5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Khái quát quan niệm tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi
1.3.1. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong đời sống
Tình yêu và hôn nhân là đề tài muôn thuở của con người. Tình yêu được xem như một điều tất yếu, luôn được mọi người quan tâm, chú ý một cách đặc biệt. Với đề tài này, có hơn ba mươi hai nghìn định nghĩa khác nhau - đó là con số không hề nhỏ. Những quan niệm về tình yêu có sự khác nhau tùy vào từng thời kỳ, quốc gia, độ tuổi, giới tính,...Tuy có sự khác nhau nhưng những quan niệm này vẫn có một điểm chung là đã xác định được ý nghĩa quan trọng đặc biệt của tình yêu và hôn nhân đối với xã hội nói chung, mỗi cá nhân nói riêng.
Ở phương Đông, tình yêu mang tính chất “truyền thống”, theo triết lý của những nhà nho. Tình yêu của người phương Đông gắn liền với hôn nhân. Cặp đôi muốn đi đến hôn nhân thì tình yêu là điều kiện cần nhưng bên cạnh đó họ còn phải hòa hợp, tôn trọng và cả sự chịu đựng lẫn nhau. Thậm chí, họ còn chịu sự chi phối từ những định kiến từ gia đình, xã hội, đặc biệt là những định kiến đối với người phụ nữ
như: môn đăng hộ đối, trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, áo mặc sao qua khỏi đầu,… Quan niệm này nghe ra có vẻ thực dụng, bởi vì tình yêu là một thứ
tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người, không thể đem ra tính toán, đánh đổi với những điều kiện vật chất khác được. Tình yêu là chuyện cá nhân của mỗi người nên việc áp đặt hôn nhân từ gia đình, cha mẹ lên con cái là một điều khó mang lại hạnh phúc mĩ mãn trong hôn nhân. Chính vì quan niệm thực dụng này làm cho tình yêu đích
31
thực dường như không còn ý nghĩa, trở nên một thứ phù phiếm, dẫn đến một số cặp đôi chung sống với nhau nhưng không có tình yêu, ở họ chỉ có trách nhiệm. Thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ, hôn nhân không hạnh phúc họ không thể ly hôn, đó là cả một vấn đề. Họ phải gắn bó cả đời với người chồng không mang lại hạnh phúc cho mình, thậm chí là chịu đựng cả sự bạo hành. Tuy nhiên, đến nay người phụ nữ đã có sự tự do hơn, họ có thể chủ động li hôn và làm mẹ đơn thân. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng quan điểm ngày xưa vẫn có những ưu điểm đáng ca ngợi như sự thủy chung, son sắt, hi sinh, chia sẻ với nhau và giúp xã hội có tính ổn định.
1.3.2. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học
Tình yêu và hôn nhân là đề tài quan trọng được đặt lên hàng đầu trong nền văn học phương Đông nói riêng, thế giới nói chung. Đề tài này có mặt ở khắp các tác phẩm văn học, từ phương Đông đến phương Tây, khắp các thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, kịch,…và đặc biệt là thơ ca. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học gắn liền với quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong xã hội. Quan niệm này thể hiện rõ nhất ở các tác phẩm văn học cả phương Đông lẫn phương Tây.
Đối với nền văn học phương Tây, tình yêu được thể hiện như là một thứ tình cảm bao gồm sự đam mê, cuồng nhiệt và đôi khi là sự mù quáng. Ở từng tác phẩm, tình yêu lại được thể hiện ở một cung bậc, một trạng thái, một màu sắc khác nhau. Điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong đề tài này.
Qua góc nhìn của một con người từng trải , William Shakespeare đã thể hiện tình yêu trong những đứa con tinh thần của mình. Tình yêu trong thế giới nghệ thuật của ông không mang màu hồng lãng mạn mà đó là một cầu vồng đa sắc của cuộc sống đương thời. Màu chủ đạo vẫn là gam màu tối, thể hiện cho chế độ xã hội với những định kiến
khắc khe đã tạo ra biết bao thảm kịch tình yêu. “Romeo và Juliet” là một điển hình.
Nhân vật chính trong hầu khắp các tác phẩm của ông là những chàng trai, những cô gái đang bừng bừng sức sống, khao khát yêu và được yêu. Họ khao khát được sống trong hạnh phúc của tình yêu đôi lứa: đó là những chàng trai thông minh, cao thượng, dũng cảm; những cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhưng rất bản lĩnh. Qua các tác phẩm với những cuộc tình chia ly thấm đẫm nước mắt, Shakespear đã ca ngợi cái đẹp trong tình
32
yêu và gửi gắm vào đó những ước mơ về một tình yêu đẹp, đề cao quyền tự do yêu đương của con người.
Đại thi hào Puskin – Mặt trời thi ca Nga - đã để lại cho chúng ta những bài thơ
tình bất hủ. Nhắc đến Puskin, người ta nghĩ ngay đến “Tôi yêu em” – một tuyệt tác thơ
tình với giai điệu ngân nga day dứt, diễn tả những cung bậc tình yêu của chính thi sĩ. Đó là một tình yêu chân thành và cao thượng:
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa, Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
Tôi yêu em, chân thành không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.” (Puskin: Tôi yêu em)
Tình yêu trong thơ của Puskin nói chung và “Tôi yêu em” nói riêng được thể hiện
bằng những lời thơ xuất phát từ những tình cảm rất thật của một trái tim rạo rực lửa yêu đương.
Goethe thì thể hiện tình yêu qua những bản tình ca tươi thắm, lúc nào cũng
ngân nga với màu sắc trẻ trung, trong sáng. Nổi bật nhất là “Ca khúc tháng năm”, với
lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào của nhà thơ:
Này em, này em Ta yêu em quá Mắt em rạng rỡ Xin hãy chung tình.
Ngọt ngào tiếng chim Hót trong buổi sáng Và hoa hồng thắm
33
Đang tỏa mùi hương. Và ta yêu em
Bằng dòng máu nóng Em là cuộc sống Là ngày tháng xanh
Lời hát cất lên Và thêm điệu múa Đấy là tất cả
Tình yêu chúng mình.
(Goethe: Ca khúc tháng năm)
Ở phương Đông, tình yêu được thể hiện qua những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của những cuộc tình phải chia lìa, ngăn cách bởi lễ giáo phong kiến khắt khe, bởi hai từ môn đăng hộ đối hay thậm chí là vì chữ hiếu. Tình yêu trong thơ Targo được ông chiêm nghiệm với những cung bậc cảm xúc suy tư, triết lý, trữ tình. Những cảm xúc này tan chảy và hòa quyện với nhau tạo thành hình tượng độc đáo riêng của thơ
ông. “Bài thơ số 28” là một bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ.
Đây là một bài thơ trữ tình mang đậm chất triết lý. Tình yêu được thể hiện trong từng lời thơ là một thứ tình cảm thiêng liêng dựa trên cơ sở tình yêu nhân đức, nó là tổng hòa của sự âu yếm, vị tha, say mê và hòa hợp. Cấu trúc bài thơ theo lối tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh của mỗi con người chúng ta. Tư tưởng về tình yêu trong bài thơ tiêu biểu cho quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong văn học phương Đông:
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
(Targo: Bài thơ tình số 28)
Nhắc đến nền văn học phương Đông thì không thể nào quên được nền văn học Trung Hoa với bề dày lịch sử hơn năm nghìn năm văn hóa. Và nếu nói đến đề tài tình
34
yêu và hôn nhân thì không thể nào không nói đến truyền thuyết “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” – một chuyện tình vĩ đại trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc.
Đây là một chuyện tình đẹp nhưng lại hết sức bi thương. Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài yêu nhau say đắm. Thế nhưng, họ không đến được với nhau vì lời hứa hôn từ gia đình của Chúc Anh Đài khi cô còn nhỏ, vì lễ giáo phong kiến khắt khe ràng buột hạnh phúc lứa đôi, … Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc với cái chết đau đớn, xót xa của Lương Sơn Bá, sự ngậm ngùi khi phải lấy người không yêu làm chồng của Chúc Anh Đài, nhưng không, người xưa luôn quan niệm rằng: khi hai người yêu nhau, dẫu
cho bão táp phong ba thế nào thì họ vẫn bên nhau:“Trên trời nguyện làm chim liền cánh. Dưới đất nguyện làm cây liền cành”. Khi sống họ đã không được làm vợ chồng
thì khi chết họ hóa thành đôi bướm để được quấn quýt bên nhau; đôi bướm – hóa thân của đôi tình nhân ấy đã cùng bay vút tận trời xanh – nơi thiên đường hạnh phúc.
Gần gũi hơn cả là ở Việt Nam, tình yêu và hôn nhân không biết tự bao giờ cũng
đã trở thành một đề tài lớn trong nền văn học. Với “Kiếp lấy chồng chung” của Bà
chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể thấy rõ hơn tình yêu và hôn nhân bị lễ giáo phong kiến chi phối như thế nào. Ở một chế độ mà nam thì được cưới tam thê tứ thiếp còn nữ thì phải chính chuyên một chồng. Người phụ nữ luôn phải nén nước mắt đau thương, tủi hờn vào tận cõi lòng để sống cho qua ngày. Hạnh phúc với họ có chăng cũng rất mỏng manh. Hồ Xuân Hương là một trong số rất ít người phụ nữ dám lên tiếng trách đời, trách người, trách chế độ phong kiến đương thời đã đẩy số phận mình đến ngõ cùng tối tăm như thế:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đắm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.”
35
Hay đến với Nguyễn Bính, tình yêu trong những vần thơ của thi sĩ cũng đậm chất phương Đông. Là một tâm hồn luôn khát khao được yêu thương và hạnh phúc, thơ chính là tiếng nói bày tỏ rõ ràng và sâu sắc nhất những lời từ chính trái tim chân thành đang thổn thức vì yêu của thi sĩ. Những nhân vật trữ tình trong thơ ông: từ những phụ nữ đang yêu cho đến những người phụ nữ đã lập gia đình đều bị tước đoạt quyền được yêu và được hạnh phúc. Căn nguyên không được nhà thơ nói ra nhưng ai cũng hiểu đó là những định kiến nặng nề trong chế độ cũ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam và nữ, môn đăng hộ đối, thói đời tráo trở đổi trắng thay đen với những kẻ bạc tình, … Những người con gái trong thơ của Nguyễn Bính có nhiều nét hiền hậu, duyên dáng của người phụ nữ truyền thống phương Đông. Ví như cô gái quê bên khung cửi đã yêu bằng một tình yêu rất thật, rất đỗi chân thành:
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh”
(Nguyễn Bính: Mưa xuân)
Dù là ở phương Đông hay phương Tây, tuy mỗi nơi tồn tại một quan niệm khác nhau, tuỳ vào nền văn hóa cũng như thời kỳ lịch sử, cho dù đó là tình yêu tự do hay ràng buộc thì họ vẫn mơ ước, khát khao về một tình yêu chân chính và hạnh phúc lứa đôi được viên mãn.
1.3.3. Quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi
Ở giai đoạn đầu, tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi là tình yêu tự do chưa có
sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: hễ bên có tình, bên có ý, không quan trọng là nam hay nữ, nếu họ yêu thì sẽ tỏ tình, thề nguyện rồi đi đến hôn nhân mà không phải chịu bất kỳ lời dèm pha nào từ xã hội. Tình yêu gắn liền với nhận thức của con người lúc bấy giờ, đó là một tình cảm bình dị, trong sáng và thuần khiết, không khoa trương,
không hòa lẫn một chút tính toan, vụ lợi. Lệnh của vua ban ra trong thời đại của Kinh Thi rằng: “Vào tháng trọng xuân, nam nữ gặp nhau, lúc đó những người đi với nhau không cấm. Những người vô cớ đi với nhau mà không được phép thì bị phạt, như trai gái gặp nhau mà cha mẹ không biết”. Quả vậy, tình yêu được họ nhìn nhận một cách
36
cởi mở bởi đó là một chuyện thuận theo tự nhiên, thuận theo bản tính của con người, còn hôn nhân là sự nối tiếp của tình yêu và thực hiện nhiệm vụ nối dõi cho gia đình.
Trong Kinh Thi, có rất nhiều bài thơ thể hiện tình yêu mạnh dạn và mãnh liệt, tiêu biểu nhất là bài “Quan thư”:
關雎一 Quan thư 1
關關雎鳩、 Quan quan thư cưu 在河之洲。 Tại hà chi châu 窈宨淑女、 Yểu điệu thục nữ 君子好逑。 Quân tử hảo cầu.
Quan thư 1
Quan quan kìa tiếng thư cưu,
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy. U nhàn thục nữ thế này,
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.
Đây là lời chàng trai tỏ cùng cô gái. Người con gái trong thời đại Kinh Thi cũng không
kém phầm lém lĩnh với người mình vừa lòng phải ý, cũng là đợi mong nhưng không
phải e dè, thẹn thùng như sau này, cô gái trong “Tử khâm” mạnh dạn:
子衿 3 Tử khâm 3
挑兮達兮, Khiêu hề thuyết (thát) hề. 在城闕兮。 Tại thành khuyết hề. 一日不見, Nhất nhật bất kiến, 如三月兮。 Như tam nguyệt hề.
37 Áo chàng 3
Nhẹ nhàng em nhảy lên nhanh,
Đứng trông trên cửa lầu thành vót cao. Một ngày mà chẳng thấy nhau.
Lâu như ba tháng, khác nào chàng ôi!
Về sau, khi đã thấp thoáng màu sắc của lễ giáo phong kiến thì tình cảm của họ còn mang cả sự trắc trở. Tình yêu và hôn nhân bắt đầu bị chi phối bởi những quy định
của lễ giáo phong kiến. Với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ bị tước
đoạt quyền tự do yêu đương, tự do lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời và bị đẩy vào cuộc sống tối tăm, mờ mịt. Đó là tình cảnh của đôi lứa yêu nhau nhưng vấp phải rào cản của gia đình bởi hai từ môn đăng hộ đối, là tình cảnh của người vợ bị chồng ruồng bỏ, đuổi về nhà cha mẹ đẻ hay đau khổ hơn là khi phải san sẻ hạnh phúc của mình với
người khác, khi chịu cảnh chồng chung, … Tiêu biểu là“Manh”, đây chính là tiếng
nói oán than người chồng phụ bạc, quên lời thề hẹn năm xưa mà ruồng bỏ vợ con.
Song, đây cũng là lời tố cáo xã hội đương thời với thái độ “trọng nam khinh nữ”
dường như đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người:
氓 4 Manh 4
桑之落矣, Tang chi lạc hĩ
其黃而隕。 Kỳ hoàng nhi vân (vẫn). 自我徂爾, Tự ngã tổ nhĩ
三歲食貧。 Tam thuế thực bần. 淇水湯湯, Kỳ thuỷ thương thương. 漸車帷裳。 Tiêm xa duy thường. 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực. 二三其德。 Nhị tam kỳ đức.
38 Gã kia 4
Nay đã rụng, cây dâu tàn tạ, Đều úa vàng những lá rời cành. Từ khi về ở cùng anh.
Ba năm ăn khổ, nay đành bỏ nhau. Dòng sông Kỳ, thủy trào bát ngát, Tấm màn che song tạt ướt đi, Gái nầy chẳng có tội gì.
Hả lòng tráo trở chính vì chàng thôi. Chàng còn biết đến nơi nào nữa. Hai ba lòng ăn ở bạc đen.
Có thể thấy rằng, quan niệm về Tình yêu và hôn nhân trong Kinh Thi được
phân làm hai thời kỳ tương ứng với hai quan niệm khác nhau: tự do và bị ràng buột bởi lễ giáo phong kiến. Với đề tài này, người viết không trình bày theo từng thời kỳ ứng với quan niệm của nó mà trình bày theo các cung bậc, trạng thái cảm xúc trong tình yêu và hôn nhân. Trong đó, người viết sẽ phân tích rõ hơn về sự tự do hay sự ràng buột của lễ giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu và hôn nhân của những đôi lứa được
thể hiện trong Kinh Thi.