Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân

Một phần của tài liệu tình yêu và hôn nhân trong kinh thi (Trang 108)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân

Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân là sự ghi nhận tất cả những trạng thái,

những cung bậc cảm xúc của tình yêu và hôn nhân: có vui, có buồn, có lúc tương tư sầu nhớ, có lúc lại khắc khoải chờ mong, có lúc lại oán hờn, trách móc,…Vì vậy mà ngôn ngữ về đề tài này được thể hiện một cách hết sức ngọt ngào, tha thiết, lay động tâm tư, tình cảm của tất cả chúng ta.

Như đã biết, hầu hết các tác phẩm trong Kinh Thi đều là lời ca theo âm nhạc,

thế nên, sự vần điệu ở ngôn từ là một điều hết sức cần thiết. Những thiên ca dao dân ca này đã được vận dụng từ nhiều từ thuộc các loại như điệp tự, điệp vận, song thanh,… nên đã tạo ra tính tượng hình và tượng thanh rất cao. Ví như bài thơ áp quyển trong

Kinh Thi là “Quan thư”: hai chữ “quan quan” là điệp tự, làm gợi lên tiếng chim trống chim mái ứng họa nhau; hai chữ “yểu điệu” là điệp vận, nói đến sự u nhàn, u tịch, yên lặng và nhàn nhã, dùng để miêu tả nét dịu dàng, xinh đẹp của một thục nữ; “sâm si” là song thanh, miêu tả dáng dài ngắn không đều nhau của loài thủy tảo; “triển chuyển” là

điệp vận, dùng để khắc họa hình ảnh chàng trai vì tương tư nên trằn trọc không ngủ được.

Sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường tạo nên nét độc đáo, vừa hoa mỹ lại vừa mộc mạc ở từng lời thơ:

褰裳 1 Khiên thường 1

子惠思我, Tử huệ tư ngã,

105

子不我思, Tử bất ngã tư, 豈無他人? Khỉ vô tha nhân ?

狂童之狂也且! Cuồng đồng chi cuồng dã thư! Vén quần 1

Chàng còn tưởng nhớ đến em đây, Sông Trăn quần vén lội ngay theo cùng. Nếu chàng chẳng nhớ chẳng trông, Em theo kẻ khác, há không còn người ? Chàng điên bé bỏng khùng ơi!

Đọc những thiên này ta thấy như lời bộc bạch tâm sự của cô gái ít được trao chuốt, gọt

dũa. Sử dụng những cụm từ: “khỉ vô tha nhân” (thì há lại chẳng có người khác để em đi theo hay sao?), “cuồng đồng chi cuồng dã thư” (chàng bé bỏng cuồng ngông này

thật là điên khùng vậy!) để đùa nghịch với người tình đã làm cho bài ca dao này trở nên gần gũi, quen thuộc, không cầu kỳ, xa hoa mà hình ảnh vẫn hiện lên một cách khách quan, sinh động, ý nghĩa toát lên vẫn rất sâu sắc.

Ngoài ra, ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân này mang

tính trữ tình sâu sắc:

柏舟 1 Bách chu 1

泛彼柏舟, Phiếm bỉ bách chu,

亦泛其流。 Diệc phiếm kỳ lưu.

耿耿不寐, Cảnh cảnh bất mỵ.

如有隱憂。 Như hữu ẩn ưu.

微我無酒, Vi ngã vô tửu,

以敖以遊。 Dĩ ngao dĩ du.

Thuyền bách 1

Chiếc thuyền gỗ bách linh đinh, Giữa dòng sông nọ mặc tình nổi trôi. Trái đào để tóc rủ đôi

106

Đã thề đến chết một lòng.

Mẹ tôi ơn nặng sánh cùng trời cao. Há không tin được lòng sao ?

Bốn câu đầu tả cảnh chiếc thuyền gỗ bách trôi nổi vô định trên sông và người để tóc hai trái đào cho rũ xuống chính là chồng của nàng. Dù chồng nàng đã mất, thân nàng giờ nổi nênh như chiếc thuyền gỗ bách kia nhưng nàng quyết không thay lòng đổi dạ.

Ba câu cuối là tình cảm sâu nặng, lời thề vàng đá của cô gái: “Chi tử thỉ mỹ tha” (Đến

chết, ta thề không có lòng dạ khác) đọc lên chúng ta có thể cảm nhận sự ngọt ngào ở một tình yêu thủy chung, son sắt, mặn mà.

Lời than vãn, trách móc của cô gái này mới thật là da diết làm sao: 氓 4 Manh 4

桑之落矣, Tang chi lạc hĩ

其黃而隕。 Kỳ hoàng nhi vân (vẫn). 自我徂爾, Tự ngã tổ nhĩ

三歲食貧。 Tam thuế thực bần. 淇水湯湯, Kỳ thuỷ thương thương. 漸車帷裳。 Tiêm xa duy thường. 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực.

二三其德。 Nhị tam kỳ đức. Gã kia 4

Đều úa vàng những lá rời cành. Từ khi về ở cùng anh,

Ba năm ăn khổ, nay đành bỏ nhau. Dòng sông Kỳ thuỷ trào bát ngát, Tấm màn che sóng tạt ướt đi. Gái này chẳng có lỗi gì.

107

Chàng còn biết đến nơi nào nữa, Hai ba lòng ăn ở bạc đen.

Tiếng than trách của cô gái nghe sao não nề, đó là lời than thở cho tình cảnh ngang trái mà mình phải cam chịu. Khi xưa cuộc sống khó nhọc thì vợ chồng đồng cam cộng khổ với nhau, gia đình được nàng vun vén ngày một khấm khá, theo thời gian thì nhan sắc nàng dần phôi pha, ấy thế mà chàng chẳng thương xót, nỡ thay lòng đổi dạ mà ruồng rẫy, phụ bạc nàng, hỏi sao nàng không oán than cho đành. Đọc lên

từng chương trong thiên “Manh” ta cảm nhận được nỗi u uất, nghẹn ngào đang trào

dâng trong lòng người vợ trẻ. Qua đó, ta thấy xót xa và đồng cảm hơn với cảnh ngộ của những người phụ nữ đang phải sống cam chịu trong cái xã hội mà mọi quyền lợi chính đáng của con người, nhất là người phụ nữ đều bị áp đặt và ràng buộc.

Đặc biệt, ngôn ngữ ở đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi mang đậm

sắc thái địa phương. Điều đó được thể hiện qua những lời ca tiếng hát mang tên những địa danh quen thuộc gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người dân lao động. Đó là

con sông Hoàng Hà, nơi cung cấp phù sa cho đồng ruộng: “Hà thủy mễ mễ” (Ở trên sông Hoàng Hà nước triều lai láng) trong “Tân đài”; hay nhắc đến sông Hán, sông

Trường Giang rộng và dài – nơi phụ nữ hay đi dạo chơi - để nói về sự cách trở trong

tình yêu trong “Hán quảng” : “Hán chi quảng hĩ!” (Sông Hán rộng vậy!), “Giang chi vĩnh hĩ” (Sông Trường giang dài vậy!).

Hay đó là sự xuất hiện ở tần số cao những cái tên của những loại cây, rau, quả,

hạt được trồng xung quanh nơi sinh hoạt hằng ngày như: cây dâu trong “Thấp tang”, “Tang trung”, cây đỗ trong “Đệ đỗ”, cây đào trong “Đào yêu”, cây lác, cây sen trong “Trạch bi”, rau hạnh trong “Quan thư”, rau phiền trong “Xuất xa”, rau quyển trong “Quyển nhĩ”, dây sắn, cỏ tiêu, cây ngãi trong “Thái cát”, mộc qua, mộc lý, mộc đào trong “Mộc qua”,…

Ngôn ngữ trong Kinh Thi với đề tài tình yêu và hôn nhân vừa chuẩn xác, tinh tế,

giàu hình tượng lại vừa mộc mạc, dân dã, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người bình dân. Những câu thơ giàu biến hóa tùy theo cung bậc tình cảm khi đọc lên có tiết tấu rõ ràng, rành mạch, giàu nhạc tính. Việc vận dụng những phép tu từ như song thanh, điệp vận, điệp tự một cách tinh tế, chuẩn xác không chỉ tăng thêm cái hay

108

của âm nhạc mà còn biểu đạt được tư tưởng, tình cảm tế nhị, làm tăng thêm sức hấp

dẫn, lôi cuốn về nghệ thuật ngôn từ trong Kinh Thi. Trong Văn tâm điêu long, thiên Vật sắc, Lưu Hiệp nói rằng: “Là dùng thơ để cảm (nhận) vật, mối liên kết không cùng. Lưu luyến giữa muôn hình vạn trạng, trầm ngâm khác biệt giữa nhìn và nghe. Tả khí mà được dạng hình, tức tùy vật mà uyển chuyển. Nắm được sắc mà thêm thanh, cũng với lòng băn khoăn. Cho nên hoa đào tươi rực rỡ, dương liễu rũ thướt tha, mặt trời lên chói lọi, mưa tuyết nghe rì rào, chim vàng anh thánh thót, dế cỏ ru rầm rì. Trời chói sao mờ, một lời cạn lý; thấp cao cùng phát, hai chữ hiện hình. Lại đây ít tóm nhiều tình cảm dạng hình không bỏ sót”. Tất cả đều chứng tỏ rằng, Kinh Thi nói chung và đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi nói riêng đã đạt đến trình độ cao về nghệ

thuật ngôn ngữ trong buổi đầu sơ khai như vậy. Tiểu kết

Ca dao dân ca với đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi thể hiện năng

lực sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào của nhân dân Trung Hoa thời thượng cổ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về những phương diện nghệ thuật nổi bật trong đề tài này đã cho ra những bài học quý báu để những nhà văn, nhà thơ noi theo. Đó là sự thành công về việc khởi nguồn để phát triển thể thơ bốn chữ, thể thơ tự do; đặc sắc nghệ thuật ở ba

thể phú, tỷ, hứng đáng để văn học giai đoạn sau noi theo; những nét đặc biệt trong kết cấu thu hút sự quan tâm từ độc giả như trùng chương điệp cú, xướng họa, hòa thanh;

nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ mang tính mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần

tinh tế và sâu sắc,…. Tóm lại, sự ảnh hưởng về mặt nghệ thuật của Kinh Thi là không

hề nhỏ, nó làm cho thơ ca Trung Hoa nói riêng và thơ ca của các nước đồng văn nói chung (trong đó có Việt Nam) được tiếp thêm dòng máu mới, không ngừng phát triển tiến lên.

109

110

Kinh Thi là khởi điểm huy hoàng cho thơ ca nói riêng và cả nền văn học

Trung Quốc nói chung. Tập ca dao dân ca này là nét son đánh dấu cho sự phát triển từ rất sớm của nền văn học Trung Quốc. Không những thế, nó còn là tấm gương phản chiếu cả một thời kỳ lịch sử của nhân dân Trung Hoa – thời thượng

cổ. Do đó, có thể coi Kinh Thi như “hồn dân tộc” của quốc gia có bề dày lịch sử

hơn năm nghìn năm văn hóa này. Các nhà văn, nhà thơ thời hậu thế ít nhiều đều

chịu ảnh hưởng từ Kinh Thi, bởi đây vừa là thi liệu, vừa là cảm hứng vô tận cho

sáng tạo nghệ thuật. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, tuy có sự nhuận sắc lại nhưng tác phẩm kinh điển này vẫn được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó vào đời sống văn hóa, văn nghệ của Trung Quốc và các nước đồng văn (trong đó có Việt Nam). Những làn điệu dân ca ngọt ngào kết hợp với tiết tấu, nhịp điệu vui tươi rộn rã là dòng suối đầu nguồn phát khởi nên cảm hứng cho biết bao thi nhân sáng tác nên những vần thơ, điệu nhạc tuyệt diệu.

Tìm hiểu đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi chúng ta sẽ thấy được sự cụ thể hóa khái niệm “tình yêu và hôn nhân” bằng những lời tâm tình mộc mạc,

sơn sơ nhưng hết sức ngọt ngào và chứa chan tình cảm. Đến với đề tài này, chúng ta như được trở về với xã hội Trung Hoa thời cổ đại, trở về với những buổi đầu sơ khai, khi mà tình yêu còn tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ luật lệ nào, đến khi thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý này rướm màu chia ly, tang tốc, khi lễ giáo phong kiến bắt đầu len lỏi vào đời sống thường nhật, chiến tranh phi nghĩa đẩy họ vào hoàn cảnh khốn cùng. Từng thiên ca dao, dân ca trong đề tài này là từng đường nét sống động vẽ nên cuộc sống hiện thực phong phú, đa dạng trong đời sống tình yêu và hôn nhân của thời đại bấy giờ. Chùm thơ này khi thì ca hát niềm vui hoan hỉ trước tình yêu đôi lứa, khi thì miêu tả nỗi nhớ mong nhau đến da diết, khi tán dương phong thái và dung mạo của người tình, khi diễn tả cảnh tượng gặp gỡ, hẹn hò vừa dí dỏm, vừa lãng mạn, khi thể hiện tâm lý tế nhị của người con gái hoặc lời than vãn cảnh ngộ ngang trái, éo le vì bị phụ tình, vì những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến đang nhen nhóm trong xã hội,… tất cả đều được thể hiện một cách đầy đủ, chính xác và gợi hình, gợi cảm, gợi âm thanh, gợi cảm xúc. Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của những

111

con người trong giai đoạn đó như thế nào. Đồng thời, tiếp nhận được nhiều bài học triết lý nhân sinh về đạo lý làm người nói chung và sự thủy chung, son sắt trong đời sống tình yêu và hôn nhân nói riêng. Bởi nó toát lên từ những nét hết sức cụ thể, chân thực của đời sống, phản ánh tâm tư, khát vọng của chân chính của con người, đặc biệt là người lao động.

Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là đề tài không chỉ thành công về

phương diện nội dung mà còn thành công cả về nghệ thuật biểu hiện. Ca dao dân ca

trong Kinh Thi ở đề tài này thể hiện năng lực sáng tạo dồi dào của con người thời ấy,

thể hiện ở nhiều khía cạnh khác như: các yếu tố nghệ thuật, những nét riêng biệt, đặc sắc trong cách sử dụng ngôn từ biểu đạt. Thể thơ tứ ngôn nhất cú đã được sử dụng như

thể thơ chủ đạo trong Kinh Thi nói chung và đề tài Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi nói riêng, tác phẩm kinh điển này đã đánh dấu sự sản sinh và phát triển cực thịnh

của nó. Ngoài thể thơ tứ ngôn nhất cú thì ở đề tài này cũng có sự xuất hiện những thể thơ mới lạ, độc đáo, đó là việc sử dụng xen kẽ và kết hợp các câu từ một đến chín chữ. Chính sự sáng tạo này tạo ra sự tự do, thoải mái, dễ dàng diễn đạt, tạo nên sự tự nhiên trong diễn xướng, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển các thể loại thơ sau này. Việc vận dụng thành công các thủ

pháp nghệ thuật như: phú, tỷ, hứng cho thấy Kinh Thi đã đạt được hiệu quả cao về

nghệ thuật biểu hiện và sức ảnh hưởng của nó đến văn học thời hậu thế như thế nào.

Kết cấu Kinh Thi đặc biệt, nổi bật nhất là các kiểu kết cấu như: trùng chương điệp cú, xướng họa, hòa thanh góp phần nhấn mạnh giá trị tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn

thể hiện. Tuy ngôn ngữ còn gồ ghề, chưa được trau chuốt kỹ lưỡng, vẫn còn nguyên màu sắc và âm thanh từ hiện thực nhưng lại giàu sắc thái biểu cảm, và vì nó không được gọt giũa cầu kỳ nên thể hiện được sự bình dị, mộc mạc của những người bình

dân. Thơ ca trong Kinh Thi dễ đi vào lòng người là vì vậy.

Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, ca dao dân ca về Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi vẫn tồn tại sừng sững và hiên ngang. Điều đó minh chứng

rằng, đây là những bài ca dao dân ca hay và đặc sắc, là phần tinh túy trong một tác phẩm kinh điển được nhiều người tìm đọc, học và vận dụng sáng tạo vào những thi phẩm hiện hành. Gấp quyển sách kinh điển nho gia này lại, những hình ảnh sống động

112

về cuộc sống hiện thực thời cổ đại Trung Hoa cùng với những đạo lý làm người vẫn mãi hiện lên và âm vang trong mỗi chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tàiliệusách:

1. Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh (đồng chủ biên) (1997), Lịch sử văn họcTrung Quốc- Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trương Chính, Trần Xuân Đề (đồng chủ biên) (1963), Văn học Trung Quốc-Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) – Nghiêm Thượng Văn - Đặng Đức Tô (đồng

chủ biên) (1992), Kinh Thi, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

4. Bùi Hữu Hồng (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc- Tập một,

NXB Thế Giới, Hà Nội.

5. Trần Viết Huy (2003), Những áng văn bấ thủ, NXB TP. Hồ Chí Minh,

TP. Hồ Chí Minh.

6. Tạ Quang Phát (2013), Kinh Thi - Quyển thượng, NXB Văn học, Hà Nội.

7. Tạ Quang Phát (2013), Kinh Thi - Quyển trung và Quyển hạ, NXB Văn

học, Hà Nội.

8. Nguyễn Khắc Phi (1998), Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (đồng chủ biên) (1988), Văn học Trung Quốc- Tập hai, NXB Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP.

HồChí Minh.

10.Nguyễn Đức Phức – Lê Quang Trường - Tuyển dịch (2007), Thi phẩm tập bình, NXB Văn Nghệ, Hà Nội.

11.Đặng Đức Siêu (1968), Giáo trình cổ văn - Tập một, NXB Giáo dục Hà

Nội, Hà Nội.

12.Đặng Đức Siêu (1970), Giáo trình cổ văn - Tập hai, NXB Giáo dục Hà

Một phần của tài liệu tình yêu và hôn nhân trong kinh thi (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)