Lỡ duyên trong Kinh Thi

Một phần của tài liệu tình yêu và hôn nhân trong kinh thi (Trang 67)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Lỡ duyên trong Kinh Thi

Trong tình yêu, nếu tương tư làm cho con người nhớ nhung, buồn bã một thì khi cách trở mà lỡ duyên thì người ta sẽ âu sầu, đau khổ hơn gấp trăm nghìn lần. Nỗi lòng đớn đau của lứa đôi khi tình yêu dang dở, không được nên duyên cùng nhau cũng

được Kinh Thi phản ánh đậm nét.

Tình yêu tan vỡ với rất nhiều lý do, nguyên nhân có thể là chủ quan từ sự nhàm chán, thiếu tôn trọng nhau, sự xuất hiện của người thứ ba hay khách quan là những luân lý, lễ giáo, luật lệ khắc nghiệt vào cuối thời cổ đại. Ở giai đoạn này, khi bắt đầu yêu đương thì người phụ nữ đã bị xã hội gắn cho những chiếc cồng giáo lý. Họ không dám trực tiếp lên tiếng phản đối hay đứng dậy đấu tranh mà chỉ thể hiện niềm ai oán của mình vào những câu ca hằng ngày để vơi đi nỗi buồn thương da diết. Diễn tả cung

bậc lỡ duyên này, “Đông môn chi dương” (cây dương liễu ở cửa đông) là lời than

trách người tình quên đi lời ước hẹn với nhau, để nơi này một người cô đơn ngồi ngắm sao Minh, sao Khải mà mỏi mòn đợi trông:

Hôn dĩ vi kỳ,

Minh tinh hoàng hoàng.

(Hẹn nhau vào lúc tối trời

Sao Minh thấy chiếu sáng ngời từng cao).

Ngồi sắm sao một mình nơi đây mà nhớ đến cảnh xưa kia, cũng dưới ánh trăng này đôi lứa cùng nhau thề ước, nay người lại quên đi. Bài thơ còn là lời trách khéo léo cho những người yêu nhau chỉ qua đầu môi chót lưỡi, lời ước hẹn chỉ nói để đó, không tôn trọng bởi họ chẳng phải là người thủy chung. Bài thơ còn là lời khuyên chân thành

có giá trị với thanh niên thời đại Kinh Thi và cả ngày nay về lối sống lành mạnh, tích

64

gái khi yêu nhau thì hãy trân trọng tình cảm mình đang có được, đừng để một ngày nào đó mất đi rồi thì có nuối tiếc cũng đã muộn màng.

Không phải lúc nào tình duyên dang dở cũng bởi lòng người bạc bẽo, không vẹn chữ thủy chung mà còn do tác động từ các yếu tố bên ngoài như xã hội hay cụ thể nhất là rào cản từ phía gia đình:

將仲子 1 Thương Trọng Tử 1 將仲子兮, Thương Trọng Tử hề, 無逾我里, Vô du ngã lý. 無折我樹杞, Vô chiết ngã thụ khỉ. 豈敢愛之? Khỉ cảm ái chi ? 畏我父母。 Uý ngã phụ mỹ (mẫu). 仲可懷也, Trọng khả huỳ (hoài) dã. 父母之言, Phụ mẫu chi ngôn,

亦可畏也。 Diệc khả úy ngã. Xin chàng Trọng tử 1

Xin chàng Trọng tử.

Chớ vượt qua làng xóm của em ở. Chớ bẻ gãy cây khỉ liễu của em.

Há rằng em dám thương yêu gì cây ấy đâu? Chỉ vì em sợ cha mẹ em.

Chàng Trọng tử thì đáng cho em nhớ thương lắm. Nhưng mà lời rầy la của cha mẹ.

Cũng đáng sợ lắm.

Trọng tử là chàng trai cô gái yêu nhưng cô không dám tự ý gặp mặt cũng như không dám để chàng vượt tường vào gặp mình. Cô cũng mong chờ chàng đến để cùng nhau tâm tình, thế nhưng có biết bao thứ luật lệ, lễ nghĩa làm cô phải lo lắng: cha mẹ

la mắng, họ hàng dèm pha, thiên hạ mỉa mai,… Cô gái cất tiếng hát “Thương Trọng tử” chính là tiếng giải thích để chàng trai hiểu, việc cô không để chàng sang nhà không bởi cô không yêu chàng mà nguyên nhân là như vậy. Tình yêu trong “Thương

65

Trọng tử” đã nhuốm màu lễ giáo phong kiến. Thế nên, việc đôi lứa hẹn hò, kết duyên

với nhau không còn tự do như trước nữa. Ngoài tình yêu, họ còn phải để ý đến những thứ xung quanh mình chứ không đơn giản “yêu chỉ là yêu”. Tình yêu hay nói đúng hơn là hạnh phúc với người phụ nữ thật quá xa vời. Cái hay, cái đáng khen ở bài thơ này chính là cách nói lúng túng, quẩn quanh của cô gái, nó thể hiện hai trạng thái đối cực đang tồn tại trong cô: sự lôi cuốn mãnh liệt từ tình yêu và sự kìm chế mạnh mẽ từ rào cản gia đình và xã hội.

Cuộc tình tuy dang dở nhưng sự thủy chung vẫn còn đó, có mặt trời trên cao tỏ rạng soi xét cho tấm chân tình này:

大車 3 Đại xa 3 穀則異室, Cốc tắc dị thất,

死則同穴。 Tử tắc đồng huật (huyệt). 謂予不信, Vị dư bất tín,

有如皞日。 Hữu như hạo nhật. Xe quan đại phu 3

Lúc sống thì ở khác nhà (không đặng lấy nhau mà ở chung). (Thì mong) lúc chết chôn chung một huyệt.

(Nếu anh) nói rằng anh không tin như thế.

(Thì em xin thề rằng lòng em) rõ ràng trong trắng với anh như mặt trời vậy.

Cũng giống như “Thương Trọng tử”, “Đại xa” là lời phân trần sự lỡ làng nợ

duyên kia đâu phải tại lòng người đổi trắng thay đen mà quên đi câu ước hẹn ngày nào. Nguyên nhân chính là do luật lệ và người có quyền thế ngăn cấm không cho phép họ

đến với nhau. Thế nên, cô gái hát lên khúc tâm tư “Đại xa” này để chàng trai hiểu cho

tấm lòng, tình yêu của cô không bao giờ thay đổi. Lời thơ chính là lời khẳng định một tình yêu chung thủy, sắt son dù rằng khi sống không được se duyên kết tóc cùng nhau thì lúc chết mong rằng sẽ được chôn chung một huyệt để thỏa nỗi mong ước bấy lâu nay của hai người. Bài thơ tiêu biểu cho một trong những quan niệm về hạnh phúc trong tình yêu của người phương Đông cuối cùng phải là:

66

Tại thiên nguyện tác ti dực điểu. Tại địa nguyện vi viên lý chi.

(Trên trời nguyện làm chim liền cánh. Dưới đất nguyện làm cây liền cành.)

Như vậy, lỡ duyên trong Kinh Thi rất đa dạng, phong phú. Ngoài những thiên

nói đến sự đau khổ khi tình yêu tan vỡ còn rất nhiều thiên đi vào tìm hiểu, giải thích lí do tại sao như thế? Tất cả những thiên ấy đều cho ta thấy thái độ, cách ứng xử của người bị phụ tình khi rơi vào hoàn cảnh éo le, ngang trái. Với sự chứng kiến từ những mối tình tan vỡ, nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ đã đem những nỗi đau ấy hóa

thành những bản tình ca buồn trong Kinh Thi. Lời ca ấy tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng là

tiếng nói chân thật từ đáy lòng của đôi lứa yêu nhau nhưng chẳng thể nên duyên. Qua đó, họ cũng lên án chế độ xã hội đã xây nên những bức tường vô hình giam cầm hạnh phúc, quyền tự do yêu đương của con người mà đặc biệt là người phụ nữ.

Một phần của tài liệu tình yêu và hôn nhân trong kinh thi (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)