Hôn nhân bị chia cắt, đổ vỡ trong Kinh Thi

Một phần của tài liệu tình yêu và hôn nhân trong kinh thi (Trang 76)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Hôn nhân bị chia cắt, đổ vỡ trong Kinh Thi

Thơ về hôn nhân trong Kinh Thi phần nhiều thể hiện trạng thái khổ đau khi vợ

chồng phải xa cách, ai oán khi nghĩa tình bị phản bội. Đó là tâm trạng nhớ mong vì vợ chồng biệt ly mà nguyên nhân chính là phu phen và chiến tranh phi nghĩa hay đó là sự trách hờn vì bị ruồng rẫy, phụ bạc từ người chồng. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là do những quan niệm phong kiến hà khắc thời ấy đã bóp nghẹt quyền tự do yêu đương, quyền mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Quan niệm hà khắc ấy biến họ trở thành những con người sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”.

2.3.2.1. Hôn nhân bị chia cắt trong Kinh Thi

Mạnh Tử rằng: “Xuân thu vô nghĩa chiến” (Xuân thu không có chiến tranh

chính nghĩa), những cuộc chiến tranh thời này chủ yếu là để bành trướng quyền lực và thôn tính đất đai giữa các địa chủ. Chiến trận diễn ra liên miên, những chàng trai, những người chồng, những người cha và những đứa con khi đến tuổi đều bị buộc phải

73

cất bước tòng quân ra sa trường. Sự ra đi của họ không có ý nghĩa gì cho bản thân và đất nước, có chăng, nó làm những tên đại địa chủ thống trị kia được thõa mãn sự tham lam thống lĩnh đất đai, bờ cõi. Chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm.

“Quyển nhĩ” là bài ca dao thuộc giới quý tộc, đây là lời tự của hậu phi nhớ

tưởng đến chồng là Văn Vương đi đánh giặc hoặc lúc bị giam ở Dữu Lý (chưa khảo cứu chính xác là Văn Vương đi đâu nhưng nguyên nhân cũng bởi chiến tranh). Lúc hái rau quyển nhĩ chưa đầy giỏ nghiêng thì lòng lại nhớ đến người, nàng không thể hái tiếp được nữa mà còn bỏ lại giỏ rau bên đường. Rồi nàng lại ngóng trông mà muốn đi theo cùng chàng nhưng lại ngặt nỗi vì ngựa đau mà không lên được, đành ôm nỗi nhớ về nhà mà đem rượu ra uống để quên đi nỗi nhớ nhung não nùng này. Bài ca dao cho chúng ta thấy sự nhớ nhung vì cách trở, muốn đến gặp chồng nhưng hoàn cảnh không

cho phép, nàng đành ôm nỗi nhớ nhung về nhà. “Quyển nhĩ” vừa ngầm than trách

chiến tranh gây ra cảnh chia ly, vừa là lời khen phẩm chất của bà Hậu phi, là tấm gương sáng ngời về đạo nghĩa vợ chồng để dân chúng noi theo:

卷耳 4 Quyển nhĩ 4 陟彼砠矣、 Trắc bỉ thư hĩ! 我馬瘏矣、 Ngã mã đồ hĩ! 我僕痡矣、 Ngã bộc phô hĩ! 云何吁矣。 Vân hà hu hĩ! Quyển nhĩ 4

Núi cao em muốn lên trên,

Ngựa em đã bịnh chẳng lên được nào. Kẻ hầu em cũng lại đau,

Thở than than thở làm sao cho vừa?

Sự cách trở của những đôi vợ chồng còn được thể hiện qua “Quân tử vu dịch”.

Chàng đi phu phen, tạp dịch đã lâu, không thể lấy ngày tháng mà tính được, lại thêm không biết khi nào mới được trở về hội ngộ, đoàn viên với gia đình. Nơi quê nhà, người vợ thấy cảnh gà về tổ, bò dê về chuồng mà sầu lo cho chồng. Vật nuôi trong nhà đi và về có định kỳ sớm tối, còn chàng đi làm để phục vụ những tên địa chủ kia không

74

biết có được nghỉ ngơi không? Mong ước lớn nhất hiện tại của nàng là chồng mình được no lòng, vậy là nàng đã thấy hạnh phúc. Nhưng tin chàng thì biền biệt, nàng đâu thể làm gì hơn ngoài việc chờ đợi với nỗi lòng nhớ mong sâu nặng:

君子于役 2 Quân tử vu dịch 2

君子于役, Quân tử vu dịch, 不日不月, Bất nhật bất nguyệt

曷其有佸? Hạt kỳ hữu huyệt (quát) ? 雞棲于桀, Kê tê (thê) vu kiệt,

日之夕矣, Nhật chi tịch hĩ,

羊牛下括。 Dương ngưu hạ quyết (quát). 君子于役, Quân tử vu dịch,

茍無饑渴! Cầu vô nguyệt cơ (khát).

Chàng đi làm 2

Đi làm chàng đã xa nhà

Tháng ngày nào biết tính là được bao. Đoàn viên biết đến lúc nào?

Yên nơi gà đã đậu vào khắp cây. Chiều hôm bảng lảng tối ngày. Bò dê lần lượt đã quay về rồi. Chàng làm ở chốn xa xôi,

Miễn không đói khát, chàng ôi em nguyền.

Hay như “Đệ đỗ” (cây đỗ lẻ loi) tả cảnh người chinh phu đi quân dịch hết hạn

đã lâu mà vẫn chưa thấy về, khiến người vợ ở nhà u buồn, lo nghĩ. Nàng bói bằng cả hai cách là mai rùa và cỏ thi, hợp lại lời quẻ thì chàng đã về gần lắm rồi. Lấy việc bói mai rùa và cỏ thi kết thúc bài thơ ý nói nỗi niềm nhớ mong tha thiết lắm nên không có việc gì mà không làm để biết được tin chàng, ngay cả những quẻ bói mê tín này.

Chiến tranh phi nghĩa gây ra thảm cảnh chia ly buồn não nuột, người phụ nữ ở nhà chờ đợi mỏi mòn mà oán hờn thời cuộc, kẻ trai tráng ra đi lìa xa vợ con thân yêu

75

những người chinh phụ nơi quê nhà mà đó còn là lời của người chinh phu trách hờn chế độ đẩy đưa họ vào cảnh ngộ hiện tại. Giờ thất lạc hàng ngũ, có lẽ phải chết nơi rừng sâu nước độc này. Người quân dịch nhớ gia đình, kể lại lúc mới lập gia đình đã hẹn ước với vợ là dù sống hay chết thì cũng sẽ ở bên nhau nhưng nay đã không giữ được lời hẹn ước, phải bỏ mạng nơi đây mà phụ tình nàng:

擊鼓 5 Kích cổ 5 于嗟闊兮, Hu ta khoát hề! 不我活兮。 Bất ngã hoạt hề! 于嗟洵兮, Hu ta tuân hề! 不我信兮。 Bất ngã thân hề! Đánh trống 5

Ôi lời hẹn trước khi xa cách, Đành phụ nàng ta thác từ đây! Đáng tin lời hẹn bấy nay,

Không thi hành được mảy may với nàng.

Với nội dung tương tự như “Kích cổ”, “Cát sinh” cũng là bài ca oán thán chiến

tranh ngăn cách đôi vợ chồng không được ở bên nhau, có lẽ phải đợi đến khi chết mới được bên nhau vậy:

葛生 4 Cát sinh 4 夏之日, Hạ chi nhật, 冬之夜, Đông chi dự (dạ). 百歲之後, Bách tuế chi hậu, 歸于其居。 Quy vu kỳ cự (cư).

Cây sắn dây 4

Ngày mùa hè nhớ trông đằng đẵng, Sầu canh dài thêm nặng đêm đông. Trăm năm trọn kiếp má hồng.

76

Ở một bậc cao hơn, không còn là lời thuật lại cảnh tình thảm sầu hay trách móc

bởi chiến tranh mà gây nên nỗi này, “Hà thảo bất hoàng” đã cất lời hỏi thể hiện sự

phẫn nộ:

Ai ngã chinh phu! Độc vi phỉ dân?

(Thương thay cho chúng ta là chinh phu đi đánh giặc!

Riêng mình chẳng phải là người hay sao (mà chẳng được trở về hưởng lạc thú gia đình)?)

Chinh chiến mãi không dứt, người lính phải đánh đổi hạnh phúc cá nhân của mình phục vụ cho bọn hôn quân thích bành trướng thế lực, thế mà họ lại bị đối xử tệ bạc, lòng phẫn uất của họ ngày càng dâng trào. Đây chính là một trong các tiền đề dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân sau này.

2.3.2.2. Hôn nhân đổ vỡ trong Kinh Thi

Khi lễ giáo phong kiến bắt đầu nhen nhóm và len lỏi vào đời sống của nhân dân Trung Hoa, đó chính là lúc người phụ nữ phải chịu vô vàn những thiệt thòi, bất công, ngang trái. Họ luôn bị đẩy vào những trạng thái lo âu, buồn tủi và thậm chí là chán ngán của cuộc đời, hay chính xác hơn là của cuộc sống hôn nhân.

Đến với chùm ca dao với chủ đề hôn nhân đổ vỡ, Kinh Thi sẽ cho người đọc thấy rõ quan niệm “trọng nam khinh nữ”, nam có quyền có tam thê tứ thiếp còn nữ

phải chính chuyên một chồng và cả hôn nhân bao biện (hôn nhân do cha mẹ sắp đặt).

“Cốc phong” (gió đông) là bài thơ nói lên tâm tình sầu oán của người vợ bị chồng

ruồng bỏ để vui thú với người vợ mới. Nàng ước mơ một cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc như thuở ban đầu mới về nhà chồng nhưng đành ngậm ngùi trong sự tuyệt vọng vì người chồng đã quên lời thề ước ngày xưa mà thay lòng đổi dạ. Thành ngữ có câu:

“Tào khang chi thê, bất khả hạ đường, bần tiện chi giao, bất khả vong”

(Người vợ cùng mình trải qua những khó khăn thì không bỏ người ấy, người có mối quan hệ lúc mình còn nghèo khổ thì không thể quên.)

Người chồng trong “Cốc phong” đã quên đi lời hứa năm nào, quên đi cái nghĩa

tào khang mà phụ rẫy người vợ đồng cam cộng khổ với mình bấy lâu nay. Khi xưa gia cảnh nghèo khó, người vợ lo trước liệu sau, tính toan chèo chống đủ đường. Nay cuộc

77

sống yên ổn thì chàng lại ngược đãi, so sánh nàng như nọc độc, đuổi nàng ra khỏi nhà để kết thân với người vợ mới, xinh đẹp kia. Lấy hình ảnh từ việc hái rau phong, rau phỉ (không nên vì cái dở mà bỏ cả cọng rau ngon) nàng khuyên chồng mình hễ đã là vợ chồng thì không nên vì nhan sắc suy kém mà quên cái đẹp, cái hay từ nết na của vợ mình. Phụ nữ chính chuyên chỉ có một chồng, tuy bị ruồng bỏ nhưng nàng vẫn hết sức khuyên chồng nhớ lại nghĩa tình xưa mà quay đầu lại, đừng lún sâu vào vũng lầy tình ái kia. Người vợ trong bài thơ này là người phụ nữ đoan trang, hiền thục tiêu biểu cho người phụ nữ Trung Hoa thời bấy giờ. Nàng đã cố nhịn, cố làm hòa để gia đạo ấm êm, thế nhưng chàng chẳng hề mảy may để tâm đến nữa, chàng dứt tình đoạn nghĩa mà thẳng tay đuổi nàng đi. Rau đồ đắng là vậy mà nàng bảo là ngọt như rau tể thì nỗi cay đắng mà nàng cam chịu còn nhiều hơn cái đắng của rau đồ nghìn vạn lần. Nhớ lại cảnh trước kia khi mới gặp, nghi lễ tiếp đãi nàng trọng hậu bao nhiêu thì nay bạc bẽo bấy nhiêu, hỏi sao lòng người vợ này không oán hờn cho được:

穀風 5 Cốc phong 5 不我能慉, Bất ngã năng súc, 反以我為讎。 Phản dĩ ngã vi thù. 既阻我德, Ký trở ngã đức, 賈用不售。 Cổ dụng bất thụ. 昔育恐育鞫, Tích dục khủng dục cúc, 及爾顛覆。 Cập nhĩ điên phúc, 既生既育, Ký sinh ký dục, 比予于毒。 Tỷ dư vu độc. Gió đông 5

Chàng không nuôi dưỡng được em, Mà ngược lại coi em như cừu thù.

Chàng đã từ khước, cự tuyệt điều hay việc phải của em (cho nên tuy lao nhọc làm việc như thế mà em vẫn không được chàng đoái dùng đến).

78

Nhớ lại xưa kia, sống chung với nhau, chúng ta lo sợ cho lẽ sống của chúng ta phải cùng phải đứt.

Mà em với chàng phải đến cảnh khốn đốn ngửa nghiêng. Nay sinh sống yên rồi,

Chàng phụ phàng quên ơn, nỡ đem em ra sánh với nọc độc đáng kinh tởm để đuổi bỏ em.

Cũng giống như “Cốc phong”, “Manh” cũng là tâm trạng của một người phụ

nữ bị chồng ruồng rẫy, phụ bạc. Với sáu chương, bài ca dao kể lại cả chặng đường của đôi lứa từ khi hẹn hò đến khi kết duyên vợ chồng. Thuở thanh xuân, nàng có sắc dung đẹp đẽ, xán lạn như “lá trên cành trơn mướt mỹ miều” nên được chàng yêu chàng quý. Thời gian trôi qua đã lấy đi vẻ đẹp của nàng, giờ thì nhan sắc nàng tàn phai như lá dâu “úa vàng những lá rời cành” nên chàng phụ bỏ nàng mà vui vầy duyên mới. Nàng nhớ lại cảnh xưa kia mới gặp, chàng vì mến sắc đẹp của nàng nên mua tơ rồi vờ mượn khung cửi dệt để tìm cớ để được nói chuyện. Dần dà. tình cảm trong nàng cũng có và nàng bằng lòng lấy anh làm chồng. Nhưng thói đời bạc bẽo, lấy nhau về chưa được mấy năm mà lòng dạ chàng đã đổi thay, đam mê nhan sắc của người phụ nữ khác mà phụ nàng. Vì quá uất ức và tức giận trước thái độ phản bội ấy của chồng, nàng cất tiếng chỉ trích người chồng: 氓 4 Manh 4 女也不爽, Nữ dã bất sảng, 士貳其行。 Sĩ nhị kỳ hạng (hạnh) 士也罔極, Sĩ dã vông cực. 二三其德。 Nhị tam kỳ đức. Gã kia 4

Gái này chẳng có tội gì.

Hả lòng tráo trở chính vì chàng thôi. Chàng còn biết đến nơi nào nữa. Hai ba lòng ăn ở bạc đen.

Nàng tự trách bản thân, cảm thấy hối hận ăn năn vì buổi đầu quá yêu người mà chấp nhận lấy người quá dễ dàng, không tìm hiểu cặn kẽ để giờ đây khi người phụ bạc thì

79

lại gánh nỗi chua xót ê chề. Từ thực tế tình cảnh hiện tại nàng đã rút ra kết luận nao lòng:

氓 3 Manh 3

桑之未落, Tang chi vị lạc, 其葉沃若。 Kỳ diệp ốc nhược. 于嗟鳩兮, Hu ta cưu hề!

無食桑葚。 Vô thực tang trâm (thậm). 于嗟女兮, Hu ta nữ hề!

無與士耽。 Vô dữ sĩ trâm (đam). 士之耽兮, Sĩ chi đam hề!

猶可說也。 Do khả thuế dã. 女之耽兮, Nữ chi đam hề! 不可說也。 Bất khả thuế dã.

Gã kia 3

Gái kia hỡi! Nghe đây ta dặn, Chớ mê trai, lòng nặng tình duyên. Trai mà mê gái đảo điên,

Cũng còn giải thoát cho yên mọi bề. Gái theo trai lòng mê đắm đuối, Không thể nào còn lối thoát đâu.

Đây không chỉ là lời nói trách móc, oán than kèm theo nỗi ân hận của người con gái vì tin lầm và quá yêu người nên chuốt nhiều khổ đau mà còn là lời răn dạy về đạo đức mang nhiều ý nghĩa.

Với quan niệm “trai tam thê tứ thiếp, gái chín chuyên một chồng”, dù cho

người chồng có mới nới cũ, tham sang phụ khó mà ruồng rẫy, bỏ rơi vợ nhưng với tấm lòng vị tha cao cả của người phụ nữ nên nàng vẫn nuôi hi vọng chàng sẽ suy nghĩ và

trở về với mình như ngày nào. Với “Ngã hành kỳ dã” thì nội dung này được phản ánh

rõ nét:

80

我行其野 Ngã hành kỳ dã,

言采其幅 Tế phất kỳ xu.

不思旧姻 Hôn nhân chi cố.

求您新特 Ngôn tựu nhĩ cư.

成不以富 Nhĩ bất ngã súc,

亦祗以异 Phục ngã bang gia.

Ngã hành kỳ dã 3

Cánh đồng em bước đi qua, Nói rằng rau phúc gần xa hái về, Duyên xưa tưởng nhớ chẳng hề, Chàng tìm vợ mới dựa kề yêu đương. Chẳng vì vợ mới giàu sang,

Cũng vì chuộng lạ nên chàng bỏ em.

“Cốc phong”, “Manh” và “Ngã hành kỳ dã” cho chúng ta thấy những biểu hiện ban đầu của lễ giáo phong kiến trong lĩnh vực hôn nhân đó là thái độ “trọng nam khinh nữ”.

Một biểu hiện nữa của lễ giáo phong kiến là quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay “áo mặc sao qua khỏi đầu”, đó là hôn nhân bao biện, hôn nhân do cha

mẹ định đoạt. Hôn nhân với đôi trai gái không bàn đến chuyện tình yêu mà phải là môn đăng hộ đối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cuộc hôn nhân đổ vỡ mà người chịu thiệt thòi nhất vẫn là phụ nữ.

“Bách chu” (chiếc thuyền gỗ bách) trong Dung phong và “Nhật nguyệt” (mặt trời mặt trăng) là hai bài ca dao phản ánh tình trạng hôn nhân bao biện này. “Bách chu” thực chất là lời oán trách hôn nhân theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, không

được tự chủ trong hôn nhân. Người vợ thủ tiết thờ chồng khi chồng đã mất nhưng lại bị cha mẹ ép buộc lấy chồng khác giàu sang phú quý. Cô không đồng ý vì lòng thủy chung son sắt của cô với người chồng quá cố vẫn còn thì làm sao cô cất bước sang ngang cho đặng. Cha mẹ nuôi nàng bấy lâu nay lẽ nào chẳng biết lòng dạ nàng ra sao:

81

泛彼柏舟, Phiếm bỉ bách chu, 在彼中河。 Tại bỉ trung hà. 髡彼兩髦, Đãm bỉ lưỡng mao, 實維我儀。 Thực duy ngã nga (nghi)

之死矢靡它, Chi tử thỉ mỹ tha.

母也天只, Mẫu dã thân (thiên) chỉ, 不諒人只! Bất lượng nhân chỉ.

Thuyền bách 1

Chiếc thuyền gỗ bách linh đinh, Giữa dòng sông nọ, mặc tình nổi trôi. Trái đào để tóc rủ đôi,

Thật thì người ấy với tôi là chồng. Đã thề đến chết một lòng.

Mẹ tôi ơn nặng sánh cùng trời cao, Há không tin được lòng sao?

Và hậu quả của những cuộc hôn nhân sắp đặt mà không cần đến tình yêu kia là

những cuộc hôn nhân đổ vỡ như trong “Nhật nguyệt”. Người vợ không được chồng

báo đáp ân tình nên nàng mới gọi mặt trời, mặt trăng rọi chiếu xuống mặt đất để tỏ

Một phần của tài liệu tình yêu và hôn nhân trong kinh thi (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)