5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.3. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi
Ở giai đoạn đầu, tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là tình yêu tự do chưa có
sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: hễ bên có tình, bên có ý, không quan trọng là nam hay nữ, nếu họ yêu thì sẽ tỏ tình, thề nguyện rồi đi đến hôn nhân mà không phải chịu bất kỳ lời dèm pha nào từ xã hội. Tình yêu gắn liền với nhận thức của con người lúc bấy giờ, đó là một tình cảm bình dị, trong sáng và thuần khiết, không khoa trương,
không hòa lẫn một chút tính toan, vụ lợi. Lệnh của vua ban ra trong thời đại của Kinh Thi rằng: “Vào tháng trọng xuân, nam nữ gặp nhau, lúc đó những người đi với nhau không cấm. Những người vô cớ đi với nhau mà không được phép thì bị phạt, như trai gái gặp nhau mà cha mẹ không biết”. Quả vậy, tình yêu được họ nhìn nhận một cách
36
cởi mở bởi đó là một chuyện thuận theo tự nhiên, thuận theo bản tính của con người, còn hôn nhân là sự nối tiếp của tình yêu và thực hiện nhiệm vụ nối dõi cho gia đình.
Trong Kinh Thi, có rất nhiều bài thơ thể hiện tình yêu mạnh dạn và mãnh liệt, tiêu biểu nhất là bài “Quan thư”:
關雎一 Quan thư 1
關關雎鳩、 Quan quan thư cưu 在河之洲。 Tại hà chi châu 窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ 君子好逑。 Quân tử hảo cầu.
Quan thư 1
Quan quan kìa tiếng thư cưu,
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy. U nhàn thục nữ thế này,
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.
Đây là lời chàng trai tỏ cùng cô gái. Người con gái trong thời đại Kinh Thi cũng không
kém phầm lém lĩnh với người mình vừa lòng phải ý, cũng là đợi mong nhưng không
phải e dè, thẹn thùng như sau này, cô gái trong “Tử khâm” mạnh dạn:
子衿 3 Tử khâm 3
挑兮達兮, Khiêu hề thuyết (thát) hề. 在城闕兮。 Tại thành khuyết hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三月兮。 Như tam nguyệt hề.
37 Áo chàng 3
Nhẹ nhàng em nhảy lên nhanh,
Đứng trông trên cửa lầu thành vót cao. Một ngày mà chẳng thấy nhau.
Lâu như ba tháng, khác nào chàng ôi!
Về sau, khi đã thấp thoáng màu sắc của lễ giáo phong kiến thì tình cảm của họ còn mang cả sự trắc trở. Tình yêu và hôn nhân bắt đầu bị chi phối bởi những quy định
của lễ giáo phong kiến. Với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ bị tước
đoạt quyền tự do yêu đương, tự do lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời và bị đẩy vào cuộc sống tối tăm, mờ mịt. Đó là tình cảnh của đôi lứa yêu nhau nhưng vấp phải rào cản của gia đình bởi hai từ môn đăng hộ đối, là tình cảnh của người vợ bị chồng ruồng bỏ, đuổi về nhà cha mẹ đẻ hay đau khổ hơn là khi phải san sẻ hạnh phúc của mình với
người khác, khi chịu cảnh chồng chung, … Tiêu biểu là“Manh”, đây chính là tiếng
nói oán than người chồng phụ bạc, quên lời thề hẹn năm xưa mà ruồng bỏ vợ con.
Song, đây cũng là lời tố cáo xã hội đương thời với thái độ “trọng nam khinh nữ”
dường như đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người:
氓 4 Manh 4
桑之落矣, Tang chi lạc hĩ
其黃而隕。 Kỳ hoàng nhi vân (vẫn). 自我徂爾, Tự ngã tổ nhĩ
三歲食貧。 Tam thuế thực bần. 淇水湯湯, Kỳ thuỷ thương thương. 漸車帷裳。 Tiêm xa duy thường. 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực. 二三其德。 Nhị tam kỳ đức.
38 Gã kia 4
Nay đã rụng, cây dâu tàn tạ, Đều úa vàng những lá rời cành. Từ khi về ở cùng anh.
Ba năm ăn khổ, nay đành bỏ nhau. Dòng sông Kỳ, thủy trào bát ngát, Tấm màn che song tạt ướt đi, Gái nầy chẳng có tội gì.
Hả lòng tráo trở chính vì chàng thôi. Chàng còn biết đến nơi nào nữa. Hai ba lòng ăn ở bạc đen.
Có thể thấy rằng, quan niệm về Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi được
phân làm hai thời kỳ tương ứng với hai quan niệm khác nhau: tự do và bị ràng buột bởi lễ giáo phong kiến. Với đề tài này, người viết không trình bày theo từng thời kỳ ứng với quan niệm của nó mà trình bày theo các cung bậc, trạng thái cảm xúc trong tình yêu và hôn nhân. Trong đó, người viết sẽ phân tích rõ hơn về sự tự do hay sự ràng buột của lễ giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu và hôn nhân của những đôi lứa được
thể hiện trong Kinh Thi.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI TÌNH YÊU VÀ
HÔN NHÂN TRONG KINH THI