1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình yêu và hôn nhân trong kinh thi

118 4,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Chính sự hấp dẫn và tính thực tế của đề tài cùng với sự yêu thích của bản thân đối với tình yêu trong văn học Trung Quốc nên người viết quyết định chọn đề tài “Tình yêu và hôn nhân tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN



TRẦN THỊ KIM THO MSSV: 6116154

TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG KINH THI

Luận văn tốt nghiệp đại học

Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 9

1.1 Khái quát về Kinh Thi 9

1.1.1 Giới thiệu chung và tên gọi Kinh Thi 9

1.1.2 Quá trình hình thành Kinh Thi 10

1.1.3 Vấn đề biên soạn Kinh Thi 10

1.1.4 Kết cấu Kinh Thi 11

1.2 Nội dung Kinh Thi 13

1.2.1 Cuộc sống bị áp bức, bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động 13

1.2.2 Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thôn tính đất đai, cướp đoạt nô lệ của giai cấp thống trị 25

1.2.3 Phản ánh tình yêu và hôn nhân trong đời sống 29

1.3 Khái quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi 30

1.3.1 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống 30

1.3.2 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học 31

1.3.3 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi 35

CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG KINH THI 38

2.1 Hệ thống Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân 38

Trang 3

2.2 Tình yêu đôi lứa trong Kinh Thi 40

2.2.1 Tỏ tình trong Kinh Thi 40

2.2.2 Thề nguyền, ước hẹn trong Kinh Thi 49

2.2.4 Lỡ duyên trong Kinh Thi 63

2.3 Hôn nhân trong Kinh Thi 66

2.3.1 Hôn nhân hạnh phúc trong Kinh Thi 66

2.3.2 Hôn nhân bị chia cắt, đổ vỡ trong Kinh Thi 72

Tiểu kết 82

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG KINH THI VỚI ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN 83

3.1 Thể thơ 84

3.2 Ba thủ pháp nghệ thuật nổi bật nhất trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân 87

3.2.1 Phú 87

3.2.2 Tỷ 91

3.2.3 Hứng 95

3.3 Kết cấu dân ca nổi bật trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân 98

3.4 Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân 104

Tiểu kết 108

PHẦN KẾT LUẬN 109

Trang 5

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 6

2

1 Lí do chọn đề tài

Là một quốc gia rộng lớn với hơn năm mươi lăm dân tộc anh em và năm nghìn năm lịch sử, Trung Quốc đã tích lũy cho mình một kho tàng văn hóa với hình thức vô cùng đa dạng, nội dung đậm đà, sâu sắc và có sức sống mãnh liệt cùng với thời gian Vùng đất này đã cho ra đời không ít những tác phẩm cổ điển có sức ảnh hưởng không chỉ trong vùng mà còn lan tỏa ra khắp các nước trong khu vực và thế giới Vì thế, việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là một công việc cần thiết để nhiều người hiểu rõ hơn về nền văn học của quốc gia này Qua đó, nhiều nhà nghiên cứu có những nhận định lại vị thế của nó trên trường quốc tế

Khi tìm hiểu về văn học Trung Quốc, chúng ta không thể nào bỏ qua Kinh Thi –

bộ tổng tập thơ ca cổ nhất của đất nước này Khổng Tử nói: “bất học Thi, vô dĩ ngôn” (không học Kinh Thi thì không biết lấy gì để nói) Thật vậy, đã từ rất lâu, Kinh Thi

được các bậc nho sĩ tôn lên hàng kinh điển, trở thành chuẩn mực để mọi người noi theo và dùng làm cơ sở cho các lập luận trong nhiều tác phẩm văn học về sau Ảnh

hưởng của Kinh Thi hết sức sâu rộng, nhiều từ ngữ trong tác phẩm ngày nay được sử

dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam như “yểu điệu”,

“thục nữ”, “vu quy”, “cù lao”,…

Như nhiều người nghiên cứu đã biết, văn học dân gian là tấm gương phản chiếu mọi mặt của đời sống xã hội cổ đại Tập hợp nội dung những bài dân ca và ca dao -

những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian – trong Kinh Thi đã được phản ánh từ

thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cho đến tâm hồn, tư tưởng, khát vọng của nhân

dân Trung Hoa thời thượng cổ Trong Kinh Thi, đề tài tình yêu và hôn nhân chiếm số

lượng rất lớn trong tổng số Những bài ca dao, dân ca viết về đề tài này là tiếng nói chân thật xuất phát từ sâu thẳm của những trái tim rạo rực yêu thương có sự khắc khoải chờ mong tình yêu đến, có niềm hạnh phúc khi đôi lứa được bên nhau và có cả nỗi niềm chua xót, ngậm ngùi khi tình yêu lứa đôi tan vỡ Ngôn ngữ được sử dụng một cách hết sức tự nhiên, gần gũi, xuất phát từ lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hằng ngày

ở đề tài này, người nghiên cứu giúp độc giả hiểu được cái nhìn của con người trong giai đoạn trước, biết thêm về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối con người thời bấy giờ như thế nào Song song bên cạnh đó, người đọc biết được những nét độc đáo và sức

Trang 7

3

ảnh hưởng của Kinh Thi đối với các tác phẩm giai đoạn sau trong nền văn học Trung

Quốc và nền văn học các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam

Chính sự hấp dẫn và tính thực tế của đề tài cùng với sự yêu thích của bản thân

đối với tình yêu trong văn học Trung Quốc nên người viết quyết định chọn đề tài

“Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Kinh Thi là một quyển “bách khoa toàn thư” mà khi nghiên cứu bất kỳ một

lĩnh vực nào trong đời sống tinh thần và xã hội Trung Quốc cổ đại người nghiên cứu

đều không thể bỏ qua Sở dĩ nói như thế vì Kinh Thi là bức tranh muôn màu, muôn vẻ,

vẽ lên toàn cảnh về đời sống tinh thần lẫn vật chất của con người Trung Hoa thời

thượng cổ Trong Kinh Thi, cái quý nhất chính là tình cảm chân thật, trong sáng của nhân dân lao động gửi gắm vào từng ý nhạc, lời thơ Đến với Kinh Thi là đến với sự

phong phú, đa dạng của tâm hồn, đến với một vườn hoa thơ ca ngọt ngào hương sắc

Kinh Thi là tiếng nói tâm tình ngọt ngào của nhân dân Trung Hoa thời cổ đại

Có nhiều học giả nghiên cứu về Kinh Thi như:

Trong Bài giảng văn học Trung Quốc của Lương Duy Thứ, ông đã tổng hợp

nhiều tác phẩm lớn, tiêu biểu, có ít nhiều liên quan đến văn học Việt Nam ở cả bốn bộ

phận: văn học cổ đại: Kinh Thi, Sở từ, Sử ký,…, văn học trung đại: Thơ Đường (chủ yếu học thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị), tiểu thuyết Minh, Thanh (Tam quốc, Tây

Du, Hồng Lâu Mộng, Liêu trai chí dị),…,văn học cận đại: thơ văn Lương Khải Siêu,

Lỗ Tấn, Tào Ngu,…, văn học hiện đại: Triệu Thụ Lý, Đinh Linh, Quỳnh Giao, Kim Dung,…

Trong bài giảng của mình, ông đặc biệt chú ý và giới thiệu nhiều về Kinh Thi ở

cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật

Trong Văn học Trung Quốc, hai tác giả Nguyễn Khắc Phi và Lương Duy Thứ cũng điểm sơ qua Kinh Thi trong phần tổng kết văn học Trung Quốc cổ trung đại Kinh Thi được nhắc đến như một nền móng khá vững chắc cho nền văn học hiện thực của

Trung Quốc

Trang 8

4

Trong Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa của I.S Lisevich do Trần Đình

Sử dịch, Kinh Thi được đề cập đến thông qua các thủ pháp nghệ thuật như: phú, tỉ và hứng

Trong Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ, Nguyễn Khắc Phi đã nhắc đến Kinh Thi với một số bài ca dao về tình yêu và hôn nhân, nhưng những bài ca

dao này chỉ được liệt kê ra chứ chưa được phân tích và làm sáng tỏ về nội dung cũng như hình thức biểu hiện

Trong Lịch sử văn học Trung Quốc (tập một) do Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm dịch, Kinh Thi được xem như là mầm mống văn học viết của Trung Quốc sau thể loại tản văn Kinh Thi được

giới thiệu với bạn đọc qua các phần như: quá trình biên tập; ứng dụng và lưu truyền ba trăm bài thơ; thơ thời kỳ đầu Tây Chu; thơ thời kỳ cuối Tây Chu; thơ Đông Chu; đặc

điểm và ảnh hưởng của Kinh Thi Nhìn chung, độc giả phần nào nắm được nội dung trong Kinh Thi, tuy nhiên, nghệ thuật trong Kinh Thi cũng là một phương diện hết sức

quan trọng nhưng chưa được đề cập đến trong quyển sách này

Trong Kinh Thi do Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Nghiêm Thượng Văn, Đặng

Đức Tô dịch, quyển sách đã giới thiệu với bạn đọc tương đối chi tiết về các vấn đề liên

quan đến Kinh Thi như: giới thiệu sơ lược về Kinh Thi; vấn đề chú giải, đọc và dịch Kinh Thi,…Quyển sách cũng giới thiệu với bạn đọc một số bài ca dao trong phần Quốc phong, có phiên âm, dịch nghĩa, chú giải và phần nguyên văn chữ Hán, tuy số lượng chỉ có sáu mươi bốn trong tổng số ba trăm lẻ năm bài trong Kinh Thi, nhưng đây cũng là một đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu về Kinh Thi sau này

Trong Những áng văn bất hủ do Trần Kiết Hùng và Thái Văn Nam dịch, Kinh Thi được điểm sơ lược về một số khía cạnh như quá trình hình thành, kết cấu,…nó

được đề cập đến như một bộ sách vô cùng quan trọng trong thời cổ đại của Trung

Quốc Tuy nhiên, dung lượng được đề cập đến còn rất ít so với những gì mà Kinh Thi

mang lại nên mọi thông tin chỉ mang tính chất khái quát Mặc dù vậy, nhưng đây cũng

là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu văn học Trung Quốc nói

chung và Kinh Thi nói riêng

Trang 9

5

Trong Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc (tập một) của tập thể bảy mươi bốn tác giả biên soạn do Bùi Hữu Hồng dịch, Kinh Thi được xếp vào thơ ca giai đoạn Tiên Tần, đặc biệt, ngôn ngữ trong Kinh Thi được đánh giá đã đạt đến trình độ cao và

sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ như: điệp ngữ, song thanh, điệp vận, Quyển sách này nói về Kinh Thi như một sự thành công về nghệ thuật, còn nội dung thì chưa

được đề cập đến

Trong Giáo trình cổ văn (tập một) của Đặng Đức Siêu biên soạn, Kinh Thi

được nhắc đến là một tuyển tập thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, ông cũng chọn lựa một số tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật đưa vào giáo trình với một vài lời nhận xét khái quát cho từng bài thơ

Trên trang web lichsuvn.net có bài viết về Tình yêu trong thời đại Kinh Thi

Bài viết đã giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội của đất nước Trung Hoa thời thượng cổ

chi phối tình yêu trong Kinh Thi và cũng dẫn ra một số thiên trong Kinh Thi tiêu biểu

cho tình yêu đôi lứa được nhiều người biết đến nhưng chưa đi sâu vào phân tích

Trên trang web thivien.net có bài Giới thiệu Kinh Thi của tác giả Bửu Cầm

Bài viết đã giới thiệu về nguồn gốc, nội dung, địa vực thời đại, tác giả và văn chương

trong Kinh Thi, tuy chưa nghiên cứu sâu nhưng cũng đã khái quát được những vấn đề

cần nắm bắt trong quyển thi ca cổ này

Trên trang web motsach.info có bài được sưu tầm về Kinh Thi, thi phẩm được

nghiên cứu về một số khía cạnh như nguồn gốc, phân loại, hình thức, nội dung, trích

dẫn một vài bài tiêu biểu và đặt biệt là có bàn đến sự ảnh hưởng của Kinh Thi với thơ

văn Trung Quốc và Việt Nam ở giai đoạn sau nó

Trên trang web Thế giới của tôi có đăng bài tiểu luận viết về đề tài Tình yêu nam nữ trong Kinh Thi của sinh viên Nguyễn Minh Sang Tiểu luận cơ bản trình bày

được các vấn đề cần bàn đến trong đề tài Tuy nhiên, mức độ phân tích, đánh giá chủ yếu mang tính khái quát, chưa đi sâu vào phân tích và chưa làm rõ vấn đề

Mặc dù số lượng bài viết, bài nghiên cứu đã nghiên cứu về Kinh Thi tương đối

nhiều, tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa tìm ra được một công trình nghiên cứu nào chuyên

Trang 10

6

sâu về Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân Nếu có thì nội dung chỉ nói sơ lược,

khái quát, chung chung, chưa cụ thể và chưa đầy đủ

Các tài liệu, bài viết trên là cơ sở quan trọng để người viết tiếp tục thực hiện

nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi”

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi”, người viết hướng

vào các nhiệm vụ cụ thể:

Khảo sát, tập hợp, thống kê theo hệ thống những thiên trong Kinh Thi nói về đề

tài tình yêu và hôn nhân

Chỉ ra nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện của Kinh Thi về đề tài

người viết đang nghiên cứu

Khám phá cái hay, cái đẹp được biểu hiện trong Kinh Thi qua đề tài tình yêu và hôn nhân Đồng thời, thấy được tính hiện thực trong Kinh Thi có sức ảnh hưởng sâu

rộng đối với sự phát triển văn học Trung Quốc thời kỳ sau, đặc biệt là đối với thơ ca

Thơ văn cổ Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ văn cổ Trung Quốc, đặc biệt

là Kinh Thi Vì thế, khi nghiên cứu, người viết đã liên hệ thực tế thơ văn Việt Nam để

nhận ra sự tiếp nhận có sáng tạo của thế hệ cha ông đi trước

2 Kinh Thi (Quyển trung và Quyển hạ) - tác giả: Khổng Tử, người dịch: Tạ

Quang Phát - Nhà xuất bản Văn học

Trang 11

7

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, người viết đã tiến hành tiếp cận tìm đọc tài liệu, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan trên sách, trên các phương tiện truyền

thông,… chú ý chọn lọc và đánh dấu các bài thơ, ca dao trong Kinh Thi liên quan đến

đề tài Sau đó, người viết dùng các phương pháp: phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp hệ thống để phân tích, đánh giá, làm rõ vấn đề Đặc biệt, thơ văn cổ Trung Quốc thường cô đọng, hàm súc, ý tại ngôn ngoại nên người viết chú trọng nghiên cứu về phần dịch nghĩa và phần chú thích, cốt để thấy được nội dung, còn phần dịch thơ chỉ để lấy vần cho dễ nhớ

Nghiên cứu Kinh Thi không chỉ dựa vào văn bản mà còn dựa vào đời sống sinh

hoạt của người dân, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ Vì thế, người viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành cộng với sự hiểu biết của bản thân về lịch sử, xã hội Trung Quốc thời cổ đại để đi vào

tìm hiểu đề tài: “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi”

Trang 12

8

PHẦN NỘI DUNG

Trang 13

9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Khái quát về Kinh Thi

1.1.1 Giới thiệu chung và tên gọi Kinh Thi

1.1.1.1 Giới thiệu chung về Kinh Thi

Kinh Thi là bộ tuyển tập thơ ca tập hợp những câu ca dao của nhân dân Trung

Hoa thời thượng cổ miêu tả đời sống hiện thực của những con người thuộc các giai cấp

và tầng lớp khác nhau Tập thơ được xem như dòng suối đầu nguồn phát khởi nên những dòng cảm hứng mới mẻ, là cơ sở, nền móng khá vững chắc cho việc phát triển

nền văn học Trung Quốc giai đoạn sau này

1.1.1.2 Tên gọi Kinh Thi

Trước đời Hán, Kinh Thi được gọi là Thi tam bách 詩三百 (ba trăm bài thơ),

hay ngắn hơn là Thi bách 詩百 (trăm bài thơ), hay gọi ngắn gọn hơn nữa là Thi 詩 (thơ)

Chữ Kinh có nhiều nghĩa, phụ thuộc vào vị trí của nó trong câu văn hoàn chỉnh

Các nhà Nho đời Hán xem Kinh Thi với chữ Kinh có nghĩa là kinh điển, chuẩn mực Kinh Thi là chuẩn mực của thơ ca, là đạo lý và phép tắc về những chuẩn mực ứng xử

trong các mối quan hệ của xã hội Về sau, các sách vở nho gia dùng để dạy học trò đều

được suy tôn là Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân thu, Kinh Dịch cùng với Tứ Thư của nho giáo

Như vậy, tên gọi Kinh Thi là do các nhà nho đặt ra, gọi tên như thế là do thói

quen chứ không có nghĩa khẳng định đó là tác phẩm kinh điển của nho giáo

Ngoài ra, Kinh Thi từng bị Tần Thủy Hoàng thiêu hủy, đến đời Hán mới được bốn nhà Tề, Lỗ, Hàn, Mao phục nguyên lại thành ra bốn bản Tề thi 齊詩, Lỗ thi 魯詩,

Hàn thi 韓詩 và Mao thi 毛詩 Về sau, các bản đều đã thất truyền, chỉ còn lại bản

Kinh Thi của Mao Hanh được lưu truyền đến nay, vì vậy, Kinh Thi còn có một tên gọi khác là Mao thi

Trang 14

10

1.1.2 Quá trình hình thành Kinh Thi

Kinh Thi ra đời cách đây hai nghìn năm trăm năm, vào khoảng thế kỷ thứ VI

trước công nguyên Tác phẩm này được hình thành bởi sáng tác của nhiều người (đa số

là của nhân dân lao động) trong khoảng thời gian năm trăm năm từ đầu Tây Chu (thế

kỷ XI trước công nguyên) đến giữa Xuân Thu (thế kỷ VI trước công nguyên)

Chế độ xã hội trong thời kỳ hình thành Kinh Thi là chế độ nô lệ (thực ra là cuối

nô lệ, đầu phong kiến), đây là giai đoạn áp bức bóc lột diễn ra kiểu nô lệ, lễ giáo phong kiến còn chưa ăn sâu vào đời sống xã hội như giai đoạn sau này

1.1.3 Vấn đề biên soạn Kinh Thi

Có ba thuyết về vấn đề biên soạn Kinh Thi:

Thuyết thứ nhất cho rằng Kinh Thi do Khổng Tử biên soạn Sách Sử ký 史記

(thiên Khổng tử thế gia 孔子世家) có viết: ban đầu, Kinh Thi có tới hơn ba nghìn thiên

(bài), Khổng Tử soạn lại thành ba trăm bài để dạy học trò của mình Thuyết này chưa

thuyết phục, bởi vì trước Khổng Tử đã có quyển Kinh Thi ba trăm lẻ năm bài, Khổng

Tử chỉ làm công việc san định và giải thích chứ không làm công việc biên soạn Kinh Thi Tuy nhiên, công lao của ông trong việc định hình Kinh Thi từ thơ ca dân gian

thành một tác phẩm kinh điển là không hề nhỏ Trong sách Luận Ngữ 論語 có chép lời

của Khổng Tử: “Ta từ Vệ trở về Lỗ, mới chỉnh lí Nhã Chính, Nhã Tụng cho thứ nào ra thứ ấy” Khổng Tử đã sử dụng Kinh Thi như một chuẩn mực đạo lý để giáo dục học trò của mình Hàng ngày, ông thường bàn bạc, thảo luận với họ về các vấn đề của Kinh Thi

Thuyết thứ hai thì cho rằng, phần lớn những bài thơ, ca dao trong Kinh Thi là

do các quan “thái thi” (chọn thơ) đời Chu tuyển chọn để dâng lên vua Trong sách Lễ

ký có chép: “Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần Tháng hai năm ấy đi tuần thú đến núi Đại Tông ở phía đông, thắp hương nến tế vọng núi sông Thăm chư hầu, hỏi

về các bậc cao tuổi và đến gặp Truyền mệnh cho quan Thái sư đến trình thơ để xem xét nề nếp của dân chúng Mệnh cho quan coi chợ trình giá cả để xem xét sự thích, ghét trong dân, ghi chép nết hay, nết xấu phổ biến Mệnh cho quan Điển lễ khảo sát thời tiết, tháng để định ngày trước sau Xem xét luật lệ, chế độ, y phục, chỉnh lại cho

Trang 15

11

đồng bộ” Việc thu thập thơ ca đã được nhà Chu tiến hành một cách nghiêm túc, có

quan đặc trách theo quy chế nhà nước: Thái sư Vị quan này có nhiệm vụ quản lí mạng lưới sưu tầm thơ, ca dao trong dân gian, đó là các quan Thái thi (Hành nhân) Những Hành nhân này là những người tương đối cao tuổi (đàn ông sáu mươi tuổi, đàn bà năm mươi tuổi), và phải mù lòa, am hiểu âm nhạc Những Hành nhân này thường đi lại trên đường, tay đánh mõ để sưu tầm thơ, ca dao để trình lên cho Thái sư Sau đó, Thái sư

tuyển chọn những làn điệu hay dâng lên cho vua thưởng thức Theo Thập ngũ Quốc phong trong Kinh Thi, các vùng sưu tầm được Kinh Thi ngày nay tương ứng với các

tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc với diện tích hơn 1.020.000 km² Điều này đã cho độc giả thấy sự nghiêm túc của các Hành nhân trong việc tìm kiếm, sưu tầm lại những bài thơ, ca dao với số lượng khổng lồ (khoảng ba nghìn bài) trên diện tích rộng như vậy

Tuy nhiên, thuyết này vẫn chưa thuyết phục một số người trong giới nghiên cứu

Kinh Thi vì họ không tin từ đời Chu đã có được mạng lưới sưu tầm thơ, ca dao rộng

lớn như vậy Theo họ, đó chỉ là cách nói phỏng đoán của học giả đời Hán chứ trước Hán không thấy tư liệu nào ghi chép về việc này

Thuyết thứ ba lại cho rằng, sự xuất hiện của tập thơ là do công lao chính của các nhạc quan (quan coi âm nhạc) triều Chu biên tập dựa trên công trình sưu tầm của nhạc công các nước chư hầu Bên cạnh phần lớn là ca dao thu thập trong dân chúng, tác phẩm còn có những bài thơ có tính chất điển lễ của quý tộc làm trong các dịp tế lễ, yến hội, những bài thơ có ngụ ý khuyên răn của quần thần dâng lên thiên tử hoặc vua các nước chư hầu Thuyết này được hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận

Các thuyết về vấn đề biên soạn tập thơ cổ này đều có cơ sở từ những tài liệu văn học, lịch sử được ghi chép và lưu truyền lại Tuy nhiên, mức độ chính xác của những thuyết này đều mang tính chất tương đối, độc giả cần xem xét kĩ hơn khi nghiên

cứu và khảo sát một tác phẩm văn học kinh điển như Kinh Thi

1.1.4 Kết cấu Kinh Thi

Kinh Thi có ba trăm mười một bài thơ Trong đó, có sáu bài chỉ có đề mục chứ không có lời, gọi là "dật thi" (thơ đã mất) Sáu bài “dật thi” là Nam cai 南陔

Trang 16

12

(thuộc Lộc minh chi thập 鹿鳴之什), Bạch hoa 白華, Hoa thử 華黍, Do

một số nhà nghiên cứu, sáu bài này là nhạc ca, tên bài thì còn, nhưng điệu nhạc đã mất,

vì vậy không chép vào Kinh Thi được

Với ba trăm lẻ năm bài còn lại trong Kinh Thi, có nhiều tiêu chí để phân chia

kết cấu như sau:

Theo thời kì lịch sử:

Thơ thời kì đầu Tây Chu (từ Vũ vương đến Hiếu vương, từ năm 1066 đến năm

869 trước công nguyên) bao gồm toàn bộ Chu tụng, một bộ phận nhỏ Đại nhã và một

ít bài của Phong

Thơ thời kì cuối Tây Chu (từ Di vương đến lúc Bình vương thiên đô về Đông,

từ năm 869 đến năm 770 trước công nguyên) bao gồm đại bộ phận trong Đại nhã và Tiểu nhã (chỉ trừ một số bài cá biệt như “Đô nhân sĩ”) cùng một số ít bài trong Phong

Thơ Đông Chu (từ Bình vương dời đô về Đông đến cuối Xuân thu, từ năm 770

đến năm 475 trước công nguyên) ngoài Thương tụng và Lỗ tụng ra thì còn lại đều là Phong

Theo nhạc điệu:

Phong: còn gọi là Quốc phong, có một trăm sáu mươi thiên, chia làm mười lăm

quyển, gồm có:

Chính Phong: Chu nam và Thiệu nam

Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Bân phong

Đây là những bài thơ, ca dao, dân ca của mười lăm nước chư hầu, là tác phẩm tiêu biểu của miền bắc Trung Quốc (thuộc các tỉnh Sơn Đông, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam hiện nay)

Nhã: còn gọi là Nhị Nhã, có một trăm lẻ năm bài, chia ra làm hai phần:

Trang 17

13

Tiểu nhã là những bài dùng trong những trường hợp không quan trọng

lắm như các buổi yến tiệc (bảy mươi bốn thiên)

Đại nhã là những bài dùng trong những trường hợp quan trọng như khi

Thiên tử họp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường (ba mươi mốt thiên)

Đây chủ yếu là thơ ca của giới quý tộc đại phu làm trong những việc triều hội, yến tiệc nói về quan hệ tốt đẹp của vua tôi và những nghi thức tiếp đãi giữa chủ và

khách Nhã có nghĩa đối lập với tục, có nghĩa là tao nhã, cao sang và gương mẫu

Tụng: là nhạc tán tụng ca ngợi - nhạc dùng trong tế lễ thần linh, thái miếu, giống như văn tế sau này Tụng được sáng tác ở ba nước Chu, Lỗ, Thương bao gồm:

Chu tụng có ba mươi mốt thiên

Lỗ tụng có bốn thiên

Thương tụng có năm thiên

Cách phân chia này không hoàn toàn chính xác, vì trong từng thiên, không hoàn

toàn là đơn nhất một nhạc điệu: trong nhã đôi lúc cũng có nhạc phong, trong phong lại

có bài của quý tộc,…Ngoài ra, cách phân chia này không nói lên được nội dung của tác phẩm

Cũng giống như vấn đề biên soạn, vấn đề phân chia kết cấu trong Kinh Thi cũng

chỉ mang tính chất tương đối, chưa có sự thống nhất và còn nhiều bất đồng sâu sắc trong giới nghiên cứu Do vậy, chúng ta cần thận trọng xem xét, lựa chọn cách phân chia nào là hợp lí nhất cho công việc đang nghiên cứu

1.2 Nội dung Kinh Thi

1.2.1 Cuộc sống bị áp bức, bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động

1.2.1.1 Kinh Thi là bức tranh toàn cảnh của nhân dân lao động dưới chế độ nô

lệ

Trong thời đại của Kinh Thi, nhân dân luôn sống trong cảnh cơ cực với thân

phận là những nô lệ Họ phải làm việc cật lực, quanh năm, suốt tháng để nuôi bọn chủ

nô ăn sung mặc sướng Là một bài ca tám chương, mỗi chương miêu tả một mùa làm

ăn, “Thất nguyệt” (tháng bảy) trong Bân Phong mang dáng dấp của một bài “nông gia

Trang 18

14

lịch” Đó không chỉ là một bài ca miêu tả về tập quán làm ăn mà còn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ về cuộc sống thống khổ của nhân dân lao động sống dưới ách bóc lột nặng nề thời bấy giờ Họ phải làm đủ thứ công việc, từ cày ruộng, dệt vải, săn bắn đến làm nhà, đục băng, nấu rượu cho bọn thống trị Trong khi đó, họ luôn phải sống trong cảnh đói rét, thê lương

Mở đầu “Thất nguyệt”, tác giả đã lo lắng cho những ngày giá rét, lạnh buốt da

khi sắp đến tháng mười một, tháng mười hai:

Tháng mười hai khí lạnh lùng cắt da

Mặc dù, họ chính là những người tự tay kéo lụa dệt vải để may quần cho công tử:

Bắt đầu tháng tám thì vừa kéo gai

Nhuộm đỏ thì trông rất tươi xinh,

Trang 19

Tháng mười một săn loài chồn dữ

Không chỉ thế, họ còn là những người cắt cỏ, bện tranh để lợp nhà tránh rét:

Tháng bảy 7

Lấy tranh người phải ra công ban ngày,

Thế mà, họ phải ở trong những căn nhà dựng nên từ những tấm phênh cũ kĩ, rách nát, gió thổi vào từ tứ phương Mùa đông, họ phải lấy bùn, đất sét trét vào khe hở để tránh rét; phải bít cửa sổ ở hướng bắc để chống gió bất; những lỗ trống trong nhà thì phải bịt kín lại, xông khói vào hang để chuột không sống được trong ấy Rồi khi những công việc ấy hoàn tất thì họ mới có thể vào nhà ấy ở để chống lạnh:

Trang 20

16

Tháng bảy 5

Dế tháng mười chung giữa gầm sàng

Đời sống của con người trong kiếp nô lệ luôn chịu sự quan sát, quản lý của bọn chủ nô Họ luôn phải làm việc hết sức cốt để những quan giám sát ấy vừa lòng:

Tháng giêng nông cụ sửa mau,

Sống dưới chế độ ấy, những con người mang thân phận nô lệ không có một chút quyền lợi nào, ngay cả thân thể họ cũng chẳng thuộc về họ:

Trang 21

Ngày xuân ấm áp vui tươi,

Những cô gái đang độ tuổi xuân thì, đang hạnh phúc đón chào ngày mùa xuân

ấm áp Thế mà niềm vui đó chưa hưởng trọn thì đã phải xót xa khi bị bắt gả cho những công tử (con vua các nước chư hầu), phải rời xa gia đình thân yêu, xa cha, xa mẹ, xa

những cuộc vui ngày nào,…

Có thể thấy, trong toàn bộ tám chương trong “Thất nguyệt”, những người lao

động từ đàn ông đến đàn bà đều phải làm đủ thứ công việc với không khí căng thẳng, mệt mỏi vì luôn có người giám sát:

“Tháng giêng nông cụ sửa mau

Trang 22

18

Những con người này sống dưới chế độ nộ lệ, thân phận họ luôn bị xem thường, rẻ rúng Họ bị bọn chủ nô xem như những công cụ để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống của giới quý tộc,… Thế nhưng, bên cạnh những lời than thở kia, ta lại thấy ở họ có cái làm ta cảm phục Đó chính là tinh thần vươn lên trước mọi khổ cực, bất công, ngang trái để hướng đến và chăm lo cho một tương lai tươi

sáng hơn, sung túc hơn Ở “Thất nguyệt”, nếu năm chương đầu là lời than thở thì ba

chương cuối mang hơi hướng của sự lạc quan, tin tưởng vào bậc Thiên tử, tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng:

Đem gầy rượu uống trong xuân mới,

Trang 23

19

Hay:

七月 7 Thất nguyệt 7

十月納禾稼。 Thập nguyệt nạp hoà cổ (giá),

Tháng chín dựng kho nơi vườn cũ,

Tháng mười thì đem trữ lúa vào

Có thể nói, tám chương trong “Thất nguyệt” đã phát thảo nên những nét chính

trong bức tranh toàn cảnh của nhân dân lao động Trung Hoa thời bấy giờ: có cảnh làm việc vất vả, cực nhọc,… cũng có cảnh được ăn uống, vui chơi,…Bên cạnh đó, bài thơ còn miêu tả về đời sống đủ đầy, sung sướng khi thực hiện công việc bóc lột của bọn thống trị để thấy rõ sự khác biệt giữa hai giai tầng trong xã hội thời bấy giờ Tuy nhiên, âm hưởng chủ đạo của bài ca này vẫn là tiếng hát than thân xuất phát từ một xã hội mà con người còn chịu nhiều áp bức bóc lột

Bên cạnh “Thất nguyệt”, ta thấy “Tải sam” và “Lương trĩ” trong Chu tụng,

“Thiều chi hoa” trong Tiểu nhã, “Thấp hữu trành sở” trong Cối phong, cũng là những

bài thơ miêu tả về công việc nhà nông gian nan, về nỗi khổ cực và một số nét tiêu biểu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động thời bấy giờ Đây là những sử liệu quan trọng mà khi nghiên cứu xã hội Trung Quốc thời Tây Chu không thể nào bỏ qua

Trang 24

20

1.2.1.2 Nỗi cay đắng vì phu phen tạp dịch

Ở chế độ cuối nô lệ, đầu phong kiến, bên cạnh chế độ địa tô tàn nhẫn, người lao động còn phải chịu đựng thêm một phương thức bóc lột nữa của bọn lãnh chúa phong kiến, đó là lao dịch

Nỗi niềm xót xa, cay đắng và lòng oán hận khi phải sống trong cảnh cơ cực vì

luôn bị chèn ép, bóc lột sức lao động đã được biểu hiện trong Kinh Thi một cách tỉ mỉ:

Bài “Bảo vũ” (chim bảo rã cánh) trong Đường phong, thân phận của những

người lao động được ví như loài chim bảo (một loài chim to nhưng không có ngón

chân sau, đậu không vững) Lời thơ trong “Bảo vũ” chính là lời tố cáo thống thiết cảnh

tượng phu dịch của nông dân:

Kết thành hàng nghe bay chim bảo,

Lãnh chúa phong kiến bắt họ phải đi đào sông, đào hồ, đắp đường, xây thành bỏ

cả công việc cày bừa, cha mẹ già không ai phụng dưỡng, vợ con không nơi tựa nương

Trang 25

21

Họ cũng không biết đến khi nào thì mới được yên ổn, mới dứt được nhọc nhằn, mới trở lại được cuộc sống bình thường để chăm sóc gia đình, về đoàn tụ cùng người thân

Nếu ở “Bảo vũ” là lời nói trực tiếp của người đi phu dịch thì “Quân tử vu dịch”

là tiếng thở than của một người vợ mong chờ chồng của mình đi phu dịch sớm ngày trở về:

hay chỉ là biết chàng chẳng đói khát cũng đã an tâm:

雞棲于桀, Kê tê (thê) vu kiệt,

Trang 26

Nỗi niềm thống khổ của công việc phu phen, tạp dịch trong Kinh Thi không chỉ

là lời than thở trực tiếp từ người quân tử, người chinh phu mà còn được bày tỏ qua lời nhớ mong da diết của người chinh phụ “Việc vua” ấy làm cho người người khổ cực, nhà nhà oán than vì một trụ cột trong gia đình phải ra đi chẳng hẹn ngày trở về, công việc đồng áng bỏ bê, cha mẹ già không ai phụng dưỡng, vợ con không ai chăm sóc

Những bài ca dao trong Kinh Thi mà tiêu biểu là “Bảo vũ” và “Quân tử vu dịch” đã

phản ánh sâu sắc mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị (địa chủ phong kiến) và giai cấp bị trị (nô dịch)

1.2.1.3 Lòng oán hờn, sự phẫn nộ và tinh thần phản kháng

Nếu như trong “Thất nguyệt”, “Bảo vũ”, “Quân tử vu dịch”, người lao động

chỉ dám lên tiếng than thở, chờ mong một ngày được thoát khỏi cảnh nô dịch khổ cực

thì “Phạt đàn” và “Thạc thử” đã phát triển lên một bậc cao hơn Đó là tiếng ca oán

hận của con người bị áp bức vào chế độ, vào thời cuộc gây nên cuộc sống tối tăm, ngột ngạt, cơ cực trăm bề của mình Trong lời hát ấy, có cả lời cảnh cáo bọn lãnh chúa phong kiến chuyên bóc lột nhân dân lao động

Trang 27

Bài thơ với sự phẫn nộ ngày càng tăng tiến qua từng khổ, đó là lời oán hận kẻ

“quân tử” không cấy gặt mà thóc lúa lại chất đầy nhà, không săn bắn mà cút, chồn, thú treo đầy sân Ngược lại, người đẵn gỗ đàn suốt ngày làm việc cực nhọc nơi rừng già

âm u, hoang vắng, rùng rợn thì không có được một tí gì Trước cảnh bất công ấy, họ đã lên tiếng chất vấn một cách mỉa mai, giễu cợt, hay nói đúng hơn đó là tiếng thét lên từ

sự phẫn nộ:

“Sân sao treo cút sẵn sàng?

Người quân tử chẳng hề màng ăn không.”

Trang 28

24

Từ việc miêu tả khung cảnh lao động gian khổ đến việc tìm ra nguyên nhân xảy

ra sự bất công, ngang trái rồi đến tiếng thét mãnh liệt từ ngọn lửa căm hờn trong lòng bấy lâu nay của những con người đang sống trong một xã hội đầy bất công ấy là một

diễn biến lâm lí hết sức logic, chặt chẽ Với ba chương của “Phạt đàn” sử dụng lối trùng chương điệp cú trong Kinh Thi thì thủ pháp nghệ thuật này đã góp phần nhấn

mạnh lời cảnh cáo bọn lãnh chúa phong kiến chuyên bắt nạt nhân dân lao động, cho người đọc thấy được sự căm thù được nung nấu ngày một sôi sục hơn, hứa hẹn sẽ có những bước tiến mới hơn trong nhận thức để đi đến hành động thoát khỏi tình cảnh ngột ngạt hiện tại

Cũng là lòng oán hờn với xã hội ấy, chế độ ấy nhưng khác với “Phạt đàn” là sử dụng lối nói ẩn dụ, “Thạc thử” đã sử dụng lối nói minh dụ để ví bọn thống trị như

những con chuột, cách ví von này rất hay, rất chính xác và sinh động:

Trang 29

25

Con chuột là một loài động vật phá hoại mùa màng, không làm mà ăn, ăn từ cây

mạ non đến hạt thóc trong bồ Con chuột mà tác giả muốn nói đến trong “Thạc thử” là

những kẻ bóc lột, cũng mang đặc tính là phá hoại Nhưng, nó là phá hoại cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người lao động, vơ vét, bóc lột trong dân không từ một thứ gì

Cao hơn “Phạt đàn”, người lao động trong “Thạc thử” không còn ngồi oán hận nữa,

họ đã lên tiếng đoạn tuyệt với cuộc sống hiện tại (phải sống cùng với lũ chuột đáng ghét) để tìm đến nơi yên bình (không còn lũ chuột) Trong thời bấy giờ, nô lệ bỏ đi là một phương thức phản kháng cao nhất với bọn thống trị

Ngoài “Phạt đàn” và “Thạc thử” là hai bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện chủ đề chống áp bức, bóc lột trong tình cảnh nô dịch thì trong Kinh Thi vẫn còn hàng loạt bài

thơ châm biếm, đã kích bọn thống trị với chế độ chính trị ngang tàng, bạo ngược kèm

theo sự căm ghét, khinh bỉ (“Bắc phong” trong Bội phong), lời đã kích bọn cầm quyền bất lương (“Mộ môn” trong Trần phong, “Thuần chi bôn bôn” và “Tướng thử” trong Dung phong) đều rất mạnh mẽ và quyết liệt

Qua chùm thơ trên, người đọc có thể hình dung ra và hiểu được cuộc sống thống khổ, quanh năm suốt tháng sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột đến cùng cực Tuy

họ chưa ý thức được vấn đề bóc lột giai cấp nhưng ít nhiều họ đã nhận ra sự bất công

từ trong cuộc sống hằng ngày Họ nhận ra ai và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên Qua đó, người đọc thấy được tinh thần phản kháng mạnh mẽ đang sục sôi trong lòng mỗi con người nô lệ Đó là động lực thúc đẩy các cuộc nổi dậy trong lịch sử sau này

1.2.2 Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thôn tính đất đai, cướp đoạt nô lệ của giai cấp thống trị

Là một chủ đề có ý nghĩa và chiếm dung lượng lớn (khoảng một phần ba) trong

Kinh Thi, nỗi khổ đau trong chiến tranh, lòng oán hận, sự phẫn uất cũng như nguyện

vọng hòa bình được thể hiện một cách sinh động qua những bài ca dao, dân ca quen thuộc được hát đi hát lại trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người lao động Đó không phải là tiếng ca mang màu sắc hạnh phúc vì được ra chiến trận đánh đuổi xâm lăng, giữ yên bờ cõi nước nhà mà là tiếng kêu thương của những kẻ ra chiến trận

Trang 30

26

không hẹn ngày về, không biết sự ra đi của mình vì cái gì, còn kẻ ở lại thì không biết mình hi sinh hạnh phúc vì ai Đó là chiến tranh phi nghĩa

Hình ảnh người lính tham gia cuộc viễn chinh hết hạn trở về trong “Đông sơn”

cho ta thấy khát vọng hòa bình của nhân luôn được đề cao Trên đường trở về làng, người lính ấy vui mừng khôn xiết khi biết mình sắp được về nhà, trở lại cuộc sống bình thường, không còn lo chuyện binh đao nữa, rồi lại tưởng tượng ra vô vàn những thứ, nào là cảnh tượng vườn nhà tan hoang, xơ xác:

Dưa quả lõa kết thòng những trái,

nào là cảnh người vợ đang mỏi mòn chờ đợi chinh phu ở nhà, nhớ đến cảnh cực nhọc của chàng, nàng chăm chút cho ngôi nhà được sạch sẽ để chờ chồng về mà không ngờ rằng chàng sắp về đến nơi:

Trang 31

27

Đông sơn 3

Chim sếu kêu đậu nơi gò kiến

Không chỉ có thế, ở chương cuối, người lính chưa lập gia đình còn tưởng tượng

ra cảnh sẽ được sánh vai bên giai nhân làm lễ cưới; người lính đã lập gia đình thì mường tượng ra cảnh đoàn viên sẽ vui sướng, hạnh phúc biết dường nào, vợ chồng xa cách bấy lâu nay được gặp lại, cảnh sum họp ấy còn sung sướng hơn cả đêm tân hôn:

Chim thương canh lướt bay thấp thoáng

Đẹp xinh và tươi sáng sắc lông

Trang 32

28

“Đông sơn” cho ta thấy cảnh tình của người lính nô lệ, khi ra đi họ không nhà,

không cửa, còn khi may mắn được trở về thì biết bao hờn tủi, lo toan,…nhưng dù trong tình cảnh ấy thì họ vẫn cho mình một hi vọng về sự đoàn viên, hạnh phúc mặc

dù nó còn rất xa xôi

Là lời oán than cất lên từ chính người lính viễn chinh, không chỉ có ở “Đông sơn” mà “Thái vi”, “Phá phủ”, “Hà thảo bất hoàng” cũng là những bài ca dao tiêu biểu cho chủ đề này: “Thái vi” tả cảnh người lính trở về trong cảnh đói rét cơ cực, đau khổ ê chề làm người ta buồn đến não lòng; “Phá phủ” tả cảnh binh lính chinh chiến

lâu ngày trở về, vũ khí hư nát chẳng còn nhưng họ rất mừng vì còn được sống mà trở

về với gia đình, quê hương; “Hà thảo bất hoàng” là lời oán trách của người lính về

thân phận bôn tẩu bốn phương không một ngày được nghỉ ngơi, lại phải vợ chồng nhớ nhung vì xa cách…

Chiến tranh phi nghĩa đem đến biết bao buồn khổ cho nhân dân Ngoài người trực tiếp tham gia trận chiến thì còn biết bao người cũng phải chịu phu phen, tạp dịch

để phục vụ cho nó Tiêu biểu là “Quân tử vu dịch”và “Bảo vũ”, hai bài thơ đã khắc

họa rõ nét tình cảnh thê lương của những con người lao dịch nặng nề, qua đó, nói lên

sự căm phẫn với chế độ, thời cuộc (như phần 1.2.1.3 đã phân tích rõ) Hơn thế, những người ở lại cũng chẳng sung sướng gì khi người cha, người chồng, người con của mình

ra nơi chiến trận, liều cả mạng sống chỉ vì lòng tham muốn bành trướng thế lực, thôn

tính đất đai của bọn hôn quân Tiêu biểu là bài thơ “Đễ đỗ”, đó là lời thuật về việc

người chinh phu lâu ngày, quá hạn vẫn chưa được trở về để người vợ ở nhà vì nhớ thương chồng mà bấm đốt ngón tay tính ngày tính tháng …

Trong Kinh Thi, có lẽ, chỉ có duy nhất bài “Vô y” miêu tả về chiến tranh với sắc

thái dương tính, cũng bởi đó là chiến tranh chính nghĩa Bài thơ thể hiện tâm trạng

Trang 33

Chiếm một dung lượng lớn trong Kinh Thi, chủ đề phản đối chiến tranh phi

nghĩa từ trực tiếp đến gián tiếp đã nói lên nỗi thống khổ, lòng oán hận và sự phẫn uất của quần chúng nhân dân với chế độ đương thời, qua đó cũng thấy được những ước

mơ, những khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ tưởng chừng như thật giản đơn nhưng khó mà thực hiện được

1.2.3 Phản ánh tình yêu và hôn nhân trong đời sống

Là một đề tài chiếm dung lượng lớn (bảy mươi sáu thiên trong tổng số ba trăm

lẻ năm thiên) của Kinh Thi, tình yêu và hôn nhân được nhân dân Trung Hoa thời

thượng cổ bày tỏ rất đỗi chân thành, thuần phát, trong sáng, lành mạnh mà không kém phần sôi nổi, hào hứng Với một dung lượng lớn, nhưng những bài thơ, ca dao về đề tài này hiếm khi trùng lặp lại về nội dung Tất cả những cung bậc cảm xúc, từ lo âu, vui mừng, được mất, hợp tan trong đời sống tình yêu và hôn nhân đều được thể hiện một cách tỉ mỉ trong chùm thơ này

Những bài thơ tiêu biểu cho đề tài này có thể kể đến như: “Quan thư”, “Tĩnh nữ” (cô gái hiền dịu), “Hán quảng” (sông Hán rộng), “Bách Chu” (chiếc thuyền gỗ

Trang 34

30

bách), “Manh” (chàng trai), “Tương Trọng tử” (nhớ anh Trọng tử), “Phiếu hữu mai”

(quả mai rụng),…

Chùm thơ về đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là tiếng nói phản

ánh nhân sinh quan của nhân dân lao động trong thời kỳ bấy giờ: cuối nô lệ đầu phong kiến

Phần này người viết trình bày một cách khái lược để thấy được những nội dung

chính được biểu hiện trong đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi, phân tích kỹ

và sâu để thấy nét độc đáo về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật biểu hiện người viết tập trung trình bày ở hai chương sau

1.3 Khái quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi

1.3.1 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống

Tình yêu và hôn nhân là đề tài muôn thuở của con người Tình yêu được xem như một điều tất yếu, luôn được mọi người quan tâm, chú ý một cách đặc biệt Với đề tài này, có hơn ba mươi hai nghìn định nghĩa khác nhau - đó là con số không hề nhỏ Những quan niệm về tình yêu có sự khác nhau tùy vào từng thời kỳ, quốc gia, độ tuổi, giới tính, Tuy có sự khác nhau nhưng những quan niệm này vẫn có một điểm chung

là đã xác định được ý nghĩa quan trọng đặc biệt của tình yêu và hôn nhân đối với xã hội nói chung, mỗi cá nhân nói riêng

Ở phương Đông, tình yêu mang tính chất “truyền thống”, theo triết lý của những nhà nho Tình yêu của người phương Đông gắn liền với hôn nhân Cặp đôi muốn đi đến hôn nhân thì tình yêu là điều kiện cần nhưng bên cạnh đó họ còn phải hòa hợp, tôn trọng và cả sự chịu đựng lẫn nhau Thậm chí, họ còn chịu sự chi phối từ những định kiến từ gia đình, xã hội, đặc biệt là những định kiến đối với người phụ nữ

như: môn đăng hộ đối, trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, áo mặc sao qua khỏi đầu,… Quan niệm này nghe ra có vẻ thực dụng, bởi vì tình yêu là một thứ

tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người, không thể đem ra tính toán, đánh đổi với những điều kiện vật chất khác được Tình yêu là chuyện cá nhân của mỗi người nên việc áp đặt hôn nhân từ gia đình, cha mẹ lên con cái là một điều khó mang lại hạnh phúc mĩ mãn trong hôn nhân Chính vì quan niệm thực dụng này làm cho tình yêu đích

Trang 35

31

thực dường như không còn ý nghĩa, trở nên một thứ phù phiếm, dẫn đến một số cặp đôi chung sống với nhau nhưng không có tình yêu, ở họ chỉ có trách nhiệm Thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ, hôn nhân không hạnh phúc họ không thể ly hôn, đó là cả một vấn đề Họ phải gắn bó cả đời với người chồng không mang lại hạnh phúc cho mình, thậm chí là chịu đựng cả sự bạo hành Tuy nhiên, đến nay người phụ nữ đã có

sự tự do hơn, họ có thể chủ động li hôn và làm mẹ đơn thân Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng quan điểm ngày xưa vẫn có những ưu điểm đáng ca ngợi như sự thủy chung, son sắt, hi sinh, chia sẻ với nhau và giúp xã hội có tính ổn định

1.3.2 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học

Tình yêu và hôn nhân là đề tài quan trọng được đặt lên hàng đầu trong nền văn học phương Đông nói riêng, thế giới nói chung Đề tài này có mặt ở khắp các tác phẩm văn học, từ phương Đông đến phương Tây, khắp các thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, kịch,…và đặc biệt là thơ ca Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học gắn liền với quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong xã hội Quan niệm này thể hiện

rõ nhất ở các tác phẩm văn học cả phương Đông lẫn phương Tây

Đối với nền văn học phương Tây, tình yêu được thể hiện như là một thứ tình cảm bao gồm sự đam mê, cuồng nhiệt và đôi khi là sự mù quáng Ở từng tác phẩm, tình yêu lại được thể hiện ở một cung bậc, một trạng thái, một màu sắc khác nhau Điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong đề tài này

Qua góc nhìn của một con người từng trải , William Shakespeare đã thể hiện tình yêu trong những đứa con tinh thần của mình Tình yêu trong thế giới nghệ thuật của ông không mang màu hồng lãng mạn mà đó là một cầu vồng đa sắc của cuộc sống đương thời Màu chủ đạo vẫn là gam màu tối, thể hiện cho chế độ xã hội với những định kiến

khắc khe đã tạo ra biết bao thảm kịch tình yêu “Romeo và Juliet” là một điển hình

Nhân vật chính trong hầu khắp các tác phẩm của ông là những chàng trai, những cô gái đang bừng bừng sức sống, khao khát yêu và được yêu Họ khao khát được sống trong hạnh phúc của tình yêu đôi lứa: đó là những chàng trai thông minh, cao thượng, dũng cảm; những cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhưng rất bản lĩnh Qua các tác phẩm với những cuộc tình chia ly thấm đẫm nước mắt, Shakespear đã ca ngợi cái đẹp trong tình

Trang 36

32

yêu và gửi gắm vào đó những ước mơ về một tình yêu đẹp, đề cao quyền tự do yêu đương của con người

Đại thi hào Puskin – Mặt trời thi ca Nga - đã để lại cho chúng ta những bài thơ

tình bất hủ Nhắc đến Puskin, người ta nghĩ ngay đến “Tôi yêu em” – một tuyệt tác thơ

tình với giai điệu ngân nga day dứt, diễn tả những cung bậc tình yêu của chính thi sĩ

Đó là một tình yêu chân thành và cao thượng:

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa, Hay hồn em phải gợn sóng u hoài

Tôi yêu em, chân thành không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”

(Puskin: Tôi yêu em) Tình yêu trong thơ của Puskin nói chung và “Tôi yêu em” nói riêng được thể hiện

bằng những lời thơ xuất phát từ những tình cảm rất thật của một trái tim rạo rực lửa yêu đương

Goethe thì thể hiện tình yêu qua những bản tình ca tươi thắm, lúc nào cũng

ngân nga với màu sắc trẻ trung, trong sáng Nổi bật nhất là “Ca khúc tháng năm”, với

lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào của nhà thơ:

Này em, này em

Ta yêu em quá Mắt em rạng rỡ Xin hãy chung tình

Ngọt ngào tiếng chim Hót trong buổi sáng

Và hoa hồng thắm

Trang 37

33

Đang tỏa mùi hương.

Và ta yêu em Bằng dòng máu nóng

(Goethe: Ca khúc tháng năm)

Ở phương Đông, tình yêu được thể hiện qua những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của những cuộc tình phải chia lìa, ngăn cách bởi lễ giáo phong kiến khắt khe, bởi hai từ môn đăng hộ đối hay thậm chí là vì chữ hiếu Tình yêu trong thơ Targo được ông chiêm nghiệm với những cung bậc cảm xúc suy tư, triết lý, trữ tình Những cảm xúc này tan chảy và hòa quyện với nhau tạo thành hình tượng độc đáo riêng của thơ

ông “Bài thơ số 28” là một bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ

Đây là một bài thơ trữ tình mang đậm chất triết lý Tình yêu được thể hiện trong từng lời thơ là một thứ tình cảm thiêng liêng dựa trên cơ sở tình yêu nhân đức, nó là tổng hòa của sự âu yếm, vị tha, say mê và hòa hợp Cấu trúc bài thơ theo lối tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh của mỗi con người chúng ta Tư tưởng về tình yêu trong bài thơ tiêu biểu cho quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học phương Đông:

Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

(Targo: Bài thơ tình số 28)

Nhắc đến nền văn học phương Đông thì không thể nào quên được nền văn học Trung Hoa với bề dày lịch sử hơn năm nghìn năm văn hóa Và nếu nói đến đề tài tình

Trang 38

cho bão táp phong ba thế nào thì họ vẫn bên nhau:“Trên trời nguyện làm chim liền cánh Dưới đất nguyện làm cây liền cành” Khi sống họ đã không được làm vợ chồng

thì khi chết họ hóa thành đôi bướm để được quấn quýt bên nhau; đôi bướm – hóa thân của đôi tình nhân ấy đã cùng bay vút tận trời xanh – nơi thiên đường hạnh phúc

Gần gũi hơn cả là ở Việt Nam, tình yêu và hôn nhân không biết tự bao giờ cũng

đã trở thành một đề tài lớn trong nền văn học Với “Kiếp lấy chồng chung” của Bà

chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể thấy rõ hơn tình yêu và hôn nhân bị lễ giáo phong kiến chi phối như thế nào Ở một chế độ mà nam thì được cưới tam thê tứ thiếp còn nữ thì phải chính chuyên một chồng Người phụ nữ luôn phải nén nước mắt đau thương, tủi hờn vào tận cõi lòng để sống cho qua ngày Hạnh phúc với họ có chăng cũng rất mỏng manh Hồ Xuân Hương là một trong số rất ít người phụ nữ dám lên tiếng trách đời, trách người, trách chế độ phong kiến đương thời đã đẩy số phận mình đến ngõ cùng tối tăm như thế:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đắm ăn xôi, xôi lại hẩm, Cầm bằng làm mướn, mướn không công

Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong.”

(Hồ Xuân Hương: Kiếp lấy chồng chung)

Trang 39

35

Hay đến với Nguyễn Bính, tình yêu trong những vần thơ của thi sĩ cũng đậm chất phương Đông Là một tâm hồn luôn khát khao được yêu thương và hạnh phúc, thơ chính là tiếng nói bày tỏ rõ ràng và sâu sắc nhất những lời từ chính trái tim chân thành đang thổn thức vì yêu của thi sĩ Những nhân vật trữ tình trong thơ ông: từ những phụ nữ đang yêu cho đến những người phụ nữ đã lập gia đình đều bị tước đoạt quyền được yêu và được hạnh phúc Căn nguyên không được nhà thơ nói ra nhưng ai cũng hiểu đó là những định kiến nặng nề trong chế độ cũ, sự bất bình đẳng trong quan

hệ nam và nữ, môn đăng hộ đối, thói đời tráo trở đổi trắng thay đen với những kẻ bạc tình, … Những người con gái trong thơ của Nguyễn Bính có nhiều nét hiền hậu, duyên dáng của người phụ nữ truyền thống phương Đông Ví như cô gái quê bên khung cửi

đã yêu bằng một tình yêu rất thật, rất đỗi chân thành:

“Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh”

(Nguyễn Bính: Mưa xuân)

Dù là ở phương Đông hay phương Tây, tuy mỗi nơi tồn tại một quan niệm khác nhau, tuỳ vào nền văn hóa cũng như thời kỳ lịch sử, cho dù đó là tình yêu tự do hay ràng buộc thì họ vẫn mơ ước, khát khao về một tình yêu chân chính và hạnh phúc lứa đôi được viên mãn

1.3.3 Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi

Ở giai đoạn đầu, tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là tình yêu tự do chưa có

sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: hễ bên có tình, bên có ý, không quan trọng là nam hay nữ, nếu họ yêu thì sẽ tỏ tình, thề nguyện rồi đi đến hôn nhân mà không phải chịu bất kỳ lời dèm pha nào từ xã hội Tình yêu gắn liền với nhận thức của con người lúc bấy giờ, đó là một tình cảm bình dị, trong sáng và thuần khiết, không khoa trương,

không hòa lẫn một chút tính toan, vụ lợi Lệnh của vua ban ra trong thời đại của Kinh Thi rằng: “Vào tháng trọng xuân, nam nữ gặp nhau, lúc đó những người đi với nhau không cấm Những người vô cớ đi với nhau mà không được phép thì bị phạt, như trai gái gặp nhau mà cha mẹ không biết” Quả vậy, tình yêu được họ nhìn nhận một cách

Trang 40

Quan thư 1

Quan quan kìa tiếng thư cưu,

Đây là lời chàng trai tỏ cùng cô gái Người con gái trong thời đại Kinh Thi cũng không

kém phầm lém lĩnh với người mình vừa lòng phải ý, cũng là đợi mong nhưng không

phải e dè, thẹn thùng như sau này, cô gái trong “Tử khâm” mạnh dạn:

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w