5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực, thôn tính đất đai, cướp đoạt nô lệ
của giai cấp thống trị.
Là một chủ đề có ý nghĩa và chiếm dung lượng lớn (khoảng một phần ba) trong
Kinh Thi, nỗi khổ đau trong chiến tranh, lòng oán hận, sự phẫn uất cũng như nguyện
vọng hòa bình được thể hiện một cách sinh động qua những bài ca dao, dân ca quen thuộc được hát đi hát lại trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người lao động. Đó không phải là tiếng ca mang màu sắc hạnh phúc vì được ra chiến trận đánh đuổi xâm lăng, giữ yên bờ cõi nước nhà mà là tiếng kêu thương của những kẻ ra chiến trận
26
không hẹn ngày về, không biết sự ra đi của mình vì cái gì, còn kẻ ở lại thì không biết mình hi sinh hạnh phúc vì ai. Đó là chiến tranh phi nghĩa.
Hình ảnh người lính tham gia cuộc viễn chinh hết hạn trở về trong “Đông sơn”
cho ta thấy khát vọng hòa bình của nhân luôn được đề cao. Trên đường trở về làng, người lính ấy vui mừng khôn xiết khi biết mình sắp được về nhà, trở lại cuộc sống bình thường, không còn lo chuyện binh đao nữa, rồi lại tưởng tượng ra vô vàn những thứ, nào là cảnh tượng vườn nhà tan hoang, xơ xác:
東山2 Đông Sơn 2 果臝之實、 Quả lõa chi thực 亦施于宇。 Diệc dị vu vũ 伊威在室、 Y uy tại thất 蠨蛸在戶。 Tiêu tiêu tại hộ
町曈鹿場、 Đình thoản lộc trường 熠燿宵行。 Dực diệu tiêu hàng.
Đông sơn 2
Dưa quả lõa kết thòng những trái,
Đất bên nhà đã thấy mọc dầy.
Khắp nhà bọ đất nhủi đầy.
Nhện thì giăng lưới ở ngay cửa vào.
Hẻm thì hươu bấy lâu làm lối,
Sáng lập lòe trong tối những giời.
nào là cảnh người vợ đang mỏi mòn chờ đợi chinh phu ở nhà, nhớ đến cảnh cực nhọc của chàng, nàng chăm chút cho ngôi nhà được sạch sẽ để chờ chồng về mà không ngờ rằng chàng sắp về đến nơi:
東山3 Đông Sơn 3
鸛鳴于垤、 Quán minh vu điệt 婦歎于室。 Phụ thán vu thất 洒掃穹窒、 Sái tảo khung trất 我征聿至。 Ngã chinh duật chí
27
有敦瓜苦、 Hữu đôi qua khổ 烝在栗薪。 Chưng tại lật tân 自我不見、 Tự ngã bất kiến 于今三年。 Vu kim tam niên. Đông sơn 3
Chim sếu kêu đậu nơi gò kiến.
Vợ nhớ chồng buông tiếng thở than.
Rưới và quét, lấp lỗ hang.
Hốt nhiên đã thấy bóng chàng đến nơi.
Khóm khổ qua nay thời trông lại,
Vẫn trên nhành lật ấy nhẹ buông.
Từ khi vắng mặt tha hương,
Đến nay thấm thoát đã dường ba năm.
Không chỉ có thế, ở chương cuối, người lính chưa lập gia đình còn tưởng tượng ra cảnh sẽ được sánh vai bên giai nhân làm lễ cưới; người lính đã lập gia đình thì mường tượng ra cảnh đoàn viên sẽ vui sướng, hạnh phúc biết dường nào, vợ chồng xa cách bấy lâu nay được gặp lại, cảnh sum họp ấy còn sung sướng hơn cả đêm tân hôn:
東山4 Đông Sơn 4
倉庚于飛、 Thương canh vu phi 熠燿其羽。 Dực diệu kỳ vũ 之子于歸、 Chi tử vu quy 皇駁其馬。 Hoàng bác kỳ mã 親結其縭、 Thân kết kỳ ly 九十其儀。 Cửu thập kỳ nghi 其新孔嘉、 Kỳ tân khổng gia 其舊如之何。 Kỳ cựu như chi hà? Đông sơn 4
Chim thương canh lướt bay thấp thoáng.
28
Có người con gái lấy chồng,
Rước dâu hai thứ ngựa bông đỏ vàng.
Mẹ thì giắt cho nàng lưng đái.
Nghi lễ nhiều đã tới chín mười.
Vui thay mới cưới những người!
Vợ chồng cũ gặp mừng thời xiết bao?
“Đông sơn” cho ta thấy cảnh tình của người lính nô lệ, khi ra đi họ không nhà,
không cửa, còn khi may mắn được trở về thì biết bao hờn tủi, lo toan,…nhưng dù trong tình cảnh ấy thì họ vẫn cho mình một hi vọng về sự đoàn viên, hạnh phúc mặc dù nó còn rất xa xôi.
Là lời oán than cất lên từ chính người lính viễn chinh, không chỉ có ở “Đông sơn” mà “Thái vi”, “Phá phủ”, “Hà thảo bất hoàng” cũng là những bài ca dao tiêu biểu cho chủ đề này: “Thái vi” tả cảnh người lính trở về trong cảnh đói rét cơ cực, đau khổ ê chề làm người ta buồn đến não lòng; “Phá phủ” tả cảnh binh lính chinh chiến
lâu ngày trở về, vũ khí hư nát chẳng còn nhưng họ rất mừng vì còn được sống mà trở
về với gia đình, quê hương; “Hà thảo bất hoàng” là lời oán trách của người lính về
thân phận bôn tẩu bốn phương không một ngày được nghỉ ngơi, lại phải vợ chồng nhớ nhung vì xa cách…
Chiến tranh phi nghĩa đem đến biết bao buồn khổ cho nhân dân. Ngoài người trực tiếp tham gia trận chiến thì còn biết bao người cũng phải chịu phu phen, tạp dịch
để phục vụ cho nó. Tiêu biểu là “Quân tử vu dịch”và “Bảo vũ”, hai bài thơ đã khắc
họa rõ nét tình cảnh thê lương của những con người lao dịch nặng nề, qua đó, nói lên sự căm phẫn với chế độ, thời cuộc (như phần 1.2.1.3. đã phân tích rõ). Hơn thế, những người ở lại cũng chẳng sung sướng gì khi người cha, người chồng, người con của mình ra nơi chiến trận, liều cả mạng sống chỉ vì lòng tham muốn bành trướng thế lực, thôn
tính đất đai của bọn hôn quân. Tiêu biểu là bài thơ “Đễ đỗ”, đó là lời thuật về việc
người chinh phu lâu ngày, quá hạn vẫn chưa được trở về để người vợ ở nhà vì nhớ thương chồng mà bấm đốt ngón tay tính ngày tính tháng …
Trong Kinh Thi, có lẽ, chỉ có duy nhất bài “Vô y” miêu tả về chiến tranh với sắc
29
phấn khởi, khí thế hào hùng của trang tuấn kiệt khi biết mình chiến đấu vì quê hương, đất nước, vì mục đích cao cả:
無衣 1 Vô y 1
豈曰無衣? Khỉ viết vô y ?
與子同袍。 Dữ tử đồng bừu (bào)! 王于興師, Vương vu hưng sư, 修我戈矛, Tu ngã qua mâu. 與子同仇。 Dữ tử đồng cừu.
Không có áo 1
Anh không quần áo hay sao?
Thì đây chiếc áo chia nhau bận mà! Dấy binh thiên tử truyền ra.
Cây mâu cây giáo chúng ta lo cùng.
Với anh đánh dẹp thù chung.
Chiếm một dung lượng lớn trong Kinh Thi, chủ đề phản đối chiến tranh phi
nghĩa từ trực tiếp đến gián tiếp đã nói lên nỗi thống khổ, lòng oán hận và sự phẫn uất của quần chúng nhân dân với chế độ đương thời, qua đó cũng thấy được những ước mơ, những khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ tưởng chừng như thật giản đơn nhưng khó mà thực hiện được.