Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 59)

8. Cấu trúc khóa luận

3.7.Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh và thu được kết quả, tổng hợp lại thành bảng số liệu sau: Kết quả Lớp 3A1 (35 HS – lớp đối chứng) Lớp 3A2 (35 HS - lớp thực nghiệm) Số lượng % Số lượng % Giỏi 20 57,1% 27 77,1% Khá 5 14,3% 5 14,3% TB 10 28,6% 3 8,6%

Bảng 1: Kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối lớp 3

Kết quả Lớp 4A6 (35 HS – lớp đối chứng) Lớp 4A7 (35 HS – lớp thực nghiệm) Số lượng % Số lượng % Giỏi 13 37,1% 20 57,1% Khá 13 37,1% 9 25,7% TB 9 25,7% 6 17,1%

Bảng 2: Kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 4.

Dựa vào hai bảng trên, ta có thể nhận thấy kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt khá rõ rệt.

Ở khối 3, ta thấy ở lớp đối chứng học sinh xác định ở mức trung bình còn khá nhiều chiếm 28,6%. Nhưng ở lớp thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả khá khả quan, học sinh nhận dạng và sử dụng tính từ ở mức độ giỏi tăng lên và học sinh xác định ở mức độ trung bình chỉ còn 8,6%. Như vậy, thực

nghiệm đã mang lại một kết quả khá tốt và có thể tin tưởng được.

Ở khối 4, ta cũng thấy được sự khác biệt giữa hai lớp. Lớp thực nghiệm có số học sinh nhận dạng và sử dụng tính từ ở mức độ giỏi cao hơn hẳn số học sinh ở lớp đối chứng, chiếm 57,1%. Số học sinh ở mức độ khá và trung bình của lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng, số HS trung bình của lớp đối chứng vẫn còn 25,7%; lớp thực nghiệm số học sinh ở mức trung bình chỉ còn lại 6 HS, chiếm 17,1%.

Như vậy, chúng tôi thấy rằng sau một thời gian tiến hành thực nghiệm thì kết quả đạt được như sau: Kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ đã có chiều hướng đi lên tích cực, các em hứng thú tham gia tiết học Luyện từ và câu, rất sôi nổi và vui tươi.

Những kết quả thu được ở trên đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà tôi đề xuất. Đề tài hoàn toàn có thể vận dụng vào việc dạy – học tính từ của giáo viên cũng như học sinh trong trường tiểu học và rèn luyện được kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học.

KẾT LUẬN

Từ loại là một mảng kiến thức quan trọng và khó của tiếng Việt, để tìm hiểu sâu về từ loại đối với học sinh lứa tuổi Tiểu học là một vấn đề còn khá khó khăn. Việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại nói chung và tính từ nói riêng là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học vì trên thực tế dạy học luôn gặp những khó khăn và tồn tại nhất định. Ðể nắm bắt được điều này, tôi đã khảo sát thực tế giảng dạy cũng như kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học để thu thập những thông tin cần thiết. Từ đó, tôi đã tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học và kĩ năng năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học.

Khi đã nắm đầy đủ những tồn tại và khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy và học, tôi bắt đầu đầu tư nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ cho các em. Cụ thể trong đề tài này tôi đã đề xuất một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học đó là:

- Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên và học sinh

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng hệ thống bài tập về tính từ

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn

- Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập Ðể khẳng định hiệu quả của những biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm . Mặc dù những biện pháp đề xuất còn mang tính chủ quan nhưng qua thực nghiệm, các biện pháp ấy cũng đã bước đầu mang lại hiệu quả đáng tin cậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2012), Giáo trình Tiếng Việt 3, Nxb Đại học Sư phạm.

2. Lê A, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục.

4. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục.

5. Diệp Quang Ban (2008) Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

6. Lê Biên (1999), Từ loại Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp Tiếng Việt – từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên Nghiệp.

9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

10. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.

11. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) – Nguyễn Văn Hiệp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình sau năm 2000, Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5, Nxb Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỐ 1

Thời gian: 15 phút

Họ và tên:………..Lớp:………….

Em hãy gạch chân dưới những tính từ mà em biết trong đoạn thơ sau:

- Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá…

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền.

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngạt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỐ 2 (thời gian: 25 phút)

Họ và tên:………..Lớp:……… Em hãy dùng các tính từ mà em biết để đặt câu theo nội dung sau: 1. Chỉ đặc điểm của học sinh

ví dụ: Chúng em đang học bài rất chăm chỉ.

……… ……… ……… 2. Chỉ đặc điểm của giáo viên

Ví dụ: Cô giáo em đang giảng bài hăng say.

……… ……… ……… 3. Chỉ đặc điểm của bố, mẹ Ví dụ: Mẹ em rất hiền. ……… ……… ……… 4. Chỉ đặc điểm của bản thân, anh, chị, em trong gia đình

Ví dụ: Chị gái em rất gầy.

……… ……… ……… 5. Chỉ đặc điểm lao động, sản xuất

Ví dụ: Các cô công nhân đi làm rất đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

……… ………...

PHIẾU THỰC NGHIỆM

Họ và tên:……….. Lớp:………

Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm (tính từ) trong các từ sau: Già nua, ông lão, sinh sự, lách tách, bước đi, bé bỏng, cô gái, yếu đuối, nhỏ xinh, chạy, gầy guộc, mạnh mẽ, cày, xanh ngắt, xúc động, tốt, trân trọng, mỉm cười, cáu gắt, cũ kĩ, dép guốc, vấn vương, ngay ngắn, lưu trữ, chiếc ghế, khuyên răn, lo lắng, bạc màu, cuộc họp, mệt mỏi, gian truân, trận chiến, đau khổ, mềm mỏng, mũi thuyền, hài hước, vui vẻ, đường hầm, nhỏ nhắn, cơn mưa, cái lọ, đồ sộ, lạch bạch, vịt con, lều khều, con người, cao vút, mỏng manh, lạnh buốt, thời tiết, nóng nực, gọi điện, ngột ngạt, mảnh mai, nói chuyện, xa xôi, trắc trở, ăn cơm, cắc cớ, kiêu ngạo,nghe ngóng, tốt, tính cách, gặp gỡ, liên lạc, long lanh, chăm chỉ, ăn nói, hàn gắn.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 59)