Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo - Th.S Nguyễn Thị Bích Dung đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngồi, các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn -Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, cùng toàn thể các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cẩm ơn!
Hà nội, tháng 05 năm 2007 Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Phương Thảo
Trang 2LOI CAM DOAN
Để hồn thành khố luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn - Th.S Nguyễn Thị Bích Dung, cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã đọc thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong đề tài của mình Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là của riêng tôi, không trùng với kết quả của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2007 Tác giả khoá luận
Bùi Thị Phương Thảo
Trang 3Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
PHAN MO DAU
1 Li do chon dé tai 1.1 Lí do khoa học
Hồng Lâu Mộng là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại xuất hiện vào cuối thế kỉ XVII Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc, đánh dấu sự phát triển của một giai đoạn văn học bởi dung lượng đồ sộ, sự thành thục trong phương pháp sáng tác và âm vang của sự chuyển mình lịch sử mà nó đem đến cho người đọc Tìm hiểu tác phẩm rộng lớn này, chúng ta tìm thấy ở đó bức tranh thu nhỏ của xã hội phong kiến Trung Quốc suy tàn, sự trỗi dậy của con người cá nhân như là một xu thế tất yếu của thời đại, khát khao được khẳng định chính mình Những giá trị to lớn ấy của Hồng Lâu Mộng chủ yếu được thể hiện qua bi kịch của số phận nhân vật trong tác phẩm Hồng Láu Mộng viết về bì kịch tình yêu và hôn nhân giữa Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc - Tiết Bảo Thoa từ đó khái quát những giá trị to lớn, phản ánh sâu sắc những vấn đề thời đại Vì vậy, tìm hiểu Hồng Lâu Mộng không thể bỏ qua tấn bi kịch tình yêu và hơn nhân này Có thể coi đó là chìa khố để mở cánh cửa đi tìm những khía cạnh về nội dung tư tưởng của tác giả Đồng thời đó cũng là phương thức giúp người đọc có được cái nhìn sâu sắc, nhân văn hơn về số phận con người, về
thời đại
1.2 Lí do sự phạm
Trang 4Quốc Nhiều tác phẩm đạt đến trình độ hồn thiện mẫu mực và được gọi là “tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa”: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hit, Tay du, Chuyện làng nho, Hồng Lâu Mộng,
Hồng Lâu Mộng tuy không được trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này giúp giáo viên có được cái nhìn phong phú tồn diện hơn về tiểu thuyết chương hồi - thể loại được đưa vào chương trình phổ thơng Tìm hiểu Hồng Lâu Mộng cũng giúp giáo viên hình thành rõ nét hơn những hiểu biết về xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thế kỉ
XVIII khi đang trên đà xuống đốc, suy tàn; sự chuyển biến về tư tưởng chuẩn
bị cho một ý thức hệ mới ra đời được đánh dấu bằng sự ra đời của tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại
1.3 Lí do cá nhân người viết
Tác phẩm Hồng Lâu Mộng với câu chuyện tình duyên bị thảm của Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc đã tạo được sự cảm thương, xót xa của bạn đọc nói chung và người viết nói riêng Việc tìm hiểu bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tác phẩm đã giúp người viết thấy được sự phát triển về quan niệm tình
yêu - hôn nhân trong văn học Trung Quốc từ Kinh Thi đến Hồng Lâu Mộng:
khát khao mãnh liệt của con người địi được sống vì những gì nhân bản nhất 2 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu bi kịch tình yêu và hôn nhân trong Hồng Lâu Mộng, đề tài nhằm mục đích khai thác giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm qua việc ngợi ca khát vọng tình yêu tự do vượt lễ giáo phong kiến; lên án, tố cáo thế lực phong kiến đã chà đạp, vùi dập hạnh phúc chân chính của con người Từ đó, thấy được sự tiến bộ, đi trước thời đại của tác giả Tào Tuyết Cần trong cuộc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng cá tính
2.2 Phạm vì nghiên cứu
Trang 5Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
Hong Lâu Mộng là một tấn bi kịch lớn, nhiều nhân vật có số phận bi kịch nhưng đề tài chủ yếu nghiên cứu, tìm hiểu bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tác phẩm xoay quanh ba nhân vật Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc- Tiết Bảo Thoa với vai trò là sợi dây liên kết chủ đạo trong mạch truyện, gắn kết các chủ đề của toàn tác phẩm
3 Lịch sử vấn đề
Hồng Lâu Mộng (“Giấc mộng lầu son”) cịn có tên gọi là Thạch đầu kí (“Câu chuyện hịn đá”), Kim Lăng thập nhị thoa (“Mười hai chiếc trâm vàng đất Kim Lăng”) Khi tác phẩm ra đời, xã hội thị dân đã phát triển nhưng tư tưởng phong kiến còn hết sức nặng nề Những người mang nặng đầu óc phong
29 CC
kiến coi Hồng Láu Mộng là “dâm thư”, “tà thuyết” nhưng càng về sau Hồng Lâu Mộng càng được khẳng định vị trí của mình so với các tác phẩm khác Đương thời, người Trung Quốc có câu:
Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng Độc tận thi thư điệc uổng nhiên
Người Trung Quốc say mê đọc, bình luận và sáng tác về nó Hồng Lâu Mộng cũng gợi lên hứng thú nghiên cứu của nhiều thế hệ người Trung Quốc, hình thành một nghành học chuyên nghiên cứu về Hồng Láu Mộng gọi là Hồng học, in chuyên san Hồng Lâu Mộng nghiên cứu Trên thế giới, tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, Nga, Pháp, Nhật, Ở Việt Nam, Hồng Lâu Mộng cũng được dịch từ rất sớm
Hồng Lâu Mộng là tác phẩm có vai trò quan trọng trong lịch sử vận động của văn học Trung Quốc Lỗ Tấn nhận xét: “Từ khi Hồng Lâu Mộng ra đời cách viết truyền thống đã bị phá vỡ” Viện sĩ N.K.Kônrat - nhà Hán học Xô viết nổi tiếng viết: “Tiểu thuyết Hồng Láu Mộng là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu Đó là bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như ý nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVII” Trong các tài liệu nghiên cứu liên quan đến Hồng Lâu Mộng, hầu hết các tác giả đều đi vào khai thác mối
Trang 6tình tay ba có tính chất bi kịch giữa Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc- Tiết Bảo Thoa
+ Cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc (Trần Xuân Đề), tác giả viết: “Khuynh hướng chung của Hồng Lâu Mộng là ca ngợi mối tình chung thuỷ, kịch liệt lên án giai cấp phong kiến thống trị” Tác giả phân tích mối tình tuyệt vọng của Đại Ngọc và Bảo Ngọc là sự kết hợp giữa những đứa con nghịch tử của xã hội phong kiến Đặc biệt, tác giả kết luận: Đại Ngọc là nhân vật giầu tỉnh thần phản kháng, nàng chết nhưng linh hồn của nàng còn sống mãi Về nhân vật Bảo Thoa, tác giả khẳng định: “cho dù Bảo Thoa cố gắng bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ là vật hi sinh của xã hội mà nàng tôn thờ”
+ Cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 (Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện KHXH Trung Quốc do nhóm tác giả Lương Duy Thứ, Nguyễn Khác Phi, Lê Đức Niệm dịch) Các tác giả đã phân tích ý nghĩa xã hội rộng lớn của tình yêu trong Hồng Lâu Mộng khẳng định sự vượt trội của Hồng Lâu Mộng so với các tác phẩm cổ đại viết về tình yêu khác: “Chủ đề tình yêu đã được Tào Tuyết Cần làm cho đầy đủ thêm, nâng cao thêm bằng nội dung có tính chất chính trị và xã hội phong phú” Các tác giả cũng đưa ra một số hạn chế của thời đại và của giai cấp trong mối tình Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại
Ngọc
+ Lời giới thiệu Hồng Lâu Mộng của Mai Quốc Liên (tập 1, NXB Van học); ông đã khai thác phần nào bi kịch tình yêu và ý nghĩa tình yêu trong Hồng Lâu Mộng
+ Cuốn Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc (Trần Xuân Đề), khi xem xét bi kịch tình yêu của Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc, tác giả viết: “Chủ đề tư tưởng của tác phẩm không hạn chế trong phạm vi bi kịch hôn nhân cá nhân” Hình tượng Đại Ngọc được coi là “hình ảnh của người thiếu nữ giàu tinh thần phản kháng”
+ Cuốn Mạn đàm về Hồng Lâu Mộng (Trương Khánh Thiện, Lưu Vĩnh
Trang 7
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
Lương - Nguyễn Phố dịch), khi bàn về bi kịch trong tác phẩm, các tác giả viết: “Đó là bi kịch của xã hội, b¡ kịch của thời đại”
Nói tóm lại, qua việc xem xét các tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy: tìm hiểu về bi kịch trong Hồng Lâu Mộng, các tác giả đã hầu hết đề cập đến và khai thác theo các hướng:
+ Chủ yếu đề cập đến bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc với ý nghĩa thể hiện tinh thần đấu tranh chống phong kiến mạnh mẽ
+ Về Bảo Thoa, các tác giả đều cho rằng nhân vật này mang bi kịch của một “kẻ tôn thờ chủ nghĩa phong kiến”
Tuy nhiên, các tác giả trên khi xem xét bi kịch trong tác phẩm chủ yếu đi vào bi kịch tình yêu Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc; những số phận bi kịch sau cuộc hôn nhân giữa Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa (tức là bi kịch hôn nhân) chưa được phân tích cụ thể Mặt khác, tình yêu Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc khi mới nảy nở và khi bị đẩy vào bi kịch đều có ý nghĩa phản phong sâu sắc Do đó cần được phân tách để đánh giá đầy đủ hơn Các tác giả đã chỉ ra bi kịch tình yêu xuyên suốt toàn tác phẩm; tuy nhiên chưa làm rõ được vai trò của bi kịch tình u và hơn nhân trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi xem xét bi kịch trong tác phẩm trên cả hai phương diện, tìm hiểu cơ sở nảy sinh tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc, nguyên nhân đẩy tình u đó đến kết cục bi kịch và số phận của các nhân vật; đặc biệt nhấn mạnh bi kịch riêng của nhân vật Bảo Thoa Đồng thời, khoá luận cũng khai thác vai trò của việc xây dựng bi kịch trong giá trị
chung của toàn tác phẩm
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp khảo sát tác phẩm:
Trang 8
Khảo sát trên toàn bộ tác phẩm, cơ sở là cuốn Hồng Lâu Mộng, bộ ba tập, NXBVan hoc, 1999 nhằm có được cái nhìn bao quát về tác phẩm
+ Phương pháp so sánh:
So sánh với các tác phẩm khác cùng viết về chủ đề tình yêu như Kinh Thi, Tây Sương kí, .nhằm thấy được nét chung và riêng, đặc biệt nhấn mạnh nội dung tư tưởng, sự tiến bộ, vượt trội của Hồng Lâu Mộng
+ Phương pháp phân tích tổng hợp:
Khái quát thành các luận điểm để nâng cao vấn đề 5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung khoá luận gồm hai chương:
Chương l: Nguyên nhân nảy sinh bi kịch tình u va hơn nhân trong Hồng Lâu Mộng
Chương 2: Bi kịch tình yêu và hôn nhân trong Hồng Lâu Mộng
Trang 9Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG 1 NGUYEN NHAN NAY SINH BI KICH TINH YEU VA
HON NHAN TRONG HONG LAU MONG
1.1 Khai niém bi kich va bi kich tinh yêu trong Hồng Lâu Mộng
Hồng Lâu Mộng chủ yếu viết về một chuyện tình duyên tay ba bi thảm Trong đó, cả ba nhân vật đều lần lượt bị đẩy vào bi kịch Vậy nên hiểu bi kịch ở đây như thế nào?
Trước hết, ta cần phân biệt “bi kịch” được sử dụng ở đây không phải là bi kịch - một thể của loại hình kịch, thường được coi là đối lập với hài kịch Bởi lẽ, Hồng Lâu Mộng là một cuốn tiểu thuyết trường thiên thuộc loại tự sự
(chứ không phải kịch) Và biểu hiện của bi kịch không phải tập trung hoàn toàn bằng hành động như một đặc trưng tiểu biểu của kịch mà sâu sắc hơn, đau đớn hơn qua những đấu tranh, giằng xé đau khổ trong đời sống nội tâm của nhân vật
Bi kịch ở đây được hiểu là tính chất bi kịch, thể hiện như là “cái bi”- “một phạm trù mĩ học, được diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn cái trước”[3; 37].Theo Ăng-ghen, cội nguồn của cái bi là “xung đột giữa đòi hỏi tất yếu về mặt lịch sử với tình trạng
Ấn”?
khơng thể thực hiện được nó trong thực tiễn” Đối với chủ nghĩa cổ điển (thời kì xã hội phong kiến), con người bị đẩy vào bi kịch khi vấp phải mối xung đột giữa dục vọng, khát vọng cá nhân với tỉnh thần, nghĩa vụ quốc gia - ở đây là hệ thống giáo điều phản động bó buộc đời sống tình cảm của con người
Từ cơ sở đó, tìm hiểu bi kịch tình u - hơn nhân trong Hồng Lâu Mộng trên các khía cạnh: khai thác khát vọng, ước muốn cá nhân (ở đây biểu hiện tập trung cụ thể là khát vọng tình yêu tự do, hôn nhân tự nguyện); sự cản
Trang 10trở của lễ giáo phong kiến (với vai trò là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân chính đẩy nhân vật vào bi kịch) và những đau đớn, mất mát, dần vặt của nhân vật chính khi khơng thể thực hiện khát vọng của mình
Hồng Lâu Mộng chủ yếu tập trung vào mối tình tay ba bi thảm trong đó hàm chứa hai bi kịch: Bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc và bi kịch hôn nhân giữa Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa
1.2 Nguyên nhân nảy sinh bỉ kịch fình yêu và hôn nhân trong Hồng Lâu Mộng
Trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng, từ việc khắc hoạ tính cách của ba nhân vật chính : Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa cùng việc xây dựng quan hệ yêu đương phức tạp đầy tính chất bi kịch của họ; tác giả Tào Tuyết Cần đã phơi bày mối xung đột, những mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội to lớn bằng một sức mạnh nghệ thuật hiếm có
Đặt vào bối cảnh xã hội và bối cảnh văn học thời đại đó, việc nảy sinh bi kịch tình yêu - hôn nhân trong Hồng Lâu Mộng có những nguyên nhân riêng Những nguyên nhân này được lí giải trên các phương diện: Phương diện xã hội, phương diện triết học - tôn giáo, phương diện từ cá nhân tác giả
1.2.1 Nguyên nhân xã hội
Tào Tuyết Cần viết Hồng Láu Mộng vào thế kỉ XVII - khi xã hội phong kiến vẫn đang tồn tại nhưng bản thân nó chứa đầy ung nhọt, xấu xa,
mục ruỗng Đó là thời đại “ giao thời” có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử Một
mặt, nó được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thị dân Nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những nông nghiệp, thủ công nghiệp mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp, cũng phát triển mạnh mẽ Các thành thị lớn đồng thời cũng là các đô thị lớn Tài liệu xưa chép rằng: chỉ kể một thị trấn Thanh Giang (bên bờ Vận Hà) thời đó cũng hơn nửa triệu dân Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mục ruỗng và trên đà tan
Trang 11
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
rã, đã “đẻ ” ra một tầng lớp người thành thị Họ có ý thức địi tự do dân chủ, đòi quyền bình đẳng trong xã hội đồng thời đặt ra những thang giá trị mới khác với quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến Lúc này, trong xã hội ngoài mâu thuẫn giữa nông dân - địa chủ, cịn có mâu thuẫn giữa lực lượng thị dân - giai cấp phong kiến thống trị Những tác phẩm văn học: Táy Sương kí, Mẫu đơn đình, Liêu Trai chí dị, với việc tái hiện những số phận, buồn vui cá nhân, tình yêu chính là sự “thăng hoa” của cuộc sống đã bắt đầu khác trước của người thành thị
Mặt khác, tư tưởng phong kiến vẫn hết sức nặng nề Đó là những chuẩn mực đạo đức lễ giáo được hình thành trong xã hội phong kiến, những quy định khắt khe về đối nhân xử thế của con người “tam cương ngũ thường, tam tịng tứ đức, mơn đăng hộ đối” Những chuẩn mực, quy định ngặt nghèo đó đã tồn tại hàng ngàn năm trong đời sống và trong nếp nghĩ của con người; nhưng đến lúc này, trong hoàn cảnh thời đại nhiều biến động, đổi thay về tư tưởng, nó đặt ra cho con người hai sự lựa chọn Một là, tiếp tục duy trì nếp sống cũ, khn
mình theo lễ giáo phong kiến Hai là, có xu hướng muốn vươn lên để tự khẳng
định mình, không chịu đi theo con đường xã hội phong kiến đã vạch sẵn, luôn thể hiện những khao khát, đòi hỏi những giá trị nhân bản, tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách Họ là những đứa con sinh ra từ xã hội phong kiến nhưng lại bị coi là “nghịch tử” Cái mới sinh ra vào buổi giao thời còn non yếu trong khi các cũ tuy khơng cịn vị trí độc tơn nhưng vẫn giữ được nền tảng vững chắc; tất yếu, nó sẽ tìm cách loại bỏ cái mới ra khỏi cộng đồng Bi kịch xuất hiện Đó là sự thất bại tạm thời của những con người, lực lượng đại diện cho tư tưởng tiến bộ
Trong bối cảnh xã hội ấy, Hồng Láu Mộng chính là sự thể nghiệm những tư tưởng thời đại, là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời Bi kịch trong tác phẩm là bi kịch của một tình yêu tay ba, nhưng đồng thời nó
cũng là bi kịch từ cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, tiến bộ và lạc hậu
Trang 12
Việc xây dựng bi kịch tình yêu trong tác phẩm là hệ quả tất yếu từ bi kịch chung của cả một thời đại
1.2.2 Nguyên nhân triết học - tôn giáo
Trong xã hội phong kiến, sự tác động của triết học và tôn giáo tới hệ tư tưởng của con người nói chung và của người nghệ sĩ nói riêng là rất lớn Triết
học - tơn giáo có thể coi là “ hệ qui chiếu” để từ đó nghệ sĩ soi dọi vào tác
phẩm trong việc triển khai những khía cạnh, giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật
Vào thế ki XVII, thời đại Hồng Lâu Mộng được ra đời, trong xã hội xuất hiện cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng “thiên lf? và “nhân dục”
Tiêu biểu cho luồng tư tưởng thứ nhất là lí học Trình - Chu Họ chủ trương: “giữ thiên lí diệt nhân dục” (giữ đạo trời, diệt bỏ ước muốn của con người) Phái này coi thường nhân dục, phủ nhận đời sống của con người với những bản năng tự nhiên, coi đó là phần xấu xa, thấp hèn trong con người và cần phải dùng “ thiên lí” để xoá bỏ, diệt bỏ nó đi Do vậy lí học Trình - Chu chống lại cuộc đấu tranh giải phóng cá tính, khuyến khích con người tuân theo hệ tư tưởng phong kiến cam chịu, chấp nhận, phục tùng số phận Với quan điểm, nội dung giáo điều, phản nhân đạo đó, lí học Trình - Chu là vũ khí duy trì sự tồn tại của chế độ phong kiến
Luồng tư tưởng đối lập của Vương Phu Chi, Hồng Tơng Hy, Cố Viêm Võ, chủ trương “thiên lí tại nhân dục”, “thiên lf?” nằm trong “nhân dục” Họ khẳng định dục vọng của con người là chính đáng Bất chấp giáo lí đạo đức phong kiến gò ép, khắt khe vẫn tồn tại một đời sống của con người với những ước muốn, khát vọng tự nhiên về tình yêu, hạnh phúc, Bằng tư tưởng táo bạo của mình, họ đã phá tan thuyết “túc mệnh” và chủ nghĩa cấm dục đã tồn tại từ lâu, trở thành một phần trong “quan niệm tính” của người Trung Quốc
Cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng này đến thời đại của Tào Tuyết Cần vẫn chưa phân thắng bại Nhưng, sự trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ của luồng
Trang 13
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
tư tưởng “nhân dục” đã tạo nên biến động lớn trong quan niệm, tư tưởng của nhân dân Mà biểu hiện cao nhất, tập trung nhất của những biến động đó là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, đề cao hạnh phúc cá nhân đang ngày một rõ nét, áp đảo trước luận điệu bảo vệ đạo đức phong kiến đã lỗi thời Hồng Lâu
Mộng ra đời cũng trong cơn lốc của những biến động đó Tác phẩm là sự thể
hiện tinh thần dân chủ, phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, địi tự do bình đẳng, khát khao một lí tưởng cho cuộc sống
Về mặt tôn giáo, tác phẩm được viết dưới ánh sáng của Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo Trong tư tưởng của tác giả có hiện tượng cộng hưởng, dung hoà của cả ba tôn giáo Khổng giáo để lại dấu ấn trong tư tưởng tu chí lập công danh Bởi vậy, dù không phải là tư tưởng chính nhưng trong Hồng Lâu Mộng vẫn ít nhiều tổn tại những quan điểm, mẫu nhân vật theo chuẩn mực: trai thời “tu thân tế gia trị quốc bình thiên hạ”, gái thời “tam tong tit đức” Đặc biệt, ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo rất sâu đậm, rõ nét Đối với những vấn đề trong cuộc sống hiện thực trong tác phẩm của mình, Tào Tuyết
99, 66,
Cần đã đưa ra một “giải đáp triết học”: “sắc không” Trong hồi mở đầu cuốn sách, ông đã viết: “Các chữ “mộng”, “ảo” dùng trong sách là mục đích của quyển sách này, đồng thời cũng ngụ ý nhắc nhở người đọc” Những “thái hư ảo cảnh, tảng đá Thanh Ngạnh, Không Không đạo nhân”, xuất phát từ tư tưởng “nhân sinh như giấc mộng”, mong muốn mau thoát cõi tục chỉ có nước mắt, đau khổ; coi ở ẩn, tu hành là lẽ sống Lẽ tất nhiên, những hạn chế này biểu hiện ở thế giới quan của tác giả đã tô lên tác phẩm màu sắc bi quan chủ nghĩa và thuyết số mệnh không dễ xố nhồ; đặc biệt đối với việc phản ánh, lí giải tấn bi kịch tình u - hơn nhân trong Hồng Lâu Mộng
1.2.3 Nguyên nhân từ cá nhân tác giả
Tào Tuyết Cần là đứa con lọt lòng từ chế độ phong kiến Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, hào môn vọng tộc hiển hách Thế nhưng, cuộc
Trang 14
đời thăng trầm, cuộc sống vàng son tan vỡ, gia đình suy sụp Hồng Lâu Mộng có thể xem là phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý
tộc đã tan vỡ đó Gia đình đi từ chỗ cực thịnh đến cực suy, sự thay đổi to lớn
đó khơng thể không dẫn đến sự thay đổi trong tư tưởng và tình cảm của ơng
Nó khiến ông nhận thức được bản chất xấu xa tội ác của giai cấp quý tộc phong kiến và phản ánh trong tác phẩm qua hình ảnh phủ Vinh Quốc và bi kịch của những con người sống trong phủ
Tào Tuyết Cần cũng là người tài hoa, giỏi vẽ, hay thơ, thích rượu và cao ngạo Nét tài hoa này được thể hiện rất rõ trong tác phẩm, trong lời thơ, lời bình của các nhân vật, tạo nên những bài thơ hay có đời sống riêng ngay cả khi tách khỏi tác phẩm Đồng thời, con người tài hoa đó cũng mang một tâm hồn đa cảm, nhạy cảm với những nỗi sầu, những đau khổ của nhân vật
Tào Tuyết Cần vốn coi trọng phụ nữ Đối lập với quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” trong xã hội phong kiến, ông đề cao người phụ nữ,
coi họ là biểu tượng cho cái đẹp, cái thanh sạch duy nhất còn lại trong cuộc
đời nhơ bẩn, thế nhưng lại bị cuộc đời dìm xuống đáy Vì thế, họ cịn là biểu tượng của bi kịch Ơng khơng ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình, hổ thẹn vì bản thân thua kém “bạn quần thoa” Trong bài tựa viết lấy, Tào Tuyết Cần đã nói rõ mục đích viết sách của mình: “Tơi biết tơi mang tội nhiều nhưng trong khuê các, cịn có biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết mượn cớ ngu dại, muốn che dấu tội lỗi mình để họ bị mai một” Có khi ơng gửi gắm gián tiếp qua lời nhân vật chính Giả Bảo Ngọc: “Xương thịt con gái là nước kết thành, xương thịt con trai là bùn kết thành Ta trông thấy con gái thì thoải mái, thanh thản, thấy con trai thì như nhiễm phải hơi dơ bẩn kinh người ” Bảo Ngọc đã nêu lên “nguyên lý nữ tính” rất xa lạ, thạm chí đối lập với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” Nó hàm chứa tỉnh thần phản kháng trật tự phong kiến Có thể dễ dàng nhận thấy nét tương đồng rất rõ nét ở nhân vật và tác giả - những đứa con phản nghịch của chế độ phong kiến Hơn thế, sự phản kháng
Trang 15
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn đó thể hiện lịng cảm thơng, u mến, đồng tình với những người phụ nữ bị chế độ phong kiến áp bức, bị đẩy vào bi kịch
Những nguyên nhân xã hội, tư tưởng triết học - tôn giáo của thời đại và từ phía cá nhân tác giả trên đây có vai trò là cơ sở hình thành, nảy sinh bi kịch tình u - hơn nhân trong Hồng Lâu Mộng - một phương diện, nội dung chính xun suốt tồn bộ tác phẩm
Trang 16
CHUONG 2 BI KICH TINH YEU VA HON NHAN TRONG HONG LAU MONG
2.1 Gia Bao Ngoc- Lam Dai Ngoc va bi kich tinh yéu
2.1.1 Quan niệm tình yêu trước Hồng Lâu Mộng
Tình yêu là chủ đề muôn thủa trong đời sống nói chung và trong văn học nói riêng Tuy nhiên ở những thời đại, giai đoạn khác nhau, quan niệm về tình yêu cũng có sự thay đổi
Trong xã hội phong kiến, tình yêu đích thực là một khái niệm xa vời đối với con người Yêu đương tự do bị coi là một hành vi vô đạo đức, những người yêu nhau và đến với nhau bằng trái tim bị xã hội quy kết là đi ngược lại chuẩn mực phong kiến Cái được gọi là tình yêu tồn tại trong xã hội phong kiến là tình yêu bị sắp đặt từ trước, không có tình u trai gái tự do Bởi vậy, con người trung đại nhìn chung ln bị kìm kẹp, hạn chế bởi những chế ước tình cảm, vượt ra ngoài những chế ước ấy, hành động theo sự mách bảo của con tim như nàng Kiều (Truyện Kiểu - Nguyễn Du): “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để tìm đến với Kim Trọng sẽ bị coi là dâm, loạn; bởi quan niệm: Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn
Nữ đáo nam phòng, nữ tắc dâm
Sống trong vòng kiềm toả ngặt nghèo ấy, con người không được sống thật với lòng mình Họ chỉ biết tuân theo số phận
Trong văn học, tình yêu được phản ánh nhiều nhất, sớm nhất trong Kinh Thi Tình yêu trong Kinh Thi hôn nhiên, thẳng thắn, thành thật và chất phác, ấy là một tình yêu với:
Yếu điệu thục nữ Quản tử hảo cầu
Nhưng khi chế độ bóc lột được xác lập thì lễ giáo phong kiến cũng phát huy tác dụng Mọi thứ luân lí, luật lệ đều đặt ra để bó buộc người phụ nữ vào
Trang 17
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
khuôn phép Chuyện tình cảm riêng của người phụ nữ cũng do cha mẹ, anh em, họ hàng định đoạt Cô gái trong Tương Trọng Tử yêu mà không dám yêu, không dám hẹn người yêu đến nhà, sợ cha mẹ, anh em quở mắng, họ hàng cười chê:
Chàng ơi, chớ lên vào đây Chớ leo mà gấy cành cây trong vườn
Tình chàng đâu dám không thương Nhưng lời cha mẹ xem thường được đâu
Tình chàng em vẫn ghỉ sâu
Lời cha mẹ dặn em đâu dám nhờn
Con đường để thanh niên nam nữ giành lấy tự do yêu đương là phải tích cực đấu tranh với lễ giáo, với dư luận, với cả những người thân Sau Kinh Thi, trong nhiều tác phẩm văn học cổ khác, tình yêu mẫu mực được miêu tả và xây dựng theo tư tưởng và nếp sống phong kiến theo đuổi hình mẫu: “Phu quý phụ vinh” Cái gọi là “nàng thì cơng dung ngơn hạnh, ta thì hiển hậu chuyên cần”, “lục cung triều bái gọi tên chàng, ngũ hoa sắc phong ắt dành cho thiếp” Đó là tình yêu lấy đạo đức phong kiến làm tiêu chuẩn, lấy việc đạt được vinh dự phong kiến làm lí tưởng hạnh phúc Ngay đến trong một tác phẩm mà tình yêu tự do đã được đề cập một cách chân thật và tác giả đã tỏ rõ thái độ ủng hộ, tán đồng như Táy Sương kí thì cuối cùng để Trương Sinh lấy được Thôi Oanh Oanh, chàng cũng vẫn phải thực hiện được yêu câu: phải đi thi và thi đỗ Nhu thế có nghĩa là để mối tình ấy được xã hội chấp nhận, nó vẫn phải đảm bảo nguyên tắc bất di bất dịch: “môn đăng hộ đối”, theo giấc mơ “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”
Lối suy nghĩ ấy, tư tưởng ấy đã ăn sâu bén rễ trở thành một giới hạn vơ hình trong đời sống và trong văn học Văn học khơng cịn thực hiện được đầy đủ chức năng cao cả vốn có của nó là phản ánh đời sống với những tâm tư, tình cảm thật của con người nữa Nhưng đến Hồng Láu Mộng, đúng như Lỗ
Trang 18
Tấn đã đánh giá: “Từ khi có Hồng Lâu Mộng, tư tưởng va cách viết truyền thống đã bị phá vỡ” Với Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã “phá vỡ” hoàn toàn giới hạn tư tưởng trước đó Hồng Lâu Mộng đã nhiệt tình ca ngợi mặt tiến bộ, trong sáng của cuộc sống, ca ngợi những con người chống lại lối sống phong kiến, đặc biệt là ca ngợi tình yêu trái lễ giáo phong kiến Do nội dung tư tưởng của tình yêu này, nên so với nhiều tác phẩm cổ đại viết về tình yêu thì Hồng Lâu Mộng có một ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn nhiều
2.1.2 Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc và bi kịch tình yêu 2.1.2.1 Tình yêu vượt lễ giáo phong kiến
Bảo Ngọc và Đại Ngọc là hai anh em cô cậu ruột cùng ở chung một nhà từ bé lớn lên vì Bảo Ngọc được bà nội nuông chiều, cho ở riêng trong vườn Đại Quan cùng đám quần thoa; Đại Ngọc vì cha mẹ mất sớm, phải đến ở nhờ trong phủ Giả lâu dài nên càng gần gũi với nhau hơn Mặt khác, sự gần gũi giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc cũng có màu sắc của một cuộc gặp gỡ: “Tài tử giai nhân là nợ sắn” Khi mới gặp lần đầu, Đại Ngọc trông thấy Bảo Ngọc: “choáng người lên, nghĩ bụng: “Lạ thật ! Hình như ta đã gặp ở đâu rồi, sao quen mặt thế ƒ° còn Bảo Ngọc cũng ngạc nhiên thốt lên: “Hình như tôi đã được gặp cô em lần nào rồi” Theo sự sắp đặt ấy của cốt truyện, nam thanh đặt cạnh nữ tú ắt nảy sinh tình cảm: “Bảo Ngọc và Đại Ngọc thân nhau hơn hẳn mọi người, ngày cùng chơi chung tối cùng ngủ chung, rất là hoà thuận thân mật như keo sơn, khơng hề xích mích nhau điều gì”
Thế nhưng, đó khơng đơn thuần là câu chuyện “lửa gần rơm”, cũng không phải là “tài tử - giai nhân” thường thấy trong những câu chuyện tình yêu trong các tiểu thuyết văn học trung đại khác Tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc có nguyên cớ sâu xa hơn nhiều, bởi “yêu nhau khơng phải là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng” (Saint Exupéry), nghĩa là ở họ có sự “đồng điệu”, “tri âm” lẫn nhau trên những vấn đề của cuộc sống ; mà cụ thể ở đây là sự gặp gỡ nhau trong thái độ, cách phản ứng với chế độ phong kiến
Trang 19Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
Bảo Ngọc sống trong một gia đình "chung minh đỉnh thực, thế phiệt trâm anh”, sống cuộc đời sung túc của giai cấp bóc lột như tất cả các ông chủ phong kiến trong phu Vinh quốc Nhưng những hành động của Bảo Ngọc vượt ngồi vịng quy định của đạo đức tỉnh thần phong kiến, chống lại khoa cử, không muốn đi con đường “ra làm quan trị nước” theo lối sống phong kiến Những “hành vi lạ đời, tính tình ngang bướng ” trở thành đặc trưng tính cách của Bảo Ngọc Chàng oán thán cuộc sống sung sướng bạc vàng của mình, tự giận mình “sinh ra ở chốn công hầu” mà không sinh vào “nhà nho quan kiết”, “chỉ được nói chứ khơng được làm, tuy có tiền, nhưng chẳng được tiêu” Từ đó, ở Bảo Ngọc có đầy đủ những biểu hiện của tư tưởng phản nghịch, chống đối lại chính chế độ phong kiến đã sinh ra chàng Chàng đề ra “nguyên lý nữ tính” phản đối quan niệm “trọng nam khinh nữ”; Bảo Ngọc hoài nghi cả sách vở thánh hiển - nền tảng tư tưởng duy trì sự thống trị phong kiến: “Trừ Tứ thu ra, phần nhiều là bịa đặt cả, chả phải một mình ta bịa đâu” Chàng căm ghét những kẻ “học hành đỗ đạt, vào luồn ra cúi” nhưng cũng là những “con mọt ăn lộc” Những biểu hiện ấy đã bị Giả Chính - thân phụ Bảo Ngọc dễ dàng nhận ra Là một tín đồ trung thành bậc nhất của chế độ phong kiến, ông ta rất man cam, tinh tường thấy được những mầm mống phản nghịch ở Bảo Ngọc: “Chi bằng nhân dịp này kết liễu cho xong cái mạng chó nó đi để khỏi mang vạ về sau” Bị áp bức về mặt tỉnh thần như vậy, Bảo Ngọc tìm lối thốt về tư tưởng, và người hiểu anh duy nhất chỉ có Đại Ngoc Dai Ngoc mang mac cam ở nhờ Cuộc sống ăn nhờ ở đậu để lại nỗi đau khó tan trong sâu thắm tâm hồn nàng Bởi thế, Đại Ngọc thường than thân trách phận Nét yếu đuối này là một phần trong tính cách của nàng nhưng đồng thời cũng xuất phát từ những tác động của thời đại Sống trong thời đại mà những người phụ nữ không tự quyết định được vận mệnh của mình, Đại Ngọc cảm thấy mình bạc mệnh như “cánh
hoa rơi” Đại Ngọc và Bảo Ngọc đều là những nạn nhân khao khát tự do
nhưng bị o ép, bó buộc trong cái lồng vàng của chế độ phong kiến Hai con
Trang 20người này chung một quan điểm, họ coi những kẻ làm quan là “con mọt ăn
À «4
lộc”, là “trai thối”, “xú nam nhân” Cùng là những nhân vật có tư tưởng phản nghịch, khát khao tự do mong muốn thể hiện cái Tôi cá nhân, Bảo Ngọc và Đại Ngọc từ hai đứa trẻ vô tư, cuối cùng trở thành đơi tình nhân sống chết có nhau
Tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc được tác giả tập trung xây dựng sâu sắc, mãnh liệt Hơn thế, trong xã hội phong kiến, tình yêu ấy đáng quý, đáng trân trọng hơn bởi nó chân thật đến từng biểu hiện Những giận hờn, nghỉ ngờ, đều được tác giả kể, tả tự nhiên như vốn có nhưng ẩn chứa một
tấm lòng thiết tha yêu mến Thực ra, ban đầu, do sớm được nuông chiều, một
mình sống giữa Đại Quan viên, trong lối sống “chung lộn trong chốn màn the” giữa đám a hoàn nhan sắc: Tình Văn, Tập Nhân, giao tiếp với những tiểu thư đài các; Bảo Ngọc chưa hẳn đã tâm niệm chỉ một mình Đại Ngọc Bảo Ngọc cũng có những phút do dự giữa hai người đẹp: Đại Ngọc và Bảo Thoa , đúng như Đại Ngọc đã nhận thấy: “có cơ chị thì qn khuấy cơ em” Bảo Thoa đẹp đầy đặn, nõn nà, đức hạnh, nết na theo đúng nếp nhà phong kiến, Bảo Ngọc cũng thấy xiêu xiêu Thế nhưng, dần dần khi hiểu rõ tính cách, tư tưởng của Bảo Thoa, anh ta cảm thấy không hợp chút nào Sự đối lập trong quan điểm khiến những cảm xúc với Bảo Thoa qua đi nhanh chóng Ngay cả trong mơ, Bảo Ngọc cũng phản đối thuyết “kim - ngọc nhân dun”, chỉ có tình u với Đại Ngọc là bên vững, sâu sắc Tuy vậy, tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc trái ngược với tư tưởng phong kiến nên cũng trải qua những bước thăng trầm
Tình yêu của họ bắt đầu đầy nghỉ ngại, e dè Dù cả hai đều đã nảy sinh tình cảm, tình u đó ngày một sâu sắc, thôi thúc nhưng vẫn bị kìm nén “Ai cũng ôm sẵn nỗi niềm tâm sự nhưng chưa tiện nói ra”, đều “dùng lối vờ vẫn để thăm đị kín đáo”: “Tôi với cô đều là con một, chắc chúng ta cùng một ý nghĩ,
233 6
ngờ đâu phí cả tấm lịng, thật là có oan khôn đường bày tỏ”, “cô không thèm
Trang 21Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
nhìn đến tơi, để tôi nghĩ mãi, chẳng biết đầu đuôi ra sao lắm phen phai kinh hồn bạt vía” Bởi vậy, cả hai đều khiến bản thân mình và người kia đau khổ, “họ muốn gần nhau mà hóa ra xa nhau” Những ý nghĩ riêng tư ấp ủ từ lâu khó mà nói hết, Đại Ngọc vốn đã bệnh lại thêm tâm bệnh, Bảo Ngọc cũng bỗng chốc ủ dột, héo hon Bản thân Đại Ngọc tuy có tư tưởng chống đối chế độ phong kiến nhưng không thể phủ nhận nàng xuất thân từ giai cấp phong kiến, trong tâm lí ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quan niệm của giai cấp mình Vì thế, ở người con gái yếu đuối, nhạy cảm này, thâm tâm tồn tại mâu thuẫn Một mặt, Đại Ngọc tha thiết muốn Bảo Ngọc bày tỏ nỗi lòng với mình, ln thử thách lịng chung thuỷ của Bảo Ngọc trong tình u: “Tơi dù có nhắc đến chuyện vàng và ngọc anh cũng nên lờ đi như không nghe không thấy, thế mới thực là anh yêu quý tôi, không mảy may gì giả đối cả”; đau đớn, dằn vặt vì những nghi ngờ: “Anh sợ tôi ngờ vực, cố ý làm ra sửng sốt để đánh lừa tôi” Mặt khác, khi Bảo Ngọc mạnh dạn tỏ tình thì nàng lại giận hờn “khơng nói lên lời”, buồn tủi cho là “nói xằng, nói bậy”: “Anh nói bậy muốn chết đấy! Dám đem những lời lẳng lơ, suồng sã, lăng nhăng để khinh nhờn tôi! Tôi về mach cậu mợ đấy”
Nhưng rồi, tình yêu đã vượt khỏi ý thức phong kiến của nàng và tiếp tục nảy nở, đã đến lúc không thể che dấu được mãi: “Đại Ngọc nghe nói, người chống lên như sấm ran sét đánh, ngẫm nghĩ từng li từng tí, mới biết câu nói ấy rất thấm thía, hơn là moi tự trong gan trong ruột mình ra, có hàng vạn câu muốn nói, nhưng khơng nói được nửa lời, chỉ cứ trừng mắt nhìn Bảo Ngọc” “Cịn có câu gì đáng nói nữa? Những câu anh muốn nói em biết cả rồi” Những tình cảm sâu sắc càng bị đè nén, chôn dấu lại càng bùng lên mạnh mẽ, nó vượt cả giới hạn kiêm tỏa của tư tưởng phong kiến Ở thời đại ấy, khó có thể tìm được một tác phẩm với những đoạn viết về cảm xúc của trai gái khi yêu nhau mạnh bạo và chân thật đến thế Những lời Bảo Ngọc bày tỏ với Đại Ngọc trong lúc “đương thờ thẫn vấn vơ”: “Em ơi! Nỗi lòng của anh lâu nay
Trang 22
không dám nói ra, dù chết anh cũng cam lòng! Cả trong giấc ngủ mơ màng, anh cũng không bao giờ quên được em ”, có thể là những lời các chàng trai tỏ tình với người yêu của muôn đời Bởi tình u khơng có giới hạn, ở thời đại nào cũng những rung động, cung bậc ấy thơi
Tình u thầm kín khi đã được cả hai giãi bày, thấu hiểu trở nên sâu sắc, không thể tách rời Đại Ngọc mang thân phận ở nhờ, bèo bọt, mong manh Yêu Bảo Ngọc, nàng luôn bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ bị đuổi khỏi phủ Vinh, cũng có nghĩa là phải xa chàng, ngay cả trong giấc mơ cũng không yên, sợ hãi, cuống cuồng, khóc than tha thiết xin được ở lại Sự kiêu kì, lạnh lùng làm nên vỏ bọc hàng ngày vì tình yêu, đã bị phá vỡ, Đại Ngọc hiện lên chân thực với mọi cảm xúc vốn có của những người đang yêu Cịn Bảo Ngọc, vì Đại Ngọc, chàng đã bao lần ngẩn ngơ, thẫn thờ, mắc phải chứng bệnh si Khi Tử Quyên “đặt chuyện thử lòng cậu Bảo”: họ Lâm có người đến đón Đại Ngọc về; chỉ là một lời nói, câu chuyện thôi cũng đủ khiến anh chàng khờ khạo ấy “nghe nói như sét đánh ngang tai, đờ người ra, đầu tốt mồ hơi, mặt xám nhot,
hai mắt trợn lên, bọt mép xùi ra, đưa gối thì nằm, đỡ dậy thì ngồi, đưa nước thì
uống, mê man” Tác giả chủ yếu chỉ dùng lối văn tả và kể; vậy mà, đọc đến những câu này, người đọc không thể không rung động, xúc động trước tấm tình chân thực của Bảo Ngọc Chúng ta nhớ đến những biểu hiện của anh chàng khi bị mất ngọc thiêng Khi có nguy cơ mất đi tình yêu vừa có được, Bảo Ngọc như mất đi chính bản mệnh mình; hay nói khác đi, tình u chính là viên ngọc bản mệnh, duy trì sự sống của chàng Bởi tình yêu của họ là tình yêu tự do, xuất phát từ trái tim Đại Ngọc hốt hoảng, đau đớn khi trong mơ, Bảo Ngọc xé tung lồng ngực mà không thấy trái tim đâu Tình yêu giữa họ đẹp, làm rung động lòng người đọc Trong những cảm xúc ngỡ ngàng ấy người đọc có thể tìm thấy câu chuyện của riêng mình Thế nên, những bạn đọc trẻ cảm động vì câu chuyện tình duyên đến nỗi: “nghẹn ngào nức nở, nửa đêm khóc thâm” Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng tình u của họ ít nhiều còn
Trang 23
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
mang những hạn chế của thời đại và giai cấp: cuộc sống nhàn rỗi được cung phụng đầy đủ chốn lầu son gác tía đưa đến cho họ “trăm mối lo buồn van vo” Tình yêu của họ nhiều lúc tỏ ra quá vụn vặt, triển miên, yếu đuối, đầy nỗi buồn như “giấc mộng hư không”
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận ý nghĩa xã hội sâu sắc qua việc xây dựng tình yêu Bảo Ngọc và Dai Ngọc: chủ đề tình yêu được làm đây đủ thêm, nâng cao thêm khiến nội dung có tính chất chính trị và xã hội phong phú
Qua tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tác giả ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng của những người yêu nhau bằng trái tim có nhu cầu được đến với nhau Họ tin tưởng, tôn thờ tiếng nói duy nhất của trái tim, con người cần nhất có một trái tim Đại Ngọc từng nói: “Tơi làm theo tiếng gọi của trái tim” Chính sự tự do luyến ái này đem đến cho tình yêu của họ tính chất phản phong Yêu Đại Ngọc, phủ nhận duyên vàng - ngọc, kiên quyết bảo vệ duyên cây - đá, cũng có nghĩa là đã chống đối lại sự sắp đặt của lễ giáo phong kiến, phá vỡ hình mẫu tình u - hơn nhân lí tưởng của xã hội phong kiến Cuối cùng, Bảo Ngọc chọn Đại Ngọc - với tính cách khác hẳn khn phép khuê các; ra sức phá bỏ sự ấn định của mối duyên vàng - đá, vì thế mà đập cả ngọc bản mệnh của mình đi Cơ sở của tình yêu này là sự đồng điệu trong cách phản ứng với xã hội phong kiến Cả hai đều là những kẻ phản nghịch, chính vì phản nghịch mà yêu nhau thắm thiết; và với quyết định đi theo “tiếng gọi của
trái tim”, họ đã thách thức cả trật tự xã hội nghìn vạn năm ấy
Xây dựng công phu, đầy tâm huyết về mối tình cây - đá giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc, tác giả Tào Tuyết Cần đã lên tiếng ca ngợi đề cao, nhiệt tình ủng hộ tình yêu trong sáng giữa họ; ca ngợi tình yêu trái lễ giáo phong kiến khi tình yêu ấy là chính đáng, chân thành
2.1.2.2 Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc và b¡ kịch tình yêu
Tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc đẹp, làm rung động lòng người Thế nhưng, tình u ấy lại khơng được chấp nhận Họ yêu nhau mà
Trang 24không đến được với nhau nên tình yêu của họ mang đầy màu sắc bi kịch Tại sao một tình yêu đẹp, chân thành như vậy lại bị từ chối, bị chà đạp dẫn đến một kết cục bi thảm?
Trước hết, ta cần tìm hiểu nguyên nhân tồn tại từ trong chính tác phẩm Tình yêu tự do giữa hai con người là lí tưởng nhưng để “dom hoa két trái” nó phải được xã hội chấp nhận, hưởng ứng; phải đi đến hơn nhân Nhưng điều đó không phụ thuộc vào sự quyết định của Bảo Ngọc, Đại Ngọc Nó xuất phát từ thân thế, vị trí của Bảo Ngọc trong phủ Vinh Bảo Ngọc là cậu ấm công tử được sinh ra trong gấm vóc cao lương, là “cháu yêu”, “bảo bối” của Giả mẫu, Vương phu nhân., Bởi vậy, việc hôn nhân của Bảo Ngọc là “đại sự”, không thể tự do tuỳ ý Bảo Ngọc từ bé sống trong Đại Quan viên, giữa những thiếu nữ xinh đẹp Trước đó, trong phủ chỉ có Đại Ngọc là phong lưu, mang vẻ yêu kiều yểu điệu: “vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng liễu nghiêng trước gió Tim đọ Tỉ Can hơn một khiếu, bệnh so Tây Tử trội vài phân” Khi mới đến phủ, Đại Ngọc được Giả mẫu yêu thương hết mực coi là “ruột thịt” Khi ấy, chỉ có Đại Ngọc và Bảo Ngọc lại sẵn thân thiết, gần gũi hơn hẳn mọi người nên đối với việc hôn nhân của Bảo Ngọc cũng chỉ có Đại Ngọc là hơn cả Nhưng, khác với khuôn phép thông thường nơi khuê các, nàng vốn là người đa sâu, đa cảm, lại sẵn trong mình một “bể tình khơng vơi, nước mắt là bạn”, bề ngoài lạnh lùng, kiêu kì lại yếu đuối, mỏng manh Chính vì nét tính cách bị coi là “kì quặc, khác thường” này nên Đại Ngọc ít được mọi người yêu mến Đặc biệt là khi xuất hiện Bảo Thoa
Bảo Thoa được xây dựng với tính cách gần như đối lập với Đại Ngọc Về hình thức, nàng cũng là một cô gái đẹp, vẻ đẹp đầy đặn, nõn nà; khác với Đại Ngọc cha mẹ mất sớm thân phận đi ở nhờ, Bảo Thoa là con của dòng họ Tiết tiền muôn bạc vạn giữ việc lĩnh tiền trong kho mua hàng cho nhà quan Ở điểm này, sự lựa chọn Bảo Thoa phù hợp với quan niệm “môn đăng hộ đối”
Trang 25
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
của xã hội phong kiến Hơn thế, Bảo Thoa còn là một giai nhân phong kiến kiểu mẫu với đầy đủ “công, dung, ngơn, hạnh” lại có học, đã từng xem nhiều
sách, có tài thơ phú Song, cái hơn hẳn của Bảo Thoa là ở cách cư xử với mọi
người, theo lối “an phận tuỳ thời” mọi hành động đều tỏ ra rất mực “đoan trang hiền thục” Vì vậy, trong cảnh mâu thuẫn rối rắm, phức tạp ở Vĩnh quốc, chỉ riêng Bảo Thoa được mọi người yêu mến, ưa thích, ngay đến dì Triệu là người ác cảm với hầu hết mọi người cũng phải khen nàng là “rộng rãi”, biết cách cư xử ra con người Bảo Thoa tuy cịn ít tuổi nhưng đây bản lĩnh, mọi cái ở nàng đều đúng mực, logic, hợp lí Nàng là hiện thân sinh động của nguyên lí đạo đức phong kiến
Sự xuất hiện của Bảo Thoa tất yếu dẫn đến sự so sánh với Đại Ngọc Mặc dù Bảo Thoa đến sau nhưng lại quá phù hợp, quá hoàn hảo theo quan niệm phong kiến Trong sự so sánh ấy, dân dần tình yêu của mọi người chuyển sang Bảo Thoa Đại Ngọc vốn đã lạnh lùng, lẻ loi nay lại càng thêm cô đơn, đơn độc, vốn hay suy nghĩ, lo lắng, tự thương thân tủi phận nay càng ủ dột, không yên
Song, điều khiến Đại Ngọc cảm thấy áp lực nặng nề, khiến tình u của nàng khơng hạnh phúc lại là thế lực phong kiến gia trưởng Tình yêu phải rất khó khăn, mới được bày tỏ, giải bày ấy khi đã được hai con người tự nguyện thì lại vấp phải sự cản trở của các bậc huynh trưởng mà đại diện là Giả mẫu, Phượng Thư Những quan sát thường ngày khiến Giả mẫu người đứng đầu phủ Vinh đều khơng ưa tính nết Đại Ngọc Họ cũng giống như Giả Chính đối với Bảo Ngọc, đã nhìn thấy những biểu hiện ngang ngược, phá phách, khác thường - che dấu sự phản nghịch không ai mong muốn, chấp nhận Khi bàn đến chuyện hôn nhân của Bảo Ngọc, “Giả mẫu cau mày nói: Con Lâm tính tình tinh ranh, đó cũng là điều tốt của nó, nhưng ta khơng muốn dạm nó cho Bảo Ngọc, cũng chỉ vì điều đó Vả lại, nó yếu đuối như thế, sợ không thọ Chỉ có con Bảo là tốt hơn hết
Trang 26
Vuong phu nhân nói: “Chẳng những cụ nghĩ thế, mà chúng con cũng đều nghĩ như thế cả”
Vì vậy, dù tình yêu giữa bảo Ngọc - Đại Ngọc ngày một sâu sắc, bộc lộ rất rõ (nhưng có lần Giả Bảo Ngọc lầm tưởng Đại Ngọc sắp về nam, hoảng đến nỗi ngất đi), nhưng trước sau vẫn không được Giả mẫu và mọi người tán thành Trong việc quyết định hạnh phúc cá nhân, Bảo Ngọc và Đại Ngọc không có được tiếng nói của riêng mình Tất cả đều là sự sắp đặt sẵn Ngay cả khi Tập Nhân vốn đã biết được tâm tình thực sự của Bảo Ngọc với Đại Ngọc, thấy sự quyết định của Giả mẫu như thế sợ “chẳng những không thể xung hỷ mà sợ lại chóng chết nữa kia! Mình mà khơng nói rõ thì chẳng phải làm hại một lúc cả ba người hay sao?”, nói rõ việc ấy với Vương phu nhân và Giả mẫu, thì cũng không lay chuyển được ý định quyết tâm chia rẽ Bảo Ngọc - Đại Ngọc Sự quyết tâm đầy độc đoán, tàn nhẫn của thế lực phong kiến gia trưởng đã đi đến sự lừa dối độc ác với kế “tráo hôn”, tiếng là lấy Đại Ngọc nhưng kì thực là cưới Bảo Thoa Nạn nhân của sự lừa dối ấy lúc này là hai con người đáng thương chàng ngốc Bảo Ngọc đang mắc chứng ngây ngây dại dại và Đại Ngọc yếu đuối, bệnh tật, mỏng manh như cánh hoa tàn trước gió
Tuy vậy, tấn bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc tuyệt nhiên không phải do nhân tố ngẫu nhiên nào gây ra (sự xuất hiện của Bảo Thoa) hay cũng không đơn thuần là do dự cản trở của bậc huynh trưởng Cái gì đứng đằng sau Giả mẫu, Phượng Thư, ? Cái gì đã khiến họ nhất quyết không thể chấp nhận tác hợp cho tình yêu Bảo Ngọc - Đại Ngoc? Căn nguyên sâu xa khiến tình yêu bị vùi dập là do xã hội phong kiến không thể dung chứa tình yêu phản phong đó Xã hội ấy khơng thể chấp nhận sự kết hợp giữa hai con người thường trực mang trong mình tư tưởng chống đối, phản nghịch lại nó Xã hội phong kiến Trung Quốc thé ki XVIII, lí tưởng sống và cung cách yêu đương của Bảo Ngọc - Đại Ngọc chưa được một lực lượng xã hội mạnh mẽ ủng hộ Phủ Vinh được ví như “con sâu trăm chân, chết vẫn không cứng”
Trang 27
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
có thể coi là chế độ phong kiến Trung Quốc thu nhỏ lại; gia đình họ Giả là xã hội nhà Thanh thu nhỏ lại Xã hội ấy vẫn còn lực lượng bảo thủ hùng hậu như Giả mẫu, Giả Chính, kiên quyết bảo vệ nó, thế lực phong kiến đã nhẫn tâm phá hoại tình yêu, hạnh phúc của con người, đẩy các nhân vật vào bi kịch
Mở đầu bi kịch là khi Bảo Ngọc mất viên ngọc bản mệnh, trở nên điên dại, phải theo lời thầy bói lấy người mệnh Kim để “xung hỷ” Và người được lựa chọn, quyết định cuối cùng là Bảo Thoa, sắp đặt theo kì mưu của Phượng Thư, “tráo hôn” cưới vụng Bảo Thoa cho Bảo Ngọc Nghe tin cưới em Lâm, Bảo Ngọc vui sướng ngây ngô: “Bảo Ngọc nghe nói cứ nhìn Phượng Thư mà cười rồi khẽ gật đầu”, “Bảo Ngọc càng cười to lên”, “tơi chỉ có một quả tim trước đây đã giao cho em Lâm rồi Nếu cô ta đến thế nào cũng mang tim sang và đặt nó vào lịng tơi” Đó là những lời lẽ điên dại nhưng không ai không nhận thấy ẩn chứa trong đó là tấm lịng, tình cảm gắn bó u thương sâu sắc, mãnh liệt, không thể tách rời Vậy mà, nghe thế Giả mẫu, Phượng Thư cũng chỉ “vừa cười vừa kể lại”, không một mảy may xúc động, băn khoăn: “Ta cũng đã nghe rồi Bây giờ hãy để mặc nó, bảo Tập Nhân yên ủi nó”
Nhưng phải đến khi tin ấy lọt ra ngoài, bi kịch mới được thật sự bắt đầu Qua lời kể chân thực duy nhất của một con Ngốc trong phủ Đại Ngọc biết tin Bảo Ngọc lấy vợ - nhưng khơng phải lấy mình mà lấy Bảo Thoa, tin sét đánh đã khiến nàng “tim đập thình thịch, như sét đánh bên tai Một lát sau, tình thần hơi bình nh”, “lòng Đại Ngọc rối như mở bòng bong, trăm mối tơ vò, ngọt, bùi, chua, cay lẫn lộn” Nỗi lo lắng về sự định đoạt mối duyên “vàng - ngọc” đã dày vò bao lâu, từng làm Đại Ngọc sống đở, chết đở (hồi 89,90) Lúc này, căn cứ đã rõ ràng, lời lẽ của con Ngốc thực thà không thể là giả Đại Ngọc đau đớn mê man, khơng cịn biết gì nữa, đưa chân về quán Tiêu Tương mà không biết mình làm gì, đi đâu chỉ biết “bước đi như cái máy, sắc mặt tái đi, chân tay bủn rủn, hai mắt sững sờ, trong lòng mê mẩn”
Là người sĩ tình sâu sắc, khi biết tin Bảo Ngọc lấy vợ, bỗng chốc Đại
Trang 28
Ngọc bị mất đi tình yêu, mất đi trái tim, cũng khơng cịn lí trí, khơng cịn tỉnh táo, trước những lời hỏi han của Tử Quyên, chỉ buột miệng trả lời: “ Ta đi tìm Đại Ngọc đây” Ấy là những lời nói từ trái tim, lời nói không ý thức xuất phát từ một tâm hồn khát khao tình yêu nhưng lại bị mất đi tình yêu đó, mong muốn được tìm lại, được đến với tình yêu của mình
Nỗi đau khiến Đại Ngọc trở nên bất thường, khơng cịn vẻ yếu đuối “như sậy” thường ngày nữa; chính lúc đau khổ, mê man lại là khi mạnh mẽ nhất “Đi theo tiếng gọi trái tim”, Đại Ngọc có những hành động lạ lùng “không cần Tử Quyên vén màn, tự mình vén màn lên”, “cứ đi thẳng vào phòng” Lúc này, Bảo Ngọc ngây ngây dại dại; Đại Ngọc thì mơ mơ màng màng Họ gặp nhau mà không nói được gì, “chỉ có nhìn nhau cười một cách
ngây ngô
Đại Ngọc hỏi: Anh Bảo, anh vì sao mà ốm thế Bảo Ngọc cười, nói: Tơi vì cơ Lâm mà ốm đấy
Rồi cả hai chẳng nói chẳng rằng, cứ ngồi cười ngây ngô như trước” Đến khi ra về lại “tự mình đi nhanh hơn ngày thường, cứ một mực đi thẳng” Tào Tuyết Cần miêu tả tâm lí nhân vật chủ yếu qua hành động (một đặc trưng thường thấy của văn học trung đại) và lặp đi lặp lại chỉ tiết “cứ ngồi cười ngây ngơ, cười hì hì” Tại sao lại có sự khác thường đến thế? Đại Ngọc vốn là cô gái yếu đuối, tủi phận, hay khóc “bể tình khơng vơi, nước mắt là bạn”, khóc đến khô nước mắt Nhiều khi, chỉ vì một làn gió thu, một cánh hoa tàn, một tiếng chim kêu trong đêm, Đại Ngọc cũng thương cảm mà đẫm nước mắt “Tâm hồn như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đến đều âm vang một điệu buồn đứt ruột” [3;7] Đại Ngọc từng cảm hoa,
thương hoa, khóc hoa, chôn hoa Vậy mà, lúc đau đớn nhất này, ta lại không
thấy ở nàng biểu hiện thông thường nhất: khóc, mà lại chuyển thành trái ngược: cười Phải chăng đến lúc này, Đại Ngọc đau đớn đến tột độ, mụ mị đi khơng cịn tỉnh táo được nữa Đau đớn quá mà khóc để vơi đi cịn có thể dễ
Trang 29Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
dàng hiểu được Khơng khóc được nghĩa là nước mắt chảy ngược vào tim, uất ức quá, bế tắc quá mà sinh ra phản ngược lại Cá tính, khát khao muốn phá phách, nổi loạn khiến nàng khơng cịn nhận biết được gì nữa Rời viện Di Hồng về đến quán Tiêu Tương, từ đó về sau cũng không thấy Đại Ngọc khóc một lần nào nữa Nỗi đau khổ, uất ức bị dồn nén lại; chỉ thấy Đại Ngoc “oe ra một cục máu tươi, choáng váng” Lúc này, Đại Ngọc đã hết mê mẩn, tỉnh táo hơn trước nhưng nàng “cũng khơng cịn cảm thấy đau xót nữa, chỉ mong chết cho mau để hết nợ tình” Tình yêu đã mất thật sự rồi, không phải những tin đồn thổi trước đây nữa; chỉ có một trái tim đã trao cho Bảo Ngọc, tình u khơng cịn, trái tim đã chết, Đại Ngọc cảm thấy khơng cịn gì níu kéo mình trên đời nữa
Đại Ngọc khơng cịn khóc được nữa “sắc mặt tái xanh, khơng cịn hột
máu, nằm mê man, thở thoi thóp, ho tồn là đờm lẫn máu” Máu là nước mắt
đã lặn vào trong, được rút ra từ trong xương tủy, trong gan ruột Không cịn tình u, Đại Ngọc suy sụp cả ngoại hình và tâm hồn, khơng cịn sức sống Đọc những đoạn ấy, người đọc không thể không thương xót, đau đớn, khơng thể cầm lòng trước người con gái yếu đuối, bất hạnh ấy
Vậy mà trước cảnh ấy, Giả mẫu chỉ thấy “khó chịu”, thăm hỏi Đại Ngọc qua loa, chỉ là những lời lừa dối nhau mà thôi Thấy thần sắc Đại Ngọc, Giả mẫu nói: “bệnh tình con bé này nặng lắm, sợ khó khỏi Các ngươi cũng nên lo đồ hậu sự cho nó nhỡ có xảy ra việc gì cũng không đến nỗi nước đến chân mới nhảy Vả lại, hai hơm nay nhà mình còn lắm việc nữa kia đấy” Ta không thấy ở trong những lời ấy có chút yêu thương nào, chỉ là sự lạnh lùng đến tàn nhẫn lo “nhà lắm việc” Sự tàn tạ, đau đớn đến khơng cịn có thể sống được ấy ở Đại Ngọc khơng phải chính do Giả mẫu, Phượng Thư gây ra sao? Đến lúc này họ lại đổ hết lỗi lầm lên đầu Đại Ngọc, coi tự do yêu đương của Bảo Ngọc - Đại Ngọc là “không hiểu việc đời”, không “phân biệt đúng sai”, là chưa đáng “thân phận người con gái”, “không xứng đáng với lòng yêu thương
Trang 30
433
của ta” (Giả mẫu), lại coi đó là đã “hồi cơng thương nó” Tâm tình u thương trong quan niệm của Giả mẫu là trái với đạo lí “không thể nào hiểu được, cái thứ tâm bệnh ấy càng khơng thể có” Vì trái với lễ giáo phong kiến, không đúng theo khuôn phép “thân phận người con gái”, “đặt đâu ngồi đấy” tuân theo quyết định của bề trên, nghĩa là không biết thân phận mình nên Đại Ngọc có chết ngay đấy họ cũng không thương “Con Lâm nếu mắc bệnh khác thì mất bao nhiêu tiền ta cũng bằng lòng, nhưng nếu là bệnh ấy thì chẳng những không chữa được mà ta cũng chẳng thương” Phượng Thư lại nói: “Việc em Lâm bà cũng không cần lo liệu” Thái độ, lời lẽ, hành động này thật khác xa với trước đây khi Đại Ngọc mới đến, Giả mẫu ơm lấy mà khóc: “Ruột thịt của ta đây” Phượng Thư lấy khăn lau nước mắt: “ Chỉ đáng thương là em tôi vất vả, sao cô tôi lại mất sớm thế!” Đó đều là những lời lẽ giả dối! Trong xã hội ấy, thuận theo nó thì được u chiều, nghịch lại nó thì bị rẻ rúng, hắt hủi, bị gạt ra khỏi cộng đồng không thương tiếc Chỉ đáng thương thay cho thân phận Đại Ngọc vốn sinh ra mất cha mẹ, thiếu thốn tình cảm, yếu ớt, chỉ có tình yêu với Bảo Ngọc là chỗ dựa, là niềm hạnh phúc duy nhất lại bị vùi dập, cướp mất Đại Ngọc thân là tiểu thư khuê các vậy mà ốm đau không ai đến thăm nom, chỉ có Tử Quyên bên cạnh là người duy nhất trong phủ ấy hiểu rõ và ủng hộ mối tình Bảo Ngọc - Đại Ngọc; chứng kiến sự đau đớn, dày vò bản thân mà Đại Ngọc phải chịu đựng; thấy sự lạnh nhạt, thờ ơ, tàn nhẫn của người phủ Giả: “Bọn họ sao lại lạnh nhạt, độc ác như thế” Lại nghĩ đến Đại Ngọc mấy hơm nay khơng có lấy một người đến thăm càng nghĩ càng thương, tức đầy cả ruột” Tử Quyên chỉ là con hầu đứa ở trong nhà ấy, không được dạy dỗ học hành gì nhưng lại là người có tình có nghĩa, được thể hiện đẹp đế, cảm động hơn cả những kẻ tiên giàu vạn bạc
Xã hội phong kiến đã dìm chết tình yêu đẹp dé, trong sáng, chân thành của Bảo Ngọc - Đại Ngọc mà không chút rung động Bởi vì dường như đó là việc bình thường, rất phổ biến trong xã hội ấy Mất đi tình yêu, hành động cố
Trang 31
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
gượng dậy đốt khan lụa cáo thơ của Đại Ngọc chính là sự phản kháng cuối cùng với xã hội tàn ác ấy Tuyệt nhiên hành động ấy không phải nhằm vào Bảo Ngọc Ngay khi biết tin Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa tìm đến viện Di Hồng, Dai Ngọc cũng đã khơng hề ốn trách Bảo Ngọc, bởi vì nàng hiểu rất rõ cái gì đã đẩy tình yêu của họ đến chỗ bi kịch Xã hội độc ác, tàn nhẫn, vô nhân đạo đầy bùn nhơ ấy không dung chứa tâm hồn Đại Ngọc Nang đã phấn đấu một cách cô độc, lẻ loi bên cạnh thế lực phong kiến hùng mạnh và cấu kết chặt chế với nhau qua “kế tráo hôn” của Phượng Thư Nàng ngậm hờn mà chết, giữ trọn tâm hồn trong sạch và phẩm chất kiêu kì bất khuất của mình Vì vậy, trước khi chết, Đại Ngọc dặn dò Tử Quyên: “Em ơi ta ở đây khơng có ai là bà con, thân ta vốn trong sạch, thế nào em cũng bảo họ phải đưa ta về” Đại Ngọc đã quyết định lựa chọn con đường bất thoả hiệp với xã hội phong kiến: “Mình vốn chất trong sạch thì tội tình gì phải gắng gượng vào chốn bùn nhơ, giam hãm trong chật hẹp” Chính vì khơng chịu thoả hiệp, đầu hàng nên bi kịch càng sâu sắc
Trong tình yêu Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc, bị kịch của Bảo Ngọc là bi kịch bị xã hội lừa dối, áp đặt Ngỡ là được cưới em Lâm, Bảo Ngọc vui mừng, dù ăn nói vẫn cịn ngớ ngẩn nhưng tinh thần đã tỉnh táo hơn Bảo Ngọc không thể ngờ rằng chính bà mình, mẹ mình lại lừa dối mình, nhân lúc mình không minh mãn mà thực hiện kế “tráo hôn”, nhẫn tâm phá hoại tình yêu Giả
Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc, đẩy Bảo Ngọc vào một cuộc hôn nhân không hề
có tình u Càng bi phẫn cho Dai Ngoc bao nhiêu, ta càng đau xót cho Bảo Ngọc bấy nhiêu Sự vui sướng, hạnh phúc trong mơ của Bảo Ngọc bị đập tắt khi cất chiếc khăn che mặt của cơ dâu thì người lấy về không phải là Đại Ngọc mà lại là Bảo Thoa Bảo Ngọc “trừng mắt nhìn, trong bụng không tin, một tay cầm đèn, một tay dụi mắt, trông kĩ lần nữa” Không phải chiêm bao, không còn nghi ngờ hay thay đổi gì được nữa Sự tỉnh táo có được nhờ tin lấy em Lâm tan biến, Bảo Ngọc lại trở về bộ mặt điên dại: “hai mắt trợn ngược,
Trang 32
chẳng nói chẳng rằng” Là cậu ấm công tử được yêu chiều nhưng trong
chuyện hôn nhân, hạnh phúc của mình Bảo Ngọc khơng có tiếng nói nào Cả xã hội ấy che mắt, bịt tai chàng Đã có lúc, Bảo Ngọc nghĩ đến cái chết: “Tôi chết mất! Tôi bây giờ cũng không thể sống được” Tìm đến cái chết cũng chính là một cách phản kháng lại sự sắp đặt, ép buộc Đại Ngọc đã dũng cảm lựa chọn cách ấy Bảo Ngọc có cách phản ứng riêng Qua những miêu tả của tác giả về hoạt động tâm lí phức tạp trong trạng thái ức chế, mất tự do, đầy cực đoan của Bảo Ngọc, chúng ta có thể nhận ra tội ác của chế độ phong kiến, và nhận ra cái lưới ngầm của nền luân lí đạo đức mà nó đã tạo ra
Màu sắc bi kịch được tập trung thể hiện trong đoạn miêu tả cái chết của Đại Ngọc Tác giả Tào Tuyết Cần đã sử dụng thủ pháp miêu tả đối lập, kết hợp với đảo trật tự thời gian trong tác phẩm (là điều rất hiếm gặp trong tiểu thuyết chương hồi sự việc được trình bày theo trật tự thời gian tuyến tính), nhằm làm nổi bật tính chất bi kịch của số phận nhân vật, nhấn mạnh giá trị tố cáo, giá trị hiện thực của tác phẩm Tác giả miêu tả song song lúc Đại Ngọc tắt thở chính là giờ ăn cưới của Bảo Thoa Sự đối lập thể hiện ở cái lộng lẫy, trang hồng nơi phịng cưới của Bảo Ngọc và sự lạnh lẽo, vắng lặng ở căn phòng nơi Đại Ngọc đang hấp hối; vẻ rạng rỡ, e thẹn của Bảo Thoa và sắc mặt tái nhợt, chỉ cịn thoi thóp thở của Đại Ngọc Đặc biệt, tác giả tập trung qua chỉ tiết đối lập giữa không khí náo nhiệt, vui vẻ của viện Di Hồng và cảnh “gió lay cành trúc, giăng xế đầu tường, thê lương ảm đạm” của quán Tiêu Tương: “Mọi người đang khóc lóc thảm thiết thì xa xa thoảng nghe có tiếng âm nhạc vọng đến, lắng tai nghe lại thoảng như không” Đoạn văn ngắn, giọng văn cố tạo vẻ khách quan nhưng vẫn ẩn chứa “dạt dào tấm chân tình của tác giả” Sự đối lập gay gắt dường như vẽ ra rõ ràng trước mắt người đọc như đứng trước một đoạn phim thật sự, một bản đàn ai oán trong đó xướng tấu giai điệu, âm hưởng chủ yếu là nỗi bi thương ai oán trong tững chữ, từng lời thấm đượm “khơng khí bi kịch một cách sâu đậm, mãnh liệt đọc lên khiến người ta thương
Trang 33
Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
cảm, khiến người ta khóc than, khiến người ta buồn râu” [4; 30] Tình yêu tự do vẫn chỉ là lí tưởng, là mục tiêu hướng tới của thời đại Trong hoàn cảnh đó, nhân vật muốn nổi loạn, bứt phá không cam chịu, tất yếu sẽ có kết cục bi kịch Bi kịch của Đại Ngọc là bị kịch không chịu thoả hiệp với xã hội phong kiến Nàng chấp nhận lựa chọn cái chết để bảo vệ lí tưởng của tình yêu Cùng với quyết định dũng cảm và hành động phản kháng quyết liệt ấy, Đại Ngọc trở
thành hình tượng nhân vật phản nghịch tuyệt đẹp trong văn học - một nhân vật
“vơ tiền khống hậu”
Bi kịch tình yêu của Giả Bảo Ngọc - Lâm Đại Ngọc đã được tác giả thể hiện cảm động, chân thực, và do đó đầy sức ám ảnh Những nét tâm lí bên trong của nhân vật như dòng nước chảy qua nhưng Tào Tuyết Cần đã ghi lại được cái chất lỏng đầy biến hoá nhanh chóng ấy lên trang giấy Chỉ cần ta lật sách ra thì có thể nghe thấy âm thanh dào dạt cuồn cuộn của nỗi đau thương ấy Cũng chính thời điểm ấy, trong mối tình tay ba giữa Giả Bảo Ngọc - Lâm Dai Ngọc - Tiết Bảo Thoa, bi kịch tình yêu chuyển thành bi kịch hơn nhân, trong đó nạn nhân là Giả Bao Ngọc và Tiết Bảo Thoa
2.2 Gia Bao Ngọc- Tiết Bảo Thoa và bỉ kịch hôn nhân 2.2.1 Hôn nhân trong xã hội phong kiến
Hôn nhân là kết quả của một tình u đã chín, là sự kết hợp tự nguyện giữa hai con người thực sự yêu thương nhau Đó là hạnh phúc riêng tư, cá nhân và phải do chính hai cá nhân đó tự quyết định Thế nhưng, trong xã hội phong kiến, tình yêu không đồng nhất với hôn nhân Xã hội không chấp nhận tình yêu tự do, coi đó là đi ngược lại chuẩn mực phong kiến Khơng có tình u đích thực nên cũng khơng có hơn nhân đích thực Hơn nhân trong xã hội phong kiến thường được xây dựng trên cơ sở: “môn đăng hộ đối”, nghĩa là từ sự so sánh, tương quan về gia thế, thế lực của hai gia đình mà tác hợp nhằm mục đích chính là gia tăng thế lực, củng cố thêm địa vị trong xã hội Vai trò
của cá nhân hồn tồn khơng có hoặc rất ít theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con
Trang 34
ngồi đấy” Để hai người đi đến hơn nhân, ngồi sự quyết định của gia đình cịn phải tuân theo lệ: “cha mẹ đặt lệnh, bà mối đưa lời” Như vậy, xét đến cùng bản chất của hôn nhân trong xã hội phong kiến không phải là sự tự nguyện, hôn nhân không có tình u, chỉ là sự sắp đặt, định đoạt theo ý bề trên Theo Ăng-ghen, trong xã hội phong kiến, hôn nhân không phải là sự phát triển tất yếu của tình yêu mà “là một thứ hành vi chính trị, là cơ hội dùng một mối liên hệ mới để tăng cường thế lực Cái quyết định ở đây là lợi ích của gia thế chứ khơng phải là tình cảm cá nhân”
Có thể nói, nhận định này của Ăng-ghen đã bao quát toàn bộ các cuộc hôn nhân trong xã hội phong kiến Cuộc hôn nhân của Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa cũng không là ngoại lệ Đây thực sự là sự kết hợp điển hình cho hôn nhân phong kiến
2.2.2 Hôn nhân Giả Bảo Ngọc -Tiết Bảo Thoa điển hình cho hình mẫu của hơn nhân phong kiến
Hôn nhân Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa được xây dựng từ cái cớ “xung hỷ” cho Bảo Ngọc, mong nhờ đó mà anh chàng khờ khạo, ngốc nghếch, điên điên dại dại này được lành bệnh Thế nhưng, ai cũng rõ vì sao Bảo Thoa được lựa chọn, một phần khơng thể thiếu chính là vì “mơn đăng hộ đối” Tiết Bảo Thoa là tiểu thư cành vàng lá ngọc của gia đình họ Tiết tiền muôn bạc vạn đến mức giết người không lo đền mạng Sự kết hợp giữa công tử họ Giả nổi tiếng thế lực và tiểu thư họ Tiết “công, dung, ngôn, hạnh” lại giàu có quả là một sự sắp đặt làm thoả lòng cả hai bên; nhất là vào giai đoạn nhà họ Giả đã bộc lộ những dấu hiệu đi xuống: “Bề ngoài tuy chưa thay đổi nhưng trong ruột thì đã rỗng khơng rồi” Cuộc hôn nhân này là hi vọng để cứu vớt không phải chỉ mạng sống của Bảo Ngọc (quan niệm của các bậc huynh trưởng trong phủ) mà còn là hi vọng gia tăng thế lực của đại gia đình q tộc này
Vì lí do, vai trò quan trọng như vậy, trong cuộc hôn nhân này quyền quyết định không phải ở hai nhân vật chính Bảo Ngọc bị lừa dối rơi vào bãy
Trang 35Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
tráo đổi cô dâu, biến thành sự đã rồi; còn Bảo Thoa, về biểu hiện là một sự tự nguyện nhưng sự tự nguyện đó cũng khơng phải xuất phát từ tình yêu mà từ ý thức với quan niệm, đạo đức xã hội “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Quyền quyết định hoàn toàn thuộc về những người đứng đầu gia đình, đứng đầu xã
hội đó
Hôn nhân Giả Bảo Ngọc - Tiết Bảo Thoa là một sự sắp đặt định đoạt trước Sự sắp đặt ấy được tác giả thể hiện qua thuyết “nhân duyên kim - ngọc”, một bên có viên ngọc thông linh, một bên có khố vàng “kim toả”.Sự tương quan “vàng - ngọc” ấy nếu trong các tiểu thuyết tài tử - giai nhân đương thời đã có thể trở thành một sự gặp gỡ định mệnh tạo nên một thiên tình sử lâm l¡ như trong mộng Nhưng Hồng Lâu Mộng sáng tác với ngòi bút hiện thực, cuộc hôn nhân giữa Giả Bảo Ngọc -Tiết Bảo Thoa trở thành cuộc hôn nhân không có tình u, phản ánh đúng hơn bản chất thực của các cuộc hôn nhân trong xã hội phong kiến Trái ngược nhau về quan điểm, tư tưởng hay nói rộng ra là lí tưởng sống, Giả Bảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa chung sống có con nối dõi nhưng chưa bao giờ và không bao giờ có được hạnh phúc thực sự Hôn nhân xây dựng trên cơ sở áp đặt, ép buộc khơng có tình yêu nên tất yếu đưa cả hai nhân vật đến bi kịch
2.2.3 Giá Bảo Ngọc -Tiết Bảo Thoa và bỉ kịch hôn nhân 2.2.3.1 B¡ kịch của Bảo Ngọc
Trong chuyện hôn nhân, Bảo Ngọc bị lừa đối, sắp đặt Mang tư tưởng phản phong mãnh liệt nhưng dấu vết của bản chất giai cấp vẫn ít nhiều tồn tại trong con người Bảo Ngọc nên trước sự định đoạt ép buộc của gia đình, Bảo Ngọc đành bất lực Phải chấm dứt tình yêu đẹp đẽ với Đại Ngọc, mang theo bi kịch tình yêu đau đớn, khơng lối thốt; Bảo Ngọc tiếp tục bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu với Bảo Thoa Hơn thế nữa, đó lại là người có tư tưởng, quan điểm không đồng nhất, thậm chí đối lập với chàng Làm tròn nghĩa vụ của một người vợ trong xã hội phong kiến, Bảo Thoa thường đem
Trang 36những lời lẽ giảng giải đạo đức, “bàn luận với chồng về sách vở” Bao Ngoc nghe những lời ấy chỉ cười hì hì: “Bây giờ lại nói những câu đạo lí lớn lao như thế, định để cho ai nghe đấy ?” Người đọc đặt câu hỏi: từ đây số phận và tính cách nhân vật sẽ phát triển tiếp như thế nào? Phải chăng, Bảo Ngọc sẽ yên phận đi theo con đường mà xã hội phong kiến đã vạch sắn và sẽ trở thành một Giả Chính uy nghỉ, oai vệ thuộc lòng sách thánh hiền? Giả Bảo Ngọc từ viên ngọc giả sẽ trở thành “viên ngọc thật” mà xã hội phong kiến cố công mài dũa, trau chuốt?
Trước sau, Bảo Ngọc vẫn trung thành với lí tưởng chống đối xã hội phong kiến Chấp nhận lấy Bảo Thoa để yên lòng bà và cha mẹ, sống bên Bảo Thoa nhưng Bảo Ngọc vẫn không nguôi tấm lòng thương nhớ Đại Ngọc Chế độ phong kiến có thể huỷ hoại sinh mạng Đại Ngọc nhưng không thể giết chết tình yêu Bảo Ngọc dành cho nàng Bên cạnh đã có người vợ toàn vẹn (theo tiêu chuẩn xã hội phong kiến) nhưng nỗi thương nhớ Đại Ngọc chỉ chờ dịp là bộc lộ ra: “Thần anh mang bệnh, lệ tràn cõi tương tư” (Hồi 98), “Công tử ngốc, thương thừa nhớ lại tình xưa” (Hồi 104) Cùng với tình yêu, Bảo Ngọc luôn luôn bị day dứt, ám ảnh bởi cái chết của Đại Ngọc, nỗi ân hận mình “là một người phụ bạc” đã khiến Đại Ngọc chết một cách oan uống, đau đớn Phải sống trong tâm trạng “đồng sàng dị mộng” ấy chính bản thân Bảo Ngọc cũng khơng sung sướng gì Bi kịch của chàng là bi kịch của một kẻ bị buộc phải chung sống với những gì mình ghét bỏ, và phải tận mắt chững kiến cái mình trân trọng, yêu thương bị chà đạp, tước bỏ
Ban đầu, Bảo Ngọc chấp nhận lấy Bảo Thoa Nỗi đau đớn vì mất Đại Ngọc đưa dần chàng về hiện thực Từ chỗ coi khinh sách vở, coi bọn văn nhân thi thố làm quan là “xú nam nhân”, “con mọt ăn lộc”, Bảo Ngọc đi thi và thực hiện được kì vọng của gia đình: đỗ đạt, làm trịn trách nhệm của một người con đối với dòng tộc Sự thay đổi bất ngờ ấy đã khiến Bảo Thoa nghi hoặc: “Thấy sự thay đổi quá nhanh chóng và quá tốt đẹp như thế, chị ta cũng có
Trang 37Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
phần ngờ vực, sợ lại có biến cố gì chăng” Bảo Thoa mang tư tưởng đối lập với Bảo Ngọc, giữa hai người đã từng tranh luận nhiều lần nên nàng hiểu rất rõ Bảo Ngọc nghĩ gì Buổi tiễn đưa Bảo Ngọc lên đường đi thi, khơng khí, lời lẽ như trong một buổi tiễn biệt không hẹn ngày về khiến ai cũng thương cảm “ứa nước mắt” Sự lo lắng của Bảo Thoa khơng hề vơ ích Sau khi thi đỗ, Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu, biệt tích Trước sự áp đặt của chế độ phong kiến, trong
cuộc đấu tranh không khoan nhượng này; nếu như Đại Ngọc lựa chọn cái chết
như là một cách để giải thoát “cho hết nợ tình”, để phản đối thì hành động đi tu của Bảo Ngọc cũng thể hiện tính thần phản kháng mạnh mẽ
Trong xã hội phong kiến, học hành đỗ đạt ra làm quan là mơ ước, là lí tưởng sống của bao người những mong được rạng danh, vinh hiển Nhưng, sau khi Bảo Ngọc thi đỗ, thậm chí đỗ cao (đậu cử nhân thứ bảy) lại trái với lệ thường, ngược với lề lối cũ: không ra làm quan triều đình Hành động của Bảo Ngọc đã chứng tỏ quan niệm, thái độ căm ghét của chàng với bọn “con mọt ăn lộc” không phải xuất phát từ lí do: Bảo Ngọc khơng có tài, khơng thể thi thố trong xã hội đó Hơn thế, việc chối bỏ công danh chức tước của chàng đã phá vỡ quan niệm, lí tưởng sống lâu nay vẫn được coi là chuẩn mực của các đấng nam nhi trong xã hội phong kiến Giá trị của con người, cái đích thực sự của cuộc sống không phải là những luân lí đạo đức khô cứng, bảo thủ, lạc hậu Bảo Ngọc đã dũng cảm đưa ra một lí tưởng sống mới, một quan niệm mới: thi thố, công danh chỉ là nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội Căm ghét đến tận xương tủy bọn “mày râu nhơ bẩn”, chỉ biết “quan văn chết vì lời can gián, quan võ chết vì đánh giặc”, Bảo Ngọc quyết không thoả hiệp, quyết khơng để mình bị nhuộm đen như chúng Từ lời lẽ đến hành động, Bảo Ngọc đã bày tỏ rõ sự phản đối, bất hợp tác với chế độ khoa cử, chế độ quan lại trong xã hội phong kiến
Đồng thời, quyết định đi tu cắt đứt nợ trần, chấm dứt cuộc hôn nhân áp đặt giữa mình và Tiết Bảo Thoa, Giả Bảo Ngọc cũng lên tiếng phản đối chế độ
Trang 38hôn nhân trong xã hội phong kiến Hôn nhân không có tình u khơng thể duy trì, Trước đó, ngay từ đầu tác phẩm Bảo Ngọc được miêu tả là một “cơng tử đa tình” Nét đa tình, phóng túng của Bảo Ngọc không chỉ thể hiện ở lối sinh hoạt “chung lộn chốn phòng the”, trong quan hệ giữa chàng với các a hoàn ở Đại Quan viên như: Tập Nhân, Tình Văn, Xạ Nguyệt, con Năm, Nó cịn thể hiện ở một tâm hồn đa cảm, nhạy cảm, đã quen được vây bọc bởi sự tận tụy, tình thương yêu Bảo Ngọc mang trong mình lịng nhiệt tình sống, thiết tha trong tình yêu với Đại Ngọc Cũng chính nhờ tấm lòng thiết tha, chân thành ấy, Bảo Ngọc đã nhìn thấy đằng sau dáng vẻ lạnh lùng, kì quặc, cơ độc như muốn lánh đời của ni cô Diệu Ngọc là ngọn lửa trần thế chưa bao giờ tắt; và nhận định: Diệu Ngọc đi tu nhưng “tâm tại thế” Chàng tiếc cho một người con gái có tâm hồn nhưng bị màu thiền che mắt Vậy mà đến lúc nay, chang “cơng tử đa tình” ấy lại quyết định đi tu, quyết định nghiêm túc từ bỏ đại gia đình của mình, đường công danh vừa mở rộng thênh thang Chính xã hội phong kiến đã đẩy Bảo Ngọc từ khát khao yêu, khát khao cuộc sống đến chỗ nguội lạnh Bảo Ngọc thà sống trọn kiếp đi tu với cảnh chùa chiền lạnh lẽo mà thương nhớ Đại Ngọc còn hơn phải chấp nhận một cuộc hôn nhân khơng có tình u Xã hội phong kiến ấy tưởng rằng đã khuất phục được Bảo Ngọc Nhưng đến phút cuối cùng, Bảo Ngọc vẫn là một đứa con phản nghịch; con người mà Giả Chính đã coi là “họa thai, nghiệp chướng” đó vẫn khơng chấp nhận chính “bà mẹ phong kiến” đã sinh ra mình Hành động phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của Bảo Ngọc lại một lần nữa (cùng với cái chết bi thảm của Đại Ngọc) đã đẩy mối tình tay ba này vào sâu thêm một tầng bi kịch mới, khiến cho tấn bi kịch trong tác phẩm càng thêm sâu sắc, đau đớn, ám ảnh Những cố gắng của nhân vật muốn quẫy đạp, vùng thoát khỏi sự bủa vây của thuyết số mệnh, “thiên lí” đem đến cho tác phẩm những ý nghĩa, giá trị to lớn
Dù vậy, Bảo Ngọc đi tu cũng chỉ là một sự phản kháng bằng cách chạy trốn, dứt bỏ những sợi dây giàng buộc mình Thiết chế phong kiến, lề lối
Trang 39Khoa luda tét aghiép Bai Thi Dhuong Shao -K29 F6 ga ăn
phong kiến vẫn được duy trì Thực ra, đó là một lối thoát chưa triệt để Bảo Ngọc nhất quyết không thoả hiệp với chế độ phong kiến, nhưng cũng khơng thể làm gì hơn là tự loại mình, tự tách mình khỏi nó Những hạn chế đó là tất yếu từ lịch sử, từ yếu tố bản chất giai cấp của nhân vật Vì vậy, chắc gì Bảo Ngoc đi tu đã tìm được sự nh tại trong tâm hồn? “Giáng châu đau buồn, hồn
>
về nơi li hận; Thần anh mang bệnh, lệ tràn cõi tương tư” “Viên ngọc ấy lìa khỏi cõi đời là để tránh khỏi tai vạ”, “đến nay duyên nợ đã hết”, “cây giáng tiên đã về tiên giới, lẽ nào ngọc thông linh chẳng trở lại chốn xưa” Bảo Ngọc đi biệt tích, tác phẩm khép lại câu chuyện tình duyên trắc trở nhưng tấn bï kịch thì chưa kết thúc Nó vẫn đặt ra cho người đọc những câu hỏi lớn về số phận nhân vật sẽ tiếp diễn thế nào Càng trăn trở, băn khoăn, day dứt; càng thấy thấm thía hơn, xót xa hơn, ám ảnh hơn về cuộc sống của con người trong “cái lưới ngầm” của nền luân lí đạo đức phong kiến ngặt nghèo
Hồng Lâu Mộng đưa ra những “lời sấm” bằng thơ cho cuộc đời bi kịch của mười hai cô gái trong “Kim Lăng thập nhị thoa” bởi họ vốn là “hồng nhan bạc mệnh” Thế nhưng, Bảo Ngọc - cậu ấm nhà giàu, sống sung túc trong nhung lụa rút cuộc cũng khơng nằm ngồi bi kịch chung ấy Đó là bi kịch của thời đại, bi kịch của những con người muốn thay đổi số phận, thay đổi xã hội nhưng chưa làm được trong một thời kì “hồng hơn đã qua nhưng bình minh chưa đến”
2.2.3.2 B¡ kịch của Bảo Thoa
Cũng là nạn nhân của cuộc hôn nhân sắp đặt này nhưng số phận của
nhân vật Bảo Thoa lại có màu sắc bi kịch riêng
Bảo Thoa là một nhân vật phụ nữ đầy lí tính, trong bộ ba Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc - Tiết Bảo Thoa, nàng được miêu tả và xây dựng với tính cách gần như đối nghịch với Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc Bảo Thoa là người tuân thủ nguyên tắc phong kiến, có thể coi là hiện thân của nguyên lí đạo đức
phong kiến Đối với nữ nhi, Bảo Thoa tuy là người có học, có tài, đọc nhiều
Trang 40
29, 6 4333
sách nhưng luôn quan niệm: “Nữ nhi bất tài chính là đức vậy”; “cái đức” của người phụ nữ theo nàng chính là ở chỗ khơng có tài, cũng có nghĩa là khơng có khả năng suy xét, định đoạt, phản kháng, chỉ có cách tuân theo sắp đặt mà
ny €6
thôi Nàng tâm sự nhưng đồng thời cũng là “răn đe” Đại Ngọc: “Bọn con gái chúng ta không biết chữ càng tốt Bọn chúng ta, chỉ nên biết việc thêu thùa may vá mới phải, thế mà còn học đòi mấy chữ” Trong vườn Đại Quan nếu có dip 14 nang tuyên truyền đạo đức phụ nữ phong kiến Với các đấng nam nhỉ, Bảo Thoa cho rằng: “Ngay đến việc làm thơ viết chữ, đã không phải là phận sự chị em mình, mà cũng không phải phận sự của bọn con trai nữa” Người con trai đọc sách thì phải đọc loại sách thánh hiển nhằm: “để hiểu nghĩa lí để ra giúp đân trị nước”, ni chí làm quan Ở Bảo Thoa, “bản chất” và “bản lĩnh” giai cấp cũng thể hiện rõ Nhiều biểu hiện của Bảo Thoa thể hiện sự giả dối Nguyên phi trong cung gửi một câu đố về cho mọi người đoán, Bảo Thoa thầm cảm thấy rõ dàng là câu đố “chẳng mới lạ cho lắm”, thế nhưng “miệng cứ tấm tác khen, nói là khó đốn, rồi vờ suy nghĩ, kì thực thì nàng đốn ra từ lâu rồi” Có lần, nàng đứng bên đình Trích Th, nghe trộm hai a đầu tâm sự với nhau Nghe xong, chợt cảm thấy như thế bất lợi cho mình nên mới nghĩ ra mẹo “ve sầu lột xác”, “cố ý đi nặng bước”, miệng thì gọi, giả vờ tìm Lâm Đại Ngọc,
khéo léo tránh can hệ đến mình, làm hai a hoàn kia cứ lâm cho rằng: “Chết rồi
cô Lâm nấp ở đây, nhất định nghe thấy” Trong cách “biết cư xử ra con người”, giả dối đó đã ẩn chứa bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột Khi Kim Xuyến bị Vương phu nhân tát, rồi nhảy xuống giếng tự tử Bảo Thoa và Tập Nhân nghe tin đó cùng một lúc Khi ấy, một người hoàn toàn có “tính nơ lệ” là Tập Nhân cũng bất giác rơi lệ, nhưng Bảo Thoa chỉ thấy làm “lạ”, rồi vội bỏ Tập Nhân đấy chạy đến chỗ Vương phu nhân Con người lãnh đạm như Vương phu nhân cũng không thể không bị lương tâm cắn dứt Nhưng, Bảo Thoa lại tươi cười an ủi bà ta, bao nhiêu tội lỗi đổ cho sự “hồ đồ” của Kim Xuyến