5. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Kết cấu dân ca nổi bật trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân
“Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững cùng với thời gian” [21]. Dân ca chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học
của mỗi dân tộc. Điều này được nhận thấy qua cách thể hiện một bài dân ca, nó vừa có thủ tục, quy cách rõ ràng, vừa có tính ngẫu hứng mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng, miền khác nhau thể hiện qua âm vần, giai điệu, tiết tấu, ca từ,… và đặc biệt là kết cấu. Những kiểu kết cấu như điệp cú, xướng họa, hòa thanh,… được sử dụng phổ biến vì nó dễ thuộc, dễ hát, dễ đi vào lòng người hơn.
Dân ca trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân có một số đặc điểm về
hình thức kết cấu đáng được nhắc đến, trong đó, nổi bật nhất chính là kiểu kết cấu
“trùng chương điệp cú” (lặp đoạn lặp câu). Những bài ca dao này thường chia thành nhiều chương, các chương thường lặp đi lặp lại. “Trùng điệp tiện cho ghi nhớ và ca vịnh, là một đặc điểm nổi bật của dân ca, vòng vo lặp đi lặp lại làm cho thơ tăng thêm
99
tính âm nhạc và hiệu quả tiết tấu, càng biểu đạt tâm tình đầy đủ hơn” [4, tr. 59].
Trùng chương có lúc thể hiện trình độ tiến triển của sự vật cũng như trình tự tiến triển
của chất trữ tình trong bài ca dao. Như bài “Thái cát” trong Vương phong:
采葛 1 Thái cát 1
彼采葛兮, Bỉ thái yết (cát) hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三月兮! Như tam nguyệt hề.
Hái dây sắn 1
Kìa người hái sắn hái đay,
Trông nhau không thấy một ngày thương tư. Lâu như ba tháng đợi chờ.
采葛 2 Thái cát 2
彼采蕭兮, Bỉ thái sưu (tiêu) hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三秋兮! Như tam thu hề!
Hái dây sắn 2
Cỏ tiêu đi hái kìa ai,
Xa nhau chẳng gặp một ngày đợi trông. Bằng ba mùa đã chất chồng.
采葛 3 Thái cát 3 彼采艾兮, Bỉ thái ngải hề 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三歲兮! Như tam toái (tuế) hề.
Hái dây sắn 3
Ra đi hái ngải kìa người.
Một ngày chẳng gặp nhau thời dài ghê. Như ba năm trọn não nề.
Nếu ở chương I “thái yết (cát)” (hái dây sắn) thì ở chương II và chương III đổi thành “thái sưu (tiêu)” (hái cỏ thơm), “thái ngãi” (hái rau ngãi); từ “tam nguyệt” (ba
100
tháng) đổi thành “tam thu” (ba mùa), “tam tuế” (ba năm). Từ chương I đến chương II
và chương III mức độ khoa trương lớn dần lên, thể hiện mức độ nhớ nhung càng lâu ngày càng sâu sắc, tuần tự tăng tiến, rất tự nhiên. Sự lặp lại từ “tam” (ba) ở đây không chỉ là một con số ngẫu nhiên mà ngụ chỉ là chỉ số nhiều, với kẻ đang nhớ mong khắc khoải thì thời gian với họ dài đằng đẵng là vậy.
Cũng có chỗ lặp lại để mà lặp lại, không hề biểu thị mức độ trình tự nào cả.
Tiêu biểu như thiên “Tang trung” trong Dung phong:
桑中 1 Tang trung 1
爰采唐矣, Viên thái đường hĩ
沬之鄉矣。 Muội chi hương hĩ
云誰之思? Vân thuỳ chi tư ? 美孟姜矣。 Mỹ Mạnh Khương hĩ
期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang chương (trung). 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cương (cung). 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi thường (thượng) hĩ.
Tang trung 1
Dây đường thì đi tìm mà hái, Hái được ngay ở tại Muội hương. Ai người ta nhớ ta thương ?
Thướt tha đẹp đẽ Mạnh Khương là nàng. Hẹn cùng ta chốn Tang Trung ấy,
Đến Thượng Cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng ấy mà.
桑中 2 Tang trung 2
爰采麥矣, Viên thái hức (mạch) hĩ 沬之北矣。 Muội chi bắc hĩ
云誰之思? Vân thuỳ chi tư ? 美孟弋矣。 Mỹ Mạnh Dực hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang trung.
101
要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cung. 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi Thượng hĩ.
Tang trung 2
Lúa mạch thì tới mà hái gặp, Hái gặp nơi phía bắc Muội hương. Ai người ta nhớ ta thương,
Ấy là Mạnh Dực cô nương dịu dàng. Hẹn cùng ta chốn Tang Trung ấy, Đến Thượng Cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng đấy mà.
桑中 3 Tang trung 3
爰采葑矣, Viên thái phong hĩ 沬之東矣。 Muội chi đông hĩ 云誰之思, Vân thuỳ chi tư ? 美孟庸矣。 Mỹ Mạnh Dung hĩ 期我乎桑中, Kỳ ngã hồ Tang trung. 要我乎上宮, Yên ngã hồ Thượng cung. 送我乎淇之上矣。 Tống ngã hồ Kỳ chi Thượng hĩ.
Tang trung 3
Rau phong kia bèn cùng đi hái, Tới Muội rồi đến tại phía đông. Ai người ta nhớ ta trông ?
Thướt tha đẹp đẽ Mạnh Dung là nàng. Hẹn cùng ta chốn Tang trung ấy, Đến Thượng cung nàng lại đón ta. Đưa nơi Kỳ Thượng đấy mà.
Ở chương I là “đường”(dây đường), sang chương II và III chuyển thành “mạch” (lúa mạch) và “phong” (rau phong); “Khương” đổi thành “Dực” rồi “Dung”, ở đây tên người con gái mà tác giả đang tưởng nhớ đến đã thay đổi, chẳng
102
qua là để thay vần, tiện việc lặp lại lời hát. Lặp lại lời hát còn để tăng thêm hiệu quả trữ tình cho bài thơ, góp phần làm cho bài thơ dễ hòa vào lòng người. Cách lặp này
trong Kinh Thi hay nói chính xác hơn là ở đề tài tình yêu và hôn nhân xuất hiện rất
nhiều, điều này chứng tỏ được hiệu quả nghệ thuật của nó.
Với đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi thì cách thức trùng điệp có rất
nhiều biểu hiện khác nhau. Những dẫn dụ trên chỉ mang tính chất tiêu biểu, tượng trưng cho lối kết cấu này, ở những thiên khác sự thể hiện của nó không phải lúc nào cũng hoàn thiện và chỉnh tề như vậy. Có bài chỉ lặp lại một hoặc hai đoạn trong nhiều đoạn, có bài chỉ điệp vài câu trong một đoạn, có bài vừa lặp đoạn, có bài thì vừa trùng
chương và điệp cú như “Phù dĩ”.
Ngoài trùng điệp, Kinh Thi còn có kết cấu “hòa thanh” (người ngoài hát hòa theo) như bốn chương trong “Đông sơn”, mỗi chương có bốn câu đầu đều có thể hòa
thanh:
東山3 Đông Sơn 3
我徂東山、 Ngã tồ Đông Sơn 慆慆不歸。 Thao thao bất quy. 我來自東、 Ngã lai tự đông 零雨其濛。 Linh vũ kỳ mông.
Đông sơn
Đến Đông Sơn ta đi dẹp giặc Mà không về rõ thật lâu rồi Từ đông trở lại đến nơi
Đường về lác đác mưa rơi nhọc nhằn.
Là bài dân ca đạt trình độ nghệ thuật cao về lối kết cấu “hòa thanh”, “Đông sơn” đã phản ánh khát vọng về một cuộc sống hòa bình của nhân dân Trung Hoa thời
ấy. Bài thơ tả tình khúc chiết mà chu đáo, uyển chuyển cảm động, là tiếng nói thống thiết của những con người phải sống với những cuộc chiến tranh phi nghĩa kia.
Hay ở “Hán quảng”, sự “hòa thanh” cũng được thể hiện ở bốn câu cuối trong
103
漢廣 1 Hán quảng 1
漢之廣矣、 Hán chi quảng hĩ! 不可泳思。 Bất khả vuống (vịnh) ti. 江之永矣、 Giang chi dượng (vĩnh) hĩ! 不可方思。 Bất khả phỏng (phương) ti.
Hán quảng
Kìa con sông Hán mênh mông, Chớ toan lặn lội mà hòng vượt qua. Trường giang mờ mịt chảy xa, Kết bè chẳng thể dùng mà lướt đi.
Sự hòa thanh ở đây có một nhiệm vụ đặc biệt, đó là làm cho người đọc, người nghe cảm nhận sự cách trở xa xôi, nỗi niềm mong nhớ nhưng chẳng thể thành hiện thực.
Ngoài ra, Kinh Thi còn một lối kết cấu đặc biệt nhưng ít khi sử dụng, đó là kếu cấu “xướng họa”. Lối kết cấu này thể hiện qua hai chương trong bài “Thập mẫu chi gian” trong Ngụy phong, một chương xướng, một chương họa như lời đối đáp của các
cô gái hái dâu:
十畝之間 1 Thập mẫu chi gian 1
十畝之間兮, Thập mẫu chi kiên (gian) hề!
桑者閑閑兮。 Tang giả hiền hiền (nhàn nhàn) hề! 行,與子還兮。 Hành dữ tử tuyền hề!
Nội trong mười mẫu 1
Ruộng vườn mười mẫu một vùng, Kẻ qua người lại thoả lòng hái dâu. Lui về cùng bạn rủ nhau.
十畝之間 2 Thập mẫu chi gian 2 十畝之外兮, Thập mẫu chi ngoại hề! 桑者泄泄兮。 Tang giả dị dị hề!
104 Nội trong mười mẫu 2
Ruộng vườn mười mẫu ngoài xa, Hái dâu thích chí lại qua mọi người. Lui về nơi đấy bạn ơi!
Trên đây là những hình thức kết cấu đặc biệt trong ca dao nói chung và Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân nói riêng. Kết cấu đặc biệt tạo nên những điểm
nhấn mạnh mẽ, góp phần tô đậm giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của từng thiên cả về âm luật lẫn tu từ, thu hút sự chú ý quan tâm từ độc giả.