5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Thề nguyền, ước hẹn trong Kinh Thi
Liền sau với giai đoạn thổ lộ, giãy bày tình cảm để hiểu được tấm lòng của nhau thì đôi lứa thường trao cho nhau những lời ước hẹn. Đó chính là giai đoạn thứ hai – thề nguyền, ước hẹn. Có thể nói rằng, đây là giai đoạn đẹp và hạnh phúc nhất trong tình yêu. Ở giai đoạn này, trong văn học cũng có rất nhiều cách để thể hiện: Trong
“Truyện Kiều” thì Kim Trọng và Thúy Kiều đã trao nhau những tín vật để ước hẹn với
nhau như chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền,… hay những câu ca dao có
hình ảnh đôi lứa trao nhau tấm áo, chiếc khăn, chiếc nhẫn,… Còn trong Kinh Thi thì
việc thề nguyền, ước hẹn được thể hiện bằng cách đề cập đến những hình ảnh, những tín vật xuất hiện trong đời sống lao động thường ngày gây ấn tượng và tạo nên một sắc thái riêng.
Hẹn hò với một cô gái xinh đẹp, lòng chàng trai nôn nao, háo hức chỉ mong sớm gặp được nàng để thỏa lòng nhớ mong. Thế nhưng, sự chờ đợi làm chàng bứt rứt,
khó chịu đến nỗi phải “gãi đầu, giặm chân” trong “Tĩnh nữ” cho chúng ta thấy chàng
trai dễ thương quá đỗi:
靜女 1 Tĩnh nữ 1 靜女其姝, Tĩnh nữ kỳ xu, 俟我於城隅。 Sĩ ngã ư thành ngu, 愛而不見, Ái nhi bất kiến,
搔首踟躕。 Tao thủ trì trù.
Cô gái nhàn nhã 1
Người con gái yêu kiều nhàn nhã, Đợi góc thành, nàng đã hẹn nhau. Yêu nàng chẳng thấy nàng đâu,
Bâng khuâng ta cứ gãi đầu giặm chân.
Người con gái “yêu kiều nhàn nhã” ấy đã tặng chàng trai tín vật là “bút dáng son”. Theo Đồng quản, Mao Thi và sách Từ Hải đều giải đây là cây bút có cán đỏ
(đồng là trang sức màu đỏ, quản là cái ống), là vật của quan nữ sử cầm để chính lịnh ở trong cung và việc của Hậu Phi. Bản thân bút son đã đẹp và quý giá là vậy, nay được
50
tặng bởi một người con gái tài sắc vẹn toàn thì còn quý giá hơn gấp nhiều lần, lòng
chàng trai “thích ưa” đến thế kia là điều hiển nhiên:
靜女 2 Tĩnh nữ 2 靜女其孌, Tĩnh nữ kỳ luyến, 貽我彤管。 Dĩ ngã đồng quản. 彤管有煒, Đồng quản hữu vĩ, 說懌女美。 Duyệt địch nữ mỹ. Cô gái nhàn nhã 2
Người con gái yêu kiều trầm lặng. Bút cán son nàng tặng trao tay. Bút son dáng đỏ hay hay.
Ta trông nàng đẹp, lòng đầy thích ưa.
Lòng chàng trai hạnh phúc, sung sướng không phải bởi vì sự quý giá ở cây bút son mà quý bởi tấm lòng và nhan sắc của nàng. Ngay cả những vật “cô gái nhàn nhã” này tặng là rất bình thường thì đối với chàng trai cũng trở nên một báu vật. Việc này được minh chứng từ việc chàng khen cỏ tranh nàng tặng: cỏ tranh mới mọc cũng lạ và đẹp, nhưng cái đẹp ở đây không do bản thân nó có mà do người đẹp tặng nên cỏ tranh được đẹp lây là vậy.
靜女 3 Tĩnh nữ 3 自牧歸荑, Tự mục quy đề, 洵美且異。 Tuân mỹ thả dị. 匪女之為美, Phỉ nhữ chỉ vi mỹ, 美人之貽。 Mỹ nhân chi dị. Cô gái nhàn nhã 3
Ngoài đồng nội ngó tranh nàng tặng, Thì tin ngay chắc hẳn lạ xinh.
Người nào lạ đẹp cho đành.
51
Ca dao Việt Nam cũng có câu với ý nghĩa tương tự:
“Thương nhau trái ấu cũng tròn Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo.”
Khi yêu, người ta nhìn mọi vật xung quanh mình đều trở nên đẹp, mặc cho trái ấu méo mó thế nào thì họ vẫn nhìn ra nó tròn trĩnh, còn hễ khi ghét ai thì trái bồ hòn có
tròn thế nào đi chăng nữa họ vẫn nhìn thấy nó méo mó. Hay ở bài ca dao trong “Kinh Thi” này, dù cô gái tặng chàng bút son hay cỏ tranh thì chàng vẫn thấy chúng đẹp vô cùng. Lời khen của chàng trai trong “Tĩnh nữ” thật thâm thúy, vừa nói lên được tình
yêu chân thật của mình vừa thể hiện sự tôn trọng cũng như yêu quý cái tài, cái sắc của nàng.
Tương tự như “Tĩnh nữ”,“Mộc qua” là lời
trai gái đáp nhau, hễ đối phương tặng mình một vật cho dù có hết sức bình thường như mộc qua, mộc đào hay mộc lý đi chăng nữa thì mình phải báo đáp lại bằng một vật báu quý trọng như quỳnh cư, quỳnh dao, quỳnh cửu, thế vẫn còn cảm thấy chưa đủ để đáp trả:
木瓜 1 Mộc qua 1
投我以木瓜, Đầu ngã dĩ mộc cô (qua).
報之以瓊琚。 Báo chi dĩ quỳnh cư.
匪報也, Phỉ báo dã, 永以為好也。 Vĩnh dĩ vi hảo dã.
Cây đậu mộc 1
Mộc qua người tặng ném sang,
Quỳnh cư ngọc đẹp ta mang đáp người. Phải đâu báo đáp ai ơi,
Để mà giao hảo đời đời cùng nhau.
Bài ca dao tuyệt nhiên không phải là lời khách sáo với đối phương mà đây chính là lời tình chân thật, muốn giao hảo tốt đẹp, nên nghĩa vợ chồng với nhau để có được một hạnh phúc lâu dài và mãi mãi.
52
Giai đoạn đầu ở thời đại Kinh Thi, tuy chưa có những định kiến khắc khe đối
với người con gái nhưng nó cũng đã nhen nhóm những mầm móng, những thái độ nhìn nhận khác nhau giữa nam và nữ. Theo quan niệm xã hội thời bấy giờ, trong tình yêu, thế chủ động vẫn luôn thuộc về chàng trai, hễ người con gái chủ động trước thì thể nào cũng sẽ bị lên án. Nhưng trong tình yêu, sự chủ động, lời hẹn ước kết giao phải xuất phát từ cả hai phía chứ không chỉ từ phía chàng trai là đủ, thế nên các cô gái đã tìm cách để trao lời thề vàng đá, vừa linh hoạt, gần gũi nhưng cũng rất đỗi chân tình.
Khi yêu, từ ngữ được sử dụng kèm sắc thái biểu cảm trái ngược với nghĩa của nó. Đôi khi “mắng” nhưng không do “ghét” mà lại “thương”, điều này thật rất đúng
với người con gái trong “Khiên thường”:
褰裳 1 Khiên thường 1 子惠思我, Tử huệ tư ngã,
褰裳涉溱。 Khiên thường thiệp Trăn. 子不我思, Tử bất ngã tư,
豈無他人? Khỉ vô tha nhân ?
狂童之狂也且! Cuồng đồng chi cuồng dã thư! Khiên thường 1
Chàng còn tưởng nhớ đến em đây, Sông Trăn quần vén lội ngay theo cùng. Nếu chàng chẳng nhớ chẳng trông, Em theo kẻ khác, há không còn người ? Chàng điên bé bỏng khùng ơi!
Đây là lời nàng đùa nghịch, giễu cợt với người tình thể hiện sự chủ động của cô gái. Hỡi chàng trai bé bỏng điên khùng kia, cô gái đã yêu say đắm cái vẻ “điên khùng” của anh rồi, anh đừng quên nàng vì còn rất rất nhiều chàng trai khác cũng yêu nàng nữa đấy! Nhưng nếu chàng một lòng thủy chung trước sau như một, luôn thương yêu và nhớ đến nàng thì dẫu sông Trăn có rộng thế nào thì nàng vẫn sẵn sàng cùng chàng
vượt qua. “Khiên thường” vừa là lời là lời cảnh báo với chàng trai rằng hễ chàng không chung thủy thì “em theo kẻ khác”, vì nàng còn có rất nhiều người theo đuổi
53
thời cũng là lời hứa son sắt của cô gái với chàng trai, khi yêu thì dẫu có khó khăn thế nào nàng sẽ cùng chàng vượt qua. Tương tự như vậy, ca dao Việt Nam cũng có câu:
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.
Hay là nỗi niềm mong nhớ của cô gái, khi ngoài trời gió rét ào ào hòa vào tiếng gà gáy xôn xao làm nỗi nhớ về chàng lại ùa về. Ngay lúc ấy, chàng đã đến thăm để nàng thỏa lòng nhung nhớ, cũng như sưởi ấm trái tim đang lạnh giá vì gió rét, vì xa cách người yêu kia:
風雨 3 Phong vũ 3
風雨如晦, Phong vũ như hí (hối), 雞鳴不已。 Kê minh bất dĩ.
既見君子, Ký kiến quân tử,
云胡不喜? Vân hồ bất hỉ ? Gió mưa 3
Gió mưa mù mịt tối tăm.
Tiếng gà chẳng dứt gáy rầm nghe vang. Khi em đã gặp được chàng,
Rằng sao mà chẳng rộn ràng vui tươi?
Ở đây, trong những thiên của “Kinh Thi”, tình yêu được thể hiện chủ yếu qua lời của
những thiếu nữ đang độ xuân xanh. Trong lòng họ đã và đang ấp ủ những khát khao về một tình yêu chân chính. Vượt qua tất cả những lời dèm pha của xã hội, họ cất tiếng nói yêu đương, hẹn thề kết giao trăm năm cùng với người tình của mình.
Trong tình yêu, gặp gỡ và hẹn hò chính là lúc mà chàng và nàng mong mỏi
nhất. Đó là lúc lứa đôi gặp nhau để trao lời “thệ ước minh sơn” (thề non hẹn biển) và để thỏa lòng mong nhớ khi xa cách nhau. “Tang trung” (trong vườn dâu) là bài ca dao
nói lên niềm hạnh phúc vui tươi trong cuộc sống yêu đương của đôi nam nữ thanh niên :
桑中 3 Tang trung 3
54
沬之東矣。 Muội chi đông hĩ 云誰之思, Vân thuỳ chi tư ? 美孟庸矣。 Mỹ Mạnh Dung hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang trung. 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cung. 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi Thượng hĩ.
Tang trung 3
Rau phong kia bèn cùng đi hái, Tới Muội rồi đến tại phía đông. Ai người ta nhớ ta trông?
Thướt tha đẹp đẽ Mạnh Dung là nàng, Hẹn cùng ta chốn Tang trung ấy. Đến Thượng cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng đấy mà.
Bài ca dao lúc trầm, lúc bổng, lúc dịu êm, lúc lại ngân vang lên như một khúc nhạc trữ tình của đôi nam thanh nữ tú. Lời thơ chính là lời tình mà chàng trai trao cho cô gái với mong ước được kết duyên cùng nàng. Tình yêu ở đây gắn liền với lao động, đó là sự xuất hiện của những hình ảnh quen thuộc như dây đường, lúa mạch, rau
phong,…Hoặc trong “Dã hữu man thảo”, đời sống lao động được hiện lên qua khung
cảnh của đồng nội là những đồng cỏ xanh tươi mơn mởn với những giọt sương ban mai đang rơi. Trên nền cảnh ấy, sự xuất hiện của một cô gái dịu dàng xinh tươi mà chàng trai vô tình bắt gặp trong buổi mai ra đồng kia:
野有蔓草 1 Dã hữu man thảo 1 野有蔓草, Dã hữu man thảo, 零露漙兮。 Linh lộ thiễn (đoản) hề 有美一人, Hữu mỹ nhất nhân, 清揚婉兮。 Thanh dương uyển hề. 邂逅相遇, Giải cấu tương ngộ, 適我愿兮。 Thích ngã nguyện hề.
55 Ngoài nội có cỏ mọc lan ra 1
Ngoài đồng cỏ mọc lan ra, Mịt mù sương lộ đậm đà rớt rơi. Đẹp thay bỗng có một người,
Mắt trong mày đẹp xinh tươi dịu dàng. Tình cờ ta gặp được nàng,
Thật là thích hợp mơ màng bấy lâu.
Hình ảnh người con gái xinh tươi xuất hiện trong khung cảnh lao động lãng mạn đầy cỏ sương ấy làm xao xuyến trái tim chàng trai. Tình yêu trong chàng đã nảy nở từ khi đó. Niềm hạnh phúc khi lứa đôi bên nhau trao lời hẹn ước kia cũng xuất hiện
rất nhiều trong Kinh thi như trong các thiên “Đông môn chi phần” (cây phần cửa đông), “Đông môn chi trì” (ao ở cửa đông), “Trù mậu” (quấn quýt),… Tác giả dân
gian đã mượn những hoạt động rất đỗi thân quen với người lao động như: ngâm gai, lấy sợi, se dây, dệt vải,…để bày tỏ tình yêu của mình. Vì tình yêu của những lứa đôi xuất phát và gắn liền với đời sống lao động thường nhật nên nó mang vẻ đẹp rất đỗi bình dị, chân chất, không mang những màu sắc xa hoa hay phù phiếm như tình yêu được thể hiện trong thời kỳ sau.
Trong tình yêu, cũng có lúc ghen hờn bóng gió xa xôi:
丘中有麻 1 Khâu trung hữu ma 1 丘中有麻, Khâu trung hữu ma, 彼留子嗟。 Bỉ lưu Tử Ta
彼留子嗟, Bỉ lưu Tử Ta,
將其來施。 Thương kỳ lai xà xà. Trong gò có lúa ma 1
Trong gò có chỗ lúa ma,
Nàng kia lưu lại Tử Ta mất rồi. Nàng đà lưu Tử Ta rồi.
Em mong chàng đến vui cười với em.
Cô gái đã tỏ ra rất bình tĩnh và thông minh trong trường hợp này. Bài ca dao không chỉ là lời ghen tuông vì chàng lỡ hẹn, cô nghi ngờ rằng nàng đang tư tình với
56
một cô gái khác để cô chờ đợi mà đây cũng là lời tình tha thiết của nàng. Mặc dù là nghi ngờ chàng đang bên cạnh người khác nhưng với tình yêu, lòng vị tha của người con gái, nàng đã cất lời mong mỏi chàng đến bên cạnh để hạnh phúc sẽ lại đến với họ như ngày nào.
Là lời chàng trai lo lắng tình yêu gặp nhiều trắc trở, sợ có kẻ chen vào chia lìa đôi lứa nên đã cất lời rằng:
防有鵲巢 1 Phòng hữu thước sào 1
防有鵲巢, Phòng hữu thước sào,
邛有旨苕。 Cùng hữu chỉ đào (điều).
誰侜予美, Thuỳ chu dư mỹ ? 心焉忉忉。 Tâm yên đao đao.
Trên đê có chim ô thước 1
Tổ chim thước ở bờ đê,
Trên gò đã mọc xum xuê cây điều. Ai lừa người đẹp ta yêu?
Lòng ta ủ dột, trăm chiều lo âu.
Thiên “Phòng hữu thước sào” không chỉ là sự âu lo của chàng trai về tình yêu của
mình mà nó còn thể hiện được tình cảm chân thành, mộc mạc từ chàng trai – người lao động bình dân.
Thề nguyền, ước hẹn là một giai đoạn trong tình yêu để lại nhiều kỉ niệm nhất với đôi tình nhân: có vui, có buồn, có ghen tuông, hờn dỗi nhưng họ lại hạnh phúc khi
đã yêu, đang yêu và được yêu. Qua việc khảo sát một số thiên trong Kinh Thi về cung
bậc thứ hai trong tình yêu này, người đọc thấy được những lời nói hóa thành những câu ca dao kia tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng lại chứa đựng sự chân thành, tha thiết tạo nên sự thuyết phục rất lớn về phía đối phương của các chàng trai, cô gái. Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng vững chắc từ tình yêu và niềm tin để đôi lứa tiến đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
57
Cung bậc tiếp theo trong tình yêu là tương tư – đây là một trạng thái tinh thần hết sức kỳ lạ và có nhiều bí ẩn. Cung bậc, trạng thái hay có thể nói là căn bệnh này chỉ xuất hiện khi tình yêu chưa được đáp lời, bị thiếu thốn hay có thể là: Bị từ chối. Trong văn học, tương tư được biết đến qua nhiều lời văn câu thơ của những thi nhân nổi tiếng, ví như câu thơ của Nguyễn Bính:
“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
Còn trong Kinh Thi, cung bậc tình yêu này cũng được nhắc đến trong khá nhiều
thiên với những biểu hiện hết sức đa dạng và phong phú. Với những mối tình đơn phương, xuất phát một phía từ chàng trai hay cô gái thì nỗi tương tư làm cho trái tim họ cứ thôi thúc khôn nguôi. Đó là động lực để chàng và nàng tìm cách gặp người mình
thương và nói cho họ biết tình cảm sâu đậm của mình dành cho đối phương. “Quan thư” – bài ca dao áp quyển - xuất hiện từ vùng của Chu Công cai quản, nay thuộc Thiểm Tây. Bài thơ được theo như lời của Khổng Tử là: “Quan thư vui mà không sa đà, buồn mà không thảm thương”, được khen như thế nghĩa là bài thơ này hợp đạo
trung dung. Tình yêu được thể hiện ở đây là tình yêu mẫu mực, không sa đà hay vượt ngưỡng mà các nhà nho đương thời cho phép. Khổng Tử còn bảo với con là Khổng
Lý: “Mày có đọc Chu Nam, Thiệu Nam không? Người không đọc nó thì như quay mặt vào tường” – ấy là lời khen của đức Khổng Tử. “Quan thư” hay và được mọi người
biết đến không chỉ qua lời khen của Khổng Tử mà vì bản thân nó thể hiện một tình yêu trong sáng, ngây thơ và lành mạnh của người bình dân thời ấy.
Bài ca dao là sự bày tỏ tình cảm thiết tha của chàng trai với cô gái đẹp. Mở đầu
bằng hai câu thơ “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu”(Đôi chim thư cưu hót họa nghe vang vang, ở trên cồn bên sông), chàng trai đã mượn cảnh trước mắt mà nói lên tình cảm của mình ở những dòng thơ tiếp sau: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”(Người thục nữ u nhàn, phải là lứa tốt của bực quân tử). Tiếng gáy hòa vào nhau
58
關雎一 Quan thư 1
關關雎鳩、 Quan quan thư cưu 在河之洲。 Tại hà chi châu
窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ
君子好逑。 Quân tử hảo cầu. Quan thư 1
Quan quan kìa tiếng thư cưu,