Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học

65 679 0
Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... pháp rèn luyện kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài mong tìm biện pháp rèn luyện kĩ sử dụng tính từ cho học sinh qua nâng cao khả sử dụng tính từ cho. .. pháp rèn kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học Xuất phát từ lí trên, mạnh dạn chọn đề tài Rèn kĩ sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp Lịch sử vấn... PHÁP RÈN LUYỆN, NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Nâng cao lực hiểu biết tính từ cho giáo viên học sinh 2.1.1 Nâng cao lực hiểu biết tính từ cho giáo viên tiểu học Giáo

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN THỊ THANH HẬU RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Vũ Thị Tuyết HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =======***======= NGUYỄN THỊ THANH HẬU RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Vũ Thị Tuyết HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢMƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Vũ Thị Tuyết – người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ trong quá trình hoàn thành khóa luận này.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạmHà Nội 2 vàtrường Tiểu học Đống Đa – thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn, tôi chưa đi sâu khai thác hết được nên còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài thêm hoàn thiện hơn. Tôi xinchânthànhcảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hậu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2015. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hậu DANHMỤCNHỮNGTỪVIẾTTẮT GV :Giáoviên HS : Họcsinh HSTH : Học sinh Tiểu học SGK : Sáchgiáokhoa NXB : Nhàxuấtbản TT : Tính từ DT : Danh từ CN : Chủ ngữ VN : Vị ngữ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 Chương 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 5 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................... 5 1.1.1. Từ loại ..................................................................................................... 5 1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt....................................................... 5 1.1.2.1. Ý nghĩa khái quát của từ ...................................................................... 6 1.1.2.2. Khả năng kết hợp của từ ..................................................................... 6 1.1.2.3. Chức vụ cú pháp................................................................................... 7 1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt ....................................................... 7 1.1.4. Hiện tượng chuyển loại từ trong tiếng Việt ............................................ 8 1.1.5. Tính từ trong tiếng Việt ......................................................................... 10 1.1.5.1. Khái niệm ........................................................................................... 10 1.1.5.2. Phân loại tính từ................................................................................. 11 1.2. Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 14 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17 1.3.1. Nội dung bài học về tính từ trong chương trình Tiểu học .................... 17 1.3.2. Thực trạng xác định và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học ............ 17 Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN, NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................... 21 2.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên và học sinh .......... 21 2.1.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên tiểu học............ 21 2.1.2. Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về tính từ.......................................... 22 2.1.3. Vận dụng sáng tạo quy trình dạy học Luyện từ và câu kiểu bài hình thành khái niệm ............................................................................................... 26 2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng hệ thống bài tập về tính từ...................................................................... 29 2.3. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn .................................................................. 34 2.4. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập..... 37 Chương 3.THỰC NGHIỆM ............................................................................ 40 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 40 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 40 3.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 41 3.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm............................................................ 41 3.5. Điều kiện thực nghiệm ............................................................................. 41 3.6. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 41 3.6.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm .................................................................... 41 3.6.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 42 3.6.3. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 42 3.7. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 56 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục phổ thông nước ta, cấp Tiểu học được xem là cấp học nền tảng, từ đó các em có thể học tiếp lên các cấp học khác. Môn tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng trong chương trình đào tạo cấp Tiểu học. Nó có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Hơn nữa, môn học Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản về tiếng Việt và còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng trong dạy học tiếng Việt ở bậc Tiểu học, nó là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh, khi sử dụng Tiếng Việt thì việc Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng nó giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hóa và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. Dạy học Luyện từ và câu không thể thiếu được hệ thống từ loại tiếng Việt. Tính từ là một trong những từ loại quan trọng trong hệ thống từ loại. Tính từ có một số lượng tương đối lớn trong hệ thống từ vựng và có một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp. 1 Trên thực tế, thời gian dạy học tính từ trong chương trình Tiểu học lại chưa nhiều, chưa có đủ thời gian để học sinh vận dụng vào trong thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp, rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Thực tế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này nhưng những người viết vẫn thấy cần phải đi sâu nắm chắc được vấn đề cần rèn luyện các kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học một cách có hiệu quả hơn. Đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trong hiện tại và việc dạy học của tác giả khóa luận trong tương lai. Qua việc thực hiện khóa luận, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu tỉ mỉ, sâu sắc hơn những kiến thức về từ loại tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Sự nghiên cứu về đề tài còn củng cố, nâng cao sự hiểu biết cho sinh viên về tính từ, cách vận dụng những kiến thức đó vào dạy học. Ngoài ra,sự nghiên cứu về đề tài còn giúp sinh viên có tài liệu tin cậy về từ loại tính từ trong tiếng Việt và các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. Giúp những giáo viên dạy ở các trường tiểu học có tài liệu tham khảo về nội dung, phương pháp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Dạy và học từ loại tiếng Việt là một nhiệm vụ khó khăn và đã được không ít các nhà giáo dục nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm được công trình nghiên cứu nào chuyên xem xét về việc dạy học tính từ cho HSTH. Trong một số giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học cũng có đề cập tới việc dạy từ loại cho HSTH nhưng chỉ viết ở mức độ sơ bộ. 2 Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi thấy có một số công trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung trong đó có đề cập đến việc dạy học tính từ. Tiêu biểu là luận văn sau Đại học của tác giả Lê Thị Lan Anh. Trong luận văn của mình, tác giả đã tập trung nghiên cứu về dạy từ loại. Tuy nhiên, do mục đích đặt ra là xem xét việc dạy tất cả các từ loại nên tác giả chưa thể nghiên cứu kĩ, đào sâu vào một từ loại riêng biệt là tính từ. Vì vậy, vấn đề mà chúng tôi chọn là tính từ vẫn còn những khoảng trống. Ngoài ra, trong đề tài này, tôi đã sưu tầm, tổng hợp và xử lí các tài liệu sau đây: - Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo GV - 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV tiểu học. Cuốn sách đã cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung chương trình SGK và phương pháp dạy học theo chương trình mới. Cuốn sách đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể về cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học cho từng phân môn trong môn Tiếng Việt. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như: sử dụng bộ đồ dùng học tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình… nhằm phục vụ cho quá trình dạy - học có thể đạt được hiệu quả cao nhất. - Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt – Diệp Quang Ban – tập 1. Cuốn sách này đã cung cấp đầy đủ các kiến thức về ngữ pháp và đặc biệt là từ loại. Đây là một cơ sở lí luận quan trọng cho việc dạy học từ loại ở Tiểu học. - Giáo trình Tiếng Việt 3 – Lê A (chủ biên) – Phan Phương Dung – Đặng Kim Nga. Đây là một cuốn sách viết đầy đủ về ngữ pháp tiếng Việt, những nội dung nằm trong chương trình dạy học cấp Tiểu học được cung cấp đầy đủ và có thể áp dụng vào thực tiễn. Dựa trên những công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên, tôi tìm hiều và nghiên cứu để thực hiện đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học”. 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu Các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong tìm ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh qua đó nâng cao khả năng sử dụng tính từ cho HSTH. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận cho đề tài. - Các biện pháp rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. - Thực nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu Kĩ năng sử dụng tính từ của một số lớp học sinh trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp tổng hợp 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được tổ chức làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Một số biện pháp rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học Chương 3. Thực nghiệm 4 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học 1.1.1. Từ loại Từ loại là một phạm trù ngữpháp lớn, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất nào về từ loại, tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về từ loại như sau: Theo tác giả Đinh Văn Đức“Từ loại là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thể, được phân chia về mặt ngữ pháp” [8, 9]. Tác giả Diệp Quang Ban lại cho rằng: “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại” [3, 84]. Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu – Nguyễn Văn Hiệp thì “Từ loại là những phạm trù ngữ pháp, chúng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên những tiêu chí đặc điểm về mặt hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp” [11, 286]. Theo tác giả Lê A – Phan Phương Dung, Đặng kim Nga “Từ loại là các lớp từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp” [1, 22]. Ta có thể thấy, dù đưa ra những định nghĩa khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có nhận định chung về từ loại: Từ loại là phạm trù ngữ pháp, được phân chia dựa trên những tiêu chí về mặt ngữ pháp. 1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt Để phân định từ loại tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học thường dựa trên 3 tiêu chí làm cơ sở: 5 1.1.2.1. Ý nghĩa khái quát của từ Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù chung có tính khái quát hoá cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa ý nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ đặc điểm tính chất,… Mỗi ý nghĩa này tồn tại trong từng từ cụ thể thuộc cùng lớp từ đó. Ví dụ: Tính từ chỉ đặc điểm hình dáng của người: cao, gầy, béo, thấp,… tính từ chỉ đặc điểm của vật: ngắn, dài, sắc,…. 1.1.2.2. Khả năng kết hợp của từ Trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt – tập 1”, Diệp Quang Ban cho rằng khả năng kết hợp của từ trong phạm vi nghiên cứu về từ loại được hiểu như sau: - Có hay không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ. Tiêu chuẩn này chủ yếu dùng vào việc phân biệt thực từ với hư từ, thực từ có khả năng này, hư từ không có khả năng này. Ví dụ: Tính từ, động từ, danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Nhưng quan hệ từ, phụ từ… lại không có khả năng này. - Có khả năng kết hợp với những hư từ chuyên dùng để xác định từ loại cho từ đang được xét. Hư từ được dùng để xác định từ loại cho một từ nào đó được gọi là từ chứng (từ làm chứng cho tư cách từ loại của một từ). Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn về khả năng kết hợp được đánh giá như là tiêu chuẩn hình thức của việc định loại từ tiếng Việt. Ví dụ: Các phụ từ về mức độ như: rất, hơi, quá,… có khả năng đứng trước tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ. Đó là các từ chứng được dùng để xác định từ loại của từ trong thực tế sử dụng chính xác. Chẳng hạn trong câu: Bạn Lan lớp em rất nhí nhảnh. Ta có thể nhận biết ngay được rằng, đứng sau từ rất, từ nhí nhảnh là một tính từ. 6 1.1.2.3. Chức vụ cú pháp Theo Diệp Quang Ban trong cuốn: “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt – tập 1”, chức vụ cú pháp là các từ thuộc cùng một từ loại thì thường giữ một chức vụ trong câu. Hay hiểu theo cách khác, chức vụ cú pháp chính là khả năng và cách thức thể hiện các chức năng ngữ pháp của từ trong câu. Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương nhiều chức vụ cú pháp trong câu. Trong các chức vụ cú pháp đó thường có một hoặc hai chức vụ nổi lên rõ hơn tiêu biểu cho lớp từ đó. - Tính từ thường làm vị ngữ trong câu, với vai trò làm chủ ngữ thì ít hơn. Ví dụ: Lan là một cô gái rất xinh. TT (VN) Tham lam là một tính xấu. TT (CN) Như vậy, việc phân định từ loại tiếng Việt được dựa vào một tập hợp ba tiêu chí: ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp khái quát có tính chất phạm trù của từ, khả năng kết hợp của từ và chức năng cú pháp chủ yếu của từ. Trong đó, tiêu chí ý nghĩa khái quát của từ và khả năng kết hợp của từ có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, quy loại từ vì đây là hai tiêu chí bền vững không thay đổi. Tiêu chí chức năng cú pháp chủ yếu của từ là tiêu chí không bền vững, có thể thay đổi được. 1.1.3. Kết quả phân định từ loại tiếng Việt Dựa vào 3 tiêu chí trên, các nhà nghiên cứu thường chia từ loại tiếng Việt thành 2 nhóm lớn, đó là thực từ và hư từ. Tuy nhiên, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng có một lớp từ ở giữa, đó là lớp trung gian, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xét 2 lớp lớn là thực từ và hư từ. Theo đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì lớp thực từ bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Hư từ bao gồm: phụ từ, số từ, quan hệ từ, tình thái từ. Việc phân loại của các nhà nghiên 7 cứu ngôn ngữ có sự chênh lệch nhưng tính từ được xếp vào lớp thực từ. 1.1.4. Hiện tượng chuyển loại từ trong tiếng Việt Trong tiếng Việt có hiện tượng một số từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các từ đó lại khác nhau khi đặt chúng vào một ngữ cảnh nào đó. Trong trường hợp như vậy, từ đã chuyển đổi sang một chức năng khác và chuyển sang một từ loại khác. Đó là hiện tượng chuyển loại của từ. Ví dụ: Tôi còn nhiều khó khăn chưa vượt qua được. DT Tôi khó khăn lắm mới thuyết phục được em gái đi học. TT Để nhận biết được hiện tượng chuyển loại từ, có thể dựa vào các đặc điểm của hiện tượng này: - Từ chuyển loại có hình thức đồng âm. Một từ thuộc từ loại này khi chuyển thành một từ thuộc từ loại khác vẫn giữ nguyên vỏ ngữ âm, chúng là hai từ đồng âm khác từ loại. - Từ chuyển loại có yếu tố nghĩa từ vựng chung. Yếu tố nghĩa từ vựng chung là cơ sở của ý nghĩa từ loại và cùng là thành phần trong ý nghĩa khái quát của từ. - Từ ban đầu có khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp khác với từ chuyển loại, mặc dù không phải lúc nào cũng xác định hoặc phân biệt được một cách dứt khoát. Trong tiếng Việt, thường gặp một số trường hợp chuyển loại sau đây: *Chuyển loại trong nội bộ thực từ:  Chuyển loại động từ ↔ tính từ ↔ danh từ, thường gặp đối với lớp từ đa tiết ghép gốc Hán Việt: quần chúng, ý thức, khuyết điểm, hòa bình… Từ 8 Hán Việt thường khó định loại khi đứng riêng một mình.  Chuyển loại giữa động từ ↔ danh từ: từ chỉ hành động như: cày, cuốc, cưa, đục,… chuyển loại thành tên gọi đồ vật tương ứng như: cái cày, cái cuốc, cái cưa, cái đục,…hay những từ chỉ hành động như: cuộn, bó, nắm,… chuyển thành đơn vị sự vật tương ứng: một cuộn, một bó, một nắm,… từ chỉ hành động đa tiết như: suy nghĩ, đắn đo, lo ngại,… chuyển thành tên gọi hay khái niệm hay sự vật trừu tượng như: những suy nghĩ, những đắn đo, những lo ngại,…  Chuyển loại giữa tình từ ↔ danh từ: từ chỉ tính chất đa tiết thường chuyển thành danh từ chỉ sự vật trừu tượng: khó khăn, gian khổ, sung sướng,… thành: mọi khó khăn, mọi gian khổ, mọi sung sướng,…  Chuyển loại trong nội bộ từ loại danh từ: danh từ chỉ đồ vật như: chén, bát, thuyền, xe, mâm,… chuyển thành danh từ chỉ đơn vị: một chén rượu, một bát cơm, một thuyền cá, một xe gạo, một mâm cỗ… *Chuyển loại từ thực từ ↔ hư từ: Hiện tượng chuyển loại từ thực từ ↔ hư từ thường kèm theo hiện tượng mờ nghĩa trong thực từ.  Chuyển loại danh từ ↔ quan hệ từ Ví dụ: Vùng đồng bằng là một vùng trù phú, đông dân, nhiều của. DT Sách của thư viện. QHT Ngoài ra, một số danh từ chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngoài,… chuyển thành quan hệ từ: ngồi trên ghế, đi dưới nước, họp trong phòng, ăn ngoài quán,...  Chuyển loại động từ ↔ quan hệ từ: một số quan hệ từ có nguồn gốc từ động từ: cho, bằng, vào, để,… 9  Chuyển loại danh từ ↔ đại từ: nhiều danh từ chỉ người trong quan hệ thân thuộc: ông, bà, cháu, dì…chuyển thành đại từ xưng hô. *Chuyển loại trong nội bộ hư từ: một số phụ từ có thể thực hiện chức năng liên kết của quan hệ từ: còn, rồi,… hoặc dùng phối hợp hai phụ từ để kiêm chức năng liên kết: vừa … vừa …, đã … lại …, mới … đã … hoặc dùng phối hợp một quan hệ từ với một phụ từ: vừa mới … nên … Đối với tính từ, hiện tượng chuyển loại từ của từ loại từ này thường gặp nằm trong nội bộ thực từ, giữa tính từ, động từ và danh từ, sự chuyển loại giữa tính từ và danh từ. 1.1.5. Tính từ trong tiếng Việt 1.1.5.1. Khái niệm Tính từ là một trong những từ loại cơ bản của thực từ. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều quan tâm tìm hiểu tính từ. Sự quan tâm đó trước hết thể hiện ở việc đưa ra định nghĩa về tính từ của mỗi tác giả. Theo tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Việt hiện đại” thì tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận động, quá trình, hoạt động. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung cho rằng: tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình. Thông qua một số định nghĩa về tính từ tiếng Việt, có thể thấy sự chưa thật nhất quán giữa các nhà khoa học trong việc nêu khái niệm tính từ vì mỗi tác giả chú ý nhiều hơn đến một đặc điểm của từ loại này. Ví dụ: Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím ngắt, trắng muốt,… Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, tham lam,… Để có cái nhìn bao quát về tính từ tiếng Việt, theo chúng tôi cần dựa vào 3 đặc điểm cơ bản của nó: - Về mặt ý nghĩa: tính từ chỉ đặc điểm hay tính chất. 10 - Về khả năng kết hợp: tính từ có khả năng kết hợp với các loại phụ từ. Tính từ dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ hơn nhưng hầu như không kết hợp với các các phụ từ chỉ mệnh lệnh. Khả năng này có thể coi là khả năng làm thành tố chính của cụm tính từ. Ví dụ: Trong câu: “Chiếc khăn này đẹp quá!” tính từ đẹp hoàn toàn có thể kết hợp với phụ từ quá để chỉ mức độ. - Về chức vụ cú pháp: tính từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu: khi làm vị ngữ, tính từ không cần đến từ “là”. Ví dụ: Quả khế / rất chua. CN VN (TT) 1.1.5.2. Phân loại tính từ Tính từ là một lớp từ đa dạng về ý nghĩa, khả năng kết hợp, nên có thể được phân thành nhiều lớp nhỏ theo các tiêu chí khác nhau. Các nhà nghiên cứu đều có cách phân loại trong các công trình của họ, song giữa các nhà nghiên cứu vẫn có nhận định chung về sự phân loại tính từ: - Tính từ chỉ chất và tính từ quan hệ - Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ. a. Tính từ chỉ tính chất và tính từ quan hệ  Tính từ tính chất *Tính từ tính chất được hiểu là những tính từ vốn mang ý nghĩa tính chất chứ không phải vay mượn nó ở lớp từ khác. Ý nghĩa tính chất ở đây phong phú về nội dung. Ví dụ: - Ý nghĩa các loại phẩm chất: tốt, xấu, đúng, đẹp, sai,… - Ý nghĩa về lượng: nhiều, ít, cao, thấp, đắt,…  Tính từ quan hệ Tính từ chỉ quan hệ là tính từ mà ý nghĩa chỉ tính chất của chúng được vay mượn ở ý nghĩa thực tế của danh từ. 11 Tính từ chỉ quan hệ có thể có gốc là danh từ chung, cũng có thể có gốc là danh từ riêng. Ví dụ: - Tính từ có quan hệ với danh từ riêng: con người (rất) Việt Nam, giọng (rất) Hà Nội, thái độ (rất) Chí Phèo,… - Tính từ có quan hệ với danh từ chung: cung cách (rất) quý phái, (rất) sang trọng, (rất) nông dân, (rất) nghệ sĩ,… b. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ *Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ là tính từ có thể kết hợp với các phó từ chỉ thang độ: rất, hơi, quá,… về phía trước hoặc sau. Ví dụ: rất đẹp, rất giỏi, rất anh hùng,…; đẹp lắm, vui quá,… *Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ Trong tiếng Việt có một nhóm nhỏ từ, xét cách hoạt động trong câu và xét về mặt ý nghĩa thì giống hệt tính từ, nhưng không kết hợp được với các phó từ chỉ thang độ thường đứng trước tính từ. Đó là những đặc trưng không xác định thang độ như: chính, công, chung, riêng, tư, đực, cái, trống, mái,… trong các tổ hợp từ: vấn đề chính, quyền lợi chung, quỹ công, đời tư,… Về nghĩa tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ có thể là tính từ chỉ tính chất hoặc tính từ chỉ quan hệ. Ví dụ: - Vấn đề chính = vấn đề có tính chất chính (chỉ tính chất). - Quyền lợi chung = (1) quyền lợi nói chung, không cụ thể (chỉ tính chất). = (2) quyền lợi thuộc về mọi người (chỉ quan hệ). Về hoạt động ngữ pháp, tính từ không xác định thang độ thường làm yếu tố mở rộng cho danh từ. 12 Ví dụ: thì thầm, róc rách, ngân nga,… trong các tổ hợp từ: giọng thì thầm, tiếng suối róc rách, tiếng đàn ngân nga,… 1. Chức năng của tính từ trong tiếng Việt 2. Khả năng chuyển hóa từ loại của tính từ Khi nhắc đến khả năng chuyển hóa từ loại của tính từ, ta thường hay gặp sự chuyển hóa trong nội bộ thực từ. Ta có thể thấy sự chuyển loại giữa động từ, tính từ và danh từ, thường gặp đối với lớp từ đa tiết ghép gốc Hán Việt: quần chúng, ý thức, khuyết điểm, hòa bình, công chúa,… Ví dụ: Công chúa là con gái của vua. DT Bạn Lan trông như công chúa. TT Ngoài ra, ta còn gặp sự chuyển loại của tính từ và danh từ. Ví dụ: Anh ta leo núi hết sức khó khăn. TT Cô sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với anh. DT Sự chuyển loại từ danh từ sang tính từ: Ví dụ: Huế là một thành phố thơ mộng. DT Cô gái ấy có giọng nói rất Huế. TT Như vậy, chuyển loại là quá trình động,là một hiện tượng tích cực trong 13 ngôn ngữ, là một biểu hiện của quá trình tự điều chỉnh hệ thống ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ và là cơ sở để tạo ra từ mới. Sự chuyển loại của tính từ rất phong phú, tùy vào từng trường hợp ta có thể nhận biết nó chuyển loại từ từ loại nào. 1.2. Cơ sở tâm lí học Học sinh Tiểu học là những trẻ có độ tuổi từ 6 – 11 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường – trở thành học sinh và có bước chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh Tiểu học. Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mới lạ mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu tâm lí đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh – những cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra, nhà trường và hoạt động học tập cũng cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống… Trẻ chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”, mà còn phải thích ứng những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận về một người lớn ngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải ý thức thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập, vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khác và mang tính chất khác nhau. Trước những thử thách này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các cách thức, phương thức phức tạp hơn chủa hành vi và hoạt động để thỏa mãn những yêu cầu và đòi hỏi cuộc sống nhà trường và nhờ vậy đẩy được sự 14 phát triển của mình lên một mức cao hơn. Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu mô hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh Tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh Tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên – lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Chức năng được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuồi này – sự tuân thủ tuyệt đối và những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc. Khả năng tưởng tượng của học sinh Tiểu học cũng đã phát triển hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn có một số đặc điểm nổi bật: ở đầu tuổi tiểu học, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền và dễ thay đổi; ở cuối tiểu học, tưởng tượng tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc của HSTH phát triển hơn trí nhớ logic – từ ngữ. Các em ghi nhớ, giữ gìn và nhớ lại các hiện tượng, hình ảnh tốt hơn là các câu chữ có hình tượng khô khan. Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, trí nhớ có chủ định, trí nhớ từ ngữ - logic xuất hiện, phát triển nhưng không biệt lập với trí nhớ máy móc, trí nhớ trực quan – hình 15 tượng. Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh Tiểu học. Chú ý của học sinh chưa bền vững, nhất là học sinh đầu lớp tiểu học. Do khả năng tổng hợp nên sự chú ý của học sinh còn phân tán, vì thiếu khả năng phân tích nên dễ bị cuốn vào hình ảnh trực quan gợi cảm. Sự chú ý của học sinh thường hướng vào bên trong, vào tư duy và hoạt động trí óc. Chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triển của động cơ học tập mang tính chất xã hội cao và sự phát triển ý thức với kết quả học tập. HSTH là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà trường theo giai đoạn. Giai đoạn một gồm lớp 1,2,3 trong cấp độ này thì lớp 1 đặc biệt – lớp đầu của cấp tiểu học, được nhiều người cho là “cửa ải lớp 1”. Giai đoạn hai gồm lớp 4,5 – lớp cuối cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học vẫn là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh Tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trưởng thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại. Xem xét những đặc điểm tâm lí chúng tôi thấy, tư duy logic của học sinh Tiểu học cũng như những tư duy lập luận, khả năng trừu tượng của các em còn ở mức độ đơn giản chính vì vậy mà những hoạt động này cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để các em hình thành thói quen với kĩ năng làm bài. Từ đó 16 chúng tôi đi xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp luyện kĩ năng làm bài tính từ cho học sinh. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Nội dung bài học về tính từ trong chương trình Tiểu học Chương trình Tiếng Việt phần tính từ được thực hiện hóa trong SGK Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 thành 2 dạng bài. Dạng bài thực hành về tính từ ở lớp 2 là bài: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?( tuần 15, trang 122, tập 1) và bài: Từ chỉ tính chất. Kiểu câu Ai thế nào? (tuần 16, trang 133, tập 1);ở lớp 3 cũng là dạng bài thực hành, bài: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? (tuần 14, trang 117, tập 1) và bài: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy (tuần 17, trang 145, tập 1). Dạng bài lí thuyết được dạy và học ở lớp 4, bài: Tính từ (tuần11, trang 110, tập 1) và bài: Tính từ (tiếp theo) (tuần 12, trang 123, tập 1). Lớp 5 các em có duy nhất 1 bài ôn tập: Ôn tập về từ loại (trang 142, tập 1). Như vậy, ta thấy tính từ được dạy trong chương trình Tiểu học chưa nhiều và kết hợp dạy với các nội dung khác như: câu, dấu câu… Chính vì vậy mà nội dung về tính từ chưa được khai thác sâu để học sinh hiểu rõ kiến thức này để vận dụng nó vào các bài tập và sử dụng tính từ trong học tập cũng như trong đời sống. Qua đây, chúng tôi nhìn nhận được vấn đề cần phải được xem xét và nghiên cứu để đưa ra được các biện pháp phù hợp nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học. 1.3.2. Thực trạng xác định và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học Qua thời gian ba tháng thực tập, tuy không được trực tiếp giảng dạy nhiều tiết Luyện từ và câu nhưng chúng tôi được dự giờ các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn cùng với dự giờ giáo sinh thực tập tại trường Tiểu học Đống Đa – thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó chúng tôi được dự tiết dạy “Ôn tập về từ chỉ đặc điểm và Ôn tập câu Ai thế nào?” – một tiết dạy 17 điển hình về dạy học tính từ ở Tiểu học lớp 2, lớp 3. Chúng tôi thấy rõ một phần thực trạng của việc dạy học tính từ của giáo viên và học sinh trường Tiểu học. Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học tính từ cho học sinh ở các trường Tiểu học, chúng tôi đã trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các giáo viên. Chúng tôi cũng kết hợp quan sát dự giờ của giáo viên các khối lớp 2,3 và lớp 4 ở trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc với các bài: khối 2: từ chỉ đặc điểm. Kiểu câu Ai thế nào? ; khối 3: ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? ; khối 4: tính từ, tính từ (tiếp theo). Chúng tôi đã dự các tiết dạy của giáo viên ở hai khối lớp 3 và lớp 4 với các dạng bài khác nhau để có thể đánh giá khách quan thực trạng của việc dạy học tính từ cho học sinh. Chúng tôi xin đưa ra những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến việc dạy của giáo viên. Về thuận lợi, chúng tôi đã tìm hiểu những thuận lợi chung mà trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc nơi tôi đã thực tập. Đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm vững vàng có tinh thần dạy học, chỉ bảo tận tình học sinh. Học sinh rất có ý thức tự giác trong học tập. Trường Tiểu học Đống Đa có cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ. Hơn nữa, Ban Giám hiệu nhà trường rất sát sao trong việc quản lí kiểm tra chuyên môn của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên đã nắm chắc quy trình lên lớp và thực hiện đầy đủ các bước, nắm được mục tiêu của môn học và có hướng điểu chỉnh trong quá trình giảng dạy. Về khó khăn, chúng tôi thấy học sinh giữa các lớp trong cùng một khối có năng lực nhận thức khác nhau điều đó dẫn đến khả năng học tập của học sinh không đồng đều. Mặt khác, ở lứa tuổi này học sinh vẫn còn chịu ảnh hưởng của chú ý không chủ định nên học sinh vẫn ham chơi chưa tập trung vào bài học, làm quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh thường xuyên bị 18 gián đoạn. Ngoài ra, trong thời gian một tiết học học sinh chưa phát huy được khả năng của mình. Đa số các giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên giảng nhiều mà phần kiến thức về từ loại tương đối trừu tượng vì vậy hiệu quả của việc giảng dạy chưa cao. Theo như chúng tôi thấy, học sinh sau khi được học bài về tính từ các em chưa ứng dụng sử dụng nhiều vào trong cuộc sống. Để đưa ra được những nhận xét về thực trạng sử dụng tính từ của HSTH trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận biết và sử dụng tính từ của học sinh lớp 4A1 tại trường Tiểu học Đống Đa bằng cách sử dụng các phiếu hỏi (phụ lục). Kết quả thu được như sau: - Ở phiếu số 1 a. Tỉ lệ xác định đúng các tính từ trong phiếu điều tra Không có học sinh nào xác định đúng 100% số tính từ trong phiếu. Có 3 học sinh xác định được 90%- 99% tính từ trong phiếu chiếm 6.9% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Có 11 học sinh xác định được 80%- 89% tính từ trong phiếu chiếm 26%. Có 9 học sinh xác định được 70%-79% tính từ trong phiếu chiếm 20,9%. Có 7 học sinh xác định được 60%-69% tính từ trong phiếu chiếm 16,2%. Có 6 học sinh xác định được 50%-59% tính từ trong phiếu chiếm 13,9%. Có 4 học sinh xác định được 40% - 49% tính từ trong phiếu chiếm 9,3%. Có 3 học sinh xác định được 30% - 39% tính từ trong phiếu chiếm 6,9%. b. Tỉ lệ học sinh nhầm lẫn các từ loại khác là tính từ Có 18% học sinh không nhầm lẫn khi xác định tính từ trong phiếu, chiếm 42% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Có 15 học sinh nhầm lẫn từ 1% - 10% các từ loại khác là tính từ trong phiếu, chiếm 35%. Có 3 học sinh nhầm lẫn từ 11% - 20% các từ loại khác là tính từ trong 19 phiếu, chiếm 6,9%. Có 2 học sinh nhầm lẫn từ 21% - 30% các từ loại khác là tính từ trong phiếu, chiếm 4,6%. Có 3 học sinh nhầm lẫn từ 31% - 40% các từ loại khác là tính từ trong phiếu, chiếm 6,9%. Có 2 học sinh nhầm lẫn từ 41% - 50% các từ loại khác là tính từ trong phiếu, chiếm 4,6%. - Ở phiếu số 2 Kết quả thu được như sau: Có 2 học sinh viết được 15 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 4,6% tổng số học sinh tham gia. Có 4 học sinh viết được 14 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 9.3%. Có 6 học sinh viết được 13 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 13,9%. Có 5 học sinh viết được 11 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 11,6%. Có 3 học sinh viết được 10 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 7%. Có 2 học sinh viết được 9 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 5%. Có 5 học sinh viết được 8 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 11,6%. Có 16 học sinh viết được từ 5 – 7 câu đúng yêu cầu đặt ra chiếm 37,2%. Từ kết quả thống kê trên, chúng ta có thể thấy được đa số các em đã xác định tương đối chính xác từ loại tính từ và biết vận dụng để đặt câu.Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa nắm vững kiến thức về từ loại này và vận dụng một cách triệt để từ loại này vào cuộc sống. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học là cần thiết để học sinh có thể vận dụng vào thực hành các bài tập tính từ và lấy đó làm nền tảng cho cấp học sau. 20 Chƣơng 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN, NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên và học sinh 2.1.1. Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên tiểu học Giáo viên là người giữ một vai trò quan trọng trong bất cứ một quá trình giáo dục nào, đồng thời giáo viên cũng là người quyết định tới chất lượng và hiệu quả dạy học trong phân môn Luyện từ và câu nói chung và dạy học về tính từ nói riêng. Trong giờ dạy học về tính từ, nếu bản thân người giáo viên tiểu học không nắm chắc kiến thức về tính từ thì khó có thể giúp học sinh lĩnh hội được nội dung bài học một cách khoa học. Giáo viên cũng khó có thể giải thích cho học sinh một cách thỏa đáng, thuyết phục về các hiện tượng ngôn ngữ có thể gặp trong bài học. Do đó, để nâng cao được hiệu quả dạy học về tính từ, người giáo viên tiểu học phải không ngừng hiểu, nghiên cứu và bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt của bản thân. Tự trau dồi kiến thức về tính từ cho mình bằng cách học qua nhiều phương tiện học tập khác nhau như: sách, báo, tạp chí, mạng internet,… là một phương pháp học tập nâng cao kiến thức vô cùng hiệu quả đối với giáo viên. Việc giáo viên tận dụng những phương tiện trên để học tập không ngừng nghỉ sẽ làm vốn kiến thức về tính từ không những không bị mai một mà có thể phát triển hơn. Giáo viên trong các khối nên tổ chức các những buổi họp trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về giảng dạy tính từ. Qua những buổi trao đổi kinh nghiệm như vậy, giáo viên sẽ tham khảo, học hỏi từ chính đồng nghiệp để nâng cao kiến thức của bản thân. Từ đó, giáo viên trong khối cùng rút kinh nghiệm, thống nhất về nội dung các bài dạy học về tính từ. Đây là một phương pháp tốt để giáo viên chia sẻ, nắm được những kiến thức cũng như phương pháp 21 giảng dạy về dạy học tính từ cho học sinh tiểu học. Mỗi giáo viên nhất thiết phải trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về tính từ, những kiến thức phổ thông về từ ngữ tiếng Việt có liên quan. Có nắm vững những kiến thức đó, giáo viên mới có thể chủ động trong tiết dạy, phản ứng linh hoạt với những tình huống phát sinh trong quá trình dạy học tính từ, những hiện tượng ngôn ngữ không nằm trong bài học. Từ đó, giáo viên mới có thể nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng nên những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp học sinh nhận diện, rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh. 2.1.2. Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về tính từ Để đạt được kết quả cao trong dạy học tính từ cho học sinh thì một yêu cầu hết sức quan trọng là phải dạy học sinh nắm chắc lí thuyết về tính từ và được thực hành nhiều lần. Lí thuyết về tính từ là những tri thức về đặc điểm, về hình thức hoạt động của tính từ; còn thực hành về tính từ là hoạt động thực tiễn, tức là trên cơ sở lí thuyết, học sinh có thể làm các bài cụ thể, từ đó những lí thuyết của bài học lại được sáng tỏ hơn. Để học sinh có thể nhận diện, xác định và vận dụng được tính từ, các em phải nắm chắc được các lí thuyết về tính từ. Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao. Khi dạy học, giáo viên phải chỉ ra được nội dung của khái niệm, ý nghĩa, chức năng của tính từ. Những nội dung ngữ pháp về tính từ bao giờ cũng trừu tượng, nhất là đối với học sinh nhỏ tuổi. Ví dụ: cách nói :”từ chỉ đặc điểm” rất khó nắm bắt và nhận dạng. Đây là nguyên nhân gây ra những khó khăn của việc hình thành khái niệm tính từ cho học sinh. Để giảm bớt những khó khăn trên, trong dạy học giáo viên phải giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu để nhận biết của tính từ được và chức năng của nó trong lời nói. Khái niệm tính từ phải được lĩnh hội trong sự thống 22 nhất của nội dung và hình thức mới chắc chắn. Ví dụ: Làm cho học sinh ý thức được tính từ là toàn bộ các từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật, có dấu hiệu hình thức trả lời được cho câu hỏi “Như thế nào?”, thường làm vị ngữ trong câu hai thành phần. Giáo viên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức và biết vận dụng chúng trong luyện tập thực hành. Ví dụ: Tính từ gồm có: - Tính từ chỉ chất, đặc trưng tuyệt đối - Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ Để học sinh nắm được các tiểu loại của tính từ, cách tốt nhất là giáo viên cho học sinh thực hành làm nhiều bài tập và từ đó rút ra kiến thức, như vậy kiến thức mới được bền vững. Nguyên nhân dẫn đến bài làm sai của học sinh như: học sinh lúng túng, nhầm lẫn giữa tính từ và các từ loại khác, không xác định được tính từ, đặc biệt là học sinh hầu như xác định không chính xác với hiện tượng chuyển loại của tính từ,… Bao gồm cả nguyên nhân chủ quan là học sinh chưa đọc kĩ đề, chưa thực sự chú ý vào bài bài làm của mình và nguyên nhân chủ yếu đó là học sinh chưa nắm chắc lí thuyết về tính từ như: dấu hiệu nhận biết, đặc trưng của từ loại tính từ,… Rất ít học sinh biết và hiểu về hiện tượng chuyển loại của tính từ. Nhiều học sinh chưa phân định được ranh giới của từ nên dẫn đến xác định sai tính từ. Hơn nữa, có những từ thuộc từ loại mà học sinh tiểu học không được học nên khi xác định các em xếp chúng thuộc từ loại mà các em đã học. Giải pháp: Đầu tiên, đối với những trường hợp học sinh chưa thật chú ý vào đề bài, thì yêu cầu đối với giáo viên là phải tổ chức để các em tìm hiểu kĩ đề bài. Đây là một bước không mất nhiều thời gian nhưng lại rất quan trọng bởi nó định hướng được bài làm của học sinh. 23 Trước khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần hỏi cả lớp “Yêu cầu của bài là gì?” để các em xác định được yêu cầu của bài. Như vậy, em nào chưa thực sự chú ý cũng chú ý vào bài để trả lời câu hỏi của giáo viên. Thứ hai, muốn học sinh đạt hiệu quả cao trong việc xác định tính từ, tiểu loại của tính từ thì người giáo viên cần tổ chức tốt các bài học lí thuyết về tính từ. Dạy cho học sinh nắm được tính từ là những từ chỉ đặc điểm, giáo viên nên vận dụng lồng ghép một số kiến thức mở rộng trong các tiết luyện tập thực hành để giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhận diện và phân định tính từ ít nhầm lẫn. Ví dụ: Khi dạy lí thuyết về các tiểu loại tính từ, giáo viên phải tổ chức sao cho học sinh hiểu được thế nào là tính từ tuyệt đối, tính từ xác định thang độ…. Trong SGK tiếng Việt ở tiểu học, những nội dung này không được trình bày chi tiết, rõ ràng như dạy về từng tiểu loại của tính từ mà thông qua các bài tập trong SGK, giáo viên giúp học sinh nhận biết từng tiểu loại tính từ. Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về tính từ tốt, sau giờ học giáo viên có thể cho một số ví dụ cụ thể về tính từ để học sinh phân tích và gọi tên từng loại tính từ cụ thể, học sinh khác theo dõi và nhận xét theo phương pháp học tập kết hợp. Sau khi học sinh suy nghĩ, phân tích trả lời giáo viên mới củng cố lại một lần nữa. Thứ ba, dạy cho học sinh biết và nắm được các trường hợp chuyển loại của tính từ thông qua các ví dụ cụ thể. Trong tiếng Việt nhiều khi một từ có thể đảm nhiệm vai trò của những từ loại khác nhau tùy thuộc vào cách dùng cụ thể. Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có đặc điểm: 1. Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát. 2. Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát. 3. Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả 24 năng là thành phần câu thay đổi). Ví dụ: + Tính từ chuyển thành danh từ: Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn. TT Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. DT + Danh từ chuyển thành tính từ: Việt Nam là quê hương tôi. DT Món ăn này rất Việt Nam. TT Thứ tư, bên cạnh việc học sinh không nắm chắc lí thuyết về tính từ thì hiểu đúng nghĩa của từ có vai trò quyết định học sinh nhận biết đúng từ loại. Để hạn chế lỗi sai này, giáo viên cần tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh “tìm hiểu bài”, trong đó bước giải nghĩa từ cần được làm tốt. Khi xây dựng các bài tập xác định tính từ cho học sinh thực hành luyện tập, giáo viên nên chọn các đoạn văn được trích từ các văn bản tập đọc mà học sinh đã được học, bởi việc hiểu nghĩa của từ ngữ, nắm nội dung văn bản sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn khi xác định tính từ. Thứ năm, với những trường hợp các từ thuộc từ loại mà học sinh không được học như: số từ, tình thái từ,… không có trong chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học thì khi xây dựng các bài tập xác định từ loại, giáo viên không yêu cầu học sinh xác định các từ đó. Hoặc giáo viên có thể dùng “giải pháp sư phạm” tức là tạm công nhận các từ nằm ngoài hệ thống từ loại trong chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học là một từ loại nào đấy mà các em đã học để các em xác định cho đúng. 25 2.1.3. Vận dụng sáng tạo quy trình dạy học Luyện từ và câu kiểu bài hình thành khái niệm Theo chúng tôi, muốn nâng cao hiệu quả dạy học tính từ cho học sinh tiểu học, người giáo viên cần chú ý đến các thao tác, việc làm cụ thể khi dạy học kiểu bài lí thuyết luyện từ và câu. Bởi vì, cũng như các khái niệm khoa học khác, khái niệm về tính từ cũng là kết quả của hoạt động nhận thức, tư duy trừu tượng. Tiếp thu khái niệm về tính từ là một quá trình lâu dài, phức tạp với học sinh tiểu học nói chung. Việc truyền thụ những kiến thức này đến học sinh cũng là vấn đề không đơn giản với tiểu học. Để dạy khái niệm về tính từ, giáo viên còn phải đặt khái niệm tính từ trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó, mối quan hệ của khái niệm tính từ với những khái niệm khác trong hệ thống. Trên cơ sở nắm vững nội dung kiến thức theo tinh thần sách giáo khoa và phù hợp với đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh tiểu học đồng thời căn cứ vào đặc trưng cấu tạo kiểu bài lí thuyết, giáo viên cần lựa chọn và tiến hành quy trình kiểu bài hình thành khái niệm về tính từ sao cho hiệu quả nhất. Khi học sinh nắm vững khái niệm về tính từ thì việc nhận dạng tính từ sẽ không còn khó đối với học sinh nữa. Trình tự của một tiết dạy gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Các bước cụ thể như sau:  Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu Gồm các thao tác: - Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. Học sinh đọc, nghe ngữ liệu trong sách giáo khoa (một vài học sinh đọc thành tiếng, các em khác đọc thầm và nhắc lại nội dung yêu cầu bài đọc); giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh những yêu cầu của bài. Việc này có tác dụng tạo tâm thế học, hướng sự chú ý của học sinh vào các hiện tượng từ ngữ cần tìm hiểu. Giáo viên nên vận dụng một số phương pháp dạy học sáng tạo để giúp học sinh rút ra những điều cần ghi nhớ về kiến thức. Đặc biệt, giáo viên nên vận dụng phương pháp dạy học tự phát hiện vì đây là một phương pháp có thể 26 giúp học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh, tự tìm ra những tri thức của bài học. Ta có thể vận dụng quy trình của phương pháp dạy học tự phát hiện như sau: Bước 1: Nghiên cứu cá nhân Học sinh tự mình nghiên cứu ngữ liệu, tự tiến hành khám phá kiến thức của bài học. Học sinh thu thập thông tin và ghi lại những kết quả của mình thu được sau quá trình tự nghiên cứu. Bước 2: Hợp tác với bạn, học bạn Học sinh thảo luận nhóm, học sinh tự trình bày kết quả của mình thu thập được. Trong quá trình bạn trình bày, bạn khác sẽ có những ý kiến khác, các em phải đưa ra những lí lẽ bảo vệ kết quả của mình. Trong quá trình thảo luận nhóm này, học sinh phải biết lắng nghe bạn, tiếp thu sự góp ý của các bạn để điều chỉnh những kết quả ban đầu của mình cho chính xác hơn. Bước 3: Hợp tác với thầy, học thầy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh Học sinh tích cực tiếp thu và điều chỉnh hướng giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Học sinh phải là chủ thể tích cực, chủ động hỏi giáo viên những điều chưa biết, chưa hiểu. Học sinh sẽ tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh những kết quả ban đầu của mình. Ngoài ra, khi tổ chức cho học sinh làm bài, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi hay các yêu cầu để dẫn dắt, gợi mở học sinh thực hiện đúng bài tập theo định hướng, mục tiêu của bài học. Hướng dẫn học sinh khái quát hóa các dấu hiệu và thiết lập mối quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm, rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ.  Bước 2: Hướng dẫn học sinh phần ghi nhớ Phần ghi nhớ là sự thể hiện một cách khoa học những kết quả rút ra từ phần nhận xét. Giáo viên gợi mở để học sinh tự xây dựng định nghĩa về khái niệm không nên hướng dẫn học sinh đọc, ghi nhớ một cách máy móc, đơn 27 điệu. Giáo viên có thể xây dựng câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời mà mỗi nội dung trả lời là một nội dung cần ghi nhớ. Chẳng hạn: Giáo viên có thể cho học sinh tổng hợp lại quá trình khai thác ngữ liệu, rút ra nội dung ghi nhớ từ các bài tập của phần nhận xét dựa trên các câu hỏi: - Tính từ là những từ thường chỉ gì? - Tính từ có khả năng kết hợp với những từ nào? -… Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh định nghĩa khoa học của khái niệm trong sách giáo khoa rồi cho học sinh nhắc lại và ghi nhớ.  Bước 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành Phần luyện tập bao gồm các bài tập được xếp theo mức độ từ dễ đến khó để học sinh vận dụng kiến thức vừa học. Mỗi bài tập thường gồm một số bài tập nhỏ đồng dạng. Khi hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cần xác định những định hướng: gợi ý, hướng dẫn học sinh làm chứ không làm thay hoặc phó mặc cho học sinh. Thực hành trong dạy học tính từ có ý nghĩa rất quan trọng. Dạy học thực hành có hiệu quả mới có thể thực hiện được mục tiêu đầu tiên của Chương trình tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Các bài tập thực hành của phần Luyện tập chủ yếu thuộc 2 dạng: nhận diện và vận dụng sáng tạo (vận dụng lý thuyết đã học để phân định tính từ). Với bài tập nhận diện: bài tập dạng này cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu học sinh phân tích, xác định, nhận diện tính từ cho sẵn. Bài tập này có mục đích là cụ thể hóa khái niệm trên những tài liệu mới, giúp học sinh củng cố nhận thức về kiến thức lý thuyết để từ đó có cơ sở làm bài tập vận dụng. 28 Khi thực hành dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tậptheo trình tự: - Giúp học sinh xác định và ôn lại các đặc trưng của khái niệm có liên quan. - Vận dụng khái niệm đó vào ngữ liệu của bài tập, từ đó xác định kiến thức cần nhận diện, phân tích. - Phân tích các đặc điểm của đối tượng vừa tìm được và đối chiếu với đặc trưng của khái niệm. Qua đó củng cố thêm khái niệm của bài học. - Với bài tập vận dụng sáng tạo: đây là những bài tập khó đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức lý thuyết đã học một cách chắc chắn, linh hoạt và sáng tạo để làm các bài tập tổng hợp, phân định nhiều từ loại một lúc, phân định trong các trường hợp chuyển loại của tính từ. Các bài tập vận dụng sáng tạo không bị quy định bởi mẫu câu hoặc cấu trúc có sẵn nào. Giáo viên có thể xây dựng bài tập phân định những từ trong lời nói, trong các văn bản mà học sinh khó xác định, dễ làm nhầm lẫn. Bài tập này có nhiệm vụ đưa những hiểu biết lý thuyết của học sinh vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, rèn luyện năng lực lời nói cho học sinh. Bài tập này khi dạy, giáo viên cần lưu ý có biện pháp dạy học linh hoạt và phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho học sinh. 2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng hệ thống bài tập về tính từ Thời gian cho phần luyện tập bao giờ cũng nhiều hơn thời gian cho phần cung cấp khái niệm. Để đáp ứng đúng định hướng và đạt được mục đích, giáo viên cần chú trọng nội dung thực hành (xây dựng các bài tập), không sa đà vào việc nhận diện và phân loại một cách hàn lâm; gắn nội dung dạy học với những tính huống giao tiếp quen thuộc và thực tiễn giao tiếp sinh động hàng ngày để học sinh sử dụng tính từ đúng trong giao tiếp. Khi xây dựng hệ thống bài tập về tính từ cần lứu ý một số điểm sau: - Bài tập đưa ra phải đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và phong 29 phú về mặt hình thức. - Bài tập phải phù hợp với năng lực của học sinh, kích thích được tư duy sáng tạo của học sinh. *Dạng bài tập xác định tính từ Dạng bài tập này yêu cầu học sinh ở mức độ đơn giản là nhận dạng và xác định tính từ trong các câu hay đoạn văn cho trước. Dạng bài này giúp các em ôn lại khái niệm thế nào là tính từ. Ví dụ: Bài 1: Tìm các tính từ trong đoạn thơ sau : Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần bằng bẳng xuống Đầu tiên là mận ngọt Đón môi ta dịu dàng. Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong. (Cao Bằng – Trúc Thông) (Đáp án: cao, ngọt, dịu dàng, thương, thảo, lành, hiền, trong.) Bài 2: Xác định tính từ trong đoạn văn sau: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên: Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng Như miệng em cười đâu đấy thôi. 30 Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. (Theo Thu Hà) (Đáp án: thơm đậm,ngọt, xa, thơm, trong, trắng, xinh, sáng, màu trắng, ngan ngát, đẹp, lộng lẫy, tinh khiết.) *Dạng bài tập xác định tính từ chỉ chất và tính từ quan hệ - Tính từ chỉ chất được hiểu là những tính từ vốn mang ý nghĩa tính chất chứ không phải vay mượn nó ở lớp từ khác. Để rèn cho các em nhận dạng được loại tính từ này ta có thể cho các học sinh xác định, đặt câu và rút ra nhận xét. Ví dụ: Bài 1: Em hãy xác định tính từ trong các câu sau. Em có nhận xét gì về các tính từ vừa tìm được? a. Mai có nước da đẹp. b. Mẹ yêu con rất nhiều. c. Món đồ này rất đắt. d. Lan là một người con gái tốt. Sau khi học sinh xác định được: đẹp, nhiều, đắt, tốt là tính từ, giáo viên cho học sinh nhận xét về các tính từ vừa tìm được: đây là những tính mà bản thân nó đã có ý nghĩa tính chất. Đẹp, tốt: là tính từ có ý nghĩa phẩm chất; nhiều, đắt: là những những tính từ có ý nghĩa về lượng. - Để xác định được tính từ quan hệ, học sinh phải hiểu được tính từ quan hệ là tính từ có ý nghĩa tính chất được vay mượn ở ý nghĩa thực tế của danh từ. Bài 2: Các từ gạch chân dưới đây thuộc từ loại gì? Các từ đó có ý nghĩa gốc thuộc từ loại nào? a. Cô ấy trông rất sang trọng. 31 b. Nhìn cách ăn mặc của anh rất nghệ sĩ. c. Ống quần được xắn lên đến bắp chân trông rất nông dân. d. Cô là con người rất Việt Nam. e. Anh có giọng nói rất Huế. *Dạng bài tập xác định tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ - Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải xác định được đâu là tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và đâu là tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ. Hai loại tính từ này ta có thể dễ dàng phân biệt được: tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ có thể kết hợp được với các phó từ chỉ thang độ: rất, hơi, quá,…. Tính từ không xác định thang độ không kết hợp với các phó từ chỉ thang độ. Bài 1: Em hãy điền các từ rất, hơi, quá, lắm vào dấu … sao cho phù hợp. a. Anh làm như vậy là … quá quắt. b. Cô bé đeo chiếc nơ trên đầu trông … xinh xắn. c. Hôm nay, được mẹ mua cho chiếc cặp mới, em vui …. d. Trời hôm nay đẹp … cậu nhỉ? e. Mẹ mua cho em chiếc áo … đẹp. f. Bạn Lan … dịu dàng. g. Thanh sắt này … cứng. Sau khi làm xong bài tập, giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận các từ đứng trước hoặc sau các phụ từ chỉ mức độ là tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. Bài 2: Các từ gạch chân dưới đây thuộc từ loại nào? Có thể thêm các từ rất, lắm, hơi, quá vào trước hoặc sau từ đó được không? a. Vấn đề chính ở đây là dạy học phải thật hiệu quả. b. Học tập là quyền lợi chung của tất cả mọi người. 32 c. Anh không nên quan tâm đến đời tư của tôi như vậy. d. Quỹ công có được là do sự đóng góp của mọi người. *Dạng bài tập xác định chức vụ cú pháp của tính từ trong câu Dạng bài tập này yêu cầu HS xác định tính từ đảm nhiệm chức vụ gì trong câu. Nó sẽ sẽ giúp học sinh củng cố lại những kiến thức về chức vụ cú pháp của tính từ. Bài tập: Xác định chức vụ cú pháp của các tính từ dưới đây. a. Cô bé ấy rất xinh đẹp. b. Điềm đạm là tính cách của cụ. c. Bạn Hà trả lời lưu loát. d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (Đáp án: a. xinh đẹp là vị ngữ; b. Điềm đạm là chủ ngữ; c. lưu loát là bổ ngữ; d. Tốt là chủ ngữ) *Dạng bài tập sử dụng tính từ đặt câu Dạng bài tập này yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức về tính từ và kiến thức về câu. Học sinh phải vận dụng được những từ đã cho để đặt câu sao cho đúng ngữ pháp và được chọn lọc về mặt ngôn từ. Ví dụ: Bài 1: Hãy đặt câu với những tính từ sau: sắc sảo, gian dối, dịu hiền, tử tế, tím biếc, trắng tinh, ngọt lịm, thơm phức, đắng cay. Học sinh có thể đặt câu: a. Cô gái có vẻ rất thông minh và sắc sảo. b. Gian dối là một điều khó chấp nhận trong cuộc sống. c. Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền. d. Anh ta khá tử tế. Bài 2: Xác định tính từ trong đoạn thơ sau và đặt câu với mỗi từ tìm được. 33 - Mẹ ơi, con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió Gió xanh miền trung du Gió hồng vùng đất đỏ Gió đen hút đại ngàn Mấp mô triền núi đá… Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền. Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa Lóa màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Con làm sao ôm hết Mùi hoa huệ ngạt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại. (Tuổi Ngựa – Xuân Quỳnh) Học sinh xác định được các tính từ: xanh, hồng, đỏ, đen, mấp mô, màu trắng, ngạt ngào, xôn xao và đặt câu với các tính từ đặt được. Ví dụ: Lá xanh trên cành cây cao. Hồng là màu yêu thích của các bé gái. 2.3. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn Tính từ là một phần kiến thức khá lí thú trong tiếng Việt nhưng vô cùng phức tạp, do vậy dạy tính từ không chỉ dạy trong phân môn Luyện từ và câu mà phải dạy trong cả các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn. 34 Kết hợp dạy tính từ xen trong các phân môn khác sẽ giúp học sinh không những củng cố được kiến thức về tính từ mà còn mở rộng thêm cho học sinh những tính từ mà các em chưa biết. Phân môn Tập đọc là một phân môn hỗ trợ rất tốt cho việc rèn luyện tính từ của học sinh. Thông qua các bài Tập đọc học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ, bài văn...Các em hiểu tác dụng của cách sử dụng tính từ đặt câu, vận dụng tính từ để nói, để viết sao cho hay, có hình ảnh. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng tính từ để đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen sử dụng tính từ phù hợp, đúng văn cảnh. Trong một bài tập đọc, giáo viên nên lồng ghép cho học sinh xác định những tính từ có trong bài và đặc biệt là phải giải nghĩa từ một các thiết thực nhất để học sinh hiểu được tính từ đó. Qua đó, các em sẽ biết và hiểu thêm về tính từ đó và cách sử dụng tính từ để vận dụng vào cuộc sống. Ví dụ: bài tập đọc “Cánh diều tuổi thơ” (Tiếng Việt 4 tập 1, tr.146) Khi luyện đọc, giáo viên sẽ lưu ý học sinh những từ: mềm mại, vi vu, trầm bổng, huyền ảo, … giáo viên sẽ cho học sinh xác định từ loại của các từ trên và đặc biệt chú ý giải nghĩa từ cho học sinh hiểu ý nghĩa của từ. Huyền ảo: là đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư. Những từ ngữ trên làm cho câu văn trở nên có hình ảnh hơn, “Cánh diều mềm mại như những cánh bướm” ta có thể thấy được sự chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển của cánh diều trên bãi cỏ xanh mởn. Giáo viên có thể cho học sinh sử dụng những từ ngữ này để thực hành đặt câu luôn tại lớp. Khi được thực hành trực tiếp trong các bài tập đọc, khả năng ghi nhớ của học sinh về ý nghĩa của tính từ và cách sử dụng tính từ sẽ được nâng cao. Cùng với đó, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với những kiến thức về tính từ (giúp cho câu văn có hình ảnh) hơn và vận dụng nó vào thực tế nhiều hơn. 35 Phân môn Chính tả là một phân môn rèn cho học sinh kĩ năng về viết. Những bài chính tả trong chương trình Tiểu học là những đoạn văn hay những bài thơ có ý nghĩa giáo dục và giàu hình ảnh. Kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ qua phân môn Chính tả là một biện pháp tốt để học sinhrèn luyện kĩ năng xác định tính từ cũng như sử dụng nó trong câu văn sao cho hay. Khi dạy học chính tả, giáo viên có thể kết hợp cho học sinh xác định tính từ và tác dụng của việc sử dụng tính từ đó trong câu văn hoặc câu thơ. Ví dụ: Chính tả “Khói chiều” (Tiếng Việt 3 – tập 2, tr.75) Sau khi cho học sinh viết chính tả, giáo viên hỏi: em hãy xác định cho cô những từ chỉ đặc điểm của vật, sự vật xuất hiện trong bài thơ chúng ta vừa viết? Học sinh hoàn toàn có thể xác định những từ chỉ đặc điểm như: vàng, nhẹ nhàng. Tác dụng của việc sử dụng những từ chỉ đặc điểm này là làm cho người đọc hình dung được cảnh vật xung quanh nơi tác giả đang miêu tả. Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tế. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, việc kết hợp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh qua phân môn này là rất khả quan, các em sẽ được sử dụng tính từ để đặt câu sao cho câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và được chọn lọc về mặt ngôn từ. Trong một tiết tập làm văn, giáo viên cho học sinh khai thác ngữ liệu cho sẵn trong SGK hoặc giáo viên có thể đưa ra những ngữ liệu mẫu để hỗ trợ, định hướng bài làm cho học sinh. Giáo viên lồng ghép cho học sinh xác định những tính từ có trong ngữ liệu và hướng dẫn học sinh hiểu được tác dụng của việc sử dụng những tính từ đó trong bài văn. Từ đó, học sinh hiểu được ý nghĩa của những tính từ cho bài văn, các em có thể vận dụng ngay những tính 36 từ đó trong bài văn của mình một cách sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên nên gợi mở cho các em hướng đến những tính từ giàu hình ảnh ngoài ngữ liệu để đưa vào bài văn. Như vậy, việc tích hợp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho HSTH qua phân môn Tập làm văn không những giúp các em viết được những câu văn hay mà còn rèn cho các em sử dụng tính từ một cách chọn lọc. Ví dụ: Tiết Tập làm văn “Ôn tập về tả đồ vật” (lớp 5 – tập 2, tr.63) Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu. Chiếc áo của bạn nhỏ được miêu tả bằng những từ ngữ nào? (chiếc áo dày mịn, màu cỏ úa, xinh xinh, trông rất oách, dễ thương,…) những từ ngữ ấy có tác dụng gì? (cho ta biết đặc điểm, tính chất của chiếc áo, tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc áo). Từ việc phân tích ngữ liệu mẫu trên, giáo viên gợi ý cho học sinh vận dụng và sáng tạo trong việc sử dụng tính từ để viết bài văn miêu tả đồ vật thật sinh động. Việc lồng ghép rèn luyện kĩ năng sử dụng tình từ cho học sinh vào các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu mà một biện pháp hoàn toàn khả quan và có thể thực hiện được. Qua đó, học sinh không chỉ đạt được mục tiêu của từng phân môn mà còn rèn luyện được khả năng nhận diện cũng như sử dụng tính từ vào làm bài tập và viết văn bản. 2.4. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học khá hiệu quả, việc áp dụng trò chơi học tập vào dạy học giúp học sinh rất hứng thú. Để tránh sự khô khan, nhàm chán trong các tiết học dạy học về tính từ, giáo viên cần tổ chức các trò chơi học tập trong giờ học giúp các em hiểu hơn ý nghĩa kiến thức mình đang học từ đó tạo hứng thú hơn trong việc thu nhận kiến thức của các em. So với các phương pháp học tập khác thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất. Tận dụng thế mạnh của phương pháp trò chơi học tập là một biện pháp có thể đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh 37 tiểu học. Thông qua trò chơi học tập học sinh sẽ được củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ vì nó bắt buộc các em phải động não để đáp ứng được yêu cầu của trò chơi, nhờ đó các em sẽ phát triển được trí óc, sự nhanh nhạy của bản thân trong việc sử dụng từ ngữ. Khi học sinh được trực tiếp tham gia trò chơi, việc ghi nhớ và vận dụng tính từ trong học tập cũng như trong cuộc sống sẽ giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn và vận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực hơn. Khi thiết kế các trò chơi học tập về dạy học tính từ, ta cần: - Xác định được mục đích tổ chức trò chơi - Xác định nội dung kiến thức (Nội dung kiến thức phải phù hợp với đối tượng chơi). - Xác định đối tượng chơi. - Xây dựng trò chơi (cách chơi, luật chơi, các phân định kết quả) - Dự kiến tình huống sư phạm. Khi thực hiện trò chơi, giáo viên lưu ý phải đảm bảo được yếu tố công bằng trong trò chơi, như vậy mới kích thích tính tích cực của học sinh. Ví dụ: Bài “Tính từ (tiếp theo)” (Tiếng Việt 4 – tập 1, tr.123) Trong bài dạy này, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi vào phần củng cố bài học. Trò chơi: “Bắn tên” - Mục đích trò chơi: củng cố từ loại tính từ cho học sinh. - Nội dung kiến thức: tính từ, các tiểu loại của tính từ. - Đối tượng: Học sinh lớp 4 - Cách chơi: Giáo viên sẽ là người quản trò, khi giáo viên hô “bắn tên bắn tên” học sinh sẽ đáp “tên gì tên gì” giáo viên sẽ gọi tên một bạn bất kì trong lớp. Bạn được giáo viên gọi tên sẽ phải đứng lên và nói được một tính từ về bản thân (gầy, béo, cao, bé, xinh, đanh đá,…). Ngay sau khi bạn ấy đã nói được thì tiếp tục sẽ là người được “bắn tên” và có thể gọi tên bất cứ bạn 38 nào. Bạn nào được gọi tên không thể đưa ra được một tính từ của bản thân thì sẽ bị phạt. - Tiến hành tổ chức chơi: + Giáo viên phổ biến luật chơi + Giáo viên cho học sinh chơi + Giáo viên phân định kết quả, có hình thức phạt với những bạn không đưa ra được tính từ theo yêu cầu. + Giáo viên tổng kết lại nội dung bài học. 39 Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đề tài đã tập trung, nghiên cứu chỉ ra các cơ sở lí luận cũng như thực tiễn của đề tài, từ đó đưa ra một số biện pháp với mục đích góp phần rèn luyện, nâng cao năng lực sử dụng từ loại nói chung và từ loại tính từ của học sinh Tiểu học. Từ những nội dung lí thuyết và thực trạng kĩ năng sử dụng tính từ của HS và một số biện pháp dạy học được đưa ra ở chương 2, tôi đi vào thiết kế một số giáo án thực nghiệm sử dụng một số biện pháp tích cực vào quá trình dạy học từ loại tính từ trong phân môn Luyện từ và câu nhằm kiểm tra và chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tôi lấy các số liệu về kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của các em HS trước và sau khi áp dụng giáo án thể nghiệm vào trong giờ dạy học Luyện từ và câu. Nếu các biện pháp đề xuất trong các giáo án mang lại kết quả cao hơn tức là HS đã có kĩ năng tốt hơn, kiến thức của các em được nâng cao thì như vậy có nghĩa là các biện pháp đề xuất trong đề tài mang tính khả thi, khẳng định sự đóng góp của đề tài vào việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho HS. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm Nghiên cứu để lựa chọn đối tượng thực nghiệm và nội dung thực nghiệm. Xây dựng thiết kế bài dạy, chuẩn bị các điều kiện, thiết bị phục vụ bài dạy. Tiến hành thực nghiệm theo thiết kế với nội dung, phương pháp và quy trình của người thực nghiệm và giờ dạy đối chứng theo nội dung, phương pháp, quy trình đang sử dụng. Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả thực nghiệm thu được, rút ra kết luận. 40 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm - Lớp 3A1 và lớp 3A2 trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. - Lớp 4A6 và lớp 4A7 trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. 3.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm - Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên đối tượng học sinh lớp lớp 3 và lớp 4 trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. - Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm tại Trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. 3.5. Điều kiện thực nghiệm Dựa vào trình độ của giáo viên cũng như các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp lớp 3 và lớp 4 mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở những điều kiện sau: - Giáo viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau (Đại học hoặc Cao đẳng). - Giáo án ở lớp đối chứng là do GV tự soạn. - Giáo án ở lớp thực nghiệm là do tôi soạn. - HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng có độ tuổi tương đương nhau, trình độ nhận thức và tâm lý của học sinh tương đương nhau. 3.6. Tổ chức thực nghiệm 3.6.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm Để cho việc thực hiện thể nghiệm được tốt, chúng tôi đã tiến hành: gặp gỡ GV, thăm lớp, trao đổi với GV và tiếp xúc với HS trước khi tiến hành thực nghiệm. Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tính từ để có phương hướng thực nghiệm rõ ràng hơn. Tiến hành lập kế hoạch dạy học theo biện pháp của tôi. 41 Cùng với GV chuẩn bị thực hiện các giáo án đã đề xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Tôi đã nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành xong bài dạy bằng hình thức khảo sát trực tiếp qua các phiếu hỏi. Qua kết quả bài làm của học sinh, người thực nghiệm đánh giá khả năng nắm kiến thức ngữ pháp và kỹ năng thực hành của học sinh. Chúng tôi xếp loại học sinh sau khi thực nghiệm và đối chứng như sau: - Giỏi: học sinh xác định được từ 30 – 40 tính từ trong các từ đã cho trong phiếu. - Khá: học sinh xác định được từ 20 – 29 tính từ trong các từ đã cho trong phiếu. - Trung bình: học sinh xác định được từ 19 từ trở xuống. 3.6.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn và thiết kế hai giáo án thực nghiệm về dạy học tính từ cho học sinh tiểu học, trong đó một giáo án lớp 3 với dạng bài luyện tập và giáo án lớp 4 với dạng bài lí thuyết. Đó là hai bài dạy: - Bài Luyện từ và câu: ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? ( SGK Tiếng Việt 3 tập 1 – trang 117 – tuần 14). - Bài Luyện từ và câu: tính từ (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – trang 110 – tuần 11). Trong đó, với khối 3 chúng tôi chọn lớp 3A1 là lớp đối chứng và lớp 3A2 là lớp thực nghiệm do cô giáo Lê Thị Kim Oanh giảng dạy. Với khối 4, chúng tôi chọn lớp 4A6 là lớp đối chứng và lớp 4A7 là lớp thực nghiệm do cô giáo Vũ Thị Nhung giảng dạy. 3.6.3. Tổ chức thực nghiệm 42 Giáo án thực nghiệm Tên bài dạy: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? (Tuần 14, tr.117, sách Tiếng Việt 3, tập 1) I. Mục tiêu - Kiến thức: + Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: nhận biết và xác định được từ chỉ đặc điểm, vận dụng những hiểu biết của bản thân về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh. + Ôn kiểu câu “Ai thế nào?”: tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Và thế nào? - Kĩ năng: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận diện và xác định từ chỉ đặc điểm chính xác, kĩ năng tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”. - Thái độ: học sinh hứng thú học tập tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương, đất nước. II. Đồ dùng và phƣơng tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ -Em hãy đặt câu với các từ ngữ sau: đen nhánh, điềm đạm, mũm mĩm, hiền lành. -3 – 4 HS đặt câu với các từ - GV yêu cầu 3 – 4 học sinh đặt câu. đã cho. - HS lắng nghe - GV nhận xét. 2. Dạy – học bài mới 43 a. Giới thiệu bài -HS lắng nghe - Từ chỉ đặc điểm chúng ta đã được học từ lớp 2, trong bài học hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại loại từ này và ôn lại kiểu câu Ai thế nào? b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. Bài 1. -GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Đề bài yêu cầu: tìm các từ -GV hỏi: đề bài yêu cầu chúng ta làm chỉ đặc điểm trong những gì? câu thơ sau. - Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ tính tình, hình dạng, -GV hỏi: từ chỉ đặc điểm là những từ như thế nào? màu sắc,… của người, vật. - HS thảo luận theo nhóm 4. - Vậy các em hãy thảo luận theo nhóm 4 rồi xác định các từ chỉ đặc điểm - Đại diện nhóm lên trình trong đoạn thơ. bày kết quả nhóm mình. - GV mời đại diện các nhóm lên trình Các từ chỉ đặc điểm là: bày kết quả nhóm mình trước lớp. xanh, xanh mát, bát ngát, Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ xanh ngắt. sung cho nhóm bạn. -HS nhận xét. - Từ chỉ đặc điểm tìm được -GV kết luận. - GV: em có nhận xét gì về các từ chỉ ở bài tập 1 là những từ chỉ đặc điểm mà chúng ta vừa tìm được? màu sắc, không gian. 44 - GV kết luận: từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ màu sắc, mùi vị, tính chất, hình dạng. kích thước,…của sự - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. vật. Bài 2. - GV yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Đề bài yêu cầu: trong những câu thơ sau, các sự - GV hỏi: đề bài yêu cầu chúng ta làm vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào? gì? -Chúng ta phải xác định được các sự vật. - Chúng ta phát hiện ra các - Trước tiên chúng ta phải làm gì? sự vật được so sánh qua từ “như”. - Chúng ta có thể phát hiện các sự vật được so sánh qua từ nào? - Tiếng suối và tiếng hát. Tiếng suối với tiếng hát về đặc điểm “trong”. - Ví dụ: phần a) sự vật ở đây được so -Âm thanh của tiếng suối sánh là những sự vật nào? Sự vật đó không bị pha lẫn với các âm được so sánh với nhau về đặc điểm thanh khác, nghe rất trong nào? và vang xa như tiếng hát. - Tác giả so sánh như vậy có tác dụng -HS làm bài tập vào vở. gì? - 2 – 3 HS lên bảng làm bài - Tương tự như vậy, các em hãy tìm các sự vật được so sánh trong phần 45 tập. b) Ông hiền hạt gạo b) và phần c) và làm bài tập vào vở. - GV mời 2 – 3 HS trình bày bài trên bảng. Bà hiền suối trong c)Nước cam vàng mật ong. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. - GV kết luận: qua bài tập 2 chúng ta thấy rằng khi so sánh cách sự vật với nhau, nó cần phải có đặc điểm chung - 1HS đọc yêu cầu đề bài. nhất định. - Chúng ta đã học kiểu câu: Bài 3. Ai là gì? Ai làm gì? Và Ai - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. thế nào? - GV hỏi: chúng ta đã được học những kiểu câu gì? - HS lắng nghe. - Các em hãy dùng bút chì gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (con gì, cái gì)?” bằng một nét gạch và gạch hai gạch cho bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”. - HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài tập vào vở. - HS lắng nghe, chữa bài - Cả lớp làm vào vở, mời 3 bạn lên bảng, mỗi bạn thực hiện một phần. - GV nhận xét. a) Anh Kim Đồng là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? 46 của mình. nhanh trí và dũng cảm là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào? b) Những hạt sương sớm là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? long lanh như những bóng đèn pha lê là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào? c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? -HS lắng nghe. đông nghịt người là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào? 3.Củng cố, dặn dò Trò chơi “bắn tên” -GV phổ biến luật chơi: cô là người quản trò, khi cô hô “bắn tên, bắn tên” chúng ta sẽ trả lời “tên gì, tên gì”, cô sẽ gọi tên một bạn bất kì trong lớp và ngay lập tức bạn đó phải trả lời thật - HS chơi trò chơi. nhanh 1 từ chỉ đặc điểm. Bạn nào trả - HS lắng nghe. lời được thì có quyền là người quản trò tiếp tục bắn tên các bạn. Bạn nào không trả lời được sẽ chịu phạt. -GV tổ chức trò chơi. - GV nhận xét tiết học. 47 Tên bài dạy: Tính từ (tuần 11, tr 110, SGK Tiếng Việt 4,tập 1) I.Mục tiêu - Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là tính từ, tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. HS tìm được tính từ trong đoạn văn. Biết cách sử dụng tính từ khí nói và viết. - Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận diện đâu là tính từ cho HS. - Thái độ: HS yêu thích tiếng Việt, ham học hỏi hệ thống từ loại của tiếng Việt, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng – phƣơng tiện dạy học - Bảng phụ kẻ sẵn cho bài tập 2. III.Các hoạt động dạy - học TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu: Hãy đặt câu với các từ - HS lên bảng đặt câu. sau: bé nhỏ, đẹp đẽ, nhanh nhẹn. -GV hỏi: các từ trên thuộc vào những từ - Các từ trên là những từ chỉ gì mà chúng ta đã được học? đặc điểm. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài - GV giới thiệu: những từ trên chúng ta đã được biết với vai trò là các từ chỉ đặc -HS lắng nghe. điểm, bài học hôm nay chúng ta sẽ học về những từ này nhưng với một tên gọi mới đó là tính từ. Vậy tính từ là những từ như thế nào? Chúng có đặc điểm gì? Chúng ta cùng vào bài để tìm hiểu. 48 a. Nhận xét Bài 1 + bài 2. - GV yêu cầu 1 HS đọc to truyện “Cậu - HS đọc bài tập 1. học sinh ở Ác-boa”. HS còn lại đọc - 1HS đọc phần chú giải SGK. thầm bài. - GV yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải SGK trang 110. - Câu chuyện kể về nhà bác - GV hỏi: câu chuyện chúng ta vừa đọc kể về ai? học nổi tiếng Lu-i Pa-xtơ. -Bài tập yêu cầu tìm các từ - GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập trong truyện ở bài 1. 2. - GV: bài tập yêu cầu gì? - Để tìm được từ mà đề bài yêu cầu chúng ta cần đọc kĩ yêu cầu đề bài từng phần. Ví dụ: a) bài yêu cầu chúng ta tìm các từ chỉ tính tình, tư chất của - Ta tìm thấy những từ miêu tả cậu bé Lu-i, vậychúng ta cần phải tìm tính tình của Lu-i ở câu cuối những chi tiết viết về tính tình của cậu của truyện, đó là: chăm chỉ bé. Bạn nào cho cô biết chúng ta tìm và giỏi. thấy những từ này ở câu nào? - HS thảo luận cặp đôi làm bài tập. - Tương tự như vậy, chúng ta hãy thảo luận cặp đôi và trình bày vào phiếu học tập các phần còn lại. - b) màu sắc của những chiếc cầu: trắng phau. -GV yêu cầu đại diện HS trình bày kết Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám. - c) thị trấn: nhỏ, vườn nho: quả thảo luận. 49 con con, những ngôi nhà: nhỏ bé, dòng sông: hiền hòa, da của thầy Rơ-nê: nhăn - GV nhận xét nheo. - HS lắng nghe. -GV kết luận: Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điển của sự vật được - 1 HS đọc đề bài. gọi là tính từ. Bài 3. - GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - GV viết cụm từ “đi lại vẫn nhanh nhẹn” lên bảng. - Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ “đi lại”. - Các em cùng đọc cụm từ này và cho cô biết từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - Từ “nhanh nhẹn” diễn tả dáng đi hoạt bát. - Từ “nhanh nhẹn” diễn tả dáng đi như thế nào? - GV đưa ra kết luận: Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái…. - Tính từ là từ miêu tả đặc - GV hỏi: vậy bạn nào cho cô biết, tính điểm, tính chất của sự vật. hoạt động trạng thái… từ là gì? b.Ghi nhớ 50 - GV yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ - - HS đọc ghi nhớ. SGK trang 111. - HS đặt câu chứa tính từ. -GV yêu cầu cả lớp HS đọc đồng thanh. - Chúng ta đã được học về tính từ, mời một bạn đặt cho cô câu có chứa tính từ? -GV nhận xét. - 1HS đọc đề bài. c. Luyện tập - Đề bài yêu cầu tìm tính từ - GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1. trong các đoạn văn. - GV hỏi: đề bài yêu cầu gì? -GV hướng dẫn HS dựa vào định nghĩa tính từ vừa học áp dụng vào làm bài tập. Ví dụ: ở phần a) ta tìm được tính từ gầy gò. - HS làm bài tập. - Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS tự tìm tính từ còn lại trong bài. - Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV ví dụ: a) bạn Lan lớp em rất xinh đẹp. - GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở. - HS làm bài tập vào vở. 3. Củng cố, dặn dò - GV đưa ra một số bài tập củng cố lại kiến thức về tính từ. - GV hỏi: thế nào là tính từ? - Tính từ là những từ miêu tả - Dặn dò HS về nhà thuộc ghi nhớ. đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. 51 3.7. Kết quả thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh và thu được kết quả, tổng hợp lại thành bảng số liệu sau: Lớp 3A1 (35 HS – lớp đối Lớp 3A2 (35 HS - lớp thực chứng) nghiệm) Kết quả Số lượng % Số lượng % Giỏi 20 57,1% 27 77,1% Khá 5 14,3% 5 14,3% TB 10 28,6% 3 8,6% Bảng 1: Kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối lớp 3 Lớp 4A6 (35 HS – lớp đối Lớp 4A7 (35 HS – lớp thực chứng) nghiệm) Kết quả Số lượng % Số lượng % Giỏi 13 37,1% 20 57,1% Khá 13 37,1% 9 25,7% TB 9 25,7% 6 17,1% Bảng 2: Kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 4. Dựa vào hai bảng trên, ta có thể nhận thấy kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt khá rõ rệt. Ở khối 3, ta thấy ở lớp đối chứng học sinh xác định ở mức trung bình còn khá nhiều chiếm 28,6%. Nhưng ở lớp thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả khá khả quan, học sinh nhận dạng và sử dụng tính từ ở mức độ giỏi tăng lên và học sinh xác định ở mức độ trung bình chỉ còn 8,6%. Như vậy, thực 52 nghiệm đã mang lại một kết quả khá tốt và có thể tin tưởng được. Ở khối 4, ta cũng thấy được sự khác biệt giữa hai lớp. Lớp thực nghiệm có số học sinh nhận dạng và sử dụng tính từ ở mức độ giỏi cao hơn hẳn số học sinh ở lớp đối chứng, chiếm 57,1%. Số học sinh ở mức độ khá và trung bình của lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng, số HS trung bình của lớp đối chứng vẫn còn 25,7%; lớp thực nghiệm số học sinh ở mức trung bình chỉ còn lại 6 HS, chiếm 17,1%. Như vậy, chúng tôi thấy rằng sau một thời gian tiến hành thực nghiệm thì kết quả đạt được như sau: Kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ đã có chiều hướng đi lên tích cực, các em hứng thú tham gia tiết học Luyện từ và câu, rất sôi nổi và vui tươi. Những kết quả thu được ở trên đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà tôi đề xuất. Đề tài hoàn toàn có thể vận dụng vào việc dạy – học tính từ của giáo viên cũng như học sinh trong trường tiểu học và rèn luyện được kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học. 53 KẾT LUẬN Từ loại là một mảng kiến thức quan trọng và khó của tiếng Việt, để tìm hiểu sâu về từ loại đối với học sinh lứa tuổi Tiểu học là một vấn đề còn khá khó khăn. Việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại nói chung và tính từ nói riêng là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học vì trên thực tế dạy học luôn gặp những khó khăn và tồn tại nhất định. Ðể nắm bắt được điều này, tôi đã khảo sát thực tế giảng dạy cũng như kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học để thu thập những thông tin cần thiết. Từ đó, tôi đã tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học và kĩ năng năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học. Khi đã nắm đầy đủ những tồn tại và khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy và học, tôi bắt đầu đầu tư nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ cho các em. Cụ thể trong đề tài này tôi đã đề xuất một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học đó là: - Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên và học sinh - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng hệ thống bài tập về tính từ - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn - Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập Ðể khẳng định hiệu quả của những biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm . Mặc dù những biện pháp đề xuất còn mang tính chủ quan nhưng qua thực nghiệm, các biện pháp ấy cũng đã bước đầu mang lại hiệu quả đáng tin cậy. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2012), Giáo trình Tiếng Việt 3, Nxb Đại học Sư phạm. 2. Lê A, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục. 4. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục. 5. Diệp Quang Ban (2008) Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 6. Lê Biên (1999), Từ loại Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp Tiếng Việt – từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên Nghiệp. 9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 10.Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm. 11.Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) – Nguyễn Văn Hiệp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12.Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình sau năm 2000, Nxb Giáo dục. 13.Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5, Nxb Giáo dục. 55 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỐ 1 Thời gian: 15 phút Họ và tên:………………………………..Lớp:…………. Em hãy gạch chân dưới những tính từ mà em biết trong đoạn thơ sau: - Mẹ ơi, con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió Gió xanh miền trung du Gió hồng vùng đất đỏ Gió đen hút đại ngàn Mấp mô triền núi đá… Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền. Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa Lóa màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Con làm sao ôm hết Mùi hoa huệ ngạt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại. (Tuổi Ngựa – Xuân Quỳnh) 56 PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỐ 2 (thời gian: 25 phút) Họ và tên:…………………………..Lớp:……………… Em hãy dùng các tính từ mà em biết để đặt câu theo nội dung sau: 1. Chỉ đặc điểm của học sinh ví dụ: Chúng em đang học bài rất chăm chỉ. …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 2. Chỉ đặc điểm của giáo viên Ví dụ: Cô giáo em đang giảng bài hăng say. …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 3. Chỉ đặc điểm của bố, mẹ Ví dụ: Mẹ em rất hiền. …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 4. Chỉ đặc điểm của bản thân, anh, chị, em trong gia đình Ví dụ: Chị gái em rất gầy. …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 5. Chỉ đặc điểm lao động, sản xuất Ví dụ: Các cô công nhân đi làm rất đông. …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………......... 57 PHIẾU THỰC NGHIỆM Họ và tên:……………………………….. Lớp:……………………………………… Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm (tính từ) trong các từ sau: Già nua, ông lão, sinh sự, lách tách, bước đi, bé bỏng, cô gái, yếu đuối, nhỏ xinh, chạy, gầy guộc, mạnh mẽ, cày, xanh ngắt, xúc động, tốt, trân trọng, mỉm cười, cáu gắt, cũ kĩ, dép guốc, vấn vương, ngay ngắn, lưu trữ, chiếc ghế, khuyên răn, lo lắng, bạc màu, cuộc họp, mệt mỏi, gian truân, trận chiến, đau khổ, mềm mỏng, mũi thuyền, hài hước, vui vẻ, đường hầm, nhỏ nhắn, cơn mưa, cái lọ, đồ sộ, lạch bạch, vịt con, lều khều, con người, cao vút, mỏng manh, lạnh buốt, thời tiết, nóng nực, gọi điện, ngột ngạt, mảnh mai, nói chuyện, xa xôi, trắc trở, ăn cơm, cắc cớ, kiêu ngạo,nghe ngóng, tốt, tính cách, gặp gỡ, liên lạc, long lanh, chăm chỉ, ăn nói, hàn gắn. 58 [...]... cứu Các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học 4 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong tìm ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh qua đó nâng cao khả năng sử dụng tính từ cho HSTH 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận cho đề tài - Các biện pháp rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học - Thực nghiệm... xác từ loại tính từ và biết vận dụng để đặt câu.Tuy nhiên, học sinh vẫn chưa nắm vững kiến thức về từ loại này và vận dụng một cách triệt để từ loại này vào cuộc sống Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học là cần thiết để học sinh có thể vận dụng vào thực hành các bài tập tính từ và lấy đó làm nền tảng cho cấp học sau 20 Chƣơng 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN, NÂNG CAO KĨ NĂNG... dung về tính từ chưa được khai thác sâu để học sinh hiểu rõ kiến thức này để vận dụng nó vào các bài tập và sử dụng tính từ trong học tập cũng như trong đời sống Qua đây, chúng tôi nhìn nhận được vấn đề cần phải được xem xét và nghiên cứu để đưa ra được các biện pháp phù hợp nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học 1.3.2 Thực trạng xác định và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học Qua... thực từ với hư từ, thực từ có khả năng này, hư từ không có khả năng này Ví dụ: Tính từ, động từ, danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ Nhưng quan hệ từ, phụ từ lại không có khả năng này - Có khả năng kết hợp với những hư từ chuyên dùng để xác định từ loại cho từ đang được xét Hư từ được dùng để xác định từ loại cho một từ nào đó được gọi là từ chứng (từ làm... 39% tính từ trong phiếu chiếm 6,9% b Tỉ lệ học sinh nhầm lẫn các từ loại khác là tính từ Có 18% học sinh không nhầm lẫn khi xác định tính từ trong phiếu, chiếm 42% tổng số học sinh tham gia khảo sát Có 15 học sinh nhầm lẫn từ 1% - 10% các từ loại khác là tính từ trong phiếu, chiếm 35% Có 3 học sinh nhầm lẫn từ 11% - 20% các từ loại khác là tính từ trong 19 phiếu, chiếm 6,9% Có 2 học sinh nhầm lẫn từ. .. tình huống phát sinh trong quá trình dạy học tính từ, những hiện tượng ngôn ngữ không nằm trong bài học Từ đó, giáo viên mới có thể nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng nên những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp học sinh nhận diện, rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh 2.1.2 Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về tính từ Để đạt được kết quả cao trong dạy học tính từ cho học sinh thì một... học sinh khó xác định, dễ làm nhầm lẫn Bài tập này có nhiệm vụ đưa những hiểu biết lý thuyết của học sinh vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, rèn luyện năng lực lời nói cho học sinh Bài tập này khi dạy, giáo viên cần lưu ý có biện pháp dạy học linh hoạt và phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho học sinh 2.2 Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng hệ thống bài tập về tính từ. .. các tiểu loại tính từ, giáo viên phải tổ chức sao cho học sinh hiểu được thế nào là tính từ tuyệt đối, tính từ xác định thang độ… Trong SGK tiếng Việt ở tiểu học, những nội dung này không được trình bày chi tiết, rõ ràng như dạy về từng tiểu loại của tính từ mà thông qua các bài tập trong SGK, giáo viên giúp học sinh nhận biết từng tiểu loại tính từ Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về tính từ tốt,... NĂNG SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên và học sinh 2.1.1 Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên tiểu học Giáo viên là người giữ một vai trò quan trọng trong bất cứ một quá trình giáo dục nào, đồng thời giáo viên cũng là người quyết định tới chất lượng và hiệu quả dạy học trong phân môn Luyện từ và câu nói chung và dạy học về tính. .. yếu đó là học sinh chưa nắm chắc lí thuyết về tính từ như: dấu hiệu nhận biết, đặc trưng của từ loại tính từ, … Rất ít học sinh biết và hiểu về hiện tượng chuyển loại của tính từ Nhiều học sinh chưa phân định được ranh giới của từ nên dẫn đến xác định sai tính từ Hơn nữa, có những từ thuộc từ loại mà học sinh tiểu học không được học nên khi xác định các em xếp chúng thuộc từ loại mà các em đã học Giải

Ngày đăng: 28/09/2015, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan