tổng hợp các kỹ năngcủa tất cả các môn học và sự hiểu biết trong cuộc sống thực tế Nó thể hiện sự khéoléo, linh hoạt và kỹ năng tổng hợp, suy luận Giải toán có lời văn có mối liên hệchặt chẽ với việc học môn Tiếng Việt Các em học giải toán tốt sẽ học môn TiếngViệt tốt hơn Đây là một yêu cầu cao nhất đối với môn toán Vì thế trong thực tế,việc giải toán có lời văn là một khó khăn rất lớn, nhiều em học sinh khá còn lúngtúng trong các bước trình bày chứ chưa kể đến học sinh trung bình, yếu

Đối với các lớp được học 2 buổi/ngày thì đây là điều kiện tốt nhất để giáoviên rèn kĩ năng giải toán có lời văn là một yêu cầu rất lớn, đối với học sinh trungbình, yếu thì ta nên củng cố kiến thức, kĩ năng mà chuẩn yêu cầu cần đạt; đối vớihọc sinh khá và giỏi ta nên mở rộng kĩ năng nhất là kĩ năng giải toán Giáo viênphải chủ động trong kế hoạch bài dạy thì sẽ có điều kiện để thực sự đảm bảo chấtlượng buổi thứ hai

Xuất phát từ mục tiêu của bộ môn, tầm quan trọng của việc học giải toán, làmột giáo viên giảng dạy lớp 2, hơn nữa năm học 2010-2011, lớp 2A1 do tôi phụtrách được học 2 buổi/ngày, tôi đã tìm hiểu từ đồng nghiệp và rút cho mình kinhnghiệm trong dạy toán 2 của những năm học trước để áp dụng thực tế giảng dạytoán có lời văn cho học sinh lớp mình, tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm

“Biện pháp hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp hai”.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp điều tra

- Chỉ nghiên cứu trong các dạng toán có lời văn của lớp 2

- Chú trọng đến việc phát hiện những sai lầm, vướng mắc trong giải toán có lời văn ở học sinh lớp 2, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục

Trang 5

Chỉ giới hạn nghiên cứu ở học sinh lớp 2, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo quận Lê Chân.

-6- QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:

8.1.Quy trình:

- Từ tháng 9 / 2011 đến tháng 10 / 2011 : Chọn đề tài

- Từ tháng 10 / 2011 đến tháng 12 / 2011: Viết bản thảo

- Từ tháng 12 / 2011 đến tháng 1 / 2012 : Khảo sát thực nghiệm

- Tháng 2 / 2012 : Hoàn thiện đề cương in ấn

8.2 Tài liệu nghiên cứu:

- Chương trình và nội dung của môn Toán

- Sách giáo viên, Sách giáo khoa môn Toán lớp 2

- Chuyên đề về giáo dục tiểu học

- Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học”

Trang 6

B – PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Một số vấn đề lí luận về dạy Toán cho học sinh tiểu học

Trong nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng,Toán là một môn chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở, nền tảng để giúp họcsinh tiếp thu các bộ môn khoa học khác Học sinh Tiểu học học Toán tốt sẽtạo đà cho việc học tốt môn Toán ở cấp trên Môn Toán góp phần rất quantrọng vào việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận,phương pháp giải quyết vấn đề Đặc biệt là giải toán có lời văn, nó góp phầnphát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập – linh hoạt sáng tạo, đồngthời nó góp phần giáo dục học sinh một số phẩm chất của con người như cần

cù, cẩn thận, ý thức vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp tác phong khoahọc… Giúp học sinh biết vận dụng tri thức toán học vào cuộc sống Toán học

là một môn học chứa đựng tri thức khoa học và logic trừu tượng, nếu ngườithầy khi giảng dạy không khéo khơi dậy cho học sinh những nguồn hứng thú

và say mê thì học sinh dễ chán nản và sợ học toán Ngược lại, học sinh sẽ cảmthấy thực sự thích thú, say mê khi trong giờ học, người thầy khéo léo, giaoviệc hợp lý, đúng lúc và biết gợi hứng thú ở học sinh

2 Nội dung Toán giải có lời văn lớp 2

Các bài toán có lời văn mà học sinh tiểu học có nội dung rất phong phú đa dạngsong chủ yếu là áp dụng kĩ năng 4 phép tính, cộng, trừ, nhân, chia Đối với lớp Haithì Toán có lời văn chủ yếu tập trung vào hai dạng toán nhiều hơn, ít hơn Ngoài racác em còn được vận dụng vào giải một số bài toán để củng cố phép cộng, phéptrừ và phép nhân, phép chia trong bảng như: Toán hợp sử dụng phép tính một phéptính cộng, toán giảm đi một số đơn vị sử dụng một phép tính trừ, toán gấp lên một

Trang 7

số lần sử dụng một phép tính nhân trong phạm vi 5 và toán giảm đi một số lần sửdụng một phép tính chia trong phạm vi 5.

3 Vai trò của giáo viên trong dạy Toán nói chung và dạy Toán có lời văn nói riêng

Giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy Toán nói chung và dạytoán có lời văn nói riêng cho học sinh Các em có thể làm xong bài toán giải có lờivăn, xác định đúng dạng Toán, làm đúng đáp số, nhưng câu lời giải còn dài, cònlủng củng, chưa chính xác Lúc này vai trò của giáo viên là rất cần thiết Giáo viêncần hướng dẫn các em cách viết câu lời giải đúng (Ví dụ : các em phải nắm vững

“Bài toán cho biết gì?” và bài toán “ Bài toán hỏi gì?’’ và trả lời tốt câu hỏi của GV: “Dựa vào đâu để em viết câu lời giải đúng và ngắn ngọn nhất?”),( Dựa vào câuhỏi để vết câu lời giải đúng.) Khi các em đã được giáo viên hướng dẫn như vậy vàkết hợp với việc nắm vững đề bài thì các em sẽ viết được câu lời giải đúng, ngắnngọn, đầy đủ Như vậy vai trò của giáo viên trong dạy toán giải có lời văn là rấtquan trọng, nó quyết định sự thành công trong việc giải Toán có lời văn của họcsinh

Trang 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUNG CỦA GIỜ DẠY-HỌC TOÁN

1 Thực trạng Toán của học sinh lớp 2 và kết quả khảo sát môn Toán đầu năm

Số HSlàm đúngbài toán

có lờivăn

Tỉ lệ

Số họcsinh cólàm bàitoán cólời vănnhưngchưa đúng

Tỉ lệ

Số họcsinhkhônglàm bàitoán cólời văn

Tỉ lệ

Tuy chất lượng môn Toán qua đợt khảo sát đầu năm của lớp tôi phụ trách có

số lượng học sinh đạt trung bình trở lên cao, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng,song số học sinh làm được bài toán có lời văn lại chưa cao

Chính vì vậy tôi tìm hiểu nguyên nhân sau một thời gian học để tìm biệnpháp khắc phục, nguyên nhân chủ yếu là:

Thứ nhất, một vài em, môn Tiếng Việt yếu, dẫn đến đọc và tính toán cũng

rất chậm, không thể hoàn thành bài kiểm tra khảo sát, và bỏ lại bài toán có lời văn

Thứ hai, một vài em tính toán chậm nên không đủ thời gian hoàn thành bài

toán có lời văn, còn bỏ dở

Trang 9

Thứ ba, một vài em do chưa có kĩ năng phân tích đề để giải bài toán mà chỉ

dựa vào câu hỏi của bài toán (Tất cả là làm phép cộng, còn lại là làm phép trừ), domáy móc như vậy dẫn đến bài làm bị sai lời giải, sai tên đơn vị

Thứ tư, một vài em tính chưa cẩn thận, không kiểm tra lại bài nên bài toán

đứng cách làm mà sai kết quả

Thứ năm, cá biệt có học sinh không chăm chỉ làm bài, ngồi chơi trong giờ

kiểm tra, trong giờ làm bài tập dẫn đến bỏ bài không làm

Thứ sáu, tất cả học sinh không biết thử lại bài toán bằng phép tính ngược lại

(Phép cộng thử lại bằng phép trừ và ngược lại…) để kiểm tra kết quả bài toán

Học sinh nhìn chung ít đọc kĩ bài toán, phân tích bài toán theo một trình tự,

lô – gic đã học, nếu có thì cũng chỉ đọc bài một cách qua loa, chiếu lệ chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm hiểu bài chu đáo Đến lớp nhiều em chưa phát huy được vaitrò cá nhân trong quá trình làm bài toán giải

2 Thực trạng dạy toán của giáo viên

- Một số giáo viên chuẩn bị bài còn phụ thuộc nhiều vào nội dung câu hỏi vàgợi ý ở SGV Chính vì vậy bài dạy mang tính áp đặt, đơn điệu, chưa phù hợp vớicác đối tượng học sinh, làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, ghi nhớ máymóc

- Do chưa chuẩn bị kỹ bài nên một số giáo viên dạy còn chưa thu hút được sựchú ý của học sinh

- Quá trình hướng dẫn cho học sinh luyện tập chưa quan tâm đều đến các đốitường học sinh trong lớp

- Cả giáo viên và học sinh còn mất thời gian nhiều vào những việc nhắc nhở HStrật tự trong giờ học, chưa tạo thành thói quen trong mỗi giờ học Toán

Từ kết quả khảo sát đầu năm và những nguyên nhân trên, tôi đề ra một sốbiện pháp để giúp học sinh lớp mình có kĩ năng giải toán có lời văn cụ thể tronghọc kì I năm học 2010-2011 cụ thể như sau:

Trang 10

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT HỌC GIẢI

TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

Biện pháp 1: Xây dựng nền nếp lớp

Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một, Hai, lớp học cótrật tự, có nền nếp là tiết dạy đã thành công một nửa Lớp có nền nếp mới tạo sựchú ý cho học sinh trong học tập, học sinh mới động não suy nghĩ, nghe bạn, nghethầy kết hợp với năng lực bản thân cùng vốn kiến thức sẵn có sẽ tiếp thu bài tốthơn Để có nền nếp lớp thì ngay buổi ban đầu giáo viên phải xây dựng một số quyđịnh như sau:

- Đội ngũ cán bộ lớp, duy trì thường xuyên việc kiểm tra truy bài đầugiờ, kiểm tra vệ sinh cá nhân, sách vở theo thời khóa biểu đầu mỗi buổi học

- Giáo viện thường xuyên theo dõi, uốn nắn những sai sót của học sinh (

từ tác phong đến tư thế, lời nói, việc hợp tác trong sinh hoạt nhóm đôi, nhóm lớn,

và tập thể)

- Luôn luôn kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui định của lớp

- Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ hết năng lực của mình bằng nhiều hìnhthức như: Động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến

bộ, chấp hành nội quy của trường, lớp tố…

Kết quả: Cuối tháng 9 năm 2010, lớp tôi đã có nền nếp tự quản tốt Các

em cán bộ điều khiển được tiết sinh hoạt sao, lớp rất tự nhiên và hiệu quả Học sinh

có nền nếp thảo luận nhóm, biết phân công người trình bày kết quả của nhóm, biếtgiơ tay phát biểu ý kiến bổ sung của nhóm Tuy các em chỉ thảo luận kiến thức đơngiản nhưng đó là những thành công bước đầu mà mỗi giáo viên cần có để đạt đượcnhững giờ dạy hiệu quả

Trang 11

Biện pháp 2: Phát triển mối quan hệ giữa ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày với ngôn ngữ của việc giải bài toán có lời văn

Trong quá trình giảng dạy, trong vui chơi, sinh hoạt, tôi luôn luôn yêucầu cao đối với học sinh về ngôn ngữ trong giao tiếp như:

- Nói phải trọn câu, không sử dụng các từ: “có”, “không”, “dạ”, “dạrồi”, “dạ chưa”… để thay thế cho câu trả lời

- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi

- Phải trả lời bằng ngôn ngữ của mình, không lệ thuộc vào câu trả lờicủa bạn bằng các từ: “đồng ý”, “nhất trí với ý kiến” bạn mà tôi yêu cầu học sinhphải trả lời lại ý mà cần trả lời của câu hỏi đặt ra

- Khi trả lời câu hỏi có nội dung trong sách giáo khoa thì cũng khôngphụ thuộc vào sách giáo khoa như việc đọc các câu, đoạn liên quan, nhất là mônTiếng Việt

Kết quả: Khi học toán, các em tập trung hơn, nhất là khi tham gia giải

các bài toán có lời văn Các em không sử dụng các câu trả lời “có”, “không”, “dạ”

để thay thế cho ý cần trả lời Đa số học sinh biết trả lời bằng ý của mình khi họcTiếng Việt

Biện pháp 3: Rèn kỹ năng diễn đạt một số ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học

Đây là bước mã hóa bằng kí hiệu để hình thành kỹ năng phân tíchcho học sinh, kỹ năng tổng hợp, suy luận, diễn đạt, trình bày bài giải ( học sinhbiết được: tính tổng là thực hiện phép cộng - bài toán thuộc loại toán nhiều hơn,tính hiệu là thực hiện phép trừ - bài toán thuộc loại toán ít hơn, tính tích là thựchiện phép nhân, tìm thương là thực hiện phép chia ) Trong tiết học tôi thườngdùng những thuật ngữ toán học ngắn gọn vừa giúp các em làm quen để phân tíchkhi đọc một đề toán Hơn thế nữa là hình thành qui tắc và học thuộc qui tắc

* Ví dụ: Bài tập số 4 - trang 26 - Toán 2

Trang 12

Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi Hỏi anh bao nhiêu tuổi?

Qua ví dụ ta thấy rõ mối quan hệ móc xích của ngôn ngữ Giáo viênphải từng bước hướng dẫn theo yêu cầu của đề và đặc biệt là học sinh phải nhận radạng toán: “Bài toán nhiều hơn” để giải

Kết quả: Qua học kì I, mỗi khi các em gặp bài toán có lời văn thì hầu

hết các em có thói quen xác định ngay loại toán trước khi giải

Biện pháp 4: Nắm chắc qui trình giải bài toán

Đây là vấn đề then chốt cần cung cấp cho học sinh để tạo cho các em

một thói quen phân tích và giải toán, các em không được dựa vào đơn phương dữliệu hoặc câu hỏi để làm bài, vì có nhiều loại bài không thể hiện rõ cách làm trong

dữ liệu của đề bài

a Tìm hiểu đề bài: Gồm các bước sau:

- Phải xuất phát từ câu hỏi chính của bài toán để phân tích đề

- Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng

- Phân biệt đâu là điều kiện, đâu là yêu cầu của bài, để tóm tắt bàitoán bằng sơ đồ hoặc bằng lời.(khuyến khích HS tóm tắt bằng sơ đồ nếu bài toán

có thể)

- Dùng ký hiệu biểu diễn mối liên hệ giữa điều kiện và yêu cầu đốivới bài tóm tắt bằng sơ đồ và sắp xếp các đại lượng cùng một đơn vị ở một phíađối với bài toán tóm tắt bằng lời

b Xây dựng hướng giải:

Với hệ thống câu hỏi gợi mở ta xây dượng hướng giải quyết gồm cảnội dung tổng quát lẫn chi tiết Khi các em đã xác định được dữ kiện đề ra và yêucầu giải quyết thì giúp các em đi đến hướng giải quyết từ câu hỏi của bài (Vì toán

có lời văn chỉ giải bằng một phép tính)

Trang 13

c Trình bày bài giải:

Đây là bước quan trọng nhất và mới là thực sự là sản phẩm của các

em Sản phẩm tốt hay xấu là do kỹ năng vận dụng của từng cá nhân Ở bước nàycác em thường sai lầm như sau:

- Lời giải rườm rà, không gãy gọn, lúng túng, đôi khi lặp lại câu hỏi

- Dùng không đúng tên đơn vị, do vậy giáo viên đóng vai trò giúp đỡ,nhận xét từng sai sót và kịp thời uốn nắn sai lệch như:

+ Dựa vào sơ đồ ( nơi có ghi dấu? )

+ Xác định lời giải ( số mét, số kg, số km, số cây )

+ Dựa vào câu hỏi đề ra để ghi lời giải

+ Dựa vào câu hỏi đề ra để ghi tên đơn vị

Thực hiện lô gích như vậy sẽ có 1 sản phẩm tri thức chính xác

* Ví dụ: Bài 4 trang 82- Toán 2

em khắc sâu về mối quan hệ giữa phép cộng và trừ, giữa nhân và chia

Ngày đăng: 18/09/2014, 07:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w