Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 44)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập

Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học khá hiệu quả, việc áp dụng trò chơi học tập vào dạy học giúp học sinh rất hứng thú. Để tránh sự khô khan, nhàm chán trong các tiết học dạy học về tính từ, giáo viên cần tổ chức các trò chơi học tập trong giờ học giúp các em hiểu hơn ý nghĩa kiến thức mình đang học từ đó tạo hứng thú hơn trong việc thu nhận kiến thức của các em. So với các phương pháp học tập khác thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất.

Tận dụng thế mạnh của phương pháp trò chơi học tập là một biện pháp có thể đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh

tiểu học. Thông qua trò chơi học tập học sinh sẽ được củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ vì nó bắt buộc các em phải động não để đáp ứng được yêu cầu của trò chơi, nhờ đó các em sẽ phát triển được trí óc, sự nhanh nhạy của bản thân trong việc sử dụng từ ngữ. Khi học sinh được trực tiếp tham gia trò chơi, việc ghi nhớ và vận dụng tính từ trong học tập cũng như trong cuộc sống sẽ giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn và vận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực hơn.

Khi thiết kế các trò chơi học tập về dạy học tính từ, ta cần: - Xác định được mục đích tổ chức trò chơi

- Xác định nội dung kiến thức (Nội dung kiến thức phải phù hợp với đối tượng chơi).

- Xác định đối tượng chơi.

- Xây dựng trò chơi (cách chơi, luật chơi, các phân định kết quả) - Dự kiến tình huống sư phạm.

Khi thực hiện trò chơi, giáo viên lưu ý phải đảm bảo được yếu tố công bằng trong trò chơi, như vậy mới kích thích tính tích cực của học sinh.

Ví dụ: Bài “Tính từ (tiếp theo)” (Tiếng Việt 4 – tập 1, tr.123)

Trong bài dạy này, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi vào phần củng cố bài học.

Trò chơi: “Bắn tên”

- Mục đích trò chơi: củng cố từ loại tính từ cho học sinh. - Nội dung kiến thức: tính từ, các tiểu loại của tính từ. - Đối tượng: Học sinh lớp 4

- Cách chơi: Giáo viên sẽ là người quản trò, khi giáo viên hô “bắn tên bắn tên” học sinh sẽ đáp “tên gì tên gì” giáo viên sẽ gọi tên một bạn bất kì trong lớp. Bạn được giáo viên gọi tên sẽ phải đứng lên và nói được một tính từ về bản thân (gầy, béo, cao, bé, xinh, đanh đá,…). Ngay sau khi bạn ấy đã nói được thì tiếp tục sẽ là người được “bắn tên” và có thể gọi tên bất cứ bạn

nào. Bạn nào được gọi tên không thể đưa ra được một tính từ của bản thân thì sẽ bị phạt.

- Tiến hành tổ chức chơi: + Giáo viên phổ biến luật chơi + Giáo viên cho học sinh chơi

+ Giáo viên phân định kết quả, có hình thức phạt với những bạn không đưa ra được tính từ theo yêu cầu.

Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Đề tài đã tập trung, nghiên cứu chỉ ra các cơ sở lí luận cũng như thực tiễn của đề tài, từ đó đưa ra một số biện pháp với mục đích góp phần rèn luyện, nâng cao năng lực sử dụng từ loại nói chung và từ loại tính từ của học sinh Tiểu học. Từ những nội dung lí thuyết và thực trạng kĩ năng sử dụng tính từ của HS và một số biện pháp dạy học được đưa ra ở chương 2, tôi đi vào thiết kế một số giáo án thực nghiệm sử dụng một số biện pháp tích cực vào quá trình dạy học từ loại tính từ trong phân môn Luyện từ và câu nhằm kiểm tra và chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Tôi lấy các số liệu về kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của các em HS trước và sau khi áp dụng giáo án thể nghiệm vào trong giờ dạy học Luyện từ và câu. Nếu các biện pháp đề xuất trong các giáo án mang lại kết quả cao hơn tức là HS đã có kĩ năng tốt hơn, kiến thức của các em được nâng cao thì như vậy có nghĩa là các biện pháp đề xuất trong đề tài mang tính khả thi, khẳng định sự đóng góp của đề tài vào việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho HS.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Nghiên cứu để lựa chọn đối tượng thực nghiệm và nội dung thực nghiệm.

Xây dựng thiết kế bài dạy, chuẩn bị các điều kiện, thiết bị phục vụ bài dạy.

Tiến hành thực nghiệm theo thiết kế với nội dung, phương pháp và quy trình của người thực nghiệm và giờ dạy đối chứng theo nội dung, phương pháp, quy trình đang sử dụng.

Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả thực nghiệm thu được, rút ra kết luận.

3.3. Đối tƣợng thực nghiệm

- Lớp 3A1 và lớp 3A2 trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. - Lớp 4A6 và lớp 4A7 trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

3.4. Thời gian và địa bàn thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên đối tượng học sinh lớp lớp 3 và lớp 4 trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.

- Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thể nghiệm tại Trường Tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.

3.5. Điều kiện thực nghiệm

Dựa vào trình độ của giáo viên cũng như các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp lớp 3 và lớp 4 mà chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở những điều kiện sau:

- Giáo viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau (Đại học hoặc Cao đẳng).

- Giáo án ở lớp đối chứng là do GV tự soạn. - Giáo án ở lớp thực nghiệm là do tôi soạn.

- HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng có độ tuổi tương đương nhau, trình độ nhận thức và tâm lý của học sinh tương đương nhau.

3.6. Tổ chức thực nghiệm

3.6.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm

Để cho việc thực hiện thể nghiệm được tốt, chúng tôi đã tiến hành: gặp gỡ GV, thăm lớp, trao đổi với GV và tiếp xúc với HS trước khi tiến hành thực nghiệm.

Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tính từ để có phương hướng thực nghiệm rõ ràng hơn.

Cùng với GV chuẩn bị thực hiện các giáo án đã đề xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Tôi đã nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành xong bài dạy bằng hình thức khảo sát trực tiếp qua các phiếu hỏi. Qua kết quả bài làm của học sinh, người thực nghiệm đánh giá khả năng nắm kiến thức ngữ pháp và kỹ năng thực hành của học sinh.

Chúng tôi xếp loại học sinh sau khi thực nghiệm và đối chứng như sau: - Giỏi: học sinh xác định được từ 30 – 40 tính từ trong các từ đã cho trong phiếu.

- Khá: học sinh xác định được từ 20 – 29 tính từ trong các từ đã cho trong phiếu.

- Trung bình: học sinh xác định được từ 19 từ trở xuống.

3.6.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn và thiết kế hai giáo án thực nghiệm về dạy học tính từ cho học sinh tiểu học, trong đó một giáo án lớp 3 với dạng bài luyện tập và giáo án lớp 4 với dạng bài lí thuyết.

Đó là hai bài dạy:

- Bài Luyện từ và câu: ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? ( SGK Tiếng Việt 3 tập 1 – trang 117 – tuần 14).

- Bài Luyện từ và câu: tính từ (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – trang 110 – tuần 11).

Trong đó, với khối 3 chúng tôi chọn lớp 3A1 là lớp đối chứng và lớp 3A2 là lớp thực nghiệm do cô giáo Lê Thị Kim Oanh giảng dạy.

Với khối 4, chúng tôi chọn lớp 4A6 là lớp đối chứng và lớp 4A7 là lớp thực nghiệm do cô giáo Vũ Thị Nhung giảng dạy.

Giáo án thực nghiệm

Tên bài dạy: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?

(Tuần 14, tr.117, sách Tiếng Việt 3, tập 1)

I. Mục tiêu

- Kiến thức:

+ Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: nhận biết và xác định được từ chỉ đặc điểm, vận dụng những hiểu biết của bản thân về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.

+ Ôn kiểu câu “Ai thế nào?”: tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Và thế nào?

- Kĩ năng: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận diện và xác định từ chỉ đặc điểm chính xác, kĩ năng tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”. - Thái độ: học sinh hứng thú học tập tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương, đất nước.

II. Đồ dùng và phƣơng tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu. - Phiếu thảo luận nhóm.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ

-Em hãy đặt câu với các từ ngữ sau: đen nhánh, điềm đạm, mũm mĩm, hiền lành.

- GV yêu cầu 3 – 4 học sinh đặt câu.

- GV nhận xét.

2. Dạy – học bài mới

-3 – 4 HS đặt câu với các từ đã cho.

a. Giới thiệu bài

- Từ chỉ đặc điểm chúng ta đã được học từ lớp 2, trong bài học hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại loại từ này và ôn lại kiểu câu Ai thế nào?

b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài 1.

-GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài. -GV hỏi: đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV hỏi: từ chỉ đặc điểm là những từ như thế nào?

- Vậy các em hãy thảo luận theo nhóm 4 rồi xác định các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình trước lớp. Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

-HS nhận xét. -GV kết luận.

- GV: em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm mà chúng ta vừa tìm được?

-HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Đề bài yêu cầu: tìm các từ

chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau.

- Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ tính tình, hình dạng, màu sắc,… của người, vật. - HS thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. Các từ chỉ đặc điểm là: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt. - Từ chỉ đặc điểm tìm được ở bài tập 1 là những từ chỉ màu sắc, không gian.

- GV kết luận: từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ màu sắc, mùi vị, tính chất, hình dạng. kích thước,…của sự vật.

Bài 2.

- GV yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- GV hỏi: đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Trước tiên chúng ta phải làm gì?

- Chúng ta có thể phát hiện các sự vật được so sánh qua từ nào?

- Ví dụ: phần a) sự vật ở đây được so sánh là những sự vật nào? Sự vật đó được so sánh với nhau về đặc điểm nào?

- Tác giả so sánh như vậy có tác dụng gì?

- Tương tự như vậy, các em hãy tìm các sự vật được so sánh trong phần

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Đề bài yêu cầu: trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào? -Chúng ta phải xác định được các sự vật. - Chúng ta phát hiện ra các sự vật được so sánh qua từ “như”.

- Tiếng suối và tiếng hát. Tiếng suối với tiếng hát về đặc điểm “trong”.

-Âm thanh của tiếng suối không bị pha lẫn với các âm thanh khác, nghe rất trong và vang xa như tiếng hát. -HS làm bài tập vào vở.

- 2 – 3 HS lên bảng làm bài tập.

b) và phần c) và làm bài tập vào vở. - GV mời 2 – 3 HS trình bày bài trên

bảng.

- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. - GV kết luận: qua bài tập 2 chúng ta

thấy rằng khi so sánh cách sự vật với nhau, nó cần phải có đặc điểm chung nhất định.

Bài 3.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV hỏi: chúng ta đã được học những

kiểu câu gì?

- Các em hãy dùng bút chì gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (con gì, cái gì)?” bằng một nét gạch và gạch hai gạch cho bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”.

- Cả lớp làm vào vở, mời 3 bạn lên bảng, mỗi bạn thực hiện một phần. - GV nhận xét.

a) Anh Kim Đồng là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

Bà hiền suối trong c)Nước cam vàng mật ong.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu cầu đề bài. - Chúng ta đã học kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Và Ai thế nào? - HS lắng nghe. - HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài tập vào vở. - HS lắng nghe, chữa bài

nhanh trí và dũng cảm là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

b) Những hạt sương sớm là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

long lanh như những bóng đèn pha lê là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?

đông nghịt người là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

3.Củng cố, dặn dò Trò chơi “bắn tên”

-GV phổ biến luật chơi: cô là người quản trò, khi cô hô “bắn tên, bắn tên” chúng ta sẽ trả lời “tên gì, tên gì”, cô sẽ gọi tên một bạn bất kì trong lớp và ngay lập tức bạn đó phải trả lời thật nhanh 1 từ chỉ đặc điểm. Bạn nào trả lời được thì có quyền là người quản trò tiếp tục bắn tên các bạn. Bạn nào không trả lời được sẽ chịu phạt. -GV tổ chức trò chơi.

- GV nhận xét tiết học.

-HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe.

Tên bài dạy: Tính từ

(tuần 11, tr 110, SGK Tiếng Việt 4,tập 1)

I.Mục tiêu

- Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là tính từ, tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. HS tìm được tính từ trong đoạn văn. Biết cách sử dụng tính từ khí nói và viết.

- Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận diện đâu là tính từ cho HS.

- Thái độ: HS yêu thích tiếng Việt, ham học hỏi hệ thống từ loại của tiếng Việt, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

II. Đồ dùng – phƣơng tiện dạy học

- Bảng phụ kẻ sẵn cho bài tập 2.

III.Các hoạt động dạy - học

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ

- GV yêu cầu: Hãy đặt câu với các từ sau: bé nhỏ, đẹp đẽ, nhanh nhẹn.

-GV hỏi: các từ trên thuộc vào những từ gì mà chúng ta đã được học?

- GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu: những từ trên chúng ta đã được biết với vai trò là các từ chỉ đặc điểm, bài học hôm nay chúng ta sẽ học về những từ này nhưng với một tên gọi mới đó là tính từ. Vậy tính từ là những từ như thế nào? Chúng có đặc điểm gì? Chúng ta cùng vào bài để tìm hiểu.

- HS lên bảng đặt câu.

- Các từ trên là những từ chỉ đặc điểm.

a. Nhận xét

Bài 1 + bài 2.

- GV yêu cầu 1 HS đọc to truyện “Cậu học sinh ở Ác-boa”. HS còn lại đọc thầm bài.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)