1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tâm lý phụ huynh và học sinh tiểu học khi nhà trường thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét thay cho việc đánh giá bằng điểm số

76 50 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 594,63 KB

Nội dung

Trương Công Thanh • Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM • Thời gian thực hiện: 1/2015 – 12/2015 • Mục tiêu Đánh giá thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh tiểu

Trang 1

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN

• TS Trương Công Thanh

• ThS Đào Thị Vân Anh

• ThS Nguyễn Thị Phú Quý

• ThS Nguyễn Thị Thu Ba

• ThS Phạm Văn Danh

• ThS Lê Hoàng Giang

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

1 Phòng Giáo dục & Đào tạo, quận 3 Tổ chức khảo sát, tư vấn nội dung

4 Trường Tiểu học Kỳ Đồng, quận 3 Tham gia khảo sát, cung cấp dữ liệu

5 Trường Tiểu học Long Bình, quận 9 Tham gia khảo sát, cung cấp dữ liệu

6 Trường Tiểu học Hà Huy Giáp,

quận 12

Tham gia khảo sát, cung cấp dữ liệu

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN i

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng 3

3.2 Khách thể 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Về đối tượng 3

4.2 Về khách thể 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Phương pháp tiếp cận 3

6.2 Phương pháp nghiên cứu 4

6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 4

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 4

6.2.3 Phương pháp xử lý số liệu: 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Lược sử nghiên cứu kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông 5

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 5

Trang 3

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 10

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 13

1.2.1 Nhận thức 13

1.2.1.1 Khái niệm nhận thức 13

1.2.1.2 Mức độ nhận thức 15

1.2.2 Đánh giá sư phạm 16

1.2.2.1 Khái niệm đánh giá sư phạm 16

1.2.2.2 Một số nội dung về đánh giá sư phạm 17

1.2.3 Nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh tiểu học đối với nội dung đánh giá bằng nhận xét 21 1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 23

1.3.1 Một số nội dung của Thông tư 30/2014 liên quan đến vai trò của cha mẹ học sinh và học sinh tiểu học 23 1.3.2 Thực tiễn thực hiện Thông tư 30/2014 ở một số cơ sở giáo dục tại Tp.HCM 25 Tiểu kết Chương 1: 27

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 28

2.1 Thể thức nghiên cứu 28

2.1.1 Mẫu khảo sát 28 2.1.1.1 Mẫu khảo sát phụ huynh học sinh 28

2.1.1.2 Mẫu khảo sát học sinh lớp 5 30

2.1.2 Công cụ khảo sát và cách xử lý số liệu 30 2.2 Kết quả nghiên cứu 31

2.2.1 Nhận thức của phụ huynh học sinh tiểu học khi nhà trường đánh giá học sinh bằng nhận xét thay cho việc đánh giá bằng điểm số 31 2.2.1.1 Nhận thức chung về những thay đổi trong cách đánh giá học sinh tiểu học, về những nội dung sẽ được giáo viên đánh giá 31

2.2.1.2 Nhận thức về các mặt của hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh thể hiện trong lời nhận xét của giáo viên 34

2.2.1.3 Đánh giá chung về nội dung nhận xét của giáo viên 41

2.2.1.4 Những đề xuất đối với nội dung nhận xét của giáo viên và với cách đánh giá học sinh tiểu học trong nhà trường hiện nay 42 2.2.2 Nhận thức của học sinh lớp 5 khi nhà trường đánh giá học sinh bằng nhận xét

Trang 4

2.2.2.1 Nhận thức về mức độ thường xuyên nhận xét của giáo viên 44

2.2.2.2 Nhận thức về tình hình học tập và rèn luyện 45

2.2.2.3 Những mong muốn của học sinh về nội dung nhận xét của giáo viên 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

1 Kết luận 51

2 Ki ến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 1 i

PHỤ LỤC 2 v

PHỤ LỤC 3 vi

PHỤ LỤC 4 xiv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung

• Tên đề tài: Nghiên cứu tâm lý phụ huynh và học sinh tiểu học khi nhà trường thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét thay cho việc đánh giá bằng điểm số

Mã số: B.2015.NVTX.09

Chủ nhiệm: TS Trương Công Thanh

Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

• Thời gian thực hiện: 1/2015 – 12/2015

Mục tiêu

Đánh giá thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh tiểu học về tình hình học tập của học sinh, những điểm mạnh và hạn chế của học sinh trong hoạt động học tập và rèn luyện thể hiện trong những nhận xét của giáo viên - cơ sở để phụ huynh học sinh đề ra những việc cần làm nhằm giúp con mình học tập tốt hơn, bản thân học sinh cố gắng khắc phục những hạn chế

còn tồn tại

Trang 5

Tính mới và sáng tạo

- Đề tài góp phần làm rõ thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh tiểu học về tình hình học tập, điểm mạnh và hạn chế của học sinh trong hoạt động học tập và rèn luyện qua lời nhận xét của giáo viên

- Đề xuất một số kiến nghị ban đầu nhằm giúp cho việc đánh giá bằng nhận xét của giáo viên được hiệu quả hơn

Kết quả nghiên cứu

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, phụ huynh học sinh đã biết về những thay đổi trong cách đánh giá học sinh tiểu học và những nội dung được giáo viên đánh giá Phụ huynh học sinh

đã biết được tình hình học tập các môn học, rèn luyện các năng lực và các phẩm chất của học sinh, biết về những ưu điểm và sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh, về những mặt chưa đạt được trong học tập và rèn luyện của học sinh, những việc gia đình cần làm để giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy còn khá nhiều phụ huynh học sinh chưa nắm được những khía cạnh trên qua lời nhận xét của giáo viên

Đa số học sinh đã thường xuyên được giáo viên nhận xét Qua lời nhận xét của giáo viên, các

em đã biết được về những thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện, về những điều làm được và chưa làm được, về quá trình tiến bộ và những việc cần làm để tiến bộ hơn Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cho rằng mình chưa được nhận xét thường xuyên và lời nhận xét của giáo viên ít hoặc chưa cho các em biết về những thành tích đạt được, những tiến bộ và những việc cần làm trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân

Sản phẩm

Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt của đề tài gồm 2 chương: chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng

Đề tài giúp cho các cơ sở giáo dục có thêm thông tin về cách đánh giá bằng nhận xét từ phụ huynh học sinh và học sinh, từ đó có những cải tiến thích hợp để việc thực hiện Thông tư 30/2014 đạt hiệu quả hơn

Trang 6

SUMMARY

• General information

Project title: A research on psychology of primary students and their parents when schools

have implemented the learning assessment by giving comments instead of by giving scores

• Code number: B.2015.NVTX.09

• Coordinator: PhD Truong Cong Thanh

• Implementing institution: University of Pedagogy, Ho Chi Minh

• Duration: From 1/2015 to 12/2015

Objective(s): To examine the cognitive situation of primary students and their parents about

students’ learning, their strengths and weaknesses in learning and practice through

teachers’comments

Creativeness and innovativeness

- Clarifying the cognitive situation of primary students and their parents about students’

learning, their strengths and weaknesses in learning and practice through teachers’comments

- Proposing some initial recommendations in order to help primary teachers’ in assessing students’ learning by giving comments more efficiently

Research results

Trang 7

Findings from the study have shown that, in general, the parents already know about changes

in the type of learning assessment for primary students, and contents assessed by the teachers Parents have already known the learning situation in subjects, the practice of capacities, and the characteristics of their children In addition, parents also have known the advantages and progresses in learning and practicing of their children, and the things that they have to do in order to help their children learn and practice better However, results of the survey have also shown that there have been many parents that have not grasped those aspects though teachers’ comments

Most students have received regularly their teachers’ comments Through their teachers comments, students have known their learning and practicing achievement, the things that they have done and haven’t done, and the things that they have to do to learn and pracice better Still, some students have said that they haven’t received regularly their teachers’ comments or their teachers comments have been not to much or the comments haven’t provided them with their achievement, progresses and the things need to be done in their learning and practicing process

Results

The final report and summary report of this study consists of two chapters: Chapter 1: Literature review of the study, Chapter 2: Results of the study

Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability

The study have helped primary schools having more information about the type of the learning assessment by giving commnets from parents and their children, in order to give some suitable improvements in implementing the circular 30/2014 more effectively

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.3 Nhận thức của PHHS về những thay đổi trong cách đánh giá HS tiểu học 31 Bảng 2.4 Nhận thức của PHHS về những nội dung được giáo viên đánh giá 32

Trang 8

Bảng 2.5 Nhận thức của PHHS về tình hình học tập các môn học của học sinh 34 Bảng 2.6 Nhận thức của PHHS về tình hình rèn luyện các năng lực của học sinh 35 Bảng 2.7 Nhận thức của PHHS về tình hình rèn luyện các phẩm chất của HS 36

Bảng 2.8 Nhận thức của PHHS về những ưu điểm và sự tiến bộ trong học tập và rèn

Bảng 2.9 Nhận thức của PHHS về những mặt chưa đạt được trong học tập và rèn luyện

Bảng 2.14 Nhận thức của học sinh lớp 5 về những điều chưa làm được 46

Bảng 2.16 Nhận thức của học sinh lớp 5 về những việc cần làm để tiến bộ hơn 48

DANH MỤC BIỂU ĐỔ

Biểu đồ 2.2 Nhận thức của PHHS về những nội dung được giáo viên đánh giá 33 Biểu đồ 2.3 Nhận thức của PHHS về tình hình học tập các môn học của HS 35 Biểu đồ 2.4 Nhận thức của PHHS về tình hình rèn luyện các năng lực của HS 36 Biểu đồ 2.5 Nhận thức của PHHS về tình hình rèn luyện các phẩm chất của HS 37 Biểu đồ 2.6 Nhận thức của PHHS về những ưu điểm và sự tiến bộ trong học tập và rèn

Trang 9

Biểu đồ 2.7 Nhận thức của PHHS về những mặt chưa đạt được trong học tập và rèn

Biểu đồ 2.12 Nhận thức của HS lớp 5 về những điều chưa làm được 47

Biểu đồ 2.14 Nhận thức của HS lớp 5 về những việc cần làm để tiến bộ hơn 49

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiểu học là cấp học nền tảng Học sinh tiểu học đang ở giai đoạn đầu của quá trình

phát triển mọi mặt Ngay từ những năm đầu đi học phổ thông, việc giáo viên và cha mẹ học sinh hiểu được những đặc điểm riêng của học sinh, những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của các em trong quá trình giáo dục và học sinh cũng hiểu được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của bản thân mình sẽ góp phần làm cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình mang lại hiệu quả giáo dục cao, từng bước hình thành khả năng tự giáo dục của học sinh Điều đó sẽ góp phần làm cho quá trình giáo dục tiến triển thuận lợi nhằm đạt mục tiêu của cấp học

Để giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu được những đặc điểm riêng của học sinh, những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của con em trong quá trình giáo dục và bản thân học sinh cũng hiểu được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của bản thân mình thì đánh giá có vai trò quyết định Việc học sinh được đánh giá thế nào sẽ cho thấy những người tham gia trực tiếp việc giáo dục học sinh hiểu đúng hay chưa đúng về học sinh, sẽ cho thấy những biện pháp giáo dục đề ra dựa trên cơ sở đánh giá có phù hợp hay không

Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, 2, là những học sinh vừa chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập - dạng hoạt động có những yêu cầu đặc thù, khác với những yêu cầu của hoạt động vui chơi, khả năng nhận thức của các em còn hạn chế và được đặc trưng bởi kiểu tư duy trực quan Việc đánh giá thế nào để giúp các em hiểu đúng về bản thân là điều kiện quyết định đối với quá trình tự rèn luyện

Phụ huynh học sinh nói chung, cha mẹ học sinh tiểu học nói riêng, là những người thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, có trình độ nhận thức và điều kiện quan tâm đến việc học của con em khác nhau Việc phụ huynh học sinh hiểu đúng về kết quả học tập và rèn luyện ở trường của con em mình sẽ giúp họ có cơ sở đề ra những biện pháp giáo dục gia đình phù hợp, giúp họ phối hợp tốt hơn với nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét có mục đích :

Trang 11

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học

- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ

- Giúp phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ (gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh

- Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục

Đối với cha mẹ học sinh và bản thân học sinh tiểu học (học sinh từ lớp 2 năm học

2014-2015) việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT là hiện tượng mới, có thể tạo

ra sự chưa hiểu và những thắc mắc nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục Đối với giáo viên và các cơ sở giáo dục, mặc dù đã có sự chuẩn bị, việc thực hiện Thông tư này

có thể gây ra những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến việc đạt mục đích của đánh giá

Để tìm hiểu những thông tin phụ huynh học sinh và học sinh tiểu học có thể còn chưa biết về quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh khi trường tiểu học thực hiện đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần làm cho việc thực hiện Thông tư này đạt mục đích đề ra, chúng tôi thực hiện nghiên

cứu đề tài “Nghiên cứu tâm lý phụ huynh và học sinh tiểu học khi nhà trường thực

h iện đánh giá học sinh bằng nhận xét thay cho việc đánh giá bằng điểm số”

Trang 12

những việc cần làm nhằm giúp con mình học tập tốt hơn, bản thân học sinh cố gắng khắc phục những hạn chế còn tồn tại

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng: nhận thức của phụ huynh và học sinh tiểu học về quá trình và kết

quả lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, về quá trình và kết quả rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh

3.2 Khách thể: phụ huynh và học sinh tiểu học

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Về đối tượng: nhận thức của phụ huynh và học sinh tiểu học về quá trình và

kết quả lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, về quá trình và kết quả rèn luyện năng lực, phẩm chất thể hiện trong những nội dung đánh giá bằng nhận xét của giáo viên

4.2 Về khách thể: 137 phụ huynh và 141 học sinh lớp 5 ở 3 trường tiểu học thuộc

Quận 3, 9 và 12 tại Tp.HCM (1trường tiểu học/quận)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Khảo sát thực trạng nhận thức của phụ huynh và học sinh tiểu học về quá trình

và kết quả lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, về quá trình và kết quả rèn luyện năng lực, phẩm chất qua nội dung đánh giá bằng nhận xét của giáo viên

5.3 Đưa ra một số kiến nghị liên quan đến cách thức nhận xét và nội dung lời nhận xét

6 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp tiếp cận

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng một số cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận hệ thống: Tâm lý phụ huynh và học sinh tiểu học khi chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét được xem xét đồng thời từ góc độ tâm lý lứa

Trang 13

tuổi học sinh tiểu học, tâm lý người trưởng thành và góc độ hoạt động giáo dục học sinh

ở trường và ở gia đình

- Tiếp cận thực tiễn: Tâm lý phụ huynh và học sinh tiểu học khi chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét được xem xét trong bối cảnh những điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến hình thức đánh giá này - điều kiện hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp phân tích -tổng hợp các tài liệu có liên quan và khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát nhận thức của phụ huynh

và học sinh lớp 5 về những nội dung liên quan đến việc đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thực hiện việc đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét tại các cơ sở giáo dục

6.2.3 Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp toán thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS for Window để xử lý số liệu

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lược sử nghiên cứu kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài các nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông đã được thực hiện từ rất lâu

Trang 14

Việc sử dụng các trắc nghiệm chẩn đoán trong các trường phổ thông ở các nước phương tây đã được thực hiện từ những năm đầu thế kỷ XX E Thorndike (1874-1949), một nhà khoa học rất có uy tín trong lĩnh vực trắc nghiệm giáo dục, đã nêu ra ba giai đoạn ứng dụng trắc nghiệm vào thực tiễn nhà trường phổ thông ở Mỹ:

- Giai đoạn tìm tòi (1900-1915) Ở giai đoạn này diễn ra hoạt động nghiên cứu và những ứng dụng đầu tiên các trắc nghiệm trí nhớ, chú ý, tri giác … của nhà tâm lý học người Pháp A Bine Soạn thảo và kiểm tra các trắc nghiệm trí tuệ cho phép xác định chỉ

số phát triển trí tuệ

- 15 năm tiếp theo là thời kỳ “bùng nổ” trong phát triển trắc nghiệm ở trường phổ

thông, đã dẫn đến việc tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc vai trò và vị trí, những khả năng và hạn chế của trắc nghiệm Đã xây dựng và đưa vào sử dụng các trắc nghiệm của O Stroun về

số học, của B Zenkigem kiểm tra khả năng viết chính tả, của E Thorndike về khả năng

học nhiều môn ở trường phổ thông, của T Kely về hứng thú và thiên hướng của học sinh (khi học đại số) Tr Spirman đã đề xuất những cơ sở chung của việc sử dụng phép phân tích tương quan để chuẩn hóa các trắc nghiệm

- Từ 1931 đến nay bắt đầu giai đoạn hiện tại của trắc nghiệm trong nhà trường phổ thông Những tìm tòi của các nhà khoa học hướng vào việc nâng cao tính khách quan của các trắc nghiệm, xây dựng hệ thống chẩn đoán bằng trắc nghiệm xuyên suốt ở trường phổ thông tuân thủ một quan điểm thống nhất và những nguyên tắc chung, xây dựng các công

cụ mới ngày càng hoàn thiện giúp thể hiện và xử lý dữ liệu từ trắc nghiệm, tích lũy và sử dụng có hiệu quả thông tin chẩn đoán

Nhìn chung, việc áp dụng và hoàn thiện các trắc nghiệm trong các trường phổ thông

ở các nước phát triển diễn ra với tốc độ rất nhanh Các trắc nghiệm chẩn đoán thành tích học tập ở trường phổ thông được phổ biến rộng rãi là các trắc nghiệm thành tích học tập

có dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn - chọn câu trả lời đúng trong số những trả lời tương

tự, điền vào chỗ trống, viết tiếp các chữ cái, con số, từ, phần còn lại của công thức [dẫn theo 21]

Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu rất sâu về kiểm tra, đánh giá trong nhà trường phổ thông Có thể nêu nghiên cứu của một số tác giả :

Theo Jean-Marc Denomme et Madeleine Roy, đánh giá sư phạm là quá trình dẫn đến sự đánh giá có giá trị về kết quả hoặc cách hoạt động của một học sinh đang học Nói cách khác, đó là phương pháp sử dụng một số tiêu chí để xây dựng cách đánh giá về kết

Trang 15

quả của một mục tiêu hoặc về con đường đi cá nhân của người học Quá trình kiểm tra đánh giá thường bao hàm ba yếu tố hoặc ba giai đoạn: kiểm tra, đánh giá và quyết định Tuy nhiên, cần phải xem xét quá trình này như là một phương pháp tiến hành tổng thể

(khái quát) mà các giai đoạn của nó có liên hệ với nhau và mục đích chính là ra quyết định Các chức năng chính của đánh giá: 1 Cho phép kiểm tra lại những cái đã thu lượm được trong quá trình theo đuổi mục tiêu học Một việc kiểm tra như vậy trở thành một tấm gương soi hiệu năng của người học - người học có khả năng biết là mình đã thành công hay không thành công trong việc học của mình và đến mức nào thì người học đạt được đích trong chặng đường của mình Điều này sẽ kéo theo sự điều tiết hoặc là định hướng về việc học tập hoặc là phương pháp tiến hành học của của người học; 2 Là cơ sở

để giáo viên đưa ra một sự điều chỉnh các phương pháp dạy và đồ dùng giảng dạy; 3 Là nguồn để ra quyết định với những chỉ số thông tin có chất lượng, nó dẫn đến một sự phân loại hoặc sự định hướng người học, vì vậy đánh giá đưa đến một sự thừa nhận mang tính

xã hội đối với hiệu năng của người học sau một thời kỳ học - cho phép người học chuyển đến những nấc cao hơn của hệ thống giáo dục hoặc đi vào thị trường lao động Hoặc buộc

người học xem xét lại cách học của mình và người dạy xem xét lại cách dạy của mình; 4 Thường cho phép thẩm định hiệu quả của nội dung và các mục tiêu của một chương

trình Theo Jean-Marc Denomme et Madeleine Roy, các loại hình đánh giá gồm: đánh giá tổng kết (đánh giá kết quả) và đánh giá đào tạo (đánh giá thường xuyên) [14]

Jeanne Ellis Ormrod đề cập đến các mục đích khác nhau của đánh giá khi cho rằng, với tư cách là giáo viên, chúng ta sẽ thường xuyên cần đánh giá việc học và những điều đạt được của học sinh để đưa ra những quyết định chính xác trong lớp học Ví dụ, khi bắt đầu dạy một chủ đề mới, chúng ta sẽ muốn nhận biết được những kiến thức và kỹ năng đang có để có thể hướng việc giảng dạy đến một mức độ phù hợp Chúng ta cũng muốn theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình giảng dạy để có thể chú ý đến những khó khăn xuất hiện Và cuối cùng, chúng ta cũng phải xác định được cái gì mỗi học sinh làm được trong một năm học [20]

Ở Nga đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến chức năng, phương pháp và các nguyên tắc kiểm tra và đánh giá kiến thức, những vấn đề chung và riêng của đánh giá Có thể nêu một số hướng chủ yếu trong nghiên cứu vấn đề này

Một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về chức năng của kiểm tra và đánh giá kiến thức trong quá trình dạy học, những yêu cầu đối với kiến thức, kỹ năng đang được hình thành, các phương pháp kiểm tra trong hệ thống dạy học truyền thống (M.I Zareski, I.I Kylibaba, I.Ia Lernher, E.I Perovski, X.I Runovski, M.N Scatkin …) Các nghiên

Trang 16

cứu đã cho thấy các chức năng kiểm soát, dạy học và giáo dục của kiểm tra và đánh giá kiến thức, phân tích phương pháp luận của việc tiến hành kiểm tra viết, miệng, thực hành kiến thức, của việc phỏng vấn, thăm dò ý kiến cá nhân, một cách ngẫu nhiên, mở rộng,

theo chủ đề, kết quả, xác định các yêu cầu đối với kiến thức của học sinh phổ thông, đối với việc đánh giá câu trả lời miệng và đánh giá kết quả bài viết trong các môn học khác nhau

Một hướng nghiên cứu khác trong vấn đề này liên quan đến nghiên cứu chức năng

giáo dục của đánh giá, đến nghiên cứu ảnh hưởng của đánh giá đến sự hình thành khả năng tự đánh giá của học sinh, đến hứng thú và thái độ đối với môn học (B.G Ananhiev, L.I Bozovich, A.I Lipkina, L.A Rưbac …)

Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ trước cùng với sự phát triển của dạy học chương trình hóa và sự ứng dụng sâu rộng vào quá trình học tập các phương tiện kỹ thuật dạy học đã xuất hiện những khía cạnh mới trong nghiên cứu vấn đề này Trong dạy học chương trình hóa sự đánh giá thể hiện như một thành tố không thể thiếu của quá trình điều khiển và mang thông tin để điều chỉnh quá trình học tập Điều này đã nâng yêu cầu đối với sự chính xác và tin cậy của kiểm tra, đối với cơ sở làm căn cứ của nó Từ đó người ta đã tiến hành xem xét những khía cạnh định tính và định lượng của đánh giá, các phương pháp thống kê - thông tin của việc đo đạc, độ tin cậy và tính hiệu quả của các dạng bài kiểm tra khác nhau, các cách thức kiểm tra với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và máy tính điện tử (X.I Arkhangenski, V.P Bespalco, T.A Ilina, A.G Molibog, N.M Rozenberg, N.F Talưzina …) Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các yêu cầu rất rõ ràng đối với chất lượng của những kiến thức được dạy, những tiêu chí và chuẩn đánh giá, nêu lên những ưu điểm và hạn chế của các dạng câu hỏi khác nhau, xây dựng các kỹ thuật kiểm tra kiến thức [dẫn theo 9]

Nghiên cứu của N.Ph Talưzina đã đề cập đến kiểm tra và các chức năng của kiểm tra trong quá trình dạy học Theo đó, kiểm tra là một thành phần không thể thiếu của quá trình dạy học Có ba dạng kiểm tra: kiểm tra đầu vào, kiểm tra trong quá trình dạy học và kiểm tra kết quả dạy học Về đánh giá, N.Ph Talưzina cho rằng chính mục tiêu dạy học đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi cần đánh giá sự lĩnh hội kiến thức theo những dạng hoạt động nào (những kỹ năng nào) Trong đó cần giả định rằng cần kiểm tra không chỉ các kỹ năng đặc trưng cho môn học mà còn cả các kỹ năng tư duy Về cách thể hiện kết quả kiểm tra, như đã biết, kiểm tra kết quả được thể hiện dưới dạng con số (điểm số), theo N.Ph Talưzina, một số nhà nghiên cứu nhìn thấy trong điểm số sự đo đạc mang tính định lượng các kiến thức và kỹ năng được học sinh lĩnh hội Tuy nhiên không phải vậy -

Trang 17

không phải mọi sự sử dụng các con số là đo đạc mang tính định lượng Trong trường hợp

này các con số hoàn toàn không mang ý nghĩa định lượng mà mang nghĩa thứ hạng, được

sử dụng với tư cách một cái nhãn Điều đó có nghĩa đã có một sự phân tích về mặt định tính sự lĩnh hội trước khi đưa ra điểm số và con số nhỏ hơn sẽ tương ứng với phẩm chất

thấp hơn so với phẩm chất cao hơn (về cùng những đặc điểm) [23]

Tác giả I.V Bogdanov cũng cho rằng kiểm tra kiến thức của học sinh là một trong những yếu tố cơ bản của đánh giá chất lượng giáo dục Tác giả đã đề cập đến những đặc trưng của kiểm tra và đánh giá khả năng học của học sinh, sự khác nhau về mặt tâm lý của đánh giá và điểm số, các chức năng và kiểu đánh giá, nội dung, hình thức, phương pháp và kiểu kiểm tra chất lượng giáo dục, các nguyên tắc kiểm tra thành tích học tập, đặc trưng tâm lý - sư phạm và những vấn đề thực hiện các quy trình kiểm tra [9]

Nghiên cứu kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học, các tác giả E.I Bondarchuc và L.I Bondarchuc đã đề cập đến bản chất của kiểm tra, những yêu cầu sư phạm đối với kiểm tra, các loại kiểm tra Theo các tác giả này, kiểm tra là thành tố không tách rời của việc quản lý quá trình học tập Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động học tập - nhận thức của học sinh Kiểm tra góp phần xác định khối lượng, mức độ

và chất lượng lĩnh hội tài liệu học tập, làm bộc lộ những thành tích trong học tập và những chỗ hổng trong kiến thức để điều chỉnh trong quá trình dạy học, để hoàn thiện nội dung dạy học, các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Kiểm tra đồng thời thực hiện chức năng giáo dục trong quá trình dạy học Nó góp phần nâng cao trách nhiệm đối với công việc của người giáo viên cũng như của học sinh, tập cho quen với lao động và tính cẩn thận trong thực thi nhiệm vụ, hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách tích cực

Kiểm tra và đánh giá kiến thức cần phải được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc của lý luận dạy học, bởi vì các nguyên tắc này được đưa ra và được thể hiện trong tất cả các thành tố của quá trình dạy học, đó là :

- Tính khách quan: tạo ra các điều kiện trong đó kiến thức của học sinh được bộc lộ một cách chính xác tối đa, đặt ra các yêu cầu như nhau đối với người học, có thái độ công bằng đối với mọi người học

- Tính có cơ sở của các đánh giá: các minh chứng

- Tính hệ thống: như một yếu tố tâm lý quan trọng tổ chức và đưa học sinh vào kỷ luật, hình thành tính kiên trì và khát vọng trong quá trình đi đến mục đích

Trang 18

- Quan điểm cá thể và phân biệt trong đánh giá kiến thức: lường trước sự lựa chọn những điều kiện về mặt lý luận dạy học trong đó loại bỏ sự căng thẳng tâm lý khi trả lời, cho giáo viên có điều kiện làm bộc lộ và đánh giá kiến thức của học sinh một cách đầy

đủ, đúng và khách quan

- Tính toàn diện và khách quan

Các loại đánh giá: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ (chủ đề, chương, phần)

và đánh giá tổng kết (học kỳ, năm học) [10]

Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống thang đánh giá (các ký hiệu, điểm số) có sự đa dạng rất lớn trong các nguyên tắc cũng như trong các cách tiếp cận cụ thể, trong việc lựa chọn các cách thức đánh giá cũng như trong việc đưa ra các đánh giá Trong các trường phổ thông nước ngoài có các hệ thống đánh giá kiến thức, kỹ năng khác nhau, có nhiều thang đánh giá khác nhau, trong đó có cả thang 100, thang 12, thang 10, thang 2 điểm Ví

dụ, ở Pháp, kết quả thi tốt nghiệp được xác định theo thang 20 điểm Ở nước Nga thời trước cách mạng Tháng 10 tồn tại hệ thống đánh giá kiến thức, kỹ năng theo thang 6 điểm từ 0 - 5 Vào năm 1918 điểm “0” được loại bỏ Dần dần điểm “1” càng ngày càng ít được sử dụng Bắt đầu từ những năm 50 thế kỷ trước thì điểm “2” cũng ít được sử dụng

Hệ thống đánh giá theo thang 5 điểm thực chất chuyển thành hệ thống đánh giá theo thang 3 điểm, và đối với đa số học sinh mà không thể đạt điểm 4, 5 thì thang này trở thành thang 2 điểm Hệ thống thang đánh giá như vậy rất ít kích thích lao động học tập Nấc thang giữa điểm 3 và 4 trở thành nấc thang khó vượt qua đối với đa số học sinh.Tuy nhiên nhiều giáo viên sử dụng những bổ sung vào hệ thống thang 5 điểm đang có dưới dạng các dấu “+”, dấu “-“ Và như thế sẽ có 5+, 5 và 5-, 4+, 4 và 4-, 3+, 3 và 3-, và 2

Các cơ quan nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã đề xuất những thang đánh giá mới đã được kiểm tra bằng thực nghiệm ở những vùng khác nhau của nước Nga Một số vùng ở nước Nga nghiêng về sử dụng hệ thống đánh giá 12 điểm, trong đó ngoài

10 điểm như trên, còn có thêm hai điểm : điểm “11” - “hãy cố gắng”, cho thấy học sinh cần sự trợ giúp cá nhân không chậm trễ hoặc là sự quan tâm đặc biệt cho đến khi được chuyển vào trường chuyên biệt; điểm “12” - cho biết về một học sinh có năng lực hoặc năng khiếu cần phải được dạy riêng theo một chương trình đặc biệt hoặc học trong một

cơ sở giáo dục mà các môn học được dạy theo chương trình nâng cao [dẫn theo 21]

Trang 19

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Vấn đề kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông cũng từ lâu đã được các tác giả trong nước nghiên cứu

Nghiên cứu của các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông:

- Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh:

+ Giúp cho giáo viên thu được những tín hiệu ngược ngoài Qua đó, giáo viên có thể phát hiện được thực trạng và kết quả học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân

cơ bản dẫn đến thực trạng và kết quả này Đây là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động học tập của các em cũng như hướng dẫn các em tự điều chỉnh và tự hoàn thiện hoạt động của bản thân mình Các tín hiệu ngược ngoài còn giúp cho giáo viên

tự điều chỉnh và tự hoàn thiện hoạt động dạy, giúp cho nhà trường có thể công khai hóa kết quả dạy học nói chung, kết quả học tập nói riêng trước Nhà nước, xã hội, gia đình và đoàn thể

+ Giúp cho các em có cơ hội để củng cố và phát triển trí tuệ

+ Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang lại ý nghĩa giáo dục đáng kể: tạo điều kiện thuận lợi cho các em hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra,

tự đánh giá; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng sáng tạo; củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực và khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra; nâng cao được ý thức tập thể, gây được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong kiểm tra, tăng cường được mối quan hệ thầy - trò…

- Các dạng kiểm tra cơ bản: kiểm tra hàng ngày (thường xuyên), kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết

- Các phương pháp kiểm tra: các dạng kiểm tra nói trên được thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra: kiểm tra miệng, viết, thực hành

- Việc đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: các kết quả kiểm tra thành tích học tập được thể hiện trong việc đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Cần kiểm tra thường xuyên,

có hệ thống, có kế hoạch, kết hợp nhiều dạng, nhiều phương pháp kiểm tra, cần giáo dục

Trang 20

cho học sinh ý thức đúng đắn đối với việc kiểm tra, ý thức tự kiểm tra; đề phòng tư tưởng

vụ điểm, thái độ đối phó với thi và kiểm tra, đồng thời cần bồi dưỡng cho học sinh ý thức

tự đánh giá một cách đúng đắn và khiêm tốn, tránh tự cao, tự đại Cần đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng, tránh kiểm tra và đánh giá một cách hình thức; tránh thiên vị, cảm tình riêng, thành kiến, quá dễ dãi hoặc quá khắt khe Khi đánh giá cần nêu

rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nhược điểm của từng học sinh khi trả lời hay làm bài,

và vạch hướng tiến lên cho các em [19]

Các tác giả Nguyễn An, Bùi Kim Phượng …đã đi sâu phân tích vai trò, chức năng

của việc kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh:

- Chức năng kiểm tra: kiểm tra và đánh giá phải nhằm phát hiện mức độ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh (chức năng này còn dùng làm phương tiện để kiểm tra hiệu quả của các phương pháp và cách tổ chức dạy học của giáo viên)

- Chức năng giáo dưỡng: việc tổ chức kiểm tra phải tiến hành sao cho có lợi cho việc hoàn thiện và nâng cao kiến thức cho toàn bộ học sinh, sao cho có tác động thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh

- Chức năng giáo dục: việc kiểm tra phải giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện ý chí và tinh thần kỷ luật trong học tập Việc kiểm tra giúp cho mỗi học sinh hiểu rõ năng lực của mình

Những yêu cầu đối với kiểm tra và đánh giá là: kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh một cách khách quan; kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh một cách toàn diện; kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh một cách có hệ thống: việc kiểm tra và đánh giá phải được tiến hành đều đặn và có hệ thống; tính riêng biệt và tính phân biệt của việc kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh; tính giáo dục của việc kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh

Các kết quả kiểm tra hoạt động học tập nhận thức của học sinh thể hiện trong việc đánh giá hoạt động đó Dựa trên những dữ kiện kiểm tra, việc đánh giá cần phải tính đến kết quả của tất cả các hình thức hoạt động học tập nhận thức của học sinh, xác định mức

độ đầy đủ và chất lượng của việc lĩnh hội tri thức, tính tự giác trong việc lĩnh hội đó, sự hiện diện của các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn về học tập nói chung đối với một môn học nào đó

Các tác giả trên cũng đã chỉ ra các phương pháp biểu hiện sự đánh giá:

Trang 21

- Việc đánh giá hoạt động học tập nhận thức của học sinh thể hiện ở những nhận xét đánh giá và kết luận của giáo viên, có thể dưới hình thức nói riêng, cũng có thể dưới hình thức viết Trong những lời nhận xét này có trình bày ngắn gọn trên bình diện chất lượng những thành tích và thiếu sót trong hoạt động học tập của học sinh, cũng như những con đường hoàn thiện nó

- Biểu hiện đánh giá bằng số lượng là điểm Khái niệm “đánh giá và cho điểm” mặc

dù gần như nhau nhưng hoàn toàn không phải là đồng nhất Điểm số thể hiện một cách ước lệ việc đánh giá định lượng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo của học sinh bằng chữ số hay điểm Ở các nước khác nhau áp dụng những hệ thống biểu hiện định lượng hoạt động học tập của học sinh bằng điểm số khác nhau Ví dụ ở Ý người ta dùng hệ thống điểm 11 bậc, ở Hà Lan 9 bậc, ở Nga 5 bậc, ở Đức 5 bậc Ở nước ta khi có chỉ thị 16 của Bộ giáo dục đã áp dụng hệ thống điểm trên 10 Cho điểm phải chỉ ra cho học sinh phương pháp học tập tốt hơn [8]

Gần đây có một số bài viết liên quan đến đề tài này:

Tác giả Nguyễn Thị Thấn trong bài viết “Đánh giá học sinh bằng nhận xét và đánh giá năng lực học sinh tiểu học: thực trạng và giải pháp” đã đề cập mối liên hệ giữa đánh giá theo Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đánh giá năng lực Ngoài ra bài viết cũng đề cập những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai thực hiện đánh giá theo Thông tư này và đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn đó [18]

Tác giả Phạm Thị Kim Anh và Nguyễn Xuân Trường trong bài viết “Vấn đề nhận xét, đánh giá của giáo viên trong các bài kiểm tra từ góc nhìn thực tiễn ở trường phổ thông” đã cho thấy việc nhận xét học sinh trong các bài kiểm tra/thi của giáo viên có những dấu hiệu rất tùy tiện, thiếu mô phạm Nhiều lời nhận xét của giáo viên mang tính hài hước, gây cười Từ việc phân tích và đưa ra một số ví dụ điển hình của việc ghi nhận xét trong các bài kiểm tra học sinh, bài viết đã đưa ra những yêu cầu cơ bản giúp giáo viên có được những kỹ năng cần thiết trong khi nhận xét học sinh [18]

Tác giả Nguyễn Thị Chính trong bài viết “Một số khía cạnh về đánh giá bằng nhận xét học sinh tiểu học dưới góc độ tâm lý học giao tiếp” cho rằng dưới góc độ Tâm lý học giao tiếp thì đánh giá bằng nhận xét là một quá trình giao tiếp sư phạm Theo tác giả, để hình thành năng lực đánh giá bằng nhận xét, giáo viên cần hiểu được cơ chế tác động tâm

lý của việc đánh giá bằng lời, có kỹ năng hiểu tâm lý học sinh và tuân thủ những nguyên tắc trong nhận xét [18]

Trang 22

Nội dung trình bày trên cho thấy, vấn đề kiểm tra, đánh giá học sinh nói chung, đánh giá bằng nhận xét nói riêng, trong trường phổ thông đã được nghiên cứu nhiều cả ở

trong và ngoài nước Dù đánh giá học sinh bằng điểm số, ký hiệu hay nhận xét thì việc đánh giá phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định và thực hiện những chức năng nhất định Các nghiên cứu cũng cho thấy quá trình không ngừng hoàn thiện phương pháp và

kỹ thuật kiểm tra, đánh giá với mục đích nâng cao tính khách quan, chính xác của hoạt động này nhằm giúp những người làm công tác giáo dục có cơ sở điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục, giúp người học có cơ sở tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, từng bước hình thành khả năng tự đánh giá và rèn luyện các phẩm chất nhân cách nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả giáo dục Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập vấn đề kiểm tra, đánh giá từ góc độ xem đây là hoạt động của nhà trường

và giáo viên Hiện chưa có nghiên cứu đề cập sâu vấn đề này từ góc độ cha mẹ học sinh

và bản thân học sinh (nghĩa là, từ góc độ cha mẹ học sinh như một lực lượng giáo dục và

từ góc độ xem quá trình giáo dục học sinh là quá trình các em chuyển từ khách thể giáo dục thành chủ thể tự giáo dục), chưa có nghiên cứu xem trong thực tế kết quả kiểm tra, đánh giá có thể giúp gì cho phụ huynh học sinh trong hoạt động giáo dục con em và cho bản thân học sinh trong hoạt động tự điều chỉnh, tự giáo dục Điều này, theo chúng tôi, sẽ hạn chế vai trò của phụ huynh học sinh với tư cách là một bên tham gia quá trình giáo dục trẻ, hạn chế vai trò của học sinh với tư cách là chủ thể tự giáo dục đang được hình thành

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1 Nhận thức

1.2.1.1 Khái niệm nhận thức

Nhận thức có thể được xem xét từ những góc độ khác nhau :

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; có nhận thức đúng và nhận thức sai lầm [26] Ở đây nhận thức được đề cập theo một nghĩa rộng và chung nhất, dưới dạng một thuật ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày

Theo Từ điển Triết học, nhận thức là quá trình phản ánh và tái hiện hiện thực trong

tư duy con người được quy định bởi các quy luật phát triển xã hội và gắn liền với thực tiễn Mục đích của nhận thức là đạt được chân lý khách quan Trong quá trình nhận thức con người tiếp nhận được những hiểu biết, những khái niệm về các hiện tượng của hiện

Trang 23

thực, ý thức được thế giới xung quanh mình Các tri thức này được sử dụng trong hoạt động thực tiễn với mục đích cải tạo thế giới, làm cho tự nhiên phục vụ các nhu cầu của con người [22] Từ góc độ triết học, nhận thức được xem xét trong mối quan hệ với các mặt khác nhau của hoạt động sống của con người Ngoài việc xem đó là quá trình phản

ánh và tái hiện hiện thực trong tư duy con người, nhận thức còn được xem xét trong mối quan hệ với sự phát triển xã hội, quan hệ với hoạt động thực tiễn của con người, xem xét

từ góc độ mục đích của nhận thức, và mục đích cao nhất của nhận thức là cải tạo tự nhiên

và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu của con người

Trong Tâm lý học, nhận thức được xem xét với tư cách là một trong các hiện tượng tâm lý và trong mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác, các mức độ nhận thức, vai trò của nhận thức đối với cuộc sống con người Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm nhận thức là một trong ba mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm

và hành động) Nhận thức là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác Nhờ hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta, mà cả hiện thực của bản thân ta nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà cả cái bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái

đã qua và cái sẽ tới, các quy luật phát triển của hiện thực nữa [16]

Tương tự như trên, theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, nhận thức là một trong ba mặt

cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động) Nó quan hệ chặt chẽ với các mặt kia nhưng không ngang bằng về nguyên tắc Nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người Nhận thức là một quá trình Ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người

là một hoạt động Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan [25] Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức - phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái

độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình Nhờ có nhận thức mà con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình [25] Các tác giả khác, như: Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, cũng có quan niệm tương tự

Trong việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa trên khái niệm nhận thức được sử dụng trong Tâm lý học

Từ nội dung trình bày trên có thể rút ra một số điểm làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu tiếp theo :

Trang 24

- Nhận thức là quá trình con người phản ánh và tái hiện hiện thực (xung quanh và bản thân)

- Nhận thức không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà cả cái bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới, các quy luật phát triển của hiện thực

- Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành động

- Mục đích của nhận thức là cải tạo tự nhiên, xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người

khái niệm) Đại thể có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy, tưởng tượng) Trong hoạt động nhận thức của con người giai đoạn cảm tính và lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau [16]

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng …) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm) Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn : nhận thức cảm tính (gồm cảm giác

và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người Do đó nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó Nhận thức

lý tính là giai đoạn cao hơn nhận thức cảm tính Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lý tính là phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện

Trang 25

tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết Do đó, nhận thức lý tính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiểu biết bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, làm điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình [25]

Dựa vào đặc điểm của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính được trình bày ở trên, và đối tượng nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sẽ dựa trên mức độ nhận thức lý tính như là cơ sở để tiến hành nghiên cứu

1.2.2 Đánh giá sư phạm

1.2.2.1 Khái niệm đánh giá sư phạm

Trong giáo dục, đánh giá được sử dụng trong nhiều mặt hoạt động, nhiều khía cạnh khác nhau Đề tài nghiên cứu này đề cập đánh giá trong hoạt động giáo dục học sinh phổ thông và thường được gọi là đánh giá sư phạm

Trong Tâm lý học và Giáo dục học có nhiều quan điểm về đánh giá sư phạm:

Theo tác giả J E Ormrod, đánh giá là quá trình quan sát một mẫu hành vi của học sinh và đưa ra những kết luận về kiến thức và kỹ năng của họ [20 tr.634] Ở định nghĩa này có một số điểm cần lưu ý: đánh giá là một quá trình, đánh giá là quá trình quan sát hành vi của học sinh, quá trình quan sát được thực hiện trên một mẫu hành vi trong lớp học của học sinh và đưa ra những kết luận từ những hành vi được quan sát để đánh giá chung về thành tích học tập của học sinh

Các tác giả Jean-Marc Denomme và Madeleine Roy quan niệm đánh giá sư phạm là quá trình dẫn đến sự đánh giá có giá trị về kết quả hoặc cách hoạt động của một học sinh đang học Nói cách khác, đó là phương pháp sử dụng một số tiêu chí để xây dựng cách đánh giá về kết quả của một mục tiêu hoặc về con đường đi cá nhân của người học [14, tr.92] Ở đây các tác giả đề cập đến đánh giá như một quá trình, tính giá trị của kết luận được đưa ra trong đánh giá, đánh giá phải dựa trên các tiêu chí, đánh giá có thể là đánh giá về kết quả đạt được so với mục tiêu hoặc đánh giá về quá trình đi đến kết quả đó

Theo tác giả G.M Cotzaspirova, đánh giá sư phạm là quá trình đối chiếu kết quả hoạt động hay hành vi của người học, hay diễn biến của chính hoạt động với những tiêu chuẩn đã được đặt ra từ trước [11] Quan niệm này có phần tương tự như quan niệm của các tác giả Jean-Marc Denomme và Madeleine Roy, đó là xem đánh giá như một quá

Trang 26

trình, trong đó có thể đánh giá kết quả hoạt động hay đánh giá chính quá trình hoạt động

so với mục tiêu

Cũng nhìn nhận đánh giá dưới góc độ một quá trình có thể nêu quan điểm của các tác giả Trần Khánh Đức và Trần Kim Thoa

Tác giả Trần Khánh Đức cho rằng đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ

về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập Đánh giá có thể là đánh giá định lượng dựa vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị [13, tr.14]

Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa, đánh giá là quá trình thu thập thông tin về năng lực và phẩm chất của một cá nhân và sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định liên quan đến mỗi cá nhân và việc dạy học trong tương lai [24, tr.6]

Ngoài ra cũng có tác giả đưa ra một quan điểm rất cô đọng về đánh giá, như quan điểm của tác giá B.G Crưxco, theo đó đánh giá là xác định mức độ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng được dạy so với yêu cầu của chương trình dạy [12, tr.320] Hay, với nội dung tương tự, tác giả Nguyễn An và cộng sự đưa ra một quan điểm mang tính mô tả về đánh giá, theo đó đặc điểm về giá trị, mức độ và ý nghĩa của một đối tượng hay một quá

trình nào đó là sự đánh giá, với nghĩa rộng của từ này Đánh giá có nghĩa là xác định cấp

độ, mức độ và chất lượng của một cái gì đó ứng với hoạt động học tập, nhận thức, đánh giá có nghĩa là xác lập mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đề ra cho học sinh trong quá trình dạy và học, trình độ đào tạo và phát triển của học sinh, chất lượng của những kiến

thức đã lĩnh hội và của các kỹ năng và kỹ xảo đã hình thành [8, tr.142]

Tổng hợp các quan điểm trình bày trên, theo chúng tôi, có thể rút ra một số điểm quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo:

- Đánh giá là một quá trình, một hoạt động Đánh giá sư phạm là xác định mức độ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng được dạy so với yêu cầu của chương trình dạy

- Hoạt động đánh giá được thực hiện dựa trên những mẫu hành vi nhất định của người học trong quá trình học

- Đánh giá phải dựa trên những tiêu chí nhất định, những tiêu chí đó được xây dựng dựa trên những mục tiêu của chương trình học mà học sinh dự kiến sẽ phải đạt được

Trang 27

- Có đánh giá kết quả và đánh giá hoạt động, đánh giá định tính và đánh giá định lượng

- Những nhận định, kết luận được đưa ra trong đánh giá phải có giá trị đối với người dạy cũng như đối với học sinh

1.2.2.2 Một số nội dung về đánh giá sư phạm

Vấn đề kiểm tra, đánh giá học sinh được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: mục đích của kiểm tra và đánh giá; vai trò chức năng của việc kiểm tra và đánh giá; những yêu cầu đối với kiểm tra và đánh giá; các dạng kiểm tra; các hình thức và phương pháp kiểm tra; các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần trình bày dưới đây chúng tôi chỉ đề cập những nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài này dựa trên sự tổng hợp tài liệu Tâm lý học và Giáo dục học [19], [8], [9], [23], [12]

a Vai trò và chức năng của việc kiểm tra và đánh giá học sinh

- Vai trò của kiểm tra và đánh giá: kiểm tra họat động học tập của học sinh đảm bảo mối liên hệ ngược bên ngoài (kiểm tra của giáo viên) và mối liên hệ ngược bên trong (tự kiểm tra của học sinh) Đây là cơ sở để có những điều chỉnh cần thiết quá trình dạy và học, để hoàn thiện nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức quá trình đó, chỉ đạo

và quản lý hoạt động học tập, nhận thức của học sinh Việc kiểm tra của giáo viên kết hợp với tự kiểm tra của học sinh sẽ tạo điều kiện cho từng học sinh nhìn thấy những kết quả học tập của mình và có biện pháp khắc phục những thiếu sót phát hiện được Ngoài

ra, quá trình kiểm tra và đánh giá sẽ giúp học sinh hệ thống và khái quát hóa những tri thức đã có, giúp phát triển tư duy và trí nhớ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em đối với việc học tập

- Chức năng kiểm tra và đánh giá:

+ Chức năng kiểm tra: kiểm tra và đánh giá phải nhằm phát hiện mức độ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Chức năng này còn dùng làm phương tiện để kiểm tra hiệu quả của các phương pháp và cách tổ chức dạy học của giáo viên

+ Chức năng giáo dưỡng: việc tổ chức kiểm tra phải tiến hành sao cho có lợi cho việc hoàn thiện và nâng cao kiến thức cho toàn bộ học sinh, có tác động thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh

Trang 28

+ Chức năng giáo dục: việc kiểm tra phải giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện ý chí và tinh thần kỷ luật trong học tập Việc kiểm tra giúp cho mỗi học sinh hiểu rõ năng lực của mình Việc kiểm tra và đánh giá phải kích thích nhu cầu vươn lên nắm vững tri thức và khắc phục những thiếu sót còn tồn tại trong học tập, từ đó xây dựng cho học sinh có được mục đích, động cơ đúng đắn trong học tập và lòng say mê khoa học

b Những yêu cầu đối với kiểm tra và đánh giá

- Kiểm tra và đánh giá một cách khách quan: việc đánh giá phải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học, xem xét câu trả lời và bài làm của học sinh một cách chu đáo để đánh giá được đúng đắn

- Kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện: kiểm tra và đánh giá phải bao hàm được những nội dung đã được quy định Như vậy phải kiểm tra sự hiểu biết của học sinh đối với những tài liệu học tập có nội dung khác nhau, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh đối với những sự kiện, khái niệm, học thuyết và các kỹ năng, kỹ xảo có trong các chương và các phần của tài liệu học tập

- Kiểm tra và đánh giá một cách có hệ thống: việc kiểm tra và đánh giá phải được tiến hành đều đặn và có hệ thống Tính hệ thống này phải được thống nhất một cách hữu

cơ với bản thân quá trình học tập và có tác dụng đối với sự tiến triển của quá trình đó

- Tính riêng biệt và tính phân biệt của việc kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh:

Tính riêng biệt đòi hỏi hỏi việc kiểm tra và đánh giá phải được tiến hành với từng học sinh riêng lẻ, không thể lấy việc đánh giá thành tích chung của cả lớp hay một tổ để thay thế cho việc kiểm tra đánh giá từng học sinh

Tính phân biệt lại đòi hỏi việc kiểm tra và đánh giá cần phải căn cứ vào đặc điểm của tài liệu học tập, để đề ra những cách đánh giá khác nhau; đối với các môn khác nhau cũng cần có phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau (đối với lao động phải khác môn Văn, Sử …)

c Các hình thức và tiêu chí đánh giá

- Các hình thức đánh giá:

Trang 29

+ Việc đánh giá hoạt động học tập, nhận thức của học sinh thể hiện ở thái độ cảm xúc của giáo viên

+ Việc đánh giá hoạt động học tập, nhận thức của học sinh thể hiện ở những nhận xét đánh giá và kết luận của giáo viên, có thể dưới hình thức nói riêng (động viên, khen ngợi hoặc khiển trách, phê bình bằng lời), cũng có thể dưới hình thức viết

+ Biểu hiện đánh giá bằng số lượng là điểm Khái niệm “đánh giá và cho điểm” mặc

dù gần như nhau nhưng hoàn toàn không phải là đồng nhất Điểm số thể hiện một cách ước lệ việc đánh giá định lượng kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo của học sinh bằng chữ số hay điểm

- Các tiêu chí đánh giá:

+ Xuất sắc: nếu như người học nghiên cứu sâu tài liệu học tập và tài liệu tham khảo

về vấn đề, trả lời đầy đủ và hợp logic những câu hỏi được đặt ra; khi thực hiện các công việc thực hành - nếu nhiệm vụ được thực hiện đúng và trong khoảng thời gian được qui định (khi không có qui định về thời gian - thực hiện nhiệm vụ một cách tự tin và nhanh chóng)

+ Tốt: khi người học nắm tài liệu chắc chắn và trả lời mà không cần dựa vào các câu hỏi gợi ý, hiểu được tài liệu tham khảo về vấn đề; khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành - nếu nhiệm vụ được thực hiện đúng

+ Đạt yêu cầu: nếu người học chỉ biết được tài liệu chính, chưa hiểu hết được tài liệu tham khảo về vấn đề, và trả lời các câu hỏi chưa được rõ ràng và đầy đủ; khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành - nếu nhiệm vụ được hoàn thành, nhưng phạm một số sai sót không ảnh hưởng đến chất lượng công việc (ví dụ, không tuân thủ các quy định sử dụng dụng cụ và thiết bị, không tuân thủ trình tự thực hiện những thao tác nhất định phải thực hiện lại các thao tác đó sau đó)

+ Chưa đạt: khi người học không thể trả lời những câu hỏi được đặt ra một cách đầy

đủ và đúng, không nắm được tài liệu tham khảo về vấn đề; khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành - nếu nhiệm vụ không được hoàn thành và phạm sai sót ảnh hưởng đến chất lượng công việc được thực hiện

d Sự khác nhau về mặt tâm lý của đánh giá và điểm số

Trang 30

Đánh giá bao gồm trong nó sự phân bậc mức độ phát triển một thuộc tính nào đó của người được đánh giá, cũng như sự đánh giá định tính và định lượng các hành động hoặc kết quả hoạt động của người được đánh giá Ví dụ, đó là những điểm ở trường phổ thông Dưới dạng các con số, những điểm này đặc trưng cho các thành tích tuyệt đối và tương đối của học sinh: tuyệt đối theo nghĩa bản thân điểm cho biết về chất lượng kiến thức và hành vi của học sinh, tương đối là vì sử dụng các điểm có thể so sánh chúng ở những học sinh khác nhau Không hiếm khi trong tài liệu tâm lý học và giáo dục học các khái niệm “đánh giá” và “điểm” được đồng nhất với nhau Tuy nhiên sự phân biệt các khái niệm trên là cực kỳ quan trọng để hiểu sâu hơn các khía cạnh tâm lý-sư phạm, dạy học và giáo dục của hoạt động đánh giá của giáo viên Trước hết, đánh giá là quá trình, hoạt động đánh giá được thực hiện bởi con người Tính chính xác và đầy đủ của đánh giá quyết định tính hợp lý của quá trình đi đến mục tiêu

Các chức năng của đánh giá, như đã biết, không chỉ giới hạn ở chỗ khẳng định mức

độ học được một điều gì đó Đánh giá là một trong các phương tiện hữu ích trong tay

người giáo viên để kích thích quá trình học tập, động lực tích cực học tập và ảnh hưởng đến nhân cách học sinh Chính dưới ảnh hưởng của việc đánh giá một cách khách quan ở học sinh phổ thông hình thành khả năng tự đánh giá phù hợp, thái độ phê phán đối với thành tích của mình Do vậy, ý nghĩa của đánh giá, sự đa dạng các chức năng của nó đòi hỏi phải tìm kiếm các chỉ số phản ánh được tất cả các mặt của hoạt động học tập của học sinh và cho phép tách ra được các mặt đó

Điểm số là kết quả của quá trình đánh giá, của hoạt động hay hành động đánh giá, là

sự phản ánh mang tính quy ước (hình thức) của chúng Việc đồng nhất đánh giá và điểm

số, từ quan điểm tâm lý học, sẽ tương tự sự đồng nhất quá trình giải bài toán và kết quả của nó Trên cơ sở đánh giá có thể xuất hiện điểm số với tư cách là kết quả mang tính

logic - hình thức của nó Ngoài điều đó ra, điểm số là một kích thích sư phạm, nó kết hợp trong mình các tính chất khen ngợi hoặc trách phạt: điểm số cao là sự khen ngợi, điểm số thấp là một sự trách phạt - khen ngợi thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất tích cực, còn trách phạt ngăn ngừa sự xuất hiện của các phẩm chất tiêu cực Đối với sự phát triển tâm

lý của trẻ thì vai trò thúc đẩy của khen thưởng và trách phạt là quan trọng như nhau: khen thưởng phục vụ cho sự phát triển những phẩm chất tích cực, còn trách phạt là để uốn nắn, hay điều chỉnh, những phẩm chất tiêu cực Hiệu quả của đánh giá sư phạm được hiểu là vai trò kích thích của nó trong dạy học và giáo dục học sinh Đánh giá được coi là có hiệu quả về mặt sư phạm khi nó tạo ra ở học sinh lòng mong muốn tự hoàn thiện, chiếm lĩnh

Trang 31

kiến thức và kỹ năng, mong muốn hình thành ở bản thân những phẩm chất nhân cách tích cực, có giá trị, những dạng hành vi văn hóa có ích cho xã hội

1.2.3 Nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh tiểu học đối với nội dung đánh giá bằng nhận xét

Nội dung trình bày trên cho thấy đánh giá sư phạm có vai trò là cơ sở để có những điều chỉnh cần thiết quá trình dạy và học Đối với giáo viên, đánh giá là cơ sở để hoàn thiện nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức quá trình giáo dục học sinh Đối với học sinh, đánh giá tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy những kết quả học tập của mình và có biện pháp khắc phục những thiếu xót phát hiện được Đánh giá có chức năng

giúp hoàn thiện và nâng cao kiến thức của học sinh, tác động thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, thúc đẩy học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện ý chí và tinh thần kỷ luật trong học tập Đối với phụ huynh học sinh, với tư cách là một lực lượng cùng với nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, đánh giá giúp cho phụ huynh biết được quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của con em mình, những điều làm được

và những điều chưa làm được, trên cơ sở đó có những việc làm phù hợp trong việc phối hợp với nhà trường nhằm duy trì và phát huy những điều làm được, khắc phục những điều chưa làm được Đánh giá có thể biểu hiện dưới dạng thái độ xúc cảm, những lời nhận xét hay điểm số, nhưng dù có biểu hiện dưới dạng nào thì đánh giá đều phải thể hiện được vai trò và chức năng của nó như được nói ở trên

Dựa trên khái niệm nhận thức trong Tâm lý học và sự phân chia các mức độ nhận thức của con người, theo chúng tôi, nhận thức của phụ huynh và học sinh tiểu học đối với nội dung đánh giá bằng nhận xét là nhận thức ở mức độ nhận thức lý tính

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu nhận thức của phụ huynh học sinh

và học sinh tiểu học đối với nội dung đánh giá bằng nhận xét từ góc độ vai trò, chức năng của đánh giá trong mối quan hệ với phụ huynh học sinh và học sinh, cụ thể là nhận thức

về quá trình và kết quả lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, về quá trình và kết quả rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh thể hiện trong đánh giá bằng nhận xét của giáo viên

Đối với phụ huynh học sinh, đề tài sẽ nghiên cứu sự nhận thức bốn khía cạnh sau :

- Nhận thức chung về những thay đổi trong cách đánh giá học sinh tiểu học, về những nội dung được giáo viên đánh giá

Trang 32

- Nhận thức về tình hình học tập các môn học, tình hình rèn luyện các năng lực và các phẩm chất của học sinh Nhận thức về những ưu điểm và sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của con mình, về những mặt chưa đạt được trong học tập và rèn luyện của học sinh, những việc gia đình cần làm để giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn

- Đánh giá chung của phụ huynh về nội dung nhận xét của giáo viên

- Những đề xuất đối với nội dung nhận xét của giáo viên và với cách đánh giá học sinh tiểu học trong nhà trường hiện nay

Đối với học sinh tiểu học, đề tài sẽ nghiên cứu sự nhận thức ba khía cạnh sau :

- Nhận thức về mức độ thường xuyên của nhận xét của giáo viên

- Nhận thức về những thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện, về những điều làm được và chưa làm được, về quá trình tiến bộ và những việc cần làm để tiến bộ hơn

- Những mong muốn của học sinh về nội dung nhận xét của giáo viên

Các khía cạnh trên của nhận thức được cụ thể hóa trong các câu hỏi đối với phụ huynh và câu hỏi đối với học sinh

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Một số nội dung của Thông tư 30/2014 liên quan đến vai trò của cha mẹ học sinh và học sinh tiểu học

Về nguyên tắc đánh giá

Trang 33

- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan

- Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học

- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh

Về nội dung đánh giá:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh

Về cách đánh giá:

- Đánh giá thường xuyên

+ Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình

và cộng đồng

+ Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào

sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện

cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện

Trang 34

- Đánh giá định kì kết quả học tập

+ Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì

+ Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:

a) Mức 1: Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình

và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập

b) Mức 2: Học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học

c) Mức 3: Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống

+ Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân

- Tổng hợp đánh giá

+ Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:

Trang 35

a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành

b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực,

sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt

c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt

d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học

+ Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ Học bạ

là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới

1.3.2 Thực tiễn thực hiện Thông tư 30/2014 ở một số cơ sở giáo dục tại Tp.HCM

Đề tài đã tìm hiểu thực tiễn thực hiện Thông tư 30/2014 tại Trường Tiểu học Kỳ Đồng Q 3, Trường Tiểu học Long Bình Q 9 và Trường Tiểu học Hà Huy Giáp Q 12 qua các báo cáo tình hình thực hiện Thông tư trên và qua một số ý kiến của cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở Kết quả tìm hiểu cho thấy trong quá trình thực hiện Thông tư 30/2014

có những thuận lợi và khó khăn sau :

- Thuận lợi: việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét theo đúng nội dung Thông tư và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đã giảm áp lực về điểm số cho học sinh và phụ huynh, học sinh tự đọc lời nhận xét từ đó tự sửa lỗi kịp thời, giáo viên theo dõi sát việc học tập

và sự tiến bộ của học sinh Quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không chỉ nhằm vào kết quả mà còn động viên, khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng của mình Ngoài ra, trong quá trình học còn chú trọng đến việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau,

cha mẹ học sinh cũng tham gia đánh giá Với cách làm này sẽ góp phần làm tăng sự gắn

Trang 36

kết giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục học sinh Giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm qua việc động viên, khuyến khích học sinh kịp thời trong mỗi bài học, tiết học, tuần và tháng học Phụ huynh học sinh cảm thấy nhẹ nhàng trong việc học tập của con em mình, không bị áp lực về điểm số

- Khó khăn: việc thay đổi cách đánh giá học sinh chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên nhưng với chương trình giáo dục tiểu học như hiện nay còn nặng vì vậy giáo viên đã gặp không ít áp lực về thời gian Áp lực về sĩ số trong một lớp học và giáo viên chủ nhiệm phải dạy nhiều môn trong một buổi dạy nên việc nhận xét thường xuyên (bằng lời trực tiếp) trong mỗi tiết học cũng tạo áp lực về thời gian, sức khỏe đối với giáo viên Bên cạnh đó giáo viên cũng khó tránh khỏi những nhận xét trùng lắp Yêu cầu chung là giáo viên phải tư duy trong từng lời nhận xét, lời nhận xét cần đa dạng, không sáo rỗng, công thức, tránh lặp lại Nhưng thực tế vẫn còn tình trạng lời nhận xét chung chung chỉ mang tính động viên khích lệ chưa cụ thể, rõ ràng, chưa giúp học sinh có động cơ ham thích trong học tập, đánh giá cùng ý kiến cho nhiều học sinh Trong quá trình dạy ở một tiết học, khi giáo viên nhận xét trực tiếp bằng lời thì học sinh không ghi nhớ thấu đáo được lời của giáo viên Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, 2 vì các em mau quên Kỹ năng đánh giá của giáo viên còn chưa cao, một số giáo viên còn lúng túng trong việc nhận xét, đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh ở lớp mình chủ nhiệm Việc ghi lời nhận xét chiếm khối lượng thời gian rất lớn của giáo viên Đa số phụ huynh học sinh dần quan tâm theo dõi lời nhận xét của giáo viên nhưng còn gặp khó khăn trong việc tự đánh giá mức độ học tập của con em mình (do thói quen định lượng, đánh giá qua điểm số trước đây) Do thói quen được đánh giá bằng điểm số, lời nhận xét chưa có tác dụng giúp các em có động lực phấn đấu vươn lên, nhìn điểm số các em có vui - buồn nhưng các em sẽ cố gắng phấn đấu Lời nhận xét chưa cho phụ huynh và học sinh biết cụ thể sức học của con em, do đó

ít có sự cạnh tranh, phấn đấu Đối với một số học sinh yếu, các em chưa quan tâm đến lời nhận xét của giáo viên để điều chỉnh việc học của mình Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thông suốt, cho rằng nhận xét, đánh giá bằng điểm số sẽ nhanh và cụ thể

Tiểu kết Chương 1:

- Vấn đề kiểm tra, đánh giá học sinh nói chung, đánh giá bằng nhận xét nói riêng, trong trường phổ thông đã được nghiên cứu nhiều cả ở trong và ngoài nước Hiện chưa có

Trang 37

nghiên cứu đề cập vấn đề này từ góc độ cha mẹ học sinh và bản thân học sinh - từ góc độ cha mẹ học sinh như một lực lượng giáo dục, quá trình giáo dục học sinh là quá trình các

em chuyển từ khách thể giáo dục thành chủ thể tự giáo dục

- Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động) Có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức của phụ huynh và học sinh tiểu học đối với nội dung đánh giá bằng nhận xét là nhận thức ở mức độ nhận thức lý tính

- Đánh giá sư phạm là xác định mức độ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng được dạy so với yêu cầu của chương trình dạy

- Đánh giá giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ Đánh giá giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh

- Đánh giá có thể biểu hiện dưới dạng thái độ xúc cảm, những lời nhận xét hay điểm

số, nhưng dù có biểu hiện dưới dạng nào thì đánh giá đều phải thể hiện được vai trò, chức năng của nó

- Thông tư 30/2014, với những nội dung được trình bày ở trên, là cơ sở giúp cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh Tuy nhiên, do mới được thực hiện từ năm học 2014 - 2015 nên việc thực hiện Thông tư không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu thêm về cách thức thực hiện và những điều kiện đảm bảo để việc thực hiện Thông tư đạt kết quả như mong muốn, như : công cụ giúp giáo viên nhận xét vừa cụ thể, sâu, chính xác, không trùng lặp, việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng đánh giá bằng nhận xét, vấn đề sĩ số học sinh/lớp, vấn đề chương trình dạy, vấn đề khối lượng công việc của giáo viên

Trang 38

9 và Trường Tiểu học Hà Huy Giáp Q.12

2.1.1.1 Mẫu khảo sát phụ huynh học sinh

Có 137 phụ huynh học sinh tham gia khảo sát, số liệu cụ thể như sau :

Bảng 2.1 Mẫu khảo sát phụ huynh học sinh

Ngày đăng: 03/01/2021, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w